Thương mại điện tử Trung Quốc và bài học cho Việt Nam tạo modul quản lý hàng hóa sử dụng ASP

Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh, thì thương mại điện tử trở thành cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, và nó cũng có triển vọng lớn nhất trong tương lai. Thương mại điện tử giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí cho các khâu trung gian, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Hiện nay, Trung Quốc đang là một trong những con rồng của Châu Á về phát triển kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử, vì vậy thương mại điện tử là một ngành then chốt không thể thiếu và góp phần không nhỏ vào việc đóng góp cho GDP của Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu về thương mại điện tử của Trung Quốc ta sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thức họ quản lý nền kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Biết được tại sao mà ngành thương mại điện tử của họ lớn mạnh như vậy và họ còn gặp phải những khó khăn nhược điểm nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngành thương mại điện tử còn non trẻ của Việt Nam. Để hiểu sâu hơn về đề tài em xin đưa ra những nội dung chính như sau: - Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử. - Chương 2: Thực trạng thương mại điện tử của Trung Quốc hiện nay. - Chương 3: Bài học kinh nghiệm và phương hướng cho thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới. - Chương 4: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình ASP.

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thương mại điện tử Trung Quốc và bài học cho Việt Nam tạo modul quản lý hàng hóa sử dụng ASP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3 1.1. Thương mại điện tử là gì? 3 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 3 1.1.2. Phân loại thương mại điện tử 4 1.1.3. Các phương tiện kỹ thật của thương mại điện tử 4 1.1.4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử 5 1.2. Vai trò và lợi ích của thương mại điện tử 7 1.2.1. Vai trò của thương mại điện tử 7 1.2.2. Lợi ích của thương mại điện tử 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY 9 2.1. Thực trạng thương mại điện tử ở Trung Quốc 10 2.2. Tiền năng thương mại điện tử ở Trung Quốc 11 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 12 3.1. Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 13 3.1.1. Về ứng dụng của thương mại điện tử 13 3.1.2. Ưu nhược điểm của ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam 15 3.1.3. Thực trạng của thương mại điện tử 16 3.2. Bài học kinh nghiệm từ thương mại điện tử của Trung Quốc 18 CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ASP 21 4.1. Giới thiệu về ASP 21 4.2. Một số cú pháp của VBScript 22 4.3. Các đối tượng căn bản trong ASP 23 4.4. Sử dụng database với ASP 24 4.4.1. Đối tượng Connection 24 4.4.2. Đối tượng Recordset 24 4.5. Sử dụng ASP để tạo Demo của chương trình quản lý hàng hóa 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 35 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh, thì thương mại điện tử trở thành cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, và nó cũng có triển vọng lớn nhất trong tương lai. Thương mại điện tử giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí cho các khâu trung gian, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Hiện nay, Trung Quốc đang là một trong những con rồng của Châu Á về phát triển kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử, vì vậy thương mại điện tử là một ngành then chốt không thể thiếu và góp phần không nhỏ vào việc đóng góp cho GDP của Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu về thương mại điện tử của Trung Quốc ta sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thức họ quản lý nền kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Biết được tại sao mà ngành thương mại điện tử của họ lớn mạnh như vậy và họ còn gặp phải những khó khăn nhược điểm nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngành thương mại điện tử còn non trẻ của Việt Nam. Để hiểu sâu hơn về đề tài em xin đưa ra những nội dung chính như sau: - Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử. - Chương 2: Thực trạng thương mại điện tử của Trung Quốc hiện nay. - Chương 3: Bài học kinh nghiệm và phương hướng cho thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới. - Chương 4: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình ASP. Đây là lần đầu tiên em viết báo cáo thực tập nên con rất nhiều thiếu sót chưa thể đáp ứng được hết những yêu cầu thực tế đòi hỏi. Em rất mong ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể giảng viên trong khoa sẽ cho em những lời khuyên, sự ủng hộ, những góp ý,… để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể giảng viên trong khoa. