Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người là một bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng của Đảng, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Nghiên cứu và nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiền đề vững chắc để nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Người. Theo đó, cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ những mối quan hệ có tính quy luật, nguyên tắc về sự ra đời, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam với tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để thấy sự tác động của giá trị truyền thống dân tộc ta đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò, công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.
26 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 20883 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của truyền thông dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
2
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
3
1.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
3
1.2. Ảnh hưởng của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
5
1.3. Ảnh hưởng của truyền thống lạc quan, yêu đời của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
8
1.4. Ảnh hưởng của truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo và hiếu học của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
10
II. HỒ CHÍ MINH KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
12
2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam và thế giới
12
2.2. Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới
15
KẾT LUẬN
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người là một bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng của Đảng, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Nghiên cứu và nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiền đề vững chắc để nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Người. Theo đó, cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ những mối quan hệ có tính quy luật, nguyên tắc về sự ra đời, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam với tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để thấy sự tác động của giá trị truyền thống dân tộc ta đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò, công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, trong nước đã và đang đặt ra một tất yếu khách quan, mang tính cấp thiết, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam và vận dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức hiện nay, để khắc phục những hạn chế và góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện và phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
1.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ra đời từ rất sớm cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang từ thời thượng cổ và trở thành dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam, do chính con người Việt Nam qua các thế hệ tạo dựng và trở thành sức mạnh nội sinh giúp dân tộc ta vượt qua muôn ngàn thử thách trong chống giặc ngoại xâm và thiên tai, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Do là một nước nhỏ, lại nằm ở vị trí địa lý có giá trị chiến lược về kinh tế, quân sự, ngoại giao và giàu có về tài nguyên, khoán sản, “rừng vàng, biển bạc”, nên từ thời cổ đại cho đến hiện đại nước ta luôn bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta. Trải qua rất nhiều cuộc “đụng đầu lịch sử” với các thế lực lớn, mạnh hơn ta gấp nhiều lần trong gần 12 thế kỷ đã hung đút và bồi đắp nên chủ nghĩa yêu nước cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đất nước ta tuy phì nhiêu, trù phú nhưng cũng lắm thiên tai, hạn hán, bão lụt. Từ rất sớm, nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán...Tất cả những thành tựu đó trong quá trình xây dựng quê hương đều thắm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, vì thế mà người Việt Nam rất nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, xứ sở của mình. Cho thấy, chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam không những được hình thành trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn là sản phẩm của hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai để xây dựng và phát triển đất nước.
Hình thành từ rất sớm và được bồi đắp liên tục trong thử thách của mấy nghìn năm lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian. Bởi nó đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của con người Việt Nam. Yêu nước là tình cảm lớn nhất, bao trùm nhất, trở thành lẽ sống, thành tư duy chính trị và hành động ứng xử tự nhiên của mỗi người Việt Nam. Với người Việt Nam, không có gì quan trọng hơn là Tổ quốc được độc lập, thống nhất, không một ai và lý thuyết nào có thể kéo người Việt Nam ra khỏi trách nhiệm đối với đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không tách rời “nước” với “dân”, “nước” là nước của “dân” nên yêu nước luôn gắn liền với thương dân.
Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rõ nét nhất qua lịch sử hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước còn được biểu hiện qua bản sắc văn hóa của dân tộc luôn được bảo tồn, phát triển từ văn hóa dân gian cho đến văn hóa bác học, từ những nhân vật truyền thuyết như Thánh Gióng đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung,đều phản ánh hùng hồn chân lý đó. Chủ nghĩa yêu nước còn được biểu hiện ở mỗi con người Việt Nam yêu nước, luôn mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, sự kế thừa và phát huy nó trong điều kiện đất nước có chiến tranh và trong cả thời bình.
Theo dòng chảy lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được lưu truyền và phát triển qua các thế hệ, là “dòng sữa” nuôi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, là động lực tinh thần chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi thời đại. Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam vì thế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tình yêu quê hương, đất nước đã nảy nở trong tâm hồn Hồ Chí Minh từ thuở nhỏ qua ảnh hưởng của gia đình, quê hương và đất nước. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, Nguyễn Sinh Cung sớm thấu hiểu sự cao đẹp của tình yêu quê hương, đất nước qua lời dạy của người cha, lời ru của mẹ và từ tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân của thân phụ, thân mẫu. Đặc biệt, Người sinh ra, sống tuổi thơ tại quê hương Nam Đàn, xứ Nghệ, một vùng quê có “một bề dày lịch sử” yêu nước, chống giặc ngoại xâm và là cái nôi sản sinh ra các anh hùng, hào kiệt cho đất nước. Cũng tại nơi đây, Bác trực tiếp nếm trải tình cảnh người dân của một nước nô lệ; đau xót trước cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương và tận mắt chứng kiến thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại triều đình, những thất bại của các phong trào cách mạng.
