Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những điều kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng hệ động thực vật, hệ sinh thái, cùng với đó là hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái đặc biệt khi là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với diện tích hơn 37.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực Vì vậy, đề tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ”
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những điều kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng hệ động thực vật, hệ sinh thái, cùng với đó là hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển…và rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái đặc biệt khi là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với diện tích hơn 37.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực Vì vậy, đề tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch sinh thái.
GIỚI THIỆU RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ.
Vị trí địa lý.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ tiếp giáp :
Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Nam giáp với biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An.
Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
Lịch sử.
Trước đây Rừng Ngập Mặn Cần Giờ (RNM CG) che phủ một vùng có diện tích 40.000 ha; tán rừng dày đặc với cây rừng cao trên 25m, đường kính từ 25 - 40 cm. Trong đó Đước, Bần, Mấm, Sú là các loài cây chiếm ưu thế.
Từ năm 1962 đến năm 1971 đế quốc Mỹ đã tiến hành các chiến dịch khai hoang bằng chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ. Chúng rải xuống RNM CG với gần 4 triệu lít. Vì vậy đã làm cho Hệ Sinh Thái RNM CG gần như bị phá vỡ hoàn toàn.
Sau 1975, RNM CG tiếp tục bị hủy diệt bởi bàn tay con người do điều kiện kinh tế quá khó khăn của người dân địa phương. Hậu quả là diện tích đất bị thoái hóa ngày càng tăng, nước mặn lấn sâu vào nội địa, nhiều nguồn giống, loài thủy sản, thú rừng, chim muông mất nơi sinh sống... Điều đó đã làm cho nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chứng kiến cảnh tượng này đã phải thốt lên rằng: "phải hàng trăm năm sau RNM CG mới được khôi phục".
Đến năm 1978, Cần Giờ (trước đó là huyện Duyên Hải) được tỉnh Đồng Nai giao lại cho Tp.HCM. Lúc bấy giờ diện tích RNM CG chỉ còn lại khoảng 4.500 ha Chà Là, số diện tích còn lại là thảm thực vật sơ xác gồm các loài cây lùm bụi tái sinh với độ cao dưới 2m với độ che phủ dưới 40%.
Trước nguy cơ mất đất, mất rừng; từ năm 1978 UBND TP.HCM đã chủ trương phục hồi lại RNM CG nhằm mục tiêu khôi phục thảm thực vật Rừng Sác nhiệt đới, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử cách mạng, tạo nên các vành đai xanh với hệ sinh thái môi trường đa dạng và phong phú cho hàng triệu cư dân thành phố.
Bắt đầu từ năm 1990, trái đước Giống đã chọn để làm giống phục vụ cho mục đích trồng lại Rừng (lí do của sự chọn lựa này: Đước có tốc độ tăng trưởng tự nhiên nhanh nên có khả năng trồng để phục hồi Rừng với tốc độ nhanh, đồng thời đây còn loại cây có giá trị kinh tế cao nhất của Rừng Ngập Mặn).
Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho đến ngày hôm nay.
Điều kiện tự nhiên.
Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm …
Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C - 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá...Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện kinh tế - xã hội.
Dân số: Huyện Cần Giờ có 68.213 người (năm 2009), mật độ dân số 96 người/km2. Gồm các dân tộc: Kinh chiếm 84,4%, Hoa chiếm 11%, còn lại là dân tộc Khơmer và Chăm. Sống tập trung trên 7 xã và thị trấn: Xã Bình Khánh, Xã Tam Thôn Hiệp, Xã An Thới Đông, Xã Lý Nhơn, Xã Long Hòa, Thị trấn Cần Thạnh, Xã Thạnh An.
Xã hội:
Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm).
Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mặt bằng học vấn dân cư đã đạt lớp gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007-2008, trên địa bàn huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học.
Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác sĩ.
Lễ hội văn hóa - phong tục tập quán, di tích lịch sử văn hóa:
Theo các nhà khảo cổ học cách đây 2 - 3 ngàn năm đã có cư dân đến đây sinh sống. Vùng đất này là một nền văn hóa Cần Giờ cổ. Điều này được thể hiện qua việc khai quật phát hiện ra các di chỉ khảo cổ học ở Giồng chùa, Giồng Cá Vồ, Giồng phệt. (1993: khai quật mộ chum - Văn hóa Sa Huỳnh, khuyên tai 2 đầu thú, Văn hóa Óc eo,...). Cần Giờ có khu di tích khảo cổ cấp quốc gia Giồng Cá Vồ, Căn cứ Rừng Sác di tích lịch sử cấp Quốc Gia (15.12.2004)....
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, phong tục thờ thần không đầu “Dương Văn Hạnh”... Là những phong tục nổi bật nơi đây.
Đặc điểm kinh tế
Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đặc Sản Cần Giờ rất đa dạng và phong phú với các món ăn thủy hải sản đặc trưng như: Tôm, cua, ghẹ, Sò huyết, Nghêu, Hào,... Đặc biệt nhất Óc mở khi ăn vào có vị dai dai mà giòn giòn béo béo. Cần giờ là vùng đất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái như: Nhãn, Xoài( mùa Xoài bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6, xoài Cần Giờ không thua gì Xoài Cát hòa Lộc ở Huyện Cái Bè - Tiền Giang, táo, mãng cầu (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10).