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thương mại điện tử là gì? Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học. Theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trêm cơ sở sử lý và truyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hóa trên các mạng bỏ ngỏ mà chủ yếu là mạng Internet. Các hàng hóa được trưng bày trên các trang web và người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông thường đó là hoạt động giao dịch của các công ty với nhau hoặc giữa công ty với người tiêu dùng. Theo nghĩa rộng: Thương mại điện tử bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet. Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Khái niệm “thương mại” trong “thương mại điện tử” với phạm vi khá rộng gồm buôn bán dịch vụ và các thành tố thương mại có liên quan đến sản phẩm tinh thần… nên được khai diễn với các hình thức: mua bán hàng hóa tại nhà, thư tín thanh toán, trao đổi các dữ liệu điện tử cùng nhiều mặt khác trong đời sống kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động của thương mại điện tử như: Hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các công ty, xí nghiệp, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của nhà nước… đều sẽ được số hóa. Điều này không có nghĩa là việc số hóa sẽ thay thế các hoạt động giao dịch truyền thống, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động này. Phân loại thương mại điện tử Thương mại điện tử được chia thành hai dạng cơ bản: B2B (Business to Business): Kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với nhau thông qua các trang web. B2C (Business to Custommer): Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng hóa qua trang web. Các phương tiện kỹ thật của thương mại điện tử Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử dựa trên ba nền tảng cơ bản: Công nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điện tử và sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hóa trong công nghiệp và thương mại. Nó sử dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử như: Điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet. Điện thoại: Là phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Mặt khác chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đối với giao dịch đường dài. Máy fax: Có thể thay thế cho dịch vụ đưa thư, gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều, và chi phí sử dụng vẫn còn cao. Truyền hình: Đóng vai trò quan trọng trong thương mại nhất là quảng cáo hàng hóa. Song truyền hình chỉ là công cụ một chiều, người mua hàng không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ từ… Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một xí nghiệp hay cơ quan cộng với liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng máy tính kết nối nhiều máy tính ở gần nhau – gọi là mạng cục bộ(LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn – gọi là mạng miền rộng(WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ”(extranet) Mạng toàn cầu Internet: Tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử. Ngày nay nói tới thương mại điện tử thường có nghĩa là nói tới Internet và web như các phương tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử Các hình thức hoạt động Thư tín điện tử (e-mail): Là phương thức mà các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng. Thanh toán điện tử: Thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tiền mặt bằng tay. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu chủ yếu phục vụ cho mua, phân phối hàng hóa và các dịch vụ khác. Giao gửi số hóa các dung liệu: Là phương thức dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng. Bán lẻ hàng hóa hữu hình: Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường web và java, người bán hàng xây dựng cửa hàng ảo trên mạng để bán hàng. Người mua sử dụng internet/web tìm, mua hàng trên các trang web của cửa hàng và trả tiền bằng thanh toán điện tử thông qua thẻ. Khách hàng có thể mua hàng tại nhà mình mà không phải mất công đến cửa hàng. Giao dịch thương mại điện tử Người với người: Qua điện thoại, fax, thư điện tử. Người với máy tính điện tử: Trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, qua web. Máy tính điện tử với máy tính điện tử: Qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ khôn minh, dữ liệu mã vạch. Máy tính điện tử với người: Qua thư tín, fax, thư điện tử. Các bên tham gia giao dịch Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: Mục đích giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng. Giữa các doanh nghiệp với nhau: Mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: Nhằm mục đích mua sắm theo kiểu trực tuyến, quản lý thuế và các thông tin khác. Giữa các chính phủ: Trao đổi thông tin Hình thái hợp đồng của thương mại điện tử Hợp đồng thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với các loại hợp đồng thông thường: Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ phấp lý còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp. Quy định về phạm vi thời gian, phạm vi địa lý của giao dịch. Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó. Có quy định và xác nhận điện tử các giao dịch, về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử và cách thực thi. Có các quy định đảm bảo rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng cứ pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch. Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Quy định về trung gian đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, thương mại điện tử còn có phương thức giao dịch không có hợp đồng. Vai trò và lợi ích của thương mại điện tử Vai trò của thương mại điện tử Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, và nó còn là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt qua các nước đã đi trước. Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu. Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketing trực tuyến. Lợi ích của thương mại điện tử Góp phần cải thiện các dịch vụ tài chính và chống tham nhũng Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế. Cho phép các công ty nhỏ nhất cũng có thể hiện diện và tiến hành hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Rút ngắn chu trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ, giảm chi phí, giá thành… Đối với doanh nghiệp Hợp lý hóa khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành, tự động hóa quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả: Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế, thương mại, thị trường và nắm bắt mọi nhu cầu, nhờ đó có thể xây dựng được những chiến lược kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, thị trường khu vực và quốc tế. Do đó làm giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu. Cải tiến quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp, thiết lập và củng cố mối quan hệ đối tác, bạn hàng: Thông qua mạng những thành tố tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó, cả sự hợp tác lẫn quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ giữa doanh nghiệp với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. Giảm chi phí kinh doanh, tiếp thị, tăng năng lực phục vụ khách hàng: Bằng phương tiện điện tử các nhà kinh doanh có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng (không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với cạnh tranh buôn bán, bám sát được nhu cầu của thị trường. Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lượng và vượt qua vùng lãnh thổ: Thông qua hệ thống thông tin nhanh nhạy trên internet, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trẽ trong phân phối hàng. Hệ thống của hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Đối với người tiêu dùng Thuận tiện hơn: Người tiêu dùng không cần đi đến cửa hàng mà vẫn mua được những hàng hóa mà họ cần nhờ vào hệ thống dịch vụ trên các trang web. Tăng khả năng lựa chọn: Người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn hàng hóa trên các webside quảng cáo của các doanh nghiệp. Tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn: Chỉ cần nhấn chuột vào các trang web khách hàng đã có thể tìm hiểu về mọi tính năng, chức năng và đặc tính của sản phẩm. Hưởng các dịch vụ nhiều hơn: Có cơ hội tận hưởng thêm một số dịch vụ ưu đãi như: phiếu giảm giá, gói quà, vận chuyển hàng hóa miễn phí… do các hãng bán lẻ đưa ra nhằm thu hút khách hàng. Đối với chính phủ Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... Dễ dàng kiểm soát về thuế, phân phối thu nhập, hải quan… Tuy nhiên việc đánh thuế trên mạng lại là một khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát cũng như phân phối. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY Thực trạng thương mại điện tử ở Trung Quốc Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Quốc, số người dùng Internet ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tăng 28,9% trong năm 2009 lên 384 triệu người, lớn hơn toàn bộ dân số của nước Mỹ. Người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang chuyển từ các dịch vụ miễn phí của các cổng mạng như Sina.com, Sohu.com và Netease.com sang các website mua sắm trực tuyến. Doanh thu mua sắm trực tuyến của Trung Quốc đã tăng lên 36,6 tỷ USD vào năm 2009 và một trong những lý do đằng sau mức tăng trưởng đó là các công ty bán lẻ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến. Sự xuất hiện của các hệ thống trung gian thanh toán như Alipay và sự chấp nhận thẻ tín dụng ngày càng tăng đang xoá nhoà các rào cản của thương mại điện tử ở Trung Quốc. Được sở hữu bởi Alibaba, hệ thống thanh toán Alipay hoạt động theo mô hình tương tự như Paypal. Sự khác biệt là Alipay không trả tiền cho người bán đến khi người mua đã nhận được hàng. Alipay đã phát triển trở thành công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc với giá trị giao dịch khoảng 1 tỷ nhân dân tệ (146 triệu USD) mỗi ngày. Alipay gần đây đã tuyên bố sẽ vượt qua giá trị giao dịch của Paypal trong 2 năm tới. Sàn bán lẻ trực tuyến Taobao của Alibaba đã kiếm bẫm từ thành công của Alipay theo cách tương tự như trường hợp eBay phất lên nhờ Paypal. Tuy nhiên, có sự khác biệt chính giữa hai mô hình này là Taobao dựa vào doanh thu quảng cáo hơn là phí giao dịch như eBay. Nhờ có những dịch vụ phù hợp với người dùng Trung Quốc, Taobao đã phát triển trở thành sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của nước này với thị phần lên tới hơn 80%. Phần lớn sự tăng trưởng thương mại điện tử của Trung Quốc là nhờ vào những người tiêu dùng trẻ. Theo công ty nghiên cứu thị trường China Market, trung bình mỗi người dùng Internet ở Trung Quốc độ tuổi từ 13 đến 28 dành khoảng 20 giờ lên mạng mỗi tuần, cao hơn nhiều so với 12 giờ mỗi tuần với giới trẻ Mỹ. Hãng nghiên cứu iResearch trụ sở ở Thượng Hải ước tính vào cuối năm nay Trung Quốc sẽ có khoảng 145 triệu người mua sắm trực tuyến. Các sản phẩm mua sắm trực tuyến ban đầu chủ yếu là phần mềm, đĩa DVD và sản phẩm điện tử nay mở rộng sang các mặt hàng quần áo, sách và mỹ phẩm. Nhờ mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng ở những thành phố tỉnh lẻ của Trung Quốc như: Fuzhou, Nanchang, Cixi và Chaozhou có thể tiếp cận những sản phẩm hàng hiệu sẵn có ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Bán hàng qua mạng ở Trung Quốc, thị trường web lớn nhất thế giới, tăng 60% trong sáu tháng đầu năm 2010 do ngày càng nhiều người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia mua hàng trên mạng. Ông Tiền Tiểu Thiên công bố báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc, cho biết các giao dịch trên Internet ở nước này đã đạt 2250 tỷ NDT (331 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2010. Trong khi đó giao dịch qua mạng của cả năm 2009 đạt kim ngạch 3600 tỷ NDT. Thương mại điện tử phát triển mạnh ở Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty mở các gian hàng trên mạng nhằm cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Theo ông Rocky Ton – Phó Chủ tịch HĐQT Ban tổ chức VIES 2010, TMĐT ở Trung Quốc có những giai đoạn phát triển rất rõ ràng: 1997 – 1999: Nảy mần – 8848, Alibaba, eBay thiết lập website TMĐT. 2000 – 2002: Thời kỳ ngưng trệ, nhiều website bị chết. 2003 – 2004: Phục hồi và tăng trở lại. Ứng dụng của thương mại điện tử gia tăng đáng kể. 2006 – 2007: Tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao. Riêng năm 2007, các loại website TMĐT chiếm hơn 30% tổng số các trang web hiện có. 2008 – 2010: Bùng nổ. Các nhà sản xuất truyền thống tham gia các mô hình TMĐT: B2B, B2C, C2C. Giai đoạn này tạo ra số website TMĐT chiến hơn 22% tổng số website hiện có. Năm 2009, mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc có 108 triệu người dùng, tăng 45,9%. Tiền năng thương mại điện tử ở Trung Quốc Trung Quốc bước vào thương mại điện tử rất chậm nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao, cuối năm 1997 mới chính thức gia nhập mạng Internet, nhưng ngay sau đó tốc độ tăng trưởng tăng rất cao, tháng 3/1998 Internet đã phủ trên 30 thành phố, số thuê bao Internet là 0,6 triệu, tới cuối tháng 6 lên 1,17 triệu, cuối năm lên 2,1 triệu, năm 1999 lên 3,6 triệu, và tới năm 2000 lên tới trên 4,5 triệu. Vào năm 1998 Trung Quốc có 2,1 triệu người dùng Internet, và vào khoảng cuối năm 1999 số lượng người dùng đã tăng thêm 8,9 triệu người. Đối với nhiều công ty đa quốc gia, thị trường công nghệ số Trung Quốc là thị trường vẫn còn để ngỏ. Với 384 triệu người sử dụng Internet trong năm 2009, con số này ở Trung Quốc đã cao gấp đôi số người sử dụng Internet ở Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Một điều quan trọng cần lưu tâm nữa là những cư dân mạng Trung Quốc sử dụng trung bình 2,7 giờ mỗi ngày. Điều nay có nghĩa là họ lướt qua các trang web thương mại điện tử, blog, kết nối các ứng dụng di động và chơi game tổng cộng một tỷ giờ mỗi ngày, cao gấp đôi thời gian truy cập của cư dân mạng ở Mỹ. Trong khi nhiều công ty phương tây còn xa lạ với thị trường Trung Quốc khổng lồ, thì từ lâu nay các công ty Internet lớn của T