Một trong những quyển sách đầu tiên tôi còn nhớ đã đọc khi bé là mộtquyển truyện cười. Tôi vẫn nhớ một trong những mẩu truyện cười cũ rich đã từng làm tôi và các bạn tôi chia rẽ. Đó là chuyện “Phải lấy tiền để tạo ra tiền” - bạn phải vẽ lại chính xác đồng tiền đó.
Thôi nào,đừng cười, tôi đã chẳng nói với bạn đó chỉ là một mẩu chuyện cười cũ rich thôi mà, đúng vậy không?
Nhưng ý nghĩa ở đây hoàn toàn không có gì đáng cười cả.
Tại sao chúng ta lại không tìm cách nào đó để sao chép lại cách tạo ra của cải?
Hãy nghĩ về điều đó – chúng ta có thể sao chép mọi thứ trong cuộc sống, đúng vậy không? Thế mà có một điều chúng ta lại chưa học cách sao chép: đó là việc tạo ra của cải thực sự! Hãy cùng bỏ chút ít thời gian để bàn về sức mạnh của việc sao chép. Và sau đó, chúng ta sẽ xem xét một vài lý do khiến hầu hết chúng ta không tìm cách sao chép việc tạo ra của cải.
50 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếp thị sao chép 101 - Những ghi chú cần nhớ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHÚNG TA ĐANG SỐNG
TRONG MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG SAO CHÉP
Trẻ con chẳng bao giờ chăm chú lắng nghe lời người lớn
nhưng chúng lại luôn biết bắt chước
- James Baldwin -
Một trong những quyển sách đầu tiên tôi còn nhớ đã đọc khi bé là mộtquyển truyện cười. Tôi vẫn nhớ một trong những mẩu truyện cười cũ rich đã từng làm tôi và các bạn tôi chia rẽ. Đó là chuyện “Phải lấy tiền để tạo ra tiền” - bạn phải vẽ lại chính xác đồng tiền đó.
Thôi nào,đừng cười, tôi đã chẳng nói với bạn đó chỉ là một mẩu chuyện cười cũ rich thôi mà, đúng vậy không?
Nhưng ý nghĩa ở đây hoàn toàn không có gì đáng cười cả.
Tại sao chúng ta lại không tìm cách nào đó để sao chép lại cách tạo ra của cải?
Hãy nghĩ về điều đó – chúng ta có thể sao chép mọi thứ trong cuộc sống, đúng vậy không? Thế mà có một điều chúng ta lại chưa học cách sao chép: đó là việc tạo ra của cải thực sự! Hãy cùng bỏ chút ít thời gian để bàn về sức mạnh của việc sao chép. Và sau đó, chúng ta sẽ xem xét một vài lý do khiến hầu hết chúng ta không tìm cách sao chép việc tạo ra của cải.
Sao chép là điều mà chúng ta ai cũng giỏi
Mỗi chúng ta đều được Chúa ban cho một vài tài năng và những khả năng nào đó làm chúng ta trở thành những cá nhân khác biệt. Một số người có thể khiêu vũ khéo léo, trong khi số khác lại không thể nhảy theo đúng điệu nhạc. Một số khác lại có năng khiếu về nghệ thuật, trong khi những người khác lại gặp khó khăn ngay cả khi vẽ những đường nét đơn giản nhất. Một vài người chúng ta là những vận động viên tài năng, trong khi những người khác lại khó có thể đi theo một đường thẳng mà không ngã.
Thế nhưng có một điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng giỏi là – mà không có ngoại lệ - đó là sao chép.
Bạn đã bao giờ nghĩ xem chúng ta giỏi sao chép như thế nào chưa? Khi cần phải sao chép, chúng ta đều có năng khiếu cả. Chúng ta là những thiên tài về sao chép. Sao chép là một đặc điểm mà chúng ta đều xuất sắc và chúng ta đều có chung đặc điểm đó bất kể chúng ta đang sống ở đâu, bất kể chúng ta có năng khiếu đặc biệt gì. Khả năng ấy không phân biệt dù chúng ta giàu hay nghèo… dù chúng ta có khác biệt về màu da hay không… dù chúng ta là nam hay nữ… Điều mà chúng ta ai cũng giỏi là sao chép.
