Định nghĩa:Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do tương tác hoá học và điện hoá của chúng với môi trường xung quanh.
- Ăn mòn hóa học: Ăn mòn kim loại xảy ra trong môi trường không có chất điện ly gọi là ăn mòn hoá học.
- Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn kim loại loại xảy ra trong môi trường chất điện ly, trong đó kim loại bị ion hoá thành Men+gọi là ăn mòn điện hoá. Quá trình ăn mòn điện hoá xẩy ra là Oxy hoá- Khử, để chuyển kim loại thành dạng ion hoặc muối khác trong môi trường.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4921 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ăn mòn và bảo vệ kim loại trong bồn bể chứa dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. Ăn mòn trong công nghiệp dầu khí
1.1 Khái niệm ăn mòn.
Định nghĩa:Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do tương tác hoá học và điện hoá của chúng với môi trường xung quanh.
- Ăn mòn hóa học: Ăn mòn kim loại xảy ra trong môi trường không có chất điện ly gọi là ăn mòn hoá học.
- Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn kim loại loại xảy ra trong môi trường chất điện ly, trong đó kim loại bị ion hoá thành Men+gọi là ăn mòn điện hoá. Quá trình ăn mòn điện hoá xẩy ra là Oxy hoá- Khử, để chuyển kim loại thành dạng ion hoặc muối khác trong môi trường.
1.2. Nguyên nhân ăn mòn kim loại.
- Do bản chất kim loại
- Do môi trường xung quanh thiết bị kim loại
- Do thiết kế công nghệ thiết bị máy móc
- Do chế độ công nghệ và các yếu tố khác…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn kim loại.
- Ảnh hưởng của bản chất vật liệu chế tạo thiết bị công trình
- Ảnh hưởng của thiết kế công trình
- Ảnh hưởng của môi trường hoá chất đến sự phá huỷ vật liệu công trình kim loại
- Các yếu tố ảnh hưởng khác
1.4. Ăn mòn kim loại trong công nghiệp dầu khí.
Những nơi thường bị ăn mòn nhiều nhất.
- Các công trình cầu cảng, dàn khoan, thiết bị khoan, kho nổi, đường ống công nghệ, các thiết bị công nghệ khác bị ăn mòn rất mạnh do tiếp xúc với môi trường ăn mòn.
- Nhà máy chế biến sản phẩm dầu, khí, lọc hóa dầu. Đạm, điện
- Ăn mòn thiết bị công nghệ ở nhiệt độ cao
- các phương tiện vận chuyển, lưu trữ xăng dầu, bồn chứa xăng dầu và các thiết bị phụ trợ
- Ăn mòn công trình bê tông cốt thép.
Chương II. Cơ chế ăn mòn
2.1 Ăn mòn hóa học.
- Ăn mòn hoá học: ăn mòn hóa học là quá trình ăn mòn chỉ xảy ra trong môi trường không có chất điện ly (môi trường khí khô, xăng dầu, mỡ, không có chất điện ly).
- Xảy ra do tác dụng trực tiếp của các chất có trong môi trường với kim loại. Ví dụ: hầu hết các kim loại đều tác dụng với ôxy trong không khí để tạo oxit, các kim loại hoạt động có thể tác dụng với nước. Đặc biệt là ngày nay, không khí bị ô nhiễm ở nhiều vùng chứa nhiều chất khác nhau như clo, huydrosunfua, lưu huỳnh ddiooxit, hydroclorua, axit nitric, là những tác nhân gây ăn mòn mạnh, ăn mòn hóa học xảy ra ở quy mô lớn, nghiêm trọng hơn.
- Một đặc điểm của ăn mòn hóa học là các chất được hình thành trong phản ứng giữa kim loại với các chất trong môi trường và bảo vệ cho kim loại khỏi bị ăn mòn tiếp. Ví dụ điển hình là nhôm, nhôm là kim loại rất hoạt động, dễ dàng tác dụng với oxi trong không khí tạo thành nhôm oxit. Lớp nhôm oxit này rất mỏng nhưng vô cùng bền vững bao phủ khắp bề mặt nhôm, bảo vệ nó bởi tác nhân hóa học khác.
