Tiểu luận Bài quá trình đô thị hóa ở Hà Nội

Từ nửa sau thế kỉ 20, thế giới phát triển và chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, có những bước phát triển nhảy vọt.Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng. Dân số tập trung đến các đô thị ngày một đông và tạo thành một xu thế chung. Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt là Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là một trong hai đô thị phát triển sớm nhất ở nước ta và có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước. Việc đô thị hóa nhanh chóng ở Hà nội là một tất yếu hiển nhiên đối với sự phát triển của cả nước. Và cũng chính quá trình đô thị hóa đã có nhiều tác động về nhiều mặt cho Hà Nội: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,. trong đó có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Từ việc nhận thức những tác động đó, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí, các nhà quy hoạch sẽ phải tìm ra những xu hướng phát triển tiếp theo của quá trình đô thị hóa, và tìm ra những giải pháp thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời phát huy những mặt tích cực, làm sao cho quá trình đô thị hóa thực sự là nền tảng cho sự phát triển của Hà Nội, mà nói rộng ra là sự phát triển của cả đất nước.

docx24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 31582 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bài quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH MÔN: NGUYÊN LÍ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BÀI TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI NHÓM 8 NGUYỄN VĂN CHÍ ĐỨC HUỲNH MINH HIỂN LÊ DUY HÙNG ĐẶNG THỊ KIM LÀNH TRẦN TRỌNG THIỆT Thành Phố HCM, tháng 10, năm 2012 MỞ ĐẦU Từ nửa sau thế kỉ 20, thế giới phát triển và chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, có những bước phát triển nhảy vọt.Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng. Dân số tập trung đến các đô thị ngày một đông và tạo thành một xu thế chung. Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt là Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là một trong hai đô thị phát triển sớm nhất ở nước ta và có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước. Việc đô thị hóa nhanh chóng ở Hà nội là một tất yếu hiển nhiên đối với sự phát triển của cả nước. Và cũng chính quá trình đô thị hóa đã có nhiều tác động về nhiều mặt cho Hà Nội: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Từ việc nhận thức những tác động đó, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí, các nhà quy hoạch sẽ phải tìm ra những xu hướng phát triển tiếp theo của quá trình đô thị hóa, và tìm ra những giải pháp thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời phát huy những mặt tích cực, làm sao cho quá trình đô thị hóa thực sự là nền tảng cho sự phát triển của Hà Nội, mà nói rộng ra là sự phát triển của cả đất nước. NỘI DUNG I/ Khái quát: Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt có quy mô lớn nhất nước ta, với tốc độ đô thị hóa cao bậc nhất ở Việt Nam. Diện tích: 3.324,92km² Dân số: 6.448.837 người (1/4/2009) Các quận/huyện:  - 10 Quận:Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. - 1 thị xã:Sơn Tây. - 18 huyện:Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc). Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Mường, Tày, Dao... Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1/ Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.  Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. 2/ Lịch sử hình thành Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.  Đến năm 1902, Hà Nội Nhờ sự quy hoạch của người Pháp, thành phố dần có được bộ mặt mới.  Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu 3/ Kinh tế: Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. 4/ Kiến trúc và quy hoạch đô thị: Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 v tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050. Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực: khu phố cũ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch. Vào những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu lắp ghép xuất hiện. Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đường giao thông chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, ...được mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu đô thị mới như Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Du lịch Hồ Tây,... cũng dần xuất hiện. Tuy vậy, các khu đô thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề, như công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đủ không gian công cộng. II. Hà Nội- một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở Việt nam: Việt Nam là một nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp, kể cả so với các nước trong khu vực Đông Nam Á có mức thu nhập trung bình. Năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, Hà Nội là một trong hai thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) có mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng). Những địa chỉ hấp dẫn đã và đang tạo nên tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp 3,6 lần so với trước). Dân số Hà Nội gia tăng lên với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người. Như thế, có thể kết luận rằng: trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc ở Việt Nam chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua các thời điểm, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. Tuy nhiên việc đô thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và không được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội