Tiểu luận Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế Việt Nam

Các nhà kinh tế học trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong lòng mỗi quốc gia luôn tồn tại hai nền kinh tế, một nền kinh tế chính thức và một khu vực kinh tế “ngầm”. “Nền kinh tế chính thống (công khai và hợp pháp) coi như dễ thấy và dễ hiểu đi. Còn kinh tế ngầm thì không thấy, có khi thấy mà không biết và có khi thấy rõ đến hoang mang, đau lòng”, kỹ sư /nhà thơ Hồ Phi Phục trong Chuyên luận Kinh tế ngầm của mình đã viết. Tại Việt Nam, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế chính thức (là nền kinh tế mà Chính phủ và các thể chế tài chính định lượng được như GDP, thuế, đóng góp an sinh xã hội.), thì quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã tạo ra một khu vực kinh tế mới là kết quả của những mối quan hệ thị trường mới, phức tạp đa dạng cộng với hệ quả của sự quản lý còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm của Nhà nước. Khu vực đó được gọi là khu vực kinh tế “ngầm”. Với quy mô ngày càng mở rộng của khu vực kinh tế này cùng với sự mất kiểm soát của Nhà nước đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bên cạnh một số lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến nền kinh tế Việt Nam” với mục đích tìm hiểu những tác động của khu vực kinh tế này đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp có thể giải quyết được những ảnh hưởng tiêu cực mà khu vực kinh tế này gây ra cũng như tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với kinh tế ngầm. Kết cấu tiểu luận gồm ba phần chính: Phần 1: Tổng quan về kinh tế ngầm ở Việt Nam Phần 2: Ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến nền kinh tế Việt Nam Phần 3: Một số quan điểm về kinh tế ngầm và gợi ý giải pháp kiểm soát kinh tế ngầm

docx32 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế Việt Nam Giảng viên hướng dẫn Thực hiện : PGS.TS. Hoàng Xuân Bình : Nhóm Kinh Tế Vĩ Mô 8 Hoàng Anh Thư Đinh Thị Bích Ngọc Bùi Thị Hằng Anh Triệu Bích Phương Hà Song Thương Phạm Huyền Trang Nguyễn Việt Khánh Linh Nguyễn Thu Hằng Vũ Thị Minh Hồng Nguyễn Thị Huyền Trang Nguyễn Thị Quỳnh Như Đặng Thị Như Quỳnh Hà Nội, tháng 11 năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Các nhà kinh tế học trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong lòng mỗi quốc gia luôn tồn tại hai nền kinh tế, một nền kinh tế chính thức và một khu vực kinh tế “ngầm”. “Nền kinh tế chính thống (công khai và hợp pháp) coi như dễ thấy và dễ hiểu đi. Còn kinh tế ngầm thì không thấy, có khi thấy mà không biết và có khi thấy rõ đến hoang mang, đau lòng”, kỹ sư /nhà thơ Hồ Phi Phục trong Chuyên luận Kinh tế ngầm của mình đã viết. Tại Việt Nam, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế chính thức (là nền kinh tế mà Chính phủ và các thể chế tài chính định lượng được như GDP, thuế, đóng góp an sinh xã hội...), thì quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã tạo ra một khu vực kinh tế mới là kết quả của những mối quan hệ thị trường mới, phức tạp đa dạng cộng với hệ quả của sự quản lý còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm của Nhà nước. Khu vực đó được gọi là khu vực kinh tế “ngầm”. Với quy mô ngày càng mở rộng của khu vực kinh tế này cùng với sự mất kiểm soát của Nhà nước đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bên cạnh một số lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến nền kinh tế Việt Nam” với mục đích tìm hiểu những tác động của khu vực kinh tế này đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp có thể giải quyết được những ảnh hưởng tiêu cực mà khu vực kinh tế này gây ra cũng như tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với