Theo cách hiểu đơn giản, bán phá giá là hành động bán một hàng hoá nào đó với
mức giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần.
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được
xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại
thị trường nội địa nước xuất khẩu. Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh
không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội
địa nước nhập khẩu. Các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống
bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một công cụ hữu hiệu để hạn chế hành vi này.
Nếu như vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử
dụng công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá
giá đang tăng dần. Nạn nhân đáng kể nhất của hiện tượng lạm dụng công cụ này là các
nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi (là đối tượng của nhiều vụ kiện chống bán
phá giá nhất). Các nước đang phát triển nói chung cũng là nạn nhân khá phổ biến (với số
vụ bị kiện lớn gấp 3 lần số các vụ kiện mà các nước phát triển phải đối mặt).
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bán phá giá trong WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO
2
I. Khái quát chung về bán phá giá
1. Định nghĩa
Theo cách hiểu đơn giản, bán phá giá là hành động bán một hàng hoá nào đó với
mức giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần.
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được
xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại
thị trường nội địa nước xuất khẩu. Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh
không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội
địa nước nhập khẩu. Các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống
bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một công cụ hữu hiệu để hạn chế hành vi này..
Nếu như vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử
dụng công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá
giá đang tăng dần. Nạn nhân đáng kể nhất của hiện tượng lạm dụng công cụ này là các
nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi (là đối tượng của nhiều vụ kiện chống bán
phá giá nhất). Các nước đang phát triển nói chung cũng là nạn nhân khá phổ biến (với số
vụ bị kiện lớn gấp 3 lần số các vụ kiện mà các nước phát triển phải đối mặt).
2. Tác động của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc
gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét
trên cả góc độ vi mô và vĩ mô
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều
doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên
và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị
trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển
mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh
3
nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ
được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng
bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của
nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà
trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật
quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong
nước của mình.
II) Quy định của WTO về chống bán phá giá
Quy tắc chống bán phá giá mà hiện nay WTO dựa vào được quy định trong điều 6
của Hiệp định GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) Hiệp định cung
cấp các qui tắc chi tiết và rõ ràng hơn liên quan đến phương pháp xác định một mặt hàng
bị bán phá giá, các tiêu chí cần xem xét khi quyết định hàng nhập khẩu bán phá giá gây
thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, các qui trình trong việc khởi xướng và tiến hành điều
tra chống bán phá giá cũng như việc thực thi và gia hạn các biện pháp chống bán phá giá.
Ngoài ra còn có Hiệp định về việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại 1994 (GATT 1994) quy định chi tiết các điều kiện để các thành viên WTO
có thể thực hiện các biện pháp chống bán phá giá. Cả Hiệp định và Điều VI được sử dụng
cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá.
Khi nào một mặt hàng bị coi là bán phá giá
Nói một cách vắn tắt, đó là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp
hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Mặt hàng bán
phá giá được coi là măt hàng có giá thấp hơn giá trị thông thường .WTO đưa ra 3 cách
xác định “giá thông thường”:
1) giá tiêu thụ thông thường trong nước của nước xuất khẩu hàng hoá
4
2) giá xuất khẩu của nước xuất khẩu sang nước thứ ba
3) giá của các chi phí cấu thành.
Thông thường, WTO xác định giá thông thường theo cách thứ nhất, không áp dụng
được thì mới áp dụng cách xác định thứ 2, thứ 3.
Theo WTO, để xác định giá sản phẩm có bán phá giá hay không, cần tuân thủ những
quy tắc sau đây:
Thứ nhất: Lấy cơ sở giá bán hàng hoá cùng loại tại thị trường nội địa của nước xuất
khẩu. Khi không thể sử dụng giá này, phải sử dụng giá mà nước này xuất khẩu sang nước
thứ ba làm chuẩn, hoặc xác định bằng cách cộng giá thành sản xuất với các chi phí hợp lý
và lợi nhuận.
Hai là: Hàng chuyển khẩu thường được so với giá tương ứng của nước xuất khẩu.