kéo theo sự phát triển tất yếu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Sự phát triển đó thể hiện qua nhiều mặt như giao thông, điện, nước, môi trường, công trình công cộng... Về giao thông: Hà Nội là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao của cả nước nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng. Hệ thống đường bộ Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4 triệu. Hệ thống xe buýt Mặc dù Hà Nội đã phát triển nhanh hệ thống xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong 2005. Hệ thống đường sắt Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng. Hàng không Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch). Trong một đô thị hiện đại, dân số trên triệu người và mật độ cao, hệ thống  giao thông ngầm luôn được xác định là một công cụ hữu hiệu, góp phần giải quyết  tốt những nan giải, bất cập giao thông mà đô thị lớn thường phải đối mặt. Nhầm giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông Sở Quy Hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa phê duyệt dự án tuyến metro số 2 dài 11.5 km trong đó có 8.5 km đi ngầm, dự kiến hoàn thành vào năm 2017 Theo kế hoạch, năm 2017, đoàn tàu sẽ có 4 toa và sang giai đoạn 2 (sau năm 2017) sẽ tăng lên 6 toa. Năm 2020, tàu sẽ vận chuyển khoảng 535.000 lượt hành khách mỗi ngày; năm 2030 là 661.000 và năm 2040 là 777.000 lượt hành khách. Ở Hà Nội, hệ thống đường sắt đô thị đi ngầm và đi trên cao đã được đề cập từ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt năm 1998, sau đó đã được cụ thể hóa trong Quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 tại Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg. Theo đó, đường sắt đô thị của Thủ đô bao gồm 6 tuyến: Tuyến 1: Ngọc Hồi - Như Quỳnh (38,7km); Tuyến 2: Nội Bài - Thượng Đình (35,2km); Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông (14km); Tuyến 3: Nhổn - Hoàng Mai (21km); Tuyến 4: Tuyến vòng, nối các tuyến 1, 2, 3 và 5 (53km); và Tuyến 5: Nam Tây Hồ - Hòa Lạc (34,5km). Đến năm 2020 sẽ có khoảng 35km Metro đi ngầm trong tổng số gần 200km đường sắt đô thị. Về điện, nước: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay,ngầm hóa mạng lưới điện được áp dụng ở các thành phố lớn,nhiều khu tái chế nước sạch được xây dựng. chúng ta có thể sử dụng nước sạch sau khi tái chế, đồng thời giảm lượng nước thải qua môi trường.Cụ thể là: Cấp nước cho Hà Nội hiện nay chủ yếu sử dụng nước ngầm, công suất 700.000 m3/ngđ, chất lượng không đồng đều tại các khu vực. Định hướng cấp nước đạt 90-100% dân số sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn: 150-200 l/ng.ngđ tại thành thị & từ 100-120 l/ng.ngđ tại nông thôn. Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030: 2.628.544 m3/ngđ, đến năm 2050: 3.633.171 m3/ngđ. Trong đó lượng nước cấp cho đô thị chiếm tỷ lệ 82%. Hạn chế không khai thác nước ngầm, tiếp tục khai thác nước mặt sông Đà, sông Lô, sông Đuống để tránh sụt lún nền đất đô thị, tỷ lệ khai thác nước mặt đến năm 2020 là 65% và đến năm 2030 đạt 83%. Dự báo đến năm 2030, tổng nhu cầu cấp cho Hà nội cần khoảng 10.000MW (năm 2009 đạt 1650MW). Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này, phải đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện cấp vùng tại Sơn La, Lai Châu; các nhà máy nhiệt điện vùng duyên hải Bắc bộ ở Quảng Ninh, Hài Phòng… Cần xây dựng mới 04 trạm 500KV cho Hà nội gồm Hiệp Hòa, Đan Phượng, Đông Anh, Xuân Mai; nâng công suất trạm 500KV Thường Tín. Xây mới khoảng 21 trạm và cải tạo 5 trạm 220KV đến 2030 với tổng công suất 14.500MVA. Tiếp tục phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị Hà Nội phải đảm bảo an toàn cho người dân, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả cao, hạn chế ô nhiễm ánh sáng. Đến 2030, dự kiến 100% đường đô thị và 90% đường trong khu dân cư nông thôn được chiếu sáng đạt tiêu chuẩn. Về hệ thống năng lượng: Bên cạnh các nguồn năng lượng đã sử dụng, Hà Nội đang hướng tới sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… Về môi trường: Cần cũng cố và bảo vệ hệ thống cây xanh, đồng thời bảo vệ các khu sinh thái, vườn quốc gia, bảo tồn các di sản thiên nhiên thế giới Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước... Các hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, xí nghiệp đã làm cho bầu không khí trở nên tồi tệ. Nhiều loại khí thải chưa qua xử lí đã được thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và không khí. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn. III/ Tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của Hà Nội 1/ Tích cực Đô thị hóa đã gắn được với tăng trưởng kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá ở thủ đô hà Nội. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Đi đôi với việc là thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước, các chỉ số phản ánh kinh tế và thu nhập của Hà nội cũng có những động thái tăng trưởng khả quan Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội Tiêu chí Đơn vị tính 1996-2000 2001-2005 2006-2009 Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế % 16,1 19,2 27,1 Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh % 10,2 11,5 11,2 Mật độ kinh tế Tỷ đồng/km2 160 324,5 826,1 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 10,33 17,5 26,2 Nguồn: tính toán từ số liệu của Bộ KH&ĐT Bảng số liệu trên cho thấy các chỉ số kinh tế của Hà Nội đã thay đổi theo xu hướng khá tích cực, nhất là tiêu chí đo lường hiệu quả kinh tế và thu nhập bình quân. Hà Nội luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của cả vùng đồng bằng sông Hồng và mức