Phân tích một số câu hỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

- Khái niệm văn hoá: + Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá. Theo thống kê của tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), đến năm 1982 đã có khoảng 200 định nghĩa. + Cũng trong năm 1982, trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”, UNESCO thống nhất định nghĩa về văn hoá như sau: văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình trong quá trình lịch sử (Song Thành: “Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb. CTQG, H, 1999, tr.7)  Trên ý nghĩa đó, văn hoá phản ánh mức độ phát triển của toàn xã hội cũng như của một cá nhân về trình độ sản xuất, khoa học, kỹ thuật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, phong tục tập quán

docx13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11964 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một số câu hỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích một số câu hỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa C1*Phân tích Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh ? - Khái niệm văn hoá: + Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá. Theo thống kê của tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), đến năm 1982 đã có khoảng 200 định nghĩa. + Cũng trong năm 1982, trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”, UNESCO thống nhất định nghĩa về văn hoá như sau: văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình trong quá trình lịch sử (Song Thành: “Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb. CTQG, H, 1999, tr.7) Trên ý nghĩa đó, văn hoá phản ánh mức độ phát triển của toàn xã hội cũng như của một cá nhân về trình độ sản xuất, khoa học, kỹ thuật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, phong tục tập quán… Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh Với ánh sáng văn hoá của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, sự chắt lọc tinh hoa văn hoá nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra một quan niệm về văn hoá như sau: Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập “Nhật ký trong tù”(1942-1943), Bác đã nêu định nghĩa về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đòi sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2003, t3, tr431) Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của Người dựa trên các quan điểm: + Quan điểm hệ thống: Văn hoá là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động. Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân tố chủ yếu của đời sống xã hội. Thậm chí văn hoá có tác động chi phối đến các mặt của xã hội. Nếu nền văn hoá của một quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị tác động không nhỏ. + Nó mang tính khoa học vì nội hàm văn hoá mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng, nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất văn hoá trong quan niệm của Hồ Chí Minh là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hoá được hiểu đồng nghĩa với những giá trị Chân- Thiện- Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà UNESCO mãi đến năm 1982 mới thống nhất được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người. + Quan điểm phát triển: Văn hoá là tổng hoà các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hoá, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hoá theo Hồ Chí Minh là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, văn hoá là thể hiện trình độ Người trong mỗi một con người. Do đó, phát triển văn hoá cũng chính là phát triển con người. + Quan điểm toàn diện: theo Hồ Chí Minh, văn hoá là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…( văn hoá phi vật thể) và các công trình kiến trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễn của con người( văn hoá vật thể). Điểm đặc biệt trong định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh đó chính là đã đưa tôn giáo cũng là một thành tố cấu thành nên văn hoá. Đây là một điểm sáng tạo của người so với các định nghĩa trước đó về văn hoá, kể cả với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. Chủ nghĩa Mác cho