Ba là: Nếu không có giá xuất khẩu hoặc giá này bị cho là không đáng tin, thì có thể
lấy giá bán hàng nhập khẩu để xác định giá xuất khẩu.
Bốn là: Giá xuất khẩu và giá bán nội địa của nước xuất khẩu phải được so sánh ở
cùng một trình độ thương mại.
Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải
chứng minh được ba điều kiện sau:
- Có hành động chống bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt
hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi
là biên độ phá giá). Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu) / giá xuất khẩu
- Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh
trực tiếp với hàng nhập khẩu.
- Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại vật chất nêu trên.
Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá
Khi nảy sinh tranh chấp, khuyến khích các thành viên thương lượng với nhau. Các thành
viên cũng có thể sử dụng thủ tục của WTO mà cụ thể là đệ đơn kiện lên WTO để tiến
hành điều tra giải quyết tranh chấp.
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ
thể có quyền khởi kiện là ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc
5
đại diện của ngành); hoặc Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu. Hầu hết các vụ
kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất
nội địa nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
_ Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất
50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc
phản đối đơn kiện;
_ Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít
nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ
ban đầu);
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn
kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho
các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như
buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra
thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6: Kết luận cuối cùng
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng
khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể
sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá
giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại đểxem xét chấm dứt việc áp
thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
.
Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chi tiết ngay lập tức cho Ủy
ban phụ trách cá Hành động Chống bán phá giá của WTO khi họ bắt đầu tiến hành điều
tra sơ bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng phải báo cao tổng kết 2 lần
mỗi năm cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ. Khi có sự tranh cãi, các thành
viên được khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau. Nếu tham vấn không đạt được kết
6
quả, họ có thể sử dụng cõ chế giải quyết tranh chấp của WTO ðể giải quyết và phải chấp
nhận kết quả giải quyết theo cõ chế này.
Biện pháp áp dụng
Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá
với mặt hàng nhập khẩu bị điều tra. Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản
thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản
phẩm đó xấp xỉ với “giá trị thông thường” của nó hoặc để khắc phục thiệt hại đối với
ngành sản xuât của nước nhập khẩu. Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được
tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá
của họ;Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham
gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơnbiên phá
giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều trước
đó. Việc thu thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp chống bán phá giá tạm thời khác
chỉ áp dụng đối với hàng hoá đã được vận chuyển vào lãnh thổ nước nhập khẩu. Khi thu
thuế phải được tiến hành bình đẳng không phân biệt đối xử, phải thu thuế từng kiện hàng
nhập khẩu qua điều tra thấy gây thiệt hại do bán phá giá.
Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các
nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế xuất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng
nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ
ảnh hưởng tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu,
vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập
khẩu thời hạn nhất định – tối đa là 5 năm.
Ngoài ra, các quốc gia xuất khẩu có thể chủ động thực hiện cam kết giá để tránh phải
chịu thuế chống bán phá giá. Cam kết về giá cả là những đảm bảo tự nguyện của nhà xuất
khẩu thay đổi giá xuất khẩu hoặc giá bán phá giá để loại bỏ những ảnh hưởng gây thiệt
hại cho nước nhập khẩu. Nhưng sự đảm bảo này phải dựa trên những điều tra của nước
nhập khẩu, hơn nữa không được bắt buộc nước xuất khẩu đưa ra đảm bảo, nhưng công
tác điều tra vẫn có thể tiến hành.
Cần lưu ý thêm, những hành động chống bán phá giá đại diện cho nước thứ 3 phải
được nước thứ 3 đưa ra lời mời hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan.
Miễn trừ
7
Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp
chống bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng
kể (nhỏ hơn 2% giá trị xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá
giá là không đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng
nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn
7% tổng nhập khẩu).