Vậy tại sao chúng ta vẫn không tìm ra cách nào để sao chép cách làm giàu?
Sao chép từ khi còn trong nôi cho đến khi yên nghỉ dưới lòng đất
Chúng ta bắt đầu sao chép, bắt chước ngay từ khi sinh ra. Chúng ta sao chép thứ ngôn ngữ mà ta nói… thức ăn ta ăn… cách để kiểu tóc… cách đi đứng… cách ăn mặc…
Khi bắt đầu tới trường, chúng ta học cách đọc và viết bằng cách sao chép lại các con chữ trong bảng chữ cái. Nếu bạn sinh ra trong một nền văn hóa phương tây, bạn sao chép hệ thống chữ viết từ trái sang bên phải sách. nếu bạn sinh ra ở một nơi nào đó ở châu Á bạn sẽ học cách viết từ phải qua trái.
Khi lơn hơn một chút, chúng ta học lái xe bằng cách bắt chước, đúng vậy không? Giáo viên hướng dẫn sẽ chỉ cho ta cách kiểm tra gương chiếu hậu… cách bật đèn xinhan… cách nhấn nhẹ vào cần ga… cách lái xe trong vận tốc cho phép… và dừng xe lại ở những điểm giao nhau. Càng bắt chước giáo viên hướng dẫn tốt bao nhiêu, chúng ta càng dễ dàng vượt qua bài kiểm tra lấy giấy phép lái xe dễ bấy nhiêu.
Nhập gia tuỳ tục
Chúng ta rất giỏi việc bắt chước những người xung quanh đến nỗi chúng ta thường lấy làm kinh ngạc trước phong tục và thói quen của những người thuộc các nền văn hóc khác. Đó là tất cả những gì mà câu tục ngữ “Nhập gia tuỳ tục” muốn đề cập tới. Đó là cách nói giản gị, hàm ý rằng chúng ta cần tôn trọng những nền văn hóa khác, đặc biệt là khi chúng ta tới thăm các quốc gia.
Những bao giờ nói cũng dễ hơn làm rất nhiều. Chúng ta đã cảm thấy quá quen với việc bắt chước phong tục tập quán quanh ta đến nỗi ta thường cảm thấy ngạc nhiên và buồn cười khi nghe những gì và các nền văn hóa khác đang bắt chước. Nếu nhìn vào danh sách ngắn dưới đây về những thứ đồ ăn vặt của khan giả khi xem truyền hình bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói.
Người Mỹ: bỏng ngô
Người Trung Quốc: chân gà
Người Nhật Bản: Bánh sandwich khi uống trà
Người Mexico: ngô rang
Người Ấn Độ: bánh sandwich thịt cừu
Người Hàn Quốc: mực khô
Bạn có tự nghĩ rằng:” Làm sao họ lại ăn những THỨ ĐÓ?” Mực khô?... Chân gà… chuyện cứ như đùa! Nhưng hãy đoán xem bạn có thể nhấm nháp thứ gì khi xem TV nếu bạn lớn lên ở Hàn Quốc… - đấy đúng là mực khô.
Sao chép cách chúng ta làm việc
Quan điểm của tôi là: có vô số những khác biệt giữa các nền văn hóa, nhưng mỗi một nền văn hóa đều có một đặc điểm chung là cách chúng ta tiếp nhận những thói quen hang ngày – chúng ta sao chép! Chúng ta sao chép nhiều đến nỗi thấy đó là điều hiển nhiên. Sao chép phổ biến đến nỗi nó trở thành bản năng của chúng ta, cũng giống như việc hít thở không khí vậy. Thế nên, tôi xin hỏi bạn lần nữa. Tại sao chúng ta vẫn chưa tìm ra cách sao chép việc tạo ra của cải?