rằng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân dân.” Bác thì khẳng định: tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống và tinh thần của nhân dân, đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ cho cách mạng. Bản thân Người cũng chính là sự hoà hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan dung tôn giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà UNESCO đã nói đến trong thập kỷ 80. CÂU 2: Phân tích quan điểm “Văn hoá vừa là động lực, vừa mục tiêu của sự nghiệp cách mạng” ? a) Văn hoá vừa là động lực, vừa mục tiêu của sự nghiệp cách mạng - Văn hoá vừa là động lực + Điểm thứ nhất là từ khái niệm văn hoá của HCM chúng ta hiểu văn hoá giúp chúng ta tồn tại và phát triển Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống" Văn hoá là một trong những yếu tố giúp cho con người, giúp cho cộng đồng, giúp cho dân tộc phát triển và sau này phát triển tư tưởng này HCM đã cho rằng Văn hoá ngang bằng với các lĩnh vực khác: ngang kinh tế, ngang chính trị và ngang xã hội. VH giúp cho con người tồn tại, giúp cho cộng đồng, dân tộc tồn tại và phát triển, VH ngang với các lĩnh vực khác hay Bác nói bây giờ xã hội đang tồn tại bốn vấn đề quan trọng ngang nhau, thiếu 1 trong 4 vấn đề đó chúng ta 0 tồn tại được cho nên đời sống của chúng ta cần có cả kinh tế, có cả chính trị, có cả xã hội. Trở về với khái niệm chúng ta đã nói "văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt" thiếu một trong những phương thức đó chúng ta 0 tồn tại được + Thứ hai, văn hoá là động lực còn thể hiện ở chức năng của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chức năng thứ nhất là bồi dưỡng và nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng cho mỗi con người, cho cả cộng đồng dân tộc. Tư tưởng cách mạng lớn nhất thể hiện lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Còn tình cảm lớn nhất là tình cảm yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức Có người coi vấn đề yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức trong quan niệm, trong cách ứng xử Hồ Chí Minh là điểm xuất phát mọi sáng tạo, người ta coi đó là thể hiện một triết lý sống, một khía cạnh trong triết lý sống: đó là phải yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức Thông qua các hoạt động văn hoá hay nói cách khác là nhờ hoạt động văn hoá chúng ta có được lý tưởng đó, có được tư tưởng đó, có được tình cảm cách mạng đó Chức năng thứ hai là nâng cao dân trí Thông qua tất cả các hoạt động văn hoá mà trước hết và cơ bản là văn hoá giáo dục. Nhờ văn hoá giáo dục mà chúng ta mới biết đọc, biết viết, xoá mù, đi đến hiểu biết các vấn đề khác (KT-CT-XH), hiểu biết cuối cùng, hiểu biết những lớn, hiểu biết được quy luật của cách mạng Chức năng thứ ba là văn hoá bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh và hướng con người tới những giá trị văn hoá cao đẹp về chân, thiện, mỹ. Đó là 3 chức năng của văn hoá và thông qua việc lý giải, nghiên cứu làm rõ được ba chức năng của VH này chúng ta thể hiện được ý thể hiện VH là động lực. Có người tập hợp ba chức năng này, nói một cách ngắn gọn cả ba chức năng này thuộc về chức năng giáo dục: giáo dục về tư tưởng, giáo dục về nhân trí, giáo dục về phẩm chất, giáo dục theo nghĩa rộng. Giáo dục ở ý thứ hai VH giáo dục người ta muốn nói là giáo dục ở lĩnh vực cụ thể trong các trường lớp học, học để biết đọc, biết viết. Nếu tổng thể điều này cũng là tất cả quá trình giáo dục: giáo dục tư tưởng, giáo dục lý luận, giáo dục hiểu biết + VH là động lực thể hiện ở chỗ tất cả các lĩnh vực của hoạt động văn hoá đặc biệt là vai trò của tư tưởng có một tác dụng là "soi đường" cho quốc dân đi, "lãnh đạo" quốc dân đi để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ . Tất cả các lĩnh vực khác cũng có đóng góp này nhưng quan trọng là tư tưởng. Bởi nếu chúng ta có một mở rộng chúng ta hiểu MQH văn hoá và tư tưởng. Ta lý giải VH rộng hơn tư tưởng. VH nhiều lĩnh vực: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…" hàng loạt vế đề là VH. Như vậy VH rộng hơn tư tưởng nhưng tư tưởng là cốt yếu của VH. Nói đến VH đặc biệt là VH CM, VH mới thì tư tưởng là lĩnh vực, yếu tố cốt. VD