Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử

Thương mại điện tử xuất hiện cùng với sự phổ cập về Internet và máy tính từ cuối những năm 1990 và đầu năm 2000. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nó nổi lên là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận, và thuận tiện khi thực hiện các giao dịch xuyên quốc gia. Nước ta đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, thương mại điện tử sẽ giúp Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu. Đòi hỏi nước ta phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trước mức độ cạnh tranh gay gắt của thị truờng thế giới, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được sức cạnh tranh, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong kinh doanh. Tuy nhiên, thương mại điển tử là một thị trường hoàn toàn mới, khác hẳn so với thị trường truyền thống lâu nay, một thị trường phi biên giới. Vì vậy, nó đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách và tạo lập được một môi trường pháp luật phù hợp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng tốt thương mại điện tử, và bảo đảm an ninh thương mại điện tử ngày nay nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của thương mại điện tử.

docx27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (((((( / Tiểu luận môn Môi trường kinh doanh Đề tài Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử GVHD: TS. Trịnh Quốc Trung Lớp: ĐH25MARK Nhóm: 6 TPHCM, tháng 12 năm 2011 DANH SÁCH NHÓM 6 STT  Họ và tên   MSSV   1  Trần Thị Hương  Giang  030325090016   2  Lê Phùng  Quang  030325090191   3  Trần Bảo  Trâm  030325090122   4  Trần Nhã  Uyên  030325090395   5  Nguyễn Lê Hoàng  Yến  030325090402   MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 6 2 Lời mở đầu 4 I. VÀI NÉT VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5 1. Khái niệm 5 2. Đặc điểm của các công ty kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam 5 3. Lợi ích của thương mại điện tử 7 II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ 9 1. Sự cần thiết xây dựng luật thương mại điện tử 9 2. Các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử 10 3. Bộ luật quy định về kinh doanh thương mại điện tử 15 4. Luật giao dịch điện tử của việt nam 19 5. Pháp luật của Việt Nam về an ninh và bảo mật thông tin về thương mại điện tử. 22 6. Pháp luật Việt nam về thanh toán điện tử, thuế và kê khai điện tử. 23 7. Luật sở hữu trí tuệ 24 III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 24 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25 V. KẾT LUẬN 26 Lời mở đầu Thương mại điện tử xuất hiện cùng với sự phổ cập về Internet và máy tính từ cuối những năm 1990 và đầu năm 2000. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nó nổi lên là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận, và thuận tiện khi thực hiện các giao dịch xuyên quốc gia. Nước ta đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, thương mại điện tử sẽ giúp Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu. Đòi hỏi nước ta phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trước mức độ cạnh tranh gay gắt của thị truờng thế giới, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được sức cạnh tranh, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong kinh doanh. Tuy nhiên, thương mại điển tử là một thị trường hoàn toàn mới, khác hẳn so với thị trường truyền thống lâu nay, một thị trường phi biên giới. Vì vậy, nó đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách và tạo lập được một môi trường pháp luật phù hợp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng tốt thương mại điện tử, và bảo đảm an ninh thương mại điện tử ngày nay nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của thương mại điện tử. Nhóm chúng em đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của pháp luật đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử” để tìm hiểu. Vì có những hạn chế về lượng kiến thức và tài liệu tham khảo nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được nhận xét và sự hướng dẫn của thầy bộ môn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn nữa. Cảm ơn thầy. VÀI NÉT VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Khái niệm Cho đến hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm truyền thông, thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay world wide web. Một vài khái niệm khác về thương mại điện tử: Theo quan điểm giao tiếp, thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng. Theo quan điểm quá trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng. Theo quan điểm môi trường kinh doanh: thương mại điện tử là một môi trường cho phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có thể hữu hình hay vô hình. Theo quan điểm cấu trúc: thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet. Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ"). (Theo Wikipedia). Đặc điểm của các công ty kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong các năm gần đây là rất cao: Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới. Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet. Du lịch Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng... Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Chính những khả năng, lợi ích thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam. Hiện nay, thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá... , website thông tin (tin tức là chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mô hình B2B vẫn hầu như chưa có, trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịchthương mại điện tử trên toàn cầu. Đặc biệt là sự bùng nổ về số người sử dụng Internet: Bảng: Số người sử dụng Internet Việt nam 2003 - 2008 Tháng 05 năm  Số người dùng  % dân số sử dụng  Số tên miền .vn đã đăng ký   2003  1. 709. 478  2, 14  2. 746   2004  4. 311. 336  5, 29  7. 088   2005  7. 184. 875  8, 71  10. 829   2006  12. 911. 637  15, 53  18. 530   2007  16. 176. 