Với lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, Nguyễn Tất Thành đã trăn trở về sự bế tắc đường lối cứu nước của dân tộc ta và quyết chí ra đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc. Lúc ấy, Người khẳng định rõ mục đích của chuyến đi: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[49, tr.3]. Cho thấy, tình cảm yêu nước trong Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa bằng ý chí và hành động tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước không những là động lực chủ yếu thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà còn giúp Người xác định hướng đi và cách đi đúng, đó là đi về phương Tây và đi bằng con đường lao động. Người hiểu rõ, chỉ có đi sang phương Tây, mà trước hết là sang Pháp mới hiểu rõ kẻ thù của dân tộc mình và chỉ có đi bằng con đường lao động thì mới đi được xa và được lâu. Thực tế, nếu không có tấm lòng yêu nước nồng nàn và một ý chí kiên cường, bất khuất thì làm sao Nguyễn Tất Thành dám dấn thân “vào hang cọp mới bắt được cọp” như thế được.
Chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Tất Thành đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy lời giải đáp đầy thuyết phục về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Chính tình yêu nước vô bờ bến đó đã không kìm nén được cảm xúc của Người khi bắt gặp Luận cương của Lênin. Sau này, Người kể lại: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng kín mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hởi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[39, tr. 127]. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa công sản đã đưa tôi theo Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[39, tr.128]. Qua đó cho thấy, chủ nghĩa yêu nước kết tinh trong Hồ Chí Minh là cầu nối giữa Người với chủ nghĩa Mác - Lênin - Nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định đến bản chất cách mạng và khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các giá trị truyền thống dân tộc còn là động lực chủ yếu chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Bác lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, chính là tự đặt cho mình nhằm nhắc nhở Người và đồng bào luôn luôn yêu nước, suốt đời phấn đấu vì nước, vì dân. Thật vậy, suốt cuộc đời Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặt, ai cũng được học hành. Đến khi sắp về cỏi vĩnh hằng, trong bản Di chúc lịch sử, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”[26, 512].
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu, là động lực tinh thần to lớn góp phần vào sự trường tồn của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước. Đồng thời, các giá trị ấy, đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Với cách nhìn biện chứng cho thấy, nếu như không có chủ nghĩa yêu nước là động lực để Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì sẽ không đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ đó không thể có tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước như con thuyền lớn đã đưa Bác đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
1.2. Ảnh hưởng của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu được hình thành, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của dân tộc Việt Nam; được tạo dựng, bồi đắp và phát triển bền vững từ đời này qua đời khác. Giá trị truyền thống ấy cho phép dân tộc Việt Nam quy tụ sức mạnh tổng hợp to lớn để chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Việt Nam với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên chứa đựng nhiều tiềm năng, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức lớn đối với con người. Bên cạnh đó, dân tộc ta cũng luôn đứng trước nguy cơ mất độc lập do các thế lực ngoại bang lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần xâm chiếm. Từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại, với độ dài thời gian gần 12 thế kỷ trong hơn 22 thế kỷ và số lượng các cuộc kháng chiến quá lớn so với các nước trên thế giới, buộc dân tộc ta phải biết huy động sức mạnh của toàn dân thì mới có thể chiến thắng được kẻ thù, bảo vệ non sông. Đúc kết từ thực tiễn đấu tranh chống thiên tai và địch họa, dân tộc Việt Nam đã động viên nhau: “đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết”. Hơn nữa, văn hóa nhà - làng - nước tồn tại lâu đời trong lịch sử dân tộc ta là cơ sở để sinh sôi, nảy nở truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái. Làng, xã là đơn vị quần cư chủ yếu và là đơn vị kinh tế - xã hội cơ sở của người Việt. Nơi đây, những tình cảm cao quý giữa người với người, giữa người với quê hương có điều kiện phát triển trở thành những giá trị cao quý đó là “tình làng, nghĩa xóm”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách” hay “tắt lửa tối đèn có nhau” “Làng” thực sự trở thành “chất keo” bền chặt gắn bó, tạo dựng nên truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống nhân nghĩa thấm đượm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, phát triển trong quan hệ làng xóm và mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam lấy tình nghĩa làm cơ sở để đối nhân, xử thế ở đời: khen ngợi những tấm gương vì nghĩa cả và lên án mạnh mẽ những kẻ ác nhân, ác đức. Trước những tình cảnh khó khăn, họ cảm thấy thương mình và thương người cùng cảnh ngộ, sẳn sàng “nhường cơm sẻ áo”. Đồng thời, họ luôn kiên quyết đấu tranh chống lại mọi sự chà đạp lên phẩm giá cao đẹp của con người.