Không còn nghi ngờ gì nữa, sao chép là công cụ học tập hữu hiệu nhất mà con người biết đến! Sao chép có ảnh hưởng tới hầu hết mọi giai đoạn trong cuộc đời chúng ta, từ những thói quen nhỏ nhất cho tới những quyết định quan trọng nhất có thể làm thay đổi cuộc đời chúng ta.
Ví dụ, chúng ta dành một phần cuộc đời cho công việc. Có bao giờ bạn tạm ngừng lại để xem mình đã học cách thực hiện những nhiệm vụ cần làm trong công việc? Bạn đã học cách viết một lá thư trên máy tính như thế nào? Làm thế nào mà bạn biết cách ăn mặc như thế nào khi đi làm? Và bạn huấn luyện những người mới vào nghề như thế nào? CÓ phải là bằng cách dạy họ sao chép lại những gì bạn đã làm hay không? Các nhà tâm lý gọi đó là “làm mẫu và phản ánh lại” Tôi gọi đó là một sự sao chép chuyên nghiệp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta sao chép cách chúng ta sống trong suốt cuộc đời từ khi chúng ta sinh ra cho đến khi qua đời bởi vì sao chép là điều dễ dàng thực hiện… chúng ta không cần phải lúc nào cũng tạo ra mọi thứ từ con số “0”… sao chép bắt chước thường rất hiệu quả… và chúng ta sinh ra đã là những thiên tài về sao chép! Câu thành ngữ “khi dòm, khi bắt chước” có thể sẽ đơn giản là:”Chúng ta quan sát, chúng ta sao chép”.
Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng chúng ta sống trong một thế giới của những sao chép. Nếu có một điều mà bất kỳ ai trên thế giới cũng giỏi, thì đó sẽ là “biết sao chép”.
Một bài học lịch sử nhỏ về nghề sao chép
Chúng ta còn tiến xa hơn khi chúng ta sao chép cách kiếm tiền. Đã hang ngàn năm con cháu những người nông dân sao chép bố mẹ chúng và trở thành những người nông dân… con cháu những người thợ giày trở thành những người thợ giày. Đó là lý do tại sao rất nhiều người trong số họ có những từ nghề như Farmer, Smith (Thợ rèn), Carpenter (thợ mộc), Tailor (Thợ may)…
Với sự ra đời của Cuộc cách mạng Công nghiệp, hang triệu con cháu của những người mạng họ như Farmer, Smith, …đã từ bỏ nghề truyền thống và đổ ra thành phố để sao chép một khái niệm công việc, nghề nghiệp.
Sao chép nghề nghiệp đã có hiệu quả đối với một vài thế hệ, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, người đi đầu của cuộc Các mạng Công nghiệp. Vì nửa đầu của thế kỷ XX đã bị bao trùm bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới và giai đoạn Đại suy thoái, hầu hết mọi người đều hồ hởi bắt chước gia đình,bạn bè mình và kiếm một công việc hành chính. Và chỉ cần những mong đợi của họ không vượt quá mức sống, những người đó cũng bắt chước suy nghĩ của người khác rằng: “ cần phải có một công việc” và đều hài long với những gì họ có.
Hãy suy nghĩ trước khi bạn sao chép
Cũng giống như hầu hết những thứ khác trong cuộc đời, sao chép cũng có mặt trái của nó. Đơn giản vì khi chúng ta sao chép cái gì đó, không hẳn là để làm cho nó tốt hơn… hoặc làm cho nó có hiệu quả… hoặc tạo ra năng xuất. Thật không may, tất cả việc sao chép quá thường xuyên là cái cớ để chúng ta lười suy nghĩ.
Điều này gợi tôi nhó đến câu chuyện về một ông già chủ cửa hang ở phố Marin đã đặt ở cửa sổ trước trong gian hang của mình một chiếc đồng hồ quả lắc lớn. Qua nhiều năm,ông chủ cửa hang nhận ra rằng một người đàn ông trông dáng vẻ đặc biệt cứ mỗi ngày vào buổi trưa lại dạo qua cửa hàng của mình, dừng lại trước chiếc đồng hồ quả lắc lớn… rút trong túi chiếc đồng hồ nhỏ… và cẩn thận chỉnh lại giờ.