- Để bảo vệ ăn mòn chống sự ăn mòn hóa học chỉ cần cách ly kim loại với môi trường. Việc này có thể thực hiện bằng cách bôi trơn mỡ, sơn, tráng men, mạ bằng kim loại kém hoạt động. vv.
2.2 Ăn mòn điện hóa.
- Ăn mòn điện hoá: ăn mòn điện hóa xảy ra trong môi trường có chứa chất điện ly, khi các kim loại trong cùng môi trường có điện thế khác nhau. Dạng ăn mòn này gặp nhiều trong hầu hết các công trình thiết bị kim loại ở khai thác, vận chuyển và lưu trữ sản phẩm dầu khí.
- Việc bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn khó khăn hơn vì sự ăn mòn có bản chất điện hóa. Đế thấy rõ bản chất của sự ăn mòn điện hóa chúng ta xét am sắt và các hợp chất của sắt ăn mòn phổ biến và quan trọng nhất.
- Trong một lớp không khí ẩm, trên bề mặt của các vật thể kim loại có một lớp nước mỏng, rất mỏng. Lớp chất này hòa tan các chất có trong không khí như CO2 , SO2, HCl,v.v.. và trở thành dung dịch chất điện ly. Mặt khác nếu bề mặt sắt không đồng nhất, chẳng hạn như chứa tinh thể các tạp chất là nguyên tố ít hoạt động hóa học như Cu, Sn, Graphit,..thì giữa tinh thể tạp chất, khối sắt và dung dịch chất điện ly sẽ tạo thành các pin gavani mà hoạt động của chúng sẽ dẫn đến sự oxi hóa dần khối sắt. Mỗi tinh thể hay tạp chất tạo thành vi pin ở những chỗ nối giữa kim loại, ở những chỗ nối giữa kim loại với kim loại với vật chất khác, nguy cơ giữa các vùng có cấu trúc khác nhau của một kim loại có thể hình thành những pin với cơ chế hoạt động tương tự.
- Để chống lại sự ăn mòn điện hóa người ta có thể sử dụng phương pháp cách ly, nhưng hiệu quả hơn cả là bảo vệ bằng điện hóa. Phương pháp này gọi là bảo vệ bằng catot. Nội dung của nó là nối kim loại cần bảo vệ với cực âm của nguồn.
- Điện hay kim loại hoạt động hơn. Chẳng hạn để bảo vệ các tháp cầu, bồn chứa, ống dẫn dầu, ống dẫn khí,... bằng thép, người ta nối chúng với các khối Zn, Mg,...khi đó sẽ tạo ra pin gavani khổng lồ, trong đó kim loại được bảo vệ đóng vai trò catot còn các khối kim loại Zn, Mg,... kia đóng vai trò anôt, chúng sẽ bị oxi hóa thay cho kim loại cần bảo vệ.
Chương III: Bảo vệ điện hóa công trình kim loại trong công nghiệp dầu khí
Nguyên tắc bảo vệ điện hóa là phân cực công trình kim loại đến một vùng giá trị điện thế, mà tại đó công trình kim loại không bị ăn mòn.
Có 2 phương pháp:
Phương pháp bảo vệ anốt: hay được dùng để bảo vệ thiết bị có diện tích giới hạn và kim loai cần bảo vệ thụ động trong môi trường.
Phương pháp bảo vệ catốt: được dùng nhiều cho công trình ngầm
Thực hiện dịch chuyển điện thế công trình cần bảo vệ đến giá trị dương vào vùng điện thế thụ động, khi đó tốc độ ăn mòn công trình kim loại giảm xuống. Nó được thực hiện bằng cách nối công trình cần bảo vệ với kim loại có điện thế dương hơn, hoặc cực dương của nguồn điện một chiều. Phương pháp bảo vệ anôt có yêu cầu kỹ thuật cao, nếu có sơ suất nhỏ, thiếu chuẩn xác thì công trình bị phá huỷ nhanh gấp rất nhiều lần.Phương pháp bảo vệ anốt phải kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu kỹ thuật cao.
