Thuyết trình và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỉ XIX trở về trước

Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử., Nam Bộ có truyền thống lịch sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc. Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, v.v. đâu chỉ là địa danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế hệ. Đây là hiện tượng văn học dân gian, văn hóa dân gian có giá trị, ý nghĩa to lớn, phản ánh sự nhận thức, tình cảm về lịch sử bằng cảm quan nghệ thuật dân gian của người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung đối với con người và vùng đất thiêng liêng này. Đã có những công trình sưu tầm, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy nhiên, Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước còn chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ, do đó cần được sưu tầm, hệ thống hóa và đào sâu nghiên cứu thêm

pdf182 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết trình và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỉ XIX trở về trước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................1 1. Lý do chọn đề tài..1 2. Lịch sử vấn đề..2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....8 4. Mục tiêu nghiên cứu.............8 5. Phương pháp nghiên cứu..8 6. Đóng góp của luận án.10 7. Kết cấu của luận án11 CHƯƠNG 1: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại và từ đặc điểm tư liệu, hệ thống truyện.12 1.1. Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại...12 1.1.1. Thể loại truyền thuyết..12 1.1.1.1. Khái niệm..12 1.1.1.2. Phân loại truyền thuyết..18 1.1.2. Thể loại giai thoại.19 1.1.2.1. Việc nghiên cứu về giai thoại19 1.1.2.2. Về thuật ngữ giai thoại .21 1.1.2.3. Giai thoại là một thể loại văn học dân gian.......................................................21 1.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử..27 1.1.3.1. Những điểm tương đồng...27 1.1.3.2. Những điểm khác biệt...28 1.2. Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ đặc điểm tư liệu. hệ thống truyện31 1.2.1. Khái niệm Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước...............................31 1.2.2. Tình hình tư liệu...33 1.2.2.1. Nhóm tư liệu sử biên niên, địa chí thời kỳ nhà Nguyễn thế kỷ XVIII, XIX.34 1.2.2.2. Nhóm tư liệu biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa thời kỳ trước 1975 đến nay.36 1.2.2.3. Nhóm tư liệu sưu tập truyện dân gian thời kỳ trước 1975 đến nay...................37 1.2.2.4. Những tư liệu không thuộc phạm vi đề tài........................................................39 1.2.3. Hệ thống truyện....41 1.2.3.1. Xác định nguồn tư liệu và tiêu chí sưu tầm, biên soạn.41 1.2.3.2. Hệ thống hóa truyện kể.....42 CHƯƠNG 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử là những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước..45 2.1. Khái quát hệ thống truyện...45 2.2. Đặc điểm cấu tạo.....................................................................................................47 2.2.1. Mô hình cốt truyện...............................................................................................47 2.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện.........................................................48 2.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện.......49 2.2.3.1. Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chiến đấu chống động vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh.............................................................................49 2.2.3.2. Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng......63 2.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện...............66 2.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với những nhân vật người anh hùng khai phá...............66 2.3.2. Ý nghĩa phản ánh đặc điểm của văn hóa mở đất..................................................68 CHƯƠNG 3: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.............................72 3.1. Khái quát hệ thống truyện...72 3.2. Đặc điểm cấu tạo.....................................................................................................74 3.2.1. Mô hình cốt truyện...............................................................................................74 3.2.2. Những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện.......................................................75 3.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện...........................................77 3.2.3.1 Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước....................................................77 3.2.3.2. Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX........82 3.2.4. Nhận xét kết quả miêu tả....................................................................................111 3.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện.................................112 3.