Rồi đến một ngày, sự tò mò của ông chủ cửa hàng lên tới đỉnh điểm. Khi quý ngài nọ dừng lại trước chiếc đồng hồ quả lắc lớn, ông chủ cửa hàng chạy ra khỏi cửa hàng và hỏi người đàn ông nọ tại sao ông ta lại chỉnh lại giờ chiếc đồng hồ của ông ta mỗi ngày một lần.
Người đàn ông mỉm cười trả lời:”Tôi là quản đốc xưởng máy trong thị trấn này, tôi phải thổi còi tan ca lúc 5h chiều mỗi ngày, và tôi muốn chắc chắn rằng còi sẽ thổi đúng giờ”.
Ông chủ cửa hàng sửng sốt nhìn người đàn ông nọ và sau đó phá lên cười. Người đàn ông lùi lại và nói đầy tức tối “Buồn cười lắm sao?”
“Xin lỗi ông”, ông chủ cửa hàng đáp:”Tôi không có ý khiếm nhã như vậy nhưng tôi không thể nhịn cười được. ông thấy đấy, đã nhiều năm nay tôi chỉnh lại cái đồng hồ quả lắc lớn này theo tiếng còi báo hiệu 5h của ông”
Câu chuyện này là một minh hoạ hoàn hảo cho mặt trái của sự sao chép. Chúng ta sao chép những người khác…và những người khác laic chúng ta…và tất cả chúng ta thường giả định quá mức rằng những người chúng ta đi sao chép có câu trả lời “chính xác”. Tôi muốn lặp lại rằng, chúng ta giả định rằng chúng ta sao chép từ những người chúng ta cho là đúng.
Điều này càng đúng khi chúng ta tiếp nhận một công việc mà không thực sự suy nghĩ rằng:” tại sao họ lại làm công việc đó?” Tôi cho rằng hầu hết mọi người giả định rằng công việc là cách tốt nhất tẩo của cải thực sự, thế nhưng công việc chỉ tạo ra nguồn thu nhập nhất thời. Và có một sự khác biệt, một sự khác biệt lớn giữa 2 điểm này.
Hãy cùng xem xét lại việc sao chép công việc
Như những gì tôi đã nói, sao chép là một công việc học tập hữu hiệu nhất được con người biết đến. Những lúc này hay lúc khác chúng ta cần phải dừng lại và xem xét lại những giả định của chúng ta về những gì mà chúng ta đang sao chép và lý do tại sao - để chắc chắn rằng sao chép sẽ thực sự mang lại cho chúng ta những gì chúng ta nghĩ.
Trong toàn bộ chương này tôi đã luôn lặp đi lặp lại câu hỏi:” Tại sao chúng ta vãn chưa tìm được cách sao chép ra của cải?” Câu trả lời lại rất rõ rang - Hầu hết chúng ta đều sao chép những công cụ thay vì đi tìm cách thức tạo ra của cải.
Tại sao vậy? Bởi vì hầu hết mọi người giả định rằng một công việc là cách duy nhất để họ thực hiện hoá những ước mơ về tài chính của mình. Có lẽ họ không tin rằng có những nguồn của cải khác. Hoặc có lẽ họ không cho rằng họ có khả năng tạo ra của cải thực sự bằng cách làm việc ngoài lộ trình công việc.
Cho dù lý do là gì đi nữa, kết quả vẫn là như vậy. Hầu hết chúng ta đều trở thành những người nằm trong diện 95% thay vì trong diện 5% bởi vì chúng ta đang sao chép phần công việc và tạo ra nguồn thu nhập nhất thời thay vì phần tạo ra của cải thực sự.
Còn bạn thì sao? Bạn chon cái gì để sao chép? Liệu bạn có chọn giống như 95% những người kia, những người đã lựa chọn phần công việc?... Hay bạn lựa chọ con số 5% những người chọn sao chép cách tạo ra của cải thực sự?
Hãy từ bỏ những giả định của bạn!