973  19, 46  42. 470   2008  19. 774. 809  23, 5  74. 625   (Nguồn: Trung tâm Internet Việt nam) Vào năm 2006, thương mại điện tử được công nhận chính thức tại Việt Nam khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong năm 2006, thương mại điển tử đã phát triển khá ngoạn mục cùng với những thành tựu phát triển kinh tế nhanh và ổn định của nước ta. Đây là năm đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng sẽ là một nhân tố thúc đẩy nền kinh tế của ta tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp quan tâm đến thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (. vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy được những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Rõ ràng, thương mại điện tử ngày càng chứng minh được tính ưu việt của mình bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ ở mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện, thời gian giao dịch có thể lên tới 24 giờ mỗi ngày cả 7 ngày trong tuần. Thông qua mạng Internet, các giao dịch điện tử được tiến hành trên phạm vi toàn cầu. Với lợi thế này một công ty nhỏ cũng có khả năng như một công ty xuyên quốc gia. Để có được một mạng lưới khách hàng trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia đã phải đầu tư rất nhiều tiền của và thời gian nhưng nay các công ty đa quốc gia này đang phải chịu cạnh tranh với hàng vạn công ty nhỏ đã xuất hiện trong mắt các khách hàng trên toàn thế giới nhờ có thương mại điện tử. Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng những kĩ thuật công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã từng bước sử dụng Internet, hội nhập thương mại điện tử và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cũng giống như một số doanh nghiệp tại các nước đang phát triển đang đứng trước một số khó khăn đáng kể như việc thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực, những cơ sở pháp lí cho việc triển khai thương mại điện tử tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tồn tại những hạn chế trong hiểu biết bản chất, đặc điểm, lợi ích ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp của người lãnh đạo, nhân viên cũng như thói quen mua hàng truyền thống (theo kiểu họp chợ) của người dân, ... cũng là một trong những cản trở lớn đối với trong quá trình hội nhập thương mại điện tử ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Lợi ích của thương mại điện tử Lợi ích đối với công ty: - Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. - Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp. - Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon. com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. - Giảm chi phí thông tin liên lạc: Thay vì dùng điện thoại, thư tín, chúng ta có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí vì sử dụng thương mại điện tử. - Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) - Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet. - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Lợi ích đối với người tiêu dùng Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm, ... . việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh). Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng. Lợi ích đối với xã hội Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng. Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ, ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế, ... . là các ví dụ thành công điển hình. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trong thương mại điện tử các vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hay là những người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong thương mại điện tử, các bên không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó thương mại điện tử lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên thương mại điện tử không thể thực hiện được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong thương mại truyền thống, mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong thương mại điện tử mạng Internet chính là một thị trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn khác với thị trường truyền thống. Sự cần thiết xây dựng luật thương mại điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Hơn thế nữa, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ. Các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Người tham gia thương mại điện tử luôn cân nhắc về độ an toàn và tin cậy của các giao dịch trước khi quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia thương mại điện tử. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép. Đồng thời, phải có một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia thương mại điện tử ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại, mà tính an toàn, độ tin cậy dễ bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác, người sử dụng cũng cần phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật. Một trong những công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong thương mại điện tử đó là mã hóa thông tin. Nó cho phép người sử dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá, có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng chính công cụ này để mã hoá các thông tin, gây khó khăn cho việc điều tra. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho giám đốc doanh nghiệp trong kiểm soát hoạt động của cấp dưới quyền. Bảo vệ người tiêu dùng: Trong thương mại điện tử, cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau hay biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng. Bởi vì, họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng, song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy, trong các quy định pháp lý cho các bên tham gia thương mại điện tử, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp ở mỗi quốc gia là không giống nhau, nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư: Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi phạ
Luận văn liên quan