3.1. bảo vệ anot.
Phương pháp bảo vệ anốt được dùng để bảo vệ cho các thiết bị trong sản xuất hoá chất, phân bón có diện tích không lớn.Chỉ dùng để bảo vệ vật liệu kim loại có khả năng thụ động trong môi trường chất điện ly.Nguồn cung cấp phân cực anốt phải ổn định liên tục, phải có hệ thống điều khiển tự động để kiểm soát quá trình bảo vệ.
Nguyên lý bảo vệ anốt:
Phân cực công trình kim loại về điện thế dương ở vào vùng thụ động, khi đó tốc độ ăn mòn nhỏ nhất.
Bảo vệ anốt có thể thực hiện bằng 2 cách:
Nối thiết bị với vật liệu kim loại có điện thế dương hơn điện thế của thiết bị;
hoặc là nối thiết bị cần bảo vệ với cực dương của nguồn điện một chiều bên ngoài.
Ứng dụng bảo vệ anốt trong các trường hợp:
Bảo vệ anốt được đưa ra để bảo vệ cho gang, thép, thép không rỉ trong một số môi trường sau:
Thiết bị truyền nhiệt thép không rỉ xử lý cô đặc axit H2SO4
Bảo vệ thiết bị bằng gang, thép hợp kim gia nhiệt axit H2SO4
Thép không gỉ độ bền cao trong môi trường axit acetic
Thép các bon cho các thiết bị sản xuất phân bón có chứa phôtphát
Thép bền cao, thép không gỉ các thiết bị xưởng sản xuất H3PO4 và các bể chứa.
Hệ thống bảo vệ anốt gồm:
Điện cực catốt: Thép không rỉ , thép Ferosilic, Pb, molipden 99%…
Điện cực so sánh: để xác định điện thế bảo vệ của hệ thống
Nguồn điện một chiều: là thiết bị chuyên dụng có yêu cầu kỹ thuật riêng cho bảo vệ catốt,thiết bị đo lường, điều khiển thông số bảo vệ hệ thống dây dẫn tiếp điện.
Bộ phận phụ kiện khác: Bích cách điện, vòng đệm…..
3.2. Bảo vệ catốt công trình ngầm.
Nguyên tắc bảo vệ catốt là phân cực công trình kim loại cần bảo vệ đến một giá trị điện thế âm- tại đó công trình kim loại không bị ăn mòn. Nó có thể thực hiện bằng cách nối công trình kim loại cần bảo vệ với cực âm của nguồn điện một chiều ( trạm ca tốt-dòng điện cưỡng bức) hoặc là nối công trình kim loại cần bảo vệ với một kim loại có điện thế âm hơn điện thế của công trình (protector).
Gồm 2 phương pháp:
a. Phương pháp bảo vệ catốt bằng thiết bị protectơ (Sacrificial anode)
Phương pháp bảo vệ bằng Protectơ là nối công trình cần bảo vệ với một kim loại có điện thế âm hơn điện thế công trình, kim loại đó gọi là Protectơ- anôt hy sinh.Trong qúa trình làm việc thì protectơ bị ăn mòn và công trình kim loại được bảo vệ, phương pháp bảo vệ catốt bằng thiết bị protectơ (Sacrificial anode).Trong qúa trình làm việc thì protectơ bị ăn mòn và công trình kim loại được bảo vệ.