Như một người khôn khéo đã từng quan sát, “lý trí của bạn giống như một chiếc ô che mưa. Nó chỉ có tác dụng khi được mở ra”. Hiện nay, hơn bao giờ hết, điều cấp bách là chúng ta phải mở rộng lý trí của chúng ta và nhận thấy rằng các công việc là một hệ thống tạo ra thu nhập chứ không phải tạo ra của cải.
Tôi tin rằng nếu chúng ta chú trọng đến việc tiến xa hơn trong cuộc sống – thayvì chỉ xoay xở chấp nhận nó – thì họ sẽ phải từ bỏ những giả định của họ và mở rộng lý trí với những phuơng thức tạo ra cua cải khác.
Tôi tin rằng những người thuộc diện 95% - những người tiếp tục chọn cánh gắn tấm biển “công việc” – sẽ tiếp tục chỉ dừng lại ở ngay con phố mà họ đã bắt đầu.
Tuy nhiên, tôi lại tin rằng, chúng ta thực sự mong muốn có được những kết quả khác và trở thành những người trong nhom 5% đó, chúng ta cần bước qua cánh cửa sẽ mở ra để tạo của cải.
Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ bàn rộng hơn về sự khác biệt giữa việc tạo ra thu nhập và cách tạo ra của cải lâu dài – và chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao của cải thực sự lại có thể dễ dàng đạt được trong thời buổi này hơn lúc nào hết trong lịch sử.
2
THẾ NÀO LÀ “THỰC SỰ” GIÀU CÓ
Nếu bạn buộc phải nói với người khác rằng bạn giàu có
thì đúng là bạn cũng chẳng giàu lắm đâu.
- Joe E. Brown -
Thế nào là giàu có – ý tôi là giàu có thực sự ấy?
Dĩ nhiên là đối với mỗi người từ này lại mang một ý nghĩa khác nhau. Riêng đối với tôi, giàu có không chỉ là có khả năng mua được nhiều thứ, mặc dù đó cũng là một ưu điểm khá dễ chịu. Theo tôi, giàu có thực sự cũng đồng nghĩa với tự do.
Giàu có nghĩa là có đủ tiền và đủ thời gian để làm bất cứ việc gì bạn muốn vào bất kỳ thời gian nào.
Đó là định nghĩa riêng của tôi về sự giàu có – và tôi cho rằng định nghĩa này đã thâu tóm được khá nhiều những ưu điểm lớn nhất của sự giàu có.
Theo bạn, một người có tài sản trị giá hang tỷ đô la như Bill Gates, giữ chức vụ Tổng gián đốc của tập đoàn Microsoft là bởi vì ông ta PHẢI làm thế… hay do ông ta MUỐN làm thế? Theo tôi chúng ta cũng có thể nói rằng Bill Gates có đủ tiền và đủ thời gian vào bất kỳ lúc nào làm những gì ông ta muốn, vì Bill Gates đã làm giàu thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là kiếm tiền. Nói tóm lại, giàu có thực sự chính là tự do.
Giàu có nghĩa là có quyền tự do lựa chọn
Cũng như Bill Gates, Chuck Feeney cũng là chủ tịch một tập đoàn tài chính lớn. Là người sang lập ra hang trăm các cửa hang miễn thuế tại các sân bay trên toàn thế giới, tài sản của Feeney cũng trị giá hang tỷ đô la. Hay đúng hơn tôi nên nói rằng ông đã từng có tài sản lên tới hang tỷ đô la. Năm 1994, Feeney đã hiến tặng 95% số tài sản trị giá 3,5 tỷ đô la của mình cho một quỹ từ thiện. Ngày nay ông đang cống hiến thời gian và tiền bạc cho những mục đích cao cả trên khắp thế giới.
Cả Bill Gates và Chuck Feeney đều hiểu rằng giàu có thực sự nghĩa là hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn cách sử dụng thời gian… và tiền bạc. Gates thì chọn cách sử dụng thời gian để làm giàu them cho mình còn Feeney thì chọn cách dung thời gian để hiến tặng tài sản của mình. Điểm chung cho phép cả hai con người này có được hai sự lựa chọn khác biệt như vậy chính là sự giàu có thực sự.