III) Tình hình các vụ kiện bán phá giá ở Việt Nam và giải pháp
1. Tình hình các vụ kiện bán phá giá ở Việt Nam
Tính đến tháng 12/2010, Viêt Nam đã phải đối phó với 36 vụ kiện chống bán phá giá,
trong đó có 23 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. Thị trường liên minh Châu
Âu (10 vụ) và Hoa Kỳ (5 vụ) là 2 thị trường khởi kiện Việt Nam nhiều nhất. Có một số
mặt hàng Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá ở mức cao như mặt hàng lò xo
không bọc xuất khẩu sang Hoa Kỳ chịu mức thuế 116.31% trong vòng 5 năm kể từ năm
2008, mặt hàng nan hoa xe đap xe máy xuất khẩu sang thị Argenina chịu mức thuế 81%
trong vòng 5 năm từ năm 2007, mặt hàng đĩa ghi hình DVD xuất khẩu sang Ấn Độ chịu
mức thuế 64.09% trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 2009. Các mặt hàng thường bị kiện
bán phá giá nhất là dệt may và da giầy; hóa chất, kim loại và sản phẩm từ kim loại; máy
móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện; nhựa, cao su; bột giấy, giấy; nông sản, thực phẩm; đá,
nhựa và sản phẩm từ đá, nhựa.
Theo Hội đồng trọng tài quốc tế, Việt Nam đứng thứ 7/100 nước bị kiện bán phá giá
nhiều nhất thế giới với tỷ lệ thua kiện là 70%. Đáng chú ý là kể từ năm 1994- năm đầu
tiên Việt Nam bị kiện chống bán phá giá với măt hàng gạo xuất khẩu sang Columbia, số
lượng các vụ kiện chống bán phá giá không ngừng tăng lên. Nếu trong giai đoạn 1994-
2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện
liên tiếp, năm 2009 có đến 5 vụ kiên liên tiếp, Điều này dường như đi ngược lại quy luật
chung của thế giới vì theo kết quả điều tra của World Bank kể từ khi bùng nổ khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, số đơn kiện áp thuế chống bán phá giá đã giảm liên tiếp trong quý
4 năm 2009 và quý 1 năm 2010.
Việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng hạng 39/260 quốc gia có tốc độ xuất
khẩu tăng cao đã khiến cho hàng hóa nước ta dễ dàng trở thành mục tiêu "soi xét" kỹ
lưỡng của các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới chưa thoát khỏi khủng hoảng, các đơn hàng sut giảm ở khắp mọi nơi, các vụ kiện
chống bán phá giá đã gây tổn thất nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam: sản
8
xuất đình trệ, nhân công thất nghiệp, nguy cơ mất thị trường cao, khả năng phát triển thị
trường mới là ít triển vọng, việc duy trì đầu vào và đầu ra cho sản xuất găp nhiều khó
khăn.
2. Môt số vụ kiện bán phá giá tiêu biểu
1) Kiện cá da trơn là vụ kiện do Hoa Kỳ khởi xướng đối với Việt Nam. Năm 2002 trở về
trước, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, người
dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá
da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần. (Theo hãng nghiên cứu thị trường Informa
Economics, năm 2000 Mỹ chỉ nhập khẩu 10,7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam. Đến
năm 2008 đã tăng lên đến 77 triệu USD.) Vì lo ngại cá tra, cá ba sa của Việt Nam đe dọa
ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ, nên Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép
gọi cá này là cá da trơn, sau đó Bộ Nông nghiệp Mỹ lại tìm cách ngăn cản cá của Việt
Nam, bằng hành động ngược với trước kia, là đòi xếp cá của nước ta vào nhóm cá da trơn
để áp thuế chống bán phá giá với mức thuế cuối cùng là 36.84 -63.88%.
2) Kiện giày mũ da là vụ kiện do EU khởi xướng đối với Việt Nam. Trong năm 2005,
mức tăng xuất khẩu về giày da của VN sang thị trường EU so với năm 2001 là 95%, đồng
thời sản xuất giày da trong khối này bị giảm 30%. Tháng 10/2006, EU áp thuế chống bán
phá giá với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam với mức thuế là 10% trong vòng 2 năm.