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm..................................112 3.3.2. Một hiện tượng văn học dân gian độc đáo gắn với lịch sử................................114 CHƯƠNG 4: Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh........116 4.1. Khái quát hệ thống truyện.116 4.2. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................................117 4.2.1. Mô hình cốt truyện.............................................................................................117 4.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện.......................................................118 4.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện..........................................119 4.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện.................................133 4.3.1. Sự thể hiện thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh...133 4.3.2. Ý nghĩa văn hóa.136 4.3.3. Về vấn đề “Gia Long phục quốc” (khôi phục cơ đồ).137 CHƯƠNG 5: Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước............................................................................................................140 5.1. Khái quát hệ thống truyện.140 5.2. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................................142 5.2.1. Mô hình cốt truyện.............................................................................................142 5.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện.......................................143 5.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện...........................................144 5.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện.................................163 5.3.1. Sự ngợi ca những con người “dệt gấm thêu hoa”, xây dựng nên những biểu tượng văn hoá Nam Bộ........................................................................163 5.3.2. Ý nghĩa sự đối kháng văn hoá............................................................................165 KẾT LUẬN..167 TÀI LIỆU THAM KHẢO........171 PHỤ LỤC.181 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử..., Nam Bộ có truyền thống lịch sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc. Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, v.v... đâu chỉ là địa danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế hệ. Đây là hiện tượng văn học dân gian, văn hóa dân gian có giá trị, ý nghĩa to lớn, phản ánh sự nhận thức, tình cảm về lịch sử bằng cảm quan nghệ thuật dân gian của người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung đối với con người và vùng đất thiêng liêng này. Đã có những công trình sưu tầm, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy nhiên, Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước còn chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ, do đó cần được sưu tầm, hệ thống hóa và đào sâu nghiên cứu thêm. 2. Tiếp cận với Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết và đặc trưng của giai thoại và mối quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau của hai đối tượng này trong thời kỳ cận đại và tại vùng đất Nam Bộ. Đây là thời kỳ tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc. Bên cạnh những truyền thống chung của cả nước, người dân Nam Bộ với những đặc điểm xã hội - văn hóa, tính cách riêng, trong hoàn cảnh lịch sử riêng, có cách tiếp cận riêng đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử trên mảnh đất của mình. Và do đó, nghiên cứu đề tài này cũng góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất thể loại của truyền thuyết và giai thoại, đồng thời tô đậm thêm đặc điểm địa phương của văn hóa dân gian Nam Bộ trên nền tảng thống nhất, đa dạng của văn hóa dân gian cả nước. Đề tài cũng cung cấp thêm minh chứng gián tiếp trả lời các câu hỏi: vì sao ở Việt Nam, thể loại truyền thuyết rất 2 phát triển, vì sao trong các thể loại văn học dân gian, truyền thuyết mang đậm tính địa phương hơn cả. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại Thể loại truyền thuyết và giai thoại đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ở những phương diện, mức độ khác nhau. Thuật ngữ truyền thuyết xuất hiện đầu tiên trong bài viết của Đào Duy Anh: “Những truyền thuyết đời thượng cổ nước ta” (Tạp chí Tri Tân số 30 ra ngày 7/1/1942). Việc nghiên cứu truyền thuyết thể hiện rõ nét hơn với những bước tiến mới từ những năm 1960 về sau, trong đó, nhiều công trình đặc biệt là các giáo trình đại học đã đi theo hướng tiếp cận truyền thuyết như là thể loại. Các tác giả của bộ Lịch sử văn học Việt Nam (xuất bản năm 1963) đã công nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là một thể loại. Tuy nhiên, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian (1973), tác giả Đinh Gia Khánh không thừa nhận truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian mà xếp vào sử học. Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam của Lê Chí Quế (1999)..., cũng nghiên cứu truyền thuyết đặt trong hệ thống các thể loại. Chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng trong loại hình tự sự dân gian (1971), trong đó có chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của Kiều Thu Hoạch được coi như là cái mốc chuyên khảo dày dặn đầu tiên cho việc nghiên cứu truyền thuyết như một thể loại văn học dân gian. Cũng phải kể tới công trình của Đỗ Bình Trị, Lê Trường Phát về thi pháp thể loại bao gồm truyền thuyết: Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999), Thi pháp văn học dân gian (2000); hay Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif (2001), Hồ Quốc Hùng (biên soạn), Truyền thuyết Việt Nam & vấn đề thể loại (2003) Ngoài ra có các bài viết tiêu biểu, như: Bùi Quang Thanh, Về một thể loại văn học dân gian, Tạp chí Văn học, số 4/1979, Tìm hiểu kết cấu dạng truyền thuyết anh hùng, Tạp chí Văn học, số 3/1981, Bùi Mạnh Nhị, Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian, Tạp chí Văn học, số 3/1985; Trần Thị An: “Nghiên cứu truyền thuyết - những vấn đề đặt ra” Tạp chí Văn học, số 3/1994, “Suy nghĩ mới về bản chất thể loại truyền thuyết” Thông báo văn hóa dân gian, 2000 Tất cả các công trình trên, ở những mức độ khác nhau, đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu thể loại truyền thuyết. Nhìn chung, từ những quan niệm ban đầu chưa có sự nhất trí xem truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, đến nay giới nghiên cứu đã có những bước phát triển sâu rộng, khẳng định sự tồn 3 tại của thể loại truyền thuyết với những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật, hình thức tồn tại. Các nghiên cứu về truyền thuyết ở những khía cạnh cụ thể khác nhau tiếp tục xuất hiện với hình thức bài báo hoặc luận án. Có thể kể đến các bài viết: Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam, Nguyễn Bích Hà, Tạp chí Văn học, số 2/1986; hay Truyện kể địa danh từ góc nhìn thể loại, Trần Thị An, Tạp chí Văn học, số 3/1999, đưa ra những nhận xét mới trong việc nghiên cứu truyện kể địa danh ở cách tiếp cận thể loại Hay các luận án tiến sĩ như: Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian vùng Thuận Hóa (1999), Hồ Quốc Hùng, Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam (2002), Trần Thị An, Khảo sát truyện kể dân gian Khme Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), Phạm Tiết Khánh (2007), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Võ Phúc Châu (2009), Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đỗ Thị Hồng Hạnh (2013)... Khác với thể loại truyền thuyết, do không thuộc vị trí của khung phân loại truyền thống nên việc nghiên cứu giai thoại đến nay chưa đầy đủ. Trong bài tiểu luận đầu sách Kho tàng giai thoại Việt Nam (1994), Vũ Ngọc Khánh nhận định: “Tuy vẫn luôn luôn được nhắc đến, kể đến với nhiều trân trọng, nhưng phải nói rằng giai thoại chưa được nghiên cứu bao nhiêu, và thật ra thì cũng chưa xác định vị trí cho rõ rệt lắm”. Đây cũng là tập tư liệu mở đầu, cùng với một số chuyên khảo khác đã đặt nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu thể loại giai thoại ở góc độ thể loại. Tiếp theo, cần kể tới các công trình, như: Khảo luận về giai thoại (trong Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Kiều Thu Hoạch (2004), được bổ sung trong Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại (2006)) hay Giai thoại xứ Nghệ (trong Về văn học dân gian xứ Nghệ, Ninh Viết Giao (2004). Bên cạnh đó, có các bài viết như: Bước đầu phân biệt truyền thuyết và giai thoại, Võ Phúc Châu (2005), Giai thoại - một thể loại văn học dân gian, Nguyễn Bích Hà (2010). Ngoài ra có thể kể đến các bộ tự điển với những định nghĩa, giới thuyết chung về thể loại truyền thuyết và giai thoại như: Từ điển văn học (1984), (Nhiều tác giả), Từ điển văn học (Bộ mới) (2004), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học (2013), Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), hay chuyên khảo về type truyện dân gian bao gồm truyền thuyết và giai thoại: Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam (2012), Nguyễn Thị Huế (chủ biên). Về tư liệu nước ngoài, về các khái niệm, thuật ngữ, đặc trưng thể loại, chúng tôi tham khảo một số công trình nghiên cứu có tính tổng hợp, dịch thuật và giới thiệu, như: 4 Phônclo và thực tại của V.Ia.Propp, Chu Xuân Diên dịch; Mỹ học folklore, Hoàng Ngọc Hiến dịch (1998); “Chất dân gian của những người không phải dân chúng và chất phi dân gian của dân chúng” của Charles Seeger, trong Folklore thế giới - một số công trình nghiên cứu cơ bản, “Truyền thuyết” của Linda Dégh, trong Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (Đồng chủ biên) (2005); định nghĩa về giai thoại của từ điển Larousse trong Nguồn gốc văn minh nhân loại, M.Rohl (2008), Lê Thành biên dịch... cung cấp nhiều luận điểm có giá trị về lý thuyết thể loại; hay Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), với những khái niệm, tri thức văn hóa về biểu tượng mang ý nghĩa là ngữ liệu cho đề tài... Còn có những quan niệm, nhận định của một số nhà nghiên cứu folklore thể giới về thể loại được ghi nhận từ các bài nghiên cứu hay giới thiệu sách sưu tầm, biên soạn, như: định nghĩa về truyền thuyết của nhà ngữ học Linda Dégh & A.Vizonyi trong bài viết “Nhận diện truyền thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của Trần Thị An, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 / 2006; nhận định liên quan đến giai thoại của P.Roland Barth: “Dẫn luận phân tích các cơ cấu truyện kể”, Tạp chí Communications (Giao Lưu, Paris) trong Giai thoại kẻ sĩ, Thái Doãn Hiểu (1996)... 