Cơ chế :
Protectơ bị ăn mòn hoà tan thành dạng ion theo phản ứng tổng quát
Me - ne à Men+
Al – 3e à Al3+
Zn – 2e à Zn2+
Mg – 2e à Mg2+
Các ion dương của anôt tan ra chuyển vào môi trường ăn mòn ở các dạng hợp chất khác nhau, tuỳ vào môi trường
Trong môi trường chất điện ly, thép bị ăn mòn theo cơ chế:
Fe – ne ---> Fen+ ----> hợp chất khác nhau (oxit, hydroxyt, muối) tuỳ theo môi trường. Phản ứng sinh ra điện tử e sẽ tạo dòng điện ganvanic. Khi nối Protectơ với công trình thép trong môi trường chất điện ly thì sẽ sinh ra dòng điện ngược với dòng điện ganvanic, ngăn cản quá trình ăn mòn thép.
b. Phương pháp bảo vệ bằng trạm catốt (Impressed Current Systems)
Phương pháp bảo vệ bằng trạm catôt là nối công trình cần bảo vệ với cực âm (-) của máy catốt. Điện cực anốt nối với cực dương (+) của máy catốt.Khi máy catốt phân cực công trình đến một giá trị điện thế nhất định thì công trình kim loại được bảo vệ.Điện thế bảo vệ công trình thép trong đất, nước biển là âm 0,85 V ( Cu/ CuSO4) .Điện thế bảo vệ công trình phụ thuôc vào vật liệu, môi trường bảo vệ.
Bảo vệ ca tốt bằng dòng điện ngoài:
Khi bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài thì trên bề mặt công trình thép ( cực âm -) xảy ra phản ứng:
2H+ + 2e ----> H2 (1)
hoặc là Men+ + ne ----> Me kết tủa sản phẩm catốt (2)
Trên điện cực anốt ( cực dương +) xẩy ra phản ứng : Me – ne ---> Men+ --->
Tạo thành sản phẩm anôt (3)
hoặc là : 4OH- 4e ---> O2 + 2H2O (4)
Phản ứng trên các điện cực chỉ xẩy ra ở một điện thế thích hợp:
Nếu điện cực anốt trơ thì phản ứng (3) không xẩy ra mà chỉ có phản ứng trao đổi điện tử (phản ứng 4) trên điện cực.
Hệ thống trạm catốt bao gồm:
- Trạm catôt
- Hệ thống cáp dẫn
- Hệ thống điện cực anôt
- Chất bọc điện cực anôt
- Điện cực so sánh
- Các phụ kiện cho điện cực anôt
- Hộp kiểm tra, hộp nối
- Tiếp địa, bích cách điện, các phụ kiện khác ….
- Trạm catôt ( Rectifier)
3.3. Một số loại vật liệu, thiết bị dùng trong kỹ thuật bảo vệ điện hoá công trình dầu khí.
Vật liệu chế tạo Protectơ : yêu cầu kỹ thuật của protectơ :
Thành phần: Nền Mg, các nguyên tố hợp kim hoá: Al,
- Có điện thế đủ âm và ổn định trong suốt quá trình làm việc
- Có khả năng sinh ra dòng điện đủ lớn và ổn định
- Ít bị phân cực và không thụ động, hòa tan đều sau thời gian làm việc
- Dung lượng và hiệu suất sản dòng lớn
- Không gây phản ứng phụ độc hại, nguy hiểm cho môi sinh.
- Giá thành rẻ và sử dụng đơn giản.
- Các kim loại và hợp kim có điện thế âm hơn kim loại cần bảo vệ trong cùng môi trường đều có khả năng làm vật liệu protectơ. Tùy theo vật liệu công trình cần bảo vệ mà có thể lựa chọn được các loại protectơ thích hợp.
3.3.1. Protectơ Mg:
Thành phần: Nền Mg, các nguyên tố hợp kim hoá: Al, Zn, Mn, …Điện thế khoảng âm 1450 đến âm 1600mV,dung lượng khoảng 1350 – 1400 ah/kg, hiệu suất dòng khoảng 45-50%; vật liệu này được nghiên cứu sử dụng làm protectơ từ rất lâu. Tỷ trọng khoảng 2,1g/cm3, Nó có một số tính chất đặc biệt tốt mà ở các vật liệu khác không có được: Dòng điện lớn, không thụ động. Điện thế tiêu chuẩn của nó khá âm, khả năng hoạt động tốt trong các môi trường. Độ tiêu hao rất lớn, giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp.