kinh tế ngầm. Kết cấu tiểu luận gồm ba phần chính: Phần 1: Tổng quan về kinh tế ngầm ở Việt Nam Phần 2: Ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến nền kinh tế Việt Nam Phần 3: Một số quan điểm về kinh tế ngầm và gợi ý giải pháp kiểm soát kinh tế ngầm Để hoàn thành được tiểu luận này, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Hoàng Xuân Bình đã hết lòng hướng dẫn, đóng góp ý kiến và giải đáp thắc mắc cho nhóm nghiên cứu trong quá trình lập đề cương và viết bài. Trong quá trình viết bài, do thời gian tìm hiểu chưa nhiều cũng như kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được thêm những góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Phần 1: Tổng quan về kinh tế ngầm ở Việt Nam Vài nét cơ bản về kinh tế ngầm Khái niệm “Kinh tế ngầm là những hoạt động như đánh bạc, mại dâm, buôn bán ma túy, công việc của những người nhập cư bất hợp pháp, hoạt động dịch vụ đổi dịch vụ, khai khống tài khoản chi tiêu, buôn lậu và kể cả trồng cây nông sản ở nhà...” (Paul A Samuelson, 2007) Ngoài ra, còn có rất nhiều quan điểm nhận định về khu vực kinh tế ngầm trên thế giới. Sau đây, nhóm nghiên cứu xin được trích dẫn một số quan điểm tiêu biểu. Bảng 1.1: Tóm tắt quan niệm của các nước, tổ chức, khu vực về khu vực kinh tế ngầm STT Các nước hoặc các tổ chức Nội dung 1 Quan niệm của Liên minh châu Âu EU Kinh tế chìm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống kê và không định lượng được 2 Quan niệm của Ngân hàng thế giới Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc cá nhân cố ý khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo 3 Quan niệm của Cộng hòa liên bang Đức Khu vực phi chính quy ở các nước thế giới thứ ba là mảnh đất nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn làm việc trong hệ thống kinh tế chính thức nhưng không tìm được việc làm ở đó 4 Quan niệm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD Kinh tế ngầm biểu thị tất cả các hoạt động không được tính trong GDP. Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình. Nguồn: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, 1997, tr 8-9 và Nhóm nghiên cứu, 2013, tr 6 Thực chất, Kinh tế ngầm (Underground economy) hay còn gọi là kinh tế phi chính thức được hiểu là tất cả các khoản tiền và việc làm được tạo ra bên ngoài nền kinh tế chính thức, bất kể việc khu vực kinh tế này được cho là hợp pháp hay bất hợp pháp. (Hoàng Xuân Bình, 2014, tr 54-55) Nói một cách đơn giản, kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không liên quan đến thuế, luật hoặc các quy định thương mại. Nó còn được các chuyên gia đặt cho những cái tên khác nhau như Underdog, nền kinh tế bóng, nền kinh tế song song hoặc kinh doanh ma Bảng 1.2: So sánh hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp của kinh tế ngầm Hoạt động bất hợp pháp Hoạt động hợp pháp Khái niệm Những hoạt động giao dịch không có hóa đơn, không có sự kiểm soát của nhà nước nhằm tránh, trốn thuế và sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Đặc điểm -Mức độ nguy hiểm cao hơn -Gây tổn thương nặng nề tới nền kinh tế chính thức -Thường có chủ đích, mục đích xấu -Lửng lơ, gây hại ít hơn -Cần được giới hạn hoạt động trong phạm vi hợp lý -Có thể hướng nó từng bước hòa vào kinh tế chính thống Biểu hiện Những giao dịch bằng tiền Những giao dịch không bằng tiền Trốn thuế Tránh thuế Buôn bán đồ ăn cắp, thuốc phiện, ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu, lừa lọc, Trao đổi thuốc phiện, ma túy, hàng hóa ăn cắp, hàng buôn lậu, sản xuất chế tạo thuốc, ăn cắp với mục đích sử dụng cá nhân,.. -Các hoạt động kinh doanh cá nhân không khai báo với cơ quan thuế -Tiền lương, thu nhập, hoa hồng có từ các hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng không trình báo, -Các hoạt động buôn bán hàng hóa và dịch vụ tự phát -Các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ lẻ thường là hộ gia đình, Nguồn: Friedrich Schneider with Dominik Enste, 2002 Nguyên nhân hình thành Qua những bài nghiên cứu (Lippert and Walker, 1997) và (Nguyễn Đình Cung, 2003), có thể xác định được năm nguyên nhân chính hình thành khu vực kinh tế ngầm như sau: Quá trình chuyển đổi Quá trình chuyển đổi đã làm bùng phát nhiều mối quan hệ thị trường phức tạp trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, cộng với sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của một thể chế quản lí mới là nguyên nhân chủ yếu hình thành khu vực kinh tế ngầm. Cụ thể như hệ thống thanh toán qua ngân hàng chưa được áp dụng một cách phổ biến. Việc phát triển thương mại điện tử (E-commerce) Việc phát triển thương mại điện tử cũng làm tăng thêm quy mô của kinh tế ngầm. Ví dụ: Ebay có trên 40 triệu người sử dụng trên toàn thế giới. Người mua theo đúng pháp luật là phải thực hiện nghĩa vụ trả thuế. Tuy nhiên, không có một báo cáo cụ thể chính xác nào về số giao dịch đã diễn ra, chính phủ cũng hiếm khi can thiệp và kiểm soát được hoạt động của họ. Sự điều tiết của chính phủ và thuế cao Sự điều tiết của chính phủ và thuế cao đã khiến cho một phần ba tổng sản lượng do nền kinh tế ngầm sản xuất. Hầu hết các hoạt động ngầm đều xuất phát từ động cơ mong muốn giảm thuế hoặc tránh sự kiểm soát hay trừng phạt của chính phủ. Hạn chế trong nền kinh tế chính thức Những hạn chế trong nền kinh tế chính thức như tiền lương, các thủ tục, các quy định cũng gián tiếp thúc đẩy sự hình thành của các hoạt động kinh tế ngầm. Có thể thấy, tất cả những nguyên nhân được đề cập đến ở trên đã tạo điều kiện hình thành một khu vực kinh tế nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Quá trình phát triển khu vực kinh tế ngầm ở Đông Nam Á Bảng 1.3: Quy mô kinh tế ngầm các quốc gia Đông Nam Á Đơn vị: % Quy mô kinh tế ngầm Việt Nam Campuchia Indonesia Lào Malaysia Thái Lan Philipines Myanmar Tối thiểu 10.69 35.37 15.21 30.07 24.76 50.33 27.83 49.66 Tối đa 29.04 50.67 25.64 51.61 38.47 59.29 63.92 72.35 Trung bình 18.59 45.2 19.65 37.54 28.69 52.58 43.48 59.65 Tỉ lệ tăng/giảm trung bình 6.15 -1.32 1.58 2.91 0.81 -0.01 3.46 0.06 Nguồn: Vũ Hồng Đức, Lý Hưng Thuận, 2014, tr 42 Quan sát Bảng 1.3, ta có thể đưa ra nhận định như sau: Trong 8 nước ASEAN thì Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng quy mô kinh tế ngầm lớn nhất, sau đó lần lượt là Philipins, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar. Riêng hai nước Campuchia và Thái Lan thì quy mô kinh tế ngầm có xu hướng giảm sút. Hình 1.1: So sánh giá trị kinh tế ngầm và tổng giá trị GDP của 8 nước ASEAN (Đơn vị: tỷ USD) Nguồn: Vũ Hồng Đức, Lý Hưng Thuận 2014, tr 44 Nhìn vào Hình 1.1, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bành trướng trong quy mô của các hoạt động trong kinh tế ngầm. Từ năm 1995 đến 2014, tại 8 quốc gia ASEAN (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipins, Myanmar), giá trị GDP của khu vực kinh tế ngầm ngày càng tăng so với nền kinh tế chính thức: Nhìn chung, cả nền kinh tế chính thức và kinh tế ngầm đều có xu hướng tăng mạnh theo thời gian. Đối với khu vực kinh tế chính thức, tổng giá trị GDP đã tăng mạnh từ 560.7 tỷ USD (1995) lên tới 2176.9 tỷ USD (2014), tăng tới 1616.2 tỷ USD. Còn đối với khu vực kinh tế ngầm, sự tăng trưởng về giá trị có khiên tốn hơn nhưng biên độ tăng cũng tương đối lớn. Tăng từ 164 tỷ USD (1995) lên đến 732 tỷ USD (2014), tăng tới 568 tỷ USD. Xét về độ chênh lệch giữa hai khu vực kinh tế thì giá trị chênh lệch vẫn là rất đáng kể. Năm 1995, độ chênh lệch giữa hai khu vực kinh tế về giá trị GDP là 396.7 tỷ USD. Năm 2000, giá trị này giảm nhẹ còn 325.2 tỷ USD. Sau năm 2000, khu vực kinh tế ngầm bắt đầu bùng phát mạnh mẽ. Các chuyên gia dự đoán quy mô kinh tế ngầm ở khu vực ASEAN sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai do nhiều nguyên nhân nhưng sự phát triển của nó vẫn chưa phải là vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế vĩ mô. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm Việt Nam Lịch sử phát triển qua các thời kì Thời Pháp thuộc: Với sự phát triển của các đô thị, trung tâm văn hóa và kinh tế lớn, cuộc sống cao cấp của tầng lớp trên đã kéo theo sự hình thành của các loại dịch vụ như kéo xe tay, con ở Ngoài ra, những gánh hàng rong cũng tồn tại ở thời kì này. Từ đó thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngầm tồn tại và phát triển. Giai đoạn 1954-1975: Trong thời kỳ này, Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng với hai chế độ chính trị và kinh tế khác nhau (Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tuy vậy, vẫn tồn tại “chợ đen” tại Sài Gòn, vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán "hàng PX Mỹ" - được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam). Nguồn: T.B, 2014. Thời kì trước đổi mới: Là thời kì của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Về mặt pháp lí, kinh tế ngầm không được phép tồn tại. Trên thực tế vẫn tồn tại những hoạt động phi chính thức như sửa chữa xe đạp, bán hàng rong, buôn hàng trốn thuế, bán quán Do vậy không có số liệu chính thức cho các hoạt động này. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1986-1999) Có sự bùng nổ và phát triển của kinh tế ngầm và các hoạt động phi chính thức. Tuy vậy, sự bùng nổ này cũng chưa thể hiện hết trên số liệu thống kê bởi sự xuất hiện của nhiều hoạt động kinh tế mới nhưng chưa được xếp loại vào khu vực kinh tế nào. Từ năm 1999 đến nay Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam dao động từ 20% đến 50% giá trị GDP cả nước trong giai đoạn 1999-2014. Điều đáng lo ngại là quy mô kinh tế ngầm gia tăng đáng kể trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt là vào giao đoạn 2007-2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở châu Á. Hình 2.1: Quy mô kinh tế ngầm Việt Nam giao đoạn 2002-2013 Nguồn: Vũ Hồng Đức và cộng sự, 2015, tr 113 Biểu hiện và thực trạng hiện nay Biểu hiện Theo những nghiên cứu của (Phương Ly, 2011), biểu hiện kinh tế ngầm ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, bao gồm: Những hộ kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các hộ kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh. Số này chiếm khá lớn, ước tính đến hơn một nửa số hộ kinh doanh cá thể hiện nay không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Taxi “dù”, xe khách “dù” là trường hợp điển hình của loại này. Có đăng ký kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật. Loại này cũng có nhiều dạng như: Kinh doanh các ngành, nghề ngoài ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Không ghi chép và báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh, giấu doanh thu, lợi tức. Có thuê lao động nhưng không hợp đồng lao động, không đăng ký lao động. Kinh doanh các ngành, nghề phải có giấy phép mà không xin phép Kinh doanh các ngành, nghề tư nhân không được quyền kinh doanh. Các yếu tố tác động đến kinh tế ngầm Việt Nam Nhóm các yếu tố kinh tế Mức độ cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường Mức độ cân đối giữa các khu vực, ngành của nền kinh tế quốc dân Sức mua hạn hẹp của người dân và năng lực giải quyết vấn đề dân sinh của nhà nước Chính sách thuế của Chính phủ Tỷ lệ thất nghiệp Nhóm các yếu tố chính trị- xã hội (nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh vấn đề kinh tế ngầm) Chính quyền mất uy tín với dân chúng Chính quyền vi phạm các cam kết về trách nhiệm xã hội Hệ thống pháp luật không đầy đủ và thiếu đồng bộ, điều này đặc biệt thường gặp ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở nước ta Khả năng thực thi pháp luật còn nhiều bất cập Hiệu quả quản lý hành chính thấp, bộ máy công quyền quan liêu, tham nhũng cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hoạt động tạo thu nhập bất hợp pháp. Tóm lại, trên đây là một số yếu tố cơ bản làm nảy sinh và kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm. Tuy nhiên đây không phải là tất cả bởi bản chất cuộc sống luôn luôn vận động, do đó khu vực kinh tế ngầm cũng luôn luôn thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ ràng, “ngầm” không phải lúc nào cũng xấu. Nhiều hoạt động ngầm nhìn từ một khía cạnh nào đó lại có ý nghĩa hết sức tích cực. Nó tạo công ăn việc làm, giúp lưu thông hàng hóa, cân đối cung cầu, điều tiết nền kinh tế, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân Những việc mà không phải lúc nào nền kinh tế chính thức cũng thực hiện tốt được. Phần 2: Ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến nền kinh tế Việt Nam Ảnh hưởng đến tổng sản lượng Theo những cuộc khảo sát và nghiên cứu trên trang mạng uy tín các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng: những hoạt động kinh tế ngầm được sự hỗ trợ của đồng vốn trong dân mà số liệu ước tính có thể chiếm đến phân nửa GDP tiềm ẩn dưới dạng vàng, đô la và bất động sản. Điều đó lý giải nguyên nhân vì sao nền kinh tế Việt Nam dù trải qua nhiều biến động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng cuộc sống người dân vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Theo Tổng cục thống kê thì tổng sản phẩm nội địa theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2014, GDP của Hà Nội liên tục tăng (trong khi mức tăng GDP khu vực nhà nước giảm 0,61% , khu vực ngoài nhà nước lại tăng 0,37%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tới là 2,71%) mà theo nghiên cứu cho thấy các hoạt động kinh tế ngầm chủ yếu xuất hiện trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước. Đó chính là lí do giải thích vì sao hai khu vực này không có mức tăng trưởng cao như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do khi lạm phát tăng cao, chi phí sản xuất leo thang buộc các doanh nghiệp phải tính biện pháp để giảm phí, các hoạt động ngầm vì thế mà gia tăng về quy mô. Các nhóm hoạt động này phát triển theo hướng trốn thuế, trách công khai các khoản thu nhập thậm chí và gian lận thương mại. Các hoạt động kinh tế ngầm khiến cho việc tính toán giá trị GDP không được chính xác, làm cho chỉ số này chưa phản ánh được một cách toàn diện tình hình phát triển kinh tế của một đất nước. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ đó dẫn đến sự gia tăng chênh lệch tổng giá trị GDP giữa các nước phát triển và đang phát triển hay kém phát triển. Thực tế thì để ước tính giá trị GDP của khu vực kinh tế ngầm là rất khó khăn. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vĩ mô Thu chi ngân sách nhà nước Bảng 2.1: Tình hình thu chi ngân sách nhà nước (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thu ngân sách 273.141 303.472 396.679 493.675 519.836 495.189 Chi ngân sách 360.441 432.172 519.279 633.875 681.836 719.189 Nguồn: Bộ Tài Chính Hình 2.1: Tình hình thu chi ngân sách nhà nước (Đơn vị: Tỷ đồng) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, khi nền kinh tế ngầm phát triển, đặc biệt là các hoạt động kinh tế không khai báo thuế thì nguồn thu