Sử dụng thời gian một cách sang suốt
Hầu hết chúng ta đều cho rằng giàu có thực sự nghĩa là có thật nhiều tiền để có thể mua được mọi của cải vật chất. Nhưng những người sang suốt nhất sẽ hiểu rằng giàu có thực sự không hoàn toàn chỉ là khả năng mua được thêm nhiều của cải, mà còn phải có thêm nhiều thời gian để có thể làm những điều BẠN muốn làm.
Hãy nghĩ mà xem. Một ngày nào đó khi bạn đã già yếu, ngồi trước mái hiên của viện dưỡng lão, suy ngẫm về quá khứ cuộc đời, bạn sẽ hối tiếc điều gì nhất - tiếc vì đã không mua một ngôi nhà đắt tiền hơn?.. Hay không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái khi chúng còn nhỏ?
Bạn sẽ hối tiếc điều gì nhất - tiếc vì đã không làm việc ngày đêm để được thăng tiến ở cơ quan?.. Hay tiếc vì không dành nhiều thời gian hơn cho cha mẹ và bạn bè mỗi khi họ cần bạn?
Thời gian là tài sản quý giá nhất của chúng ta- quý giá hơn nhiều so với vàng bạc – vì một khi thời gian đã trôi đi, bạn không bao giờ lấy lại được! nếu bạn làm hỏng xe, bạn vẫn có thể mua xe khác. Nếu bạn mất việc, bạn vẫn có thể tìm được việc khác. Nếu bạn đầu tư thua lỗ, bạn vẫn có thể kiếm thêm được nhiều tiền. Nhưng bạn không bao giờ, không bao giờ có thể lấy lại được thời gian đã mất hoặc đã bỏ phí. Một khi thời gian đã trôi đi là sẽ đi mãi mãi.
Một câu cổ ngữ của Trung Hoa đã nói rằng : thà ném tất cả của cải xuống giếng sâu còn hơn lãng phí dù chỉ một khắc thời gian. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng giàu có thực sự nghĩa là phải có đủ tiền bạc và CÓ ĐỦ THỜI GIAN để làm những việc bạn muốn, bất kể lúc nào. Không còn nghi ngờ gì về ưu điểm rõ nhất của sự giàu có thực sự chính là được tự do lựa chọn cách thức sử dụng thời gian.
Kiếm tiền – cái bẫy thời gian - đổi - tiền bacn (Time for money)
Bạn có biết vị bác sỹ hay luật sư nào làm việc vất vả để có thể kiếm được trên 150.000 đôla mỗi năm – nhưng lại cảm thấy bế tắc không? Họ có thực sự giàu có hay không? Theo định nghĩa của tôi thì “không”
Lý do như sau: Mặc dù những chuyên gia này có mức thu nhập rất cao, họ có tiền để mua và làm những gì họ muốn họ lại không có thời gian vì hàng ngày họ PHẢI làm công việc của mình. Trên thực tế, họ PHẢI làm việc để có thu nhập, để có thể duy trì được đời sống. Những người bị công việc bó buộc – dù cho thu nhập họ kiếm được nhiều hay ít – đều là vật tế thần của thuyết kiếm tiền, chứ không phải là thuyết làm giáu.
Với thuyết kiếm tiền, bạn đổi thời gian lấy tiền bạc, nghĩa là bạn không thể kiếm được tiền nếu bạn không đích than làm việc. Cho dù đó là một người dọn rác kiếm được mức lương tối thiểu 5,15 $/giờ ..hay một bác sĩ phẫu thuật tim mạch kiếm được 5.000 $/giờ - trong thuyết kiếm tiền một đơn vị thời gian vẫn đang bị trao đổi để lấy một đơn vị tiền bạc. Trong thuyết kiếm tiến, mười giờlàm việc trị giá 10 giờ công xá.