3.3.2. Protectơ kẽm
Kẽm và hợp kim kẽm làm protectơ trong những trường hợp đặc biệt.Thành phần: Nền Zn, các nguyên tố hợp kim hóa là Al, Mg, Mn,Cd…Protectơ kẽm có điện thế khoảng âm 920 đến âm 1030 mV,hiệu suất sản dòng khoảng 90-98%, dung lượng khoảng 800-950 A.h/kg. Có tính chất điện hoá không cao như các loại protectơ Nhôm, Mg; nên nó chỉ được dùng bảo vệ những nơi dễ cháy nổ.
3.3.3. Protectơ nhôm
Thành phần: nền nhôm, các nguyên tố hợp kim hoá là Zn, Mg, Mn, In, Sn, S…Điện thế khoảng âm 1050 đến âm 1150 mV, dung lượng khoảng 2500-2800 ah/kg, hiệu suất sản dòng khoảng 80-85%. Đặc tính của protectơ tuỳ thuộc theo thành phần và môi trường làm việc.
3.4. Trạm catôt.
Điện cực anôt dùng cho trạm catốt:
Khi bảo vệ bằng dòng điện ngoài thì điện cực anốt thường được sử dụng là: Graphit, hợp kim chì, thép, Ferosilic, Ti, Pt, Rutindihỗn hợp oxit kim loại và một số vật liệu compozit có độ bền cao.Các loại vật liệu Titan, Ta hay Nb có độ bền cơ cao, bền hoá cao, độ tiêu hao nhỏ, mật độ dòng cho phép lớn hơn so với các vật liệu khác nhưng giá thành đắt, vật liệu hiếm nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, khi mà các vật liệu khác không đáp ứng được. Bởi vậy sử dụng các loại điện cực vật liệu Ti, Pt, Ru còn nhiều hạn chế.Các hợp kim của chì được sử dụng từ lâu, nhưng chì là nguyên tố độc hại, dễ tạo màng sản phẩm thụ động, bám chắc, làm tăng điện trở. Bởi vậy hợp kim chì tuy có độ bền cao nhưng không còn được sử dụng rộng rãi như các vật liệu khác.Graphit không bền, độ tiêu hao lớn điện cực anôt dùng bảo vệ bằng dòng ngoài.Điện cực Ferosilic hoặc điện cực compozit oxit kim loại có độ bền cao. Điện cực Ferosilic được dùng nhiều, nó độ bền cao, giá thành rẻ, không độc hại điện cực, Ti, Pt, compozit oxit có độ bền cao, giá thành đắt .Kích thước khối lượng, hình dạng của điện cực anốt phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.
Yêu cầu của điện cực anôt trơ:
- Độ bền hoá, bền cơ cao
- Độ dẫn điện tốt,
- Điện cực phải có khả năng tản nhiệt tốt,
- Cấu trúc hạt đồng đều, không thụ động và có khả năng hạn chế các phản ứng phụ xảy ra.Không gây độc hại cho môi trường, giá thành thấp.
-Điện cực anốt dùng cho trạm catốt
Thường dùng điện cực Ferosilic hoặc điện cực compozit oxit kim loại có độ bền cao. Kích thước khối lượng, hình dạng của điện cực anốt phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.
Chất bọc điện cực anốt trơ dùng cho hệ thống bảo vệ bằng trạm catốt:
Khi bảo vệ catốt bằng trạm catốt các công trình sâu trong lòng đất thì cần phải có chất bọc điện cực anốt. Chất bọc điện cực phải có khả năng tản nhiệt tốt, dẫn điện tốt, có độ xốp để dễ thoát khí, chống thụ động bề mặt điện cực và có khả năng hạn chế các phản ứng phụ xẩy ra, không gây độc hại cho môi trường.Thành phần của chất bọc anốt trơ chủ yếu là than cốc, graphit. Hàm lượng Sunfua và các hoá chất trong bột cốc không vượt quá 6 %. Cỡ hạt của chất bọc là thông số cần thiết; nếu cỡ hạt lớn quá thì tính dẫn của vật liệu bọc kém. Nếu cỡ hạt quá nhỏ mịn thì độ lèn chặt xếp khít cao, giảm độ xốp, khi phân cực thì sự thoát khí ở vùng lân cận điện cực kém, giảm khả năng hoạt động của hệ thống.