ngân sách của Nhà nước sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm hoặc tăng nhưng không đáp ứng nhu cầu chi ngân sách. Tăng trưởng kinh tế Ảnh hưởng tiêu cực Chính tính chất “ngầm”, không minh bạch, rõ ràng của các hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức này khiến cho nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và có những tác động rõ rệt đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, nó tác động đến các khía cạnh cấu thành lên chỉ số tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Với các nền kinh tế phát triển, kinh tế ngầm chiếm khoảng 14-16% GDP và 30-40% GDP với các nền kinh tế đang phát triển. Như vậy, kinh tế ngầm sẽ ảnh hưởng đến việc điều tra thu thập dữ liệu thống kê, dẫn đến cái nhìn tổng quan và sự hoạch định sai lệch cho các đường lối, hướng đi của đất nước. Tương tự như các nước trên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực rất lớn từ các hoạt động kinh tế ngầm. Nếu chúng ta loại bỏ hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp, chúng ta có thể xác định kinh tế ngầm như tất cả các hàng hóa và dịch vụ pháp lý đang cố tình che đậy từ chính phủ để tránh thuế hoặc các quy định pháp lí khác. Kết quả là, những người tham gia không được dưới sự bảo vệ của pháp luật sẽ phải nhận mức lương thấp hơn hay làm việc nhiều giờ hơn, người lao động không bao giờ được hưởng phúc lợi an sinh xã hội. Các doanh nghiệp không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng; kéo theo đó là hàng loạt các hành vi tham nhũng xuất hiện. Tương ứng, các loại thuế để hỗ trợ các chương trình của chính phủ không bao giờ được thu đẩy đủ kéo theo sự chi tiêu, dự trữ, đầu tư của nền kinh tế giảm sút. Từ đó kéo theo một vòng luẩn quẩn, làm cho tổng sản phẩm quốc nội GDP ngày càng giảm sút. Ảnh hưởng tích cực Tuy rằng khu vực kinh tế ngầm mang lại không ít những tác động tiêu cực đến nền kinh tế đồng thời nằm ngoài luật lệ và quy định nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bộ phận kinh tế này. Chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nên kinh tế nước ta hiện nay khoảng 27%, kinh tế ngầm được xem là “cái hố đen” dưới cái nhìn khắc nghiệt. Theo thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà: “Nếu ví von doanh nghiệp quốc doanh là con ruột của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân là con nuôi, doanh nghiệp liên doanh là con lai, thì kinh tế ngầm có thể xem là đứa con rơi tội nghiệp.” (Trần Trọng Thức, 2011) Nếu nhìn ở góc độ khác, “đứa con rơi tội nghiệp” ấy cũng mang lại không ít lợi ích cho nền kinh tế. Những lợi ích của kinh tế ngầm có thể được chia thành: Kinh tế ngầm là tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp tiếng tăm hiện nay: Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường thì khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực đi tiên phong trong quá trình đổi mới. Rất nhiều doanh nghiệp phát đạt đã khởi nguồn từ khu vực kinh tế phi chính thức này. Bất kì một doanh nghiệp nào muốn phát triển và tồn tại thì cần có vốn và kinh nghiệm. Bắt đầu từ những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, tìm hiểu và thâm nhập thị trường dần dần là lí do vì sao những doanh nghiệp lớn mạnh thì càng mạnh, còn những doanh nghiệp yếu lại càng yếu đi. Ngoài ra, cách khu vực này tạo ra nguồn vốn cũng không giống như các khu vực kinh tế khác, họ không như các công ty cổ phần tìm nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, không như nhiều đơn vị quốc doanh phải dựa vào đồng tiền nhà nước, khu vực kinh tế này tự xoay sở vốn trong dân bằng nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như chơi họ, vay của nhau mà không theo
Luận văn liên quan