trung bình của cả nước. Mật độ kinh tế, tính theo tiêu chí GDP/km2 phản ánh mức độ tập trung kinh tế cũng có xu hướng gia tăng đáng kể, cao gấp 2 lần so với mức đạt được của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Năm 2009, GDP/người của Hà Nội đã đạt tới 32 triệu đồng, trong khi đó mức thu nhập trung bình quả cả nước chỉ đạt khoảng 17- 18 triệu đồng/người. Theo xu hướng này, dự báo đến 2015, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 9 -9,5%, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội sẽ lên tới 72-73 triệu đồng (tương đương với xấp xỉ 4000$). Đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Thứ nhất, đó là sự phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ trên địa bàn thành phố. Hà Nội là địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ  Hầu hết các KCN Hà Nội đều nằm ở các vị trí khá đắc địa về giao thông. Các KCN nằm chủ yếu ven các quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Quốc lộ 2 (Hà Nội – Lào Cai)., điều này đã tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội luôn thể hiện sự vượt trội về mọi mặt so với các khu công nghiệp của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, ví dụ như: tỷ lệ lấp đầy đạt 85,1% (so với bình quân chung toàn vùng là 70%); tỷ lệ vốn trên lao động đạt 34,3 nghìn $/lao động (so với mức chung của toàn vùng là 25 nghìn); năng suất lao động đạt 72,3 triệu $/lao động; v.v…. Sự phát triển các khu công nghiệp đã các khu công nghiệp đã đem lại cho hà Nội khoảng 3,5 tỷ dô la giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Thứ hai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân thủ đô (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP Từ năm 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội có sự chuyển dịch khá tích cực. Ngành dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng phản ánh xu thế tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp. Với tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,61% (năm 2009), tỷ trọng ngành phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) chiếm khoảng 98%, kinh tế Hà Nội được xem như ở trình độ phát triển khá cao xét theo các tiêu chí phân kỳ phát triển kinh tế. Đây là đóng góp đáng kể của quá trình đô thị hóa gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hóa trên địa bàn thủ đô Hà Nội Đô thị hóa với gắn liền với việc mở rộng quy mô thủ đô, tạo không gian thuận lợi bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII (Ngày 29/5/2008) đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người. Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 580 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn. Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết cho hướng phát triển bền vững thủ đô, nhất là nhu cầu phát triển công nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường:Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây có các trục xuyên tâm và dải xanh đan xen cho phép Hà Nội phát triển các khu mới ra xa khu trung tâm, có những vùng đệm mầu xanh ở giữa khu mới và thành phố cũ. Các dải xanh đó là các hành lang dẫn gió, đóng góp việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu các dải xanh đó chật hẹp, thì đơn thuần chỉ là giải cách ly, chống ồn, chống bụi. Nếu dải xanh lớn hơn, có thể là một trang trại trồng cây ăn quả, hoặc là khu sản xuất rau sạch, hoa tươi cho thành phố, lớn hơn nữa, có thể tạo thành khu du lịch sinh thái hoặc thành phố vệ tinh như đang hình thành ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đô thị hóa gắn với mở rộng tác phạm vi lan tỏa qua việc hình thành và phát triển vùng thủ đô với tư cách là “bệ đỡ” cho phát triển Hà Nội Vùng Thủ đô Hà Nội được hình thành theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô và 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436km2, bán kính ảnh hưởng từ 100-150km. Đâysẽ là động lực, một bệ đỡ vững vàng cho sự phát triển của Hà Nội cũng như các tỉnh nằm trong vùng. Cụ thể: Sự phát triển của Vùng Thủ đô Hà Nội, bên cạnh Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận còn có Vùng phát triển đối trọng. Vùng phát triển đối trọng của Vùng Thủ đô Hà Nội (phạm vi 30-60 km) hình thành với ba tiểu vùng lớn: Vùng đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội là Hoà Bình; Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam gồm các tỉnh chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng với vùng Duyên hải Bắc Bộ như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam; Vùng đối trọng phía Bắc và Đông Bắc gồm các khu vực Bắc sông Hồng, dọc theo hành lang trục đường 18, chủ yếu là bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Nam các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Tất cả sẽ làm cho Hà Nội có điều kiện cũng như có trách nhiệm quan trọng trong phát triển và thực hiện sự lan tỏa, liên kết kinh tế với với các tỉnh khác... 2/ Tiêu cực Quá trình đô thị hóa đã không tạo điều kiện cho sự phát triển thành phố theo xu hướng hiện đại và bền vững trong tương lai (i) Xu hướng phát triển theo chiều rộng các khu đô thị. Khu dân cư, khu đô thị Hà Nội phần lớn được quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất, nhà xưởng một tầng. Đô thị “một tầng” không bảo đảm yêu cầu về độ caovà tính hiện đại. Vì thế tình trạng hiện nay, nhất là những khu đô thị mới, sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường xá... đều quá tải. (ii) Mô hình “kinh tế mặt đường” thể hiện rõ rệt trong phát triển các khu đô thị Hiện nay các khu đô thị, KCN nằm quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao
Luận văn liên quan