Ngoài ra khi đặt điện cực trong giếng anôt thì còn có một số các phụ kiện để điện cực anốt hoạt động tốt trong môi trường chất bọc. Các phụ kiện đi kèm điện cực anốt gồm:
Yêu cầu của chất bọc điện cực anốt trơ:
- Có độ hạt đồng đều, đạt độ xốp để dễ thoát khí
- Có khả năng dẫn điện, tản nhiệt tốt
- Không gây thụ động cho điện cực
- Không có phản ứng phụ, gây độc hại cho môi sinh
Thành phần của chất bọc anốt trơ:
- Thành phần chủ yếu là than cốc, graphit, phụ gia.
- Hàm lượng Sunfua và các hoá chất trong bột cốc không vượt quá 6 %.
- Cỡ hạt của chất bọc: nếu cỡ hạt lớn quá thì tính dẫn của vật liệu bọc kém. Nếu cỡ hạt quá nhỏ mịn thì độ lèn chặt xếp khít cao, giảm độ xốp, giảm khả năng hoạt động của hệ thống.
3.5. Trạm catốt, hệ thống cáp dẫn và phụ kiện.
Trạm catốt là thiết bị chuyên dụng, thiết bị này chỉ để dùng cho bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài.Trạm catốt cung cấp nguồn điện một chiều cho hệ thống bảo vệ catôt. Trạm catốt được thiết kế lựa chọn tuỳ thuộc vào từng loại công trình. Trạm catốt có điện thế đầu vào là 220 V, 380V 3 pha xoay chiều.Điện thế đầu ra một chiều thay đổi từ 3 đến 48 V nhưng có thể cung cấp dòng ngoài từ khoảng 1-2 ampe đến hàng trăm ampe mà vẫn ổn định trong thời gian dài. Trạm catốt phải có hệ thống tản nhiệt tốt, tiếp địa an toàn và chịu được tải lượng lớn trong suốt thời gian dài.Trạm catốt có thể được chế tạo hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc không tự động. Các tín hiệu bảo vệ hệ thống được thu thập và xử lý, điều khiển sao cho điện thế công trình cần bảo vệ ổn định, đạt ở điện thế cần thiết.Khảo sát điều kiện hoạt động của công trình kim loại cần bảo vệ.Để chống ăn mòn công trình thì khảo sát thiết kế là vấn đề quan trọng. Khảo sát công trình, đặc trưng của công trình, tác nhân gây ăn mòn độ lớn công trình, và diện tích cần chống ăn mòn, các công trình lân cận,yêu cầu chế độ công nghệ, môi trường làm việc, thời gian bảo vệ công trình.Từ đó phương án thiết kế và giải pháp thi công thích hợp có hiệu quả bảo vệ cao. Lựa chọn giải pháp thiêt kế khi diện tích công trình lớn, thời gian làm việc lâu dài thì nên chọn bảo vệ bằng trạm catôt sẽ có hiệu quả cao. Cầu cảng, dàn khoan, tuyến ống ngầm, tấm chắn đập nước, vỏ tàu thuỷ, ponton ... nên bảo vệ bằng trạm catốt. Bảo vệ bằng trạm catốt có đầu tư ban đầu thấp, ít bị mất điện cực nhưng phải kiểm tra theo dõi hoạt động thường xuyên. Trong môi trường có nhiều công trình ngầm thì việc bảo vệ bằng trạm catốt phải được khảo sát, lắp đặt rất cẩn trọng, nếu không sẽ gây ra ăn mòn do dòng điện rò các công trình lân cận, tốc độ phá huỷ rất nhanh.Trong trường hợp quá phức tạp thì dùng phương pháp bảo vệ bằng protectơ sẽ an toàn hơn. Với các công trình thiết bị nhỏ, điều kiện cung cấp điện không thuận lợi thì nên dùng protectơ.Bảo vệ bằng Protectơ có chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng trong quá trình làm việc an toàn, ít phải sửa chữa, bảo dưỡng hiệu chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì thiết bị protectơ hay bị mất cắp, nếu phải thay thế thì rất tốn kém.Có thể dùng kết hợp cả 2 phương pháp bảo vệ bằng protectơ và trạm catốt để bảo vệ, nhưng phải có cách ly điện công trình.
Các thông số kỹ thuật bảo vệ điện hoá công trình công nghiệp:
Thông số bảo vệ điện hoá phải đạt theo tiêu chuẩn quy định của công trình cần bảo vệ. Có thể theo các tiêu chuẩn quốc tế N.A.C.E, Foster While, ImpAlloy CPTech ....hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Điện thế bảo vệ
2. Dòng điện, mật độ dòng điện bảo vệ
Điện thế bảo vệ:
Điện thế bảo vệ tối thiểu kim loại trong các môi trường khác nhau
Vật liệu Môi trường điện thế bảo vệ(-V, Cu/CuSO4 )
Thép CT3 Nước biển 0,850
Thép CT3 Axit 0,950
Thép Cr (>16% Cr) Nước trung tính 0,100
Thép Cr Nước biển 0, 300
Thép Cr Nước nóng chứa Cl- 0,181
Cu Nước trung tính 0. 280
Thép C45 trong bêtông mặn 0.75-0,95,
Dòng điện, mật độ dòng điện bảo vệ:
Mật độ dòng điện là thông số được quan tâm khi thiết kế chống ăn mòn công trình (tính bằng A/m2, mA/cm2), nó là đại lượng thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Tuỳ theo đặc điểm công trình mà lựa chọn mật độ dòng điện bảo vệ thích hợp cho tiêu chuẩn thiết kế công trình,một số thông số mật độ dòng bảo vệ.
mật độ dòng bảo vệ của vật liệu kim loại trong các môi trường:
Vật liệu Môi trường sử dụng Mật độ dòng bảovệ(A/m2)
Thép Nước ngọt không sơn 0,04 ---> 0,070
Thép Nước ngọt, sơn tốt 0,0001 ---> 0,001
Thép Nước biển, tĩnh không sơn,
chưa có cặn lắng 0,5 ---> 1,0
Thép Nước biển tĩnh, không sơn ,
có cặn lắng 0,05 ---> 0,10
Thép Nước biển động, không sơn,
có hà ,cặn 0,03 ---> 0,3
Ống thép,,, Trong đất, bọc atphan, sau 10 năm 0,001 ---> 0,003
Quy chuẩn bảo vệ catốt đường ống ngầm
Công trình đường ống phải được chống ăn mòn kim loại:
Đường ống phải được bảo vệ kết hợp bằng phương pháp bọc sơn chống ăn mòn và các phương pháp bảo vệ điện hoá trạm catôt hoặc Protectơ.Các phương tiện bảo vệ điện hoá phải được đưa vào hoạt động chậm nhất là sau 1 tháng kể từ ngày đưa đường ống vào vận hành.Đường ống chính phải được bảo vệ điện hoá liên tục, những nơi đường ống rẽ vào kho hoặc bên xuất phải dùng bích cách điện.Điện thế công trình kim loại thép phải đạt từ giá trị từ âm 1,52v đến âm 0,85 V so với điện cực Cu/CuSO4. Trạm catốt phải có biển báo, và phải có nhật ký ghi lại hoạt động của hệ thống trạm.Trạm catốt phải có tiếp đất và bảo vệ chống sét, phải đặt ở nơi có điện trở nhỏ nhất.Điện cực anốt phải đặt ở nơi có điện trở nhỏ, có thể đặt ở ruộng anôt hoặc giếng anôt. Tuỳ theo điều kiện phải dùng chất bọc anôt.Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống trạm catốt để có kế hoạch bảo dưỡng thay thế. Trạm catốt phải được bảo dưỡng, vận hành theo đúng hướng dẫn kỹ thuật vận hành sử dụng của nhà cung cấp hệ thống tr