Thật không may, kiếm tiền là một guồng quay vô tận. Đó là lý do vì sao tôi gọi thuyết này là cái bẫy thời gian-đổi-tiền bạc. Tệ hơn cả, khi guồng quay này ngừng lại thì thu nhập cũng không còn. Nghĩa là những người chẳng may bị bệnh hoặc bị thương .. hoặc trong kỳ giãn thợ dài ngày… hoặc phá sản… đều là những người không có thu nhập.
Khi chi tiêu ngang bằng thu nhập
Chúng ta hãy xét trường hợp một người “giàu có” điển hình – ta hãy gọi ông ta là John Smith, Giám đốc điều hành - với thu nhập hang năm khoảng 150.000 $. Theo tiêu chuẩn hiện giờ của chúng ta, 150.000 là một số tiền rất lớn. Những đến khi những công chức lương cao này trở nên quá phụ thuộc vào thu nhập để có thể chu cấp cho đời sống, họ vô tình trở thành nạn nhân của cái bẫy thời gian-đổi-tiền bạc.
CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA MỘT CÔNG CHỨC
CÓ THU NHẬP NĂM LÀ 150.000 $
Tổng thu nhập
150.000
33% thuế gộp
50.000
Thu nhập thuần hàng năm
100.000
Thu nhập hàng tháng
8.500
Chi phí hàng tháng
Tiền vay để mua 2 chiếc xe đắt tiền
1.000
Tiền trả góp mua căn nhà nhìn ra hồ
2.000
Bảo hiểm: nhân thọ, y tế, ô tô
500
Tiền học trường tư của hai con
1.000
Ăn tiệm, giải trí,vé mùa
1.000
Hai chuyến du lịch gia đình hàng năm
1.000
Quần áo, trang sức, đồ đạc
500
Đóng góp cho quỹ nhà thờ, quỹ từ thiện
500
Phí hội CLN địa phương
500
Tiền tiết kiệm
500
Tổng “chi tiêu” hàng tháng
8.500
Tổng thu nhập hàng tháng
8.500
Tiền thừa
0
Nô lệ của thu nhập tạm thời
Bạn có thể thấy rằng cuộc sống của ngài Smith cũng khá sung túc. Chúng ta đều mong muốn có tiền để tham gia vào một câu lạc bộ quý tộc nào đó ở địa phương… để có những chuyến đi trượt tuyết tốn kém ở Colorado hoặc những chuyến đi biển nhàn hạ ở vùng Ca-ri-bê. Rõ rang là ngài Smith có một cuộc sống mà hầu hết chúng ta hằng ao ước, những ông ta cũng phải trả một cái giá cực kỳ đắt cho lối sống này vì ông ta đã phải thế chấp cả tự do của mình.
Bạn thấy đấy, ngài Smith có khoản thu nhập tạm thời những ông ta KHÔNG có tự do để muốn đi đâu tuỳ thích. Ông ta bị trói buộc vào công việc vì ông ta đã trở thành một nô lệ của lối sống của mình. Hằng ngày ngài Smith phải di làm, cho dù ông ta muốn hay không. Nếu không đi làm, ông ta sẽ không có lương. Và nếu không có lương, thì cũng sẽ chẳng có tiền để trả cho các khoản thế chấp.. hay tiền nợ khi mua xe… hoá đơn tín dụng… hay tiền học phí cho các trường tư. Chẳng nhẽ bạn chưa bao giờ thắc mắc tại sao có nhiều công chức mắc bệnh tim sớm đến vậy sao?
Một biến cố chờ đợi phía trước
Vị bác sĩ có thu nhập cao sẽ ra sao nếu ông ta bị chứng viêm khớp tay và không còn khả năng kiếm tiền nữa và ông ta buộc phải nghỉ việc? và hơn thế nữa, BẠN sẽ ra sao nếu bạn không còn khả năng kiếm tiền vì bạn buộc phải nghỉ việc? Đó đúng là một cơn ác mộng kinh hoàng đối với hầu hết chúng ta!
Đó chính là hạn chế của thuyết kiếm tiền – vì nó chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu bạn