Sau đó, việc áp thuế được gia hạn thêm 15 tháng kể từ ngày 31-12-2009 với mức thuế
chống bán phá giá 10%. Vụ kiện bán phá giá giày mũ gia của EU đối với ngành da giày
Việt Nam đã gây tác động xấu, khiến trên 50% số DN bị ảnh hưởng phải thu hẹp sản
xuất, đóng cửa một xí nghiệp thành viên, đóng cửa một phân xưởng, tạm ngừng từ 1 đến
2 chuyền sản xuất. Một số doanh nghiệp đã buộc phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng
giá trị thấp hoặc nhận gia công lại cho các doanh nghiệp khác trong nước để có thể phần
nào duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu. Nạn nhân chính của vụ kiện là những lao động nữ
làm việc trong ngành da giày và con cái của họ vì ngành này thu hút trên 80% lao động
nữ và chủ yếu là lao động nghèo đến từ khu vực hoạt động nông nghiệp, họ có thể sẽ bị
mất việc làm. Điều này sẽ tạo nên một gánh nặng cho toàn bộ xã hội và làm tăng tỷ lệ
nghèo đói ở Việt Nam. Vụ kiện là “cơn sóng thần” sẽ tàn phá ngành giày Việt Nam. Bên
cạnh đó, việc áp dụng thuế cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của 450 triệu
người tiêu dùng ở 25 nước EU, ngăn cản họ không được tiếp cận với hàng giá rẻ cũng
như sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đáng kể cho những thành phần tham gia thị trường tại
châu Âu (như là các nhà thiết kế/ thương nhân/ nhà phân phối/ nhà bán lẻ).Điều này cũng
9
trái với luật bình đẳng trong tự do kinh tế hoá toàn cầu của WTO đồng thời gây ảnh
hưởng đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt nam và EU.
3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam
Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
- Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mai thế giới WTO vào năm
2006, viêc Việt Nam phải chịu điều luât phi thị trường trong tời hạn 12 năm đã tạo thế vô
cùng bất lợi cho nýớc ta trýớc nguy cõ bị kiến bán phá giá. Với cam kết này, các nguyên
tắc chuẩn của WTO khi tính toán giá thông thường của hàng hoá bị điều tra (có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định biên độ phá giá) có thể sẽ không được áp dụng. Việc sử
dụng phương pháp thay thế (dựa trên giá và chi phí của doanh nghiệp ở một nước thứ ba
thay vì sử dụng giá và chi phí của chính doanh nghiệp Việt Nam) thường không phản ánh
đúng giá thực tế của doanh nghiệp. Hệ quả là biên độ phá giá có nhiều khả năng cao hơn
biên phá giá tính toán theo cách thông thường; mức thuế chống bán phá giá từ đó cũng có
thể bị đẩy cao hơn. Bởi vậy, chính phủ cần tích cực triển khai đàm phán song phương,đa
phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường,
do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
- Về phía các cơ quan chức năng : Bô công thương phối hợp với các ban ngành có
liên quan cần dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị
kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của
Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia, ngoài ra cần xây dựng cơ sở dữ
liệu về thị trường, về luật thương mại quốc tế, về luật chống bán phá giá của các nước để
từ đó cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các doanh nghiệp để có sự phòng tránh cần
thiết.
- Về phía các doanh nghiệp : -Cần xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và
đa phương hoá thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối
lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá
giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc,
Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung
Đông, Nam Phi...).
- Cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh
các dịch vu hậu mãi, khuyến mại, tiếp thi quảng cáo để nâng cao cạnh tranh của hàng
xuất khẩu thay cho chỉ tập trung cạnh tranh bằng giá thấp.
Tích cực đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra
10
* Về phía các cơ quan chức năng: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong
kháng kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh
nghiệp kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện,
giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...
* Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp xuất khẩu không nên ngần ngại khi
theo kiện mà cần tích cực chuẩn bị thật tốt hồ sơ tố tụng để không rơi vào thế yếu trong
quá trình điều tra tranh chấp, bên cạnh đó cần mạnh dạn khiếu kiện khi quyết định mà
nước nhập khẩu đưa ra là bất lợi. Cụ thể là :
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, lưu trữ hồ sơ tình hình kinh doanh
phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế nhằm chuẩn bị sẵn sàng
các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, dự trù kinh
phí theo kiện, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi
kéo những đối tượng có cùng