2.2. Các công trình biên khảo, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân gian Nam Bộ Nhóm tư liệu về lịch sử, văn hóa dân gian Nam Bộ có thể phân theo hai thời kỳ: Thời kỳ nhà Nguyễn Tiêu biểu có sách địa chí, lịch sử, như: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, công trình nghiên cứu sâu rộng về vùng đất Gia Định xưa; Đại Nam nhất thống chí (phần Lục tỉnh Nam kỳ), Đại Nam thực lục (Quốc triều sử toát yếu là hình thức lược biên, rút gọn), Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn... Các công trình đã ghi nhận một số mẩu truyện kể về các nhân vật lịch sử Nam Bộ. Từ đầu thế kỷ XX đến nay Giai đoạn trước năm 1975 có các công trình như: Nam Kỳ danh nhân, Đào Văn Hội (1943), nói đến thành phần võ tướng và văn nhân; Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1970), Đất Long Xuyên và công trình khai phá miền Hậu Giang, Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa (1985)... của Sơn Nam, biên khảo về lịch sử khẩn hoang và phát triển vùng đất; hay Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển (1960), công trình khảo luận về lịch sử Sài Gòn Rải rác trong các công trình, có một số mẩu truyện tương truyền về các nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó, có một số bài nghiên cứu liên quan các nhân vật lịch sử Nam Bộ trong Tập san Sử Địa, gồm: Nén hương hoài cổ Trương Định, Trương Bá Phát, Vài giai thoại có dính líu tới cụ Lãnh binh Trương Định, Lê Thọ Xuân, số 3, 1966; Phan 5 Thanh Giản dưới mắt người Pháp qua vài tài liệu, Nguyễn Thế Anh, số 7, 1967; hay chuyên khảo Kỷ niệm 100 Nguyễn Trung Trực số 12, 1968 Sau năm 1975, về lịch sử, văn hóa, có các công trình nghiên cứu về đặc điểm vùng đất, con người, tiêu biểu như: Đình miếu và lễ hội dân gian, Sơn Nam (1994), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX Huỳnh Lứa, (2000), Nam Bộ đất và người Hội khoa học lịch sử TP. HCM (2005), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn Tạp chí Xưa & Nay (2009), Khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Phan Quang, Lê Hữu Phước (2001), Nguyễn Hữu Cảnh chân dung người mở cõi, Thanh Ba (2007)..; hay những công trình dưới hình thức hỏi đáp lịch sử như: Lịch sử Gia Định - Sài Gòn trước 1802, Cao Tự Thanh (2007), Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Võ Duy Dương, Tủ sách lịch sử Việt Nam (2008); Bên cạnh đó, các tư liệu lịch sử địa phương như Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp, Bảo tàng Kiên Giang (1989), Những trang ghi chép về lịch sử – văn hóa Tiền Giang, Nguyễn Phúc Nghiệp (1998)... cũng có một số mẩu truyện kể về các nhân vật lịch sử. Về lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, có các công trình tiêu biểu như: Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ (1992), Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, nghiên cứu các thiết chế văn hóa dân gian ở Nam Bộ; Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993), Vương Hồng Sển, giải thích địa danh theo phương pháp giải thích địa lý, ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống dân gian; Sổ tay hành hương đất phương Nam, Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2003), ghi nhận hệ thống di tích văn hóa - tín ngưỡng vùng đất phương Nam; Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nguyễn Đăng Duy (1997), phác họa một mặt thiết yếu của đời sống người Nam Bộ, trong đó có mối quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngưỡng; hay An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa, Nguyễn Hữu Hiệp (2007); Văn hóa dân gian đảo Phú Quốc, Trương Thanh Hùng (2008); Nghiên cứu Hà Tiên, Trương Minh Đạt, (2008), nói đến lịch sử, văn hóa của vùng đất, đã ghi nhận một số mẩu truyện kể (như về Nguyễn Ánh, Mạc Tử Sanh, Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Mẫn Đạt)... Nằm trong loại sách danh nhân Nam Bộ, có những tư liệu viết theo hình thức nhân vật chí, nghiên cứu, giới thiệu về con người, sự nghiệp, tác phẩm thơ văn, như: Theo dấu Bùi Hữu Nghĩa, Thái Văn Kiểm (1961), Những danh sĩ miền Nam, Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp (1990), Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm, Nguyễn Khắc Thuần (1986), Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm, Nhữ