Tuy nhà, làng là cơ sở ban đầu nảy sinh tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết nhưng với người Việt Nam, “nước” là trên hết. Họ luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, nhà, làng. Với quan niệm “nước mất thì nhà tan”, nên đất nước ta tuy có nhiều làng, xã khác nhau; nhiều dân tộc với những phong tục, tập quán khác nhau; nhiều giai tầng có địa vị xã hội khác nhau, nhưng họ luôn chung một điểm tương đồng để cố kết lại với nhau đó chính là vì “nước”. Họ thường khuyên nhũ nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Thật vậy, “nước” trở thành tiếng nói chung và là cơ sở để “vua tôi đồng lòng”, “cha con nhất trí”, một khi cần có thể động viên cả nước chống giặc. Có lúc “làng” là thành lũy vững chắc để ngăn cản bước tiến, vùi thây sát quân thù, nhưng có lúc người dân sẳn sàng bỏ nhà, bỏ làng để thực hiện “vườn không, nhà trống” trong chiến lược đánh giặc, giữ nước. Với ý nghĩa đó, quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn là thành quả của cả dân tộc, là sự thống nhất ý chí và hành động của cả lãnh tụ và dân chúng, trong đó “dân vi bản” - dân là gốc.
Dân tộc Việt Nam không bao giờ cho phép và dung thứ âm mưu chia cắt đất nước hay tư tưởng cát cứ địa phương, chia rẽ đoàn kết toàn dân tộcThực tiễn lịch sử đã chứng minh, triều đại nào không biết phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc sẽ phải chịu cái giá rất đắt. Sau thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã chỉ rõ: “Nhân họ Hồ gây sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận”. Sau này, trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi với tư tưởng “tập hợp bốn phương manh lệ” đã giúp Lê Lợi khắc phục sai lầm của nhà Hồ, phát huy sức mạnh toàn dân chúng trong kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi vẽ vang.
Truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái không những được thể hiện trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn được phản ánh vô cùng phong phú qua nền văn học dân gian, văn học hiện thực từ xưa đến nay. Văn học dân gian có huyền thoại “Âu Cơ và Lạc Long Quân”, truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Văn học hiện thực có “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Cho đến nay, tư tưởng : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem trí nhân để thay cường bạo” của Nguyễn Trãi, hay: “anh em hòa thuận, cả nước chung sức” của Trần Quốc Tuấnvẫn còn nguyên giá trị.
Truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam luôn được thế hệ người Việt Nam từ đời này sang đời khác nối tiếp nhau, kế thừa và phát triển, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá cao truyền thống đoàn kết của dân tộc, đồng thời khẳng định đó là một chân lý bất diệt: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Chân lý ấy, đã tác động mạnh mẽ đến con người, tư tưởng và cả cuộc đời Hồ Chí Minh.
Thấm nhuần truyền thống đoàn kết của dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp nhằm dễ bề cai trị đất nước ta. Ngay khi thiết lập nền thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách “chia để trị”. Thủ đoạn thâm độc đó nhằm làm suy yếu sức mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Người không những nhận thấy mà còn chỉ cho nhân dân ta thấy rõ thủ đoạn thâm độc đó: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia rẽ ấy, người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt”[29, tr. 116]
Hồ Chí Minh thấy rõ một trong nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do chưa có phương pháp đúng đắn để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết. Từ đó, Người quyết định không theo con đường cứu nước của các bật tiền bối, mà chọn hướng đi riêng cho mình, với mong muốn sau khi trở về nước sẽ quy tụ được sức mạnh toàn dân đánh giặc. Thực tế, khi đang hoạt động ở nước ngoài, Người nói sau này sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”[26, tr.192].
Có thể thấy, truyền thống đoàn kết của dân tộc kết tinh trong Hồ Chí Minh là cơ sở ban đầu và quan trọng để Người tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng lý luận đó vào giải quyết đúng đắn, sáng tạo những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra lúc bấy giờ. Thông qua những bài nói, bài viết và thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh, cho thấy truyền thống đoàn kết trong tư tưởng của Người có bước phát triển cao hơn về chất, và mang đậm nét truyền thống dân tộc sâu sắc, như: tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” trước đây được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển: “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[33, tr. 410].
Cùng với truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân nghĩa, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành, phát triển tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm “Hồ Chủ tịch lãnh tụ kính yêu của giai cấp vô sản và nhân dân Việt Nam”, đồng chí Trường Chinh có viết: “Một điều nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là lòng thương người”[14, tr. 263]. Tình thương của Người trước hết dành cho tất cả mọi người, trong đó dành tình cảm nhiều hơn cho những người lao động nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi trong xã hội. Người còn dành tình cảm yêu thương đối với tất cả những người lầm đường lạc lối. Tình yêu thương con người của Bác luôn xác định yêu - ghét rõ ràng. Hồ Chí Minh bày tỏ thái độ căm ghét quân xâm lược, những kẻ áp bức bóc lột đã gây ra sự đau khổ cho nhân dân và phải bằng những hành động thiết thực, hiệu quả để đấu tranh giải phóng con người, dù có phải hy sinh bản thân mình. Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng nhân văn cao cả, trên cơ sở tiếp nối và phát huy lên tầm cao mới của đức thương người, thương dân trong truyền thống dân tộc Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm về trước.
Truyền thống đó không những ảnh hưởng đến tư tưởng mà còn tác động