Bên cạnh đó còn có điều kiện về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú và nhiều di tích lịch sử văn hóa, tạo điều kiện để hình thành và phát triển một số loại hình kinh tế mới như: kinh tế du lịch, dịch vụ,... Đây cũng được xác định là thế mạnh của Huyện Cần Giờ trong những năm tới.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu gia công hàn tiện, sản xuất nhỏ đạt 79 tỷ đồng, tăng 17,5% so vời cùng kỳ và tăng 20,7% kế hoạch; khu vực kinh tế quốc doanh đạt 108 tỷ đồng đạt 49,8% kế hoạch do sản lượng sản xuất mặt hàng cá philê, nghêu đạt thấp (51,6%). Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 5%, công nghiệp cơ khí đạt 86%, công nghiệp xay xát lượng thực, chế biến gỗ đạt 73% so với kế hoạch. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu đạt khá so với cùng kỳ gồm: muối thô 86.860 tấn (tăng 1.381 tấn), nước đá 26.550 tấn (tăng 2.450 tấn), bột cá 762 tấn (tăng 202 tấn).
Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn không ngừng phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Khu du lịch 30 tháng 4 là một trong những điểm du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch của huyện có số lượng ngày càng tăng, trong năm 2004 đã đón tiếp 390 ngàn lượt khách, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ 9 tháng đầu năm 2005 đạt 817,8 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch.
Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Hiện nay Huyện Cần Giờ chỉ có một trục đường bộ chính là tuyến đường Rừng Sác dài 36km, bắt đầu từ bến phà Bình Khánh đến vòng 30.04 Huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn các nhánh đường khác rẻ vào các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Xã Lý Nhơn... Đường Rừng Sác rộng từ 30m - 120m , có 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.561 tỉ đồng, bắt đầu thi công từ năm 2002 và hoàn thành vào ngày 22.1.2011. - Đường thủy: Huyện Cần Giờ có một mạng lưới sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm khoảng 32% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy đây tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch để vận chuyển hàng hóa từ cửa Biển Cần Giờ vào cảng sài gòn.Trong đó Sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra Cần Giờ có các sông chính như: Sông Xoài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu, Ngã Bảy, Gò Gia....
Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, là "lá phổi xanh" rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những "bức tường xanh" có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện, trong khi những tuyến đê biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá nhưng RNM bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm thì bị tan vỡ. RNM có tác dụng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. theo một số nghiên cứu rừng trồng 6 tuổi với chiều rộng 1,5 km đã giảm độ cao của sóng từ 1 m ở ngoài khơi xuống còn 0,05 m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm không bị xói lở. Còn nơi không có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5 km là 1 m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75 m và bờ đầm bị xói lở.
Rừng ngập mặn (RNM) có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều. Nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các loài đước, vẹt, mắm, và bần cản sóng cát tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên chúng có tác dụng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó.
RNM hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường.
Duy trì nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng ngập mặn: hàng năm Rừng ngập mặn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Lượng rơi rụng của bản thân cây rừng khoảng 08 - 20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá (Hồng và cộng sự - 1998), qua quá trình phân hủy làm nguồn thức ăn hữu cơ cho các loài sinh vật trong Rừng ngập mặn phát triển.
Bảo đảm ổn định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho địa phương, gìn giữ được nguồn gien các loài động thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Rái cá, cá Sấu....
Tạo ra địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái cho cư dân trong và ngoài Thành phố. Trong những năm gần đây, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái cho người dân, cho du khách trong và ngoài nước nhờ cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong lành. Việc phát triển du lịch tại địa phương đã góp phần nâng cao đời sống người dân, khai thác được giá trị của Rừng ngập mặn Cần Giờ,
Là địa điểm nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi được ví như một phòng thí nghiệm tự nhiên to lớn, là nơi lý tưởng cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm qua, hàng năm Ban quản lý Rừng phòng hộ đã tiếp đón hàng trăm sinh viên học sinh, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng bền vững.
TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN
Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 37.162,53 ha, chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên toàn huyện. Sau 30 năm phục hồi và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng đa dạng, phong phú về thực vật cũng như động vật; tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn không ngừng tăng lên, tạo nên môi trường sinh thái trong sạch “lá phổi xanh”, “bức tường xanh” của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Rừng có chức năng chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh thái, năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Thực vật.
Tổng quan về thực vật.
Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho đến ngày hôm nay. Một số loài cây đã biến mất trong và sau chiến tranh nay đã xuất hiện trở lại như gõ Biển, Dà Vôi, Bần, Mắm trắng, Sú, vẹt, ... Theo công bố của các nhà khoa học thì hiện nay:
Cây thực sự RNM CG có 33 loài thuộc 19 chi, 15 họ
Cây nhập cư RNM CG có 128 loài thuộc 80 chi, 47 họ.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờchiếm đa số là cây đước có nguồn gốc phát tán từ Inđônêsia và Maylaysia; gồmnhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và phụ thứ sinh nuôi trồng nhântạo. Thành phần các loài cây này tương đối đơn giản và có kích thước các thể ởdạng trung bình.Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà Vôi… tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn giao với Chà là, Cóc kèn mọc trên đất gò, ít ngập nước. Mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước biển; Dà vôi, Mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch đàn, keo lá tràm trồng trên nền đất, dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ; đước được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển.
Việc phục hồi lại RNM CG đã tạo điều kiện thuận lợi về môi trường sinh sống cho các loài động vật Rừng: Có nhiều nguồn thức ăn Do có nhiều thức các loại thủy sinh vật có điều kiện phát triển, thảm thực vật rộng lớn đa dạng thích hợp cho nhiều nhóm động vật rừng có tập tính khác nhau sinh sống.
Các cây rừng ngập mặn thường có các đặc điểm thích nghi với môi trường ngập nước mặn như:
Nhiều loài cây thuộc các chi Bần (Sonneratia), Vẹt (Bruguiera), Mắm (Avicennia) có rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng lên trên mặt đất. Rễ hô hấp có mô xốp, tầng bần phát triển và rất nhiều lỗ vỏ có tác dụng nhận và chứa không khí khi nước thủy triều xuống
Rễ cây ngập mặn rất phát triển, giúp cây đứng vững trên lớp bùn mềm. Các cây thuộc chi đước (Rhizophora) hình thành nhiều rễ chống.
Lá cây cứng, lớp hạ bì phát triển, đôi khi lá dày lên do có mô chứa nước phát triển. Lớp hạ bì và mô nước có tác dụng dự trữ nước làm giảm nồng độ muối trong lá.
Một số cây thuộc chi mắm, sú có tuyến tiết muối thừa ra ngoài, góp phần làm giảm nồng độ muối trong mô lá.
Thực vật đặt trưng.
Cây đước (Rhizophora apiculata)
Cây Đước mọc ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong vùng bùn lầy của bờ biển, cây thân gỗ nhỏ. Trên thế giới có 82 giống Đước. Đất lầy bãi biển quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công khiến cây cối khó sinh sống. Cây Đước nhờ có bộ rễ rất phát trên, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, ngoài tác dụng chống đỡ cho cây, Đước còn có tác dụng thoáng khí và hô hấp.
Rễ Đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong nước biển. Lá rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Người ta gọi Đước là cây "máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh". Các nhà khoa học đang tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm này của cây Đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển.
Rừng Đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền, mà còn mở rộng bờ biển. Đước còn có thể giữ được chất lắng đọng của nước biển, cùng với lá rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới hoặc đất liền. Rừng Đước còn là nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biền.
Cây vẹt - vẹt khang (Bruguiera cylindrica)
Cây gỗ, cao tới 20m. vỏ thân nhẵn, có lỗ bi màu xám nhạt, cành nhỏ mảnh, màu xanh, mang vết rụng của lá; gốc có rễ chống hình nơm cao tới 1 - 1,2m.
Loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Mianma, Malaixia và Inđônêxia … Ở nước ta cây mọc nhiều ven biển.
Thường gặp trong rừng ngập mặn, trên những bãi cát bồi ngập hay vẫn bị ngập nước thủy triều. Cây mọc rải rác nhưng cũng có khi mọc thành đám lớn.
Ra hoa tháng 5 - 6, có quả tháng 10 - 11.
Gỗ màu đỏ, mịn, dùng đóng đồ thông thường, làm nhà cửa, trụ mỏ và đốt than hầm. Chồi non có thể ăn sống.
Cây bần ổi (Sonneratia ovata Backer)
Bần ổi thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Chúng là các loài cây sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển.. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới 20 m. Thân ốm, có đường kính khoảng 20 cm, da bị tróc nhiều lớp mỏng như thân cây ổi.Rể gốc mọc sâu trong đất cạn và ẩm, có ít rể thở (cạc bần/bấc) so với cây bần chua.Ở Nam Bộ cây bần ổi chủ yếu được trồng.
Cây bần chua (Sonneratia caseolaris)
Cây gỗ cao 10 - 15m, có khi cao tới 25m. Cành non màu đỏ, nhánh non có 4 cạnh nhọn, phế căn đứng ( tên bình dân gọi cặc bần ) 50 – 90 cm cao, đường kính 30 cm, nhiều. vỏ màu xám, thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm. Vì sống trong môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với môi trường đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển tạo ra hệ thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .
Cây mắm đen (Avicennia officinalis L.)
Cây cao 20m, đường kính đến 0,7m, thân hình trụ, tương đối suôn, có khi thẳng tốt với thân trụ cao 6 - 10m, cành non có lông tơ trơn, vỏ mỏng không nứt màu xám đen, rễ phổi hình đũa, thường chia đôi. Loại cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thuộc