chúng ta đang xây dựng nền văn hoá mới hiện nay thì phải lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cốt lõi, 0 có cái đó chúng ta không có được những định hướng giá trị, không hướng tới được các giá trị khác. Cho nên tất cả văn hoá có thể đóng vai trò này ví dụ Pháp luật, đạo đức cũng có thể đóng vai trò soi đường trong đó HCM đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tư tưởng "soi đường", "lãnh đạo" quốc dân để chúng ta thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Bác ví tư tưởng Mác-Lênin như mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi, CN Mác-Lênin là kim chỉ nam… + Văn hoá là động lực còn thể hiện ở chỗ chính văn hoá tạo ra sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà sức mạnh ở đây sẽ tận cùng chính là sức mạnh của con người có văn hoá Ví dụ: Một con người có lòng yêu nước nồng nàn (chưa nói trình độ học vấn bao nhiêu) một người nông dân, công dân nếu có 1 lòng yêu nước nồng nàn thì người ta có tinh thần đánh giặc, cùng với lòng yêu nước đó còn có một số tố chất khác Điều này không phải chúng ta nói, không phải chúng ta khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói mà sức mạnh con người có văn hoá tôi dẫn cho anh, chị hai đoạn chúng ta nghe thôi: một đoạn người Mỹ nói về sức mạnh của con người Việt Nam, một đoạn của cố tổng Bí thư Lê Duẩn nói về mức mạnh con người Việt Nam liên quan đến thắng lợi của chúng ta trong kháng chiến, trong dựng nước, trong giữ nước. Trước khi nói hai điều này ông Trần Văn Giầu có so sánh "Sức mạnh của con người Việt Nam có văn hoá tức là sức mạnh của linh đơn văn hoá Việt Nam". Sau đây tôi dẫn hai ý cụ thể hơn anh, chi nghe một chút, chúng ta cùng chia sẽ, cùng thống ý này về sức mạnh của con người. Ý thứ nhất người Mỹ nói "Ai cũng biết rằng trong thế kỷ XX chính vật chất là sức mạnh của thời đại của chúng ta. Thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng nguyên tử, thời đại phản lực, thời đại điều khiển học, thời đại chinh phục vũ trụ, thời đại tin học. Dù lập thể những thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam đều không có". Người ta cũng tự hào lắm người ta tự hào về phương tiện vật chất, về vũ khí hiện đại lắm và đúng như vậy thế kỷ XX những chuyện đó gần như chúng ta không có “Dù lập thể những thiết bị nào người Mỹ cũng có và người Việt Nam”. Sức mạnh duy nhất của họ chính là "sức mạnh của con người". Đây là câu cuối cùng sức mạnh duy nhất mà chúng ta thắng họ chính là sức mạnh của con người. Câu thứ hai là của cố tổng Bí thư Lê Duẩn nói (tôi chưa có dịp vào thành Quảng Trị nhưng qua Thày Bùi Đỉnh Phong nói ở gian trưng bày của bảo tàng Quảng trị có treo một bảng đề câu của Lê Duẩn thày đã chép lại vì thấy hay quá) tinh thần như câu vừa rồi hay ở nhiều chuyện nhưng có cái hay là ta cũng thấy như vậy mà người Mỹ (kẻ thù của chúng ta) cũng thấy như vậy, chúng ta là chủ thể cũng thấy như vậy, đối tượng của ta là kẻ thù của chúng ta cũng thấy như vậy mà thấy ở nhau là con người. Ông Lê Duẩn đã viết: Chúng ta đã chịu đựng được (chịu đựng 81 ngày đêm ở thành Quảng Trị từ 28-6-72 đến 16-9-72, người ta nói một viên gạch ở thành Quảng Trị chịu hàng tấn bom thế mà chúng ta tồn tại được) chúng ta chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép. Vì gang thép cũng chảy với bom đạn của địch mà chính chúng ta là những con người những con người thực sự, những con người Việt Nam với truyền thống bốn ngàn năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”. (Chúng ta tồn tại được bởi vì chúng ta là những con người thực sự còn gang thép hoặc gạch đá gì ở đấy nếu chúng ta có dịp vào thì thấy bây giờ xem lại những bức tranh chụp lại từ thời đó ta thấy không còn gì thế mà những chiến sĩ ta vẫn tồn tại được, tồn tại đó như chúng ta đánh giá chính là con người ) + Một yếu tố khác là các yếu tố (thành tố) văn hoá khác như giáo dục, khoa học, pháp luật... (hay nói cách khác là tất các thành tố khác) giúp dân tộc Việt Nam chúng ta vượt qua được yếu hèn và thúc đẩy sự phát triển KT-XH Chúng ta trở lại một trong những câu nổi tiếng của Bác Hồ về lĩnh vực này chính là: "Dốt thì dại, dại thì hèn" năm 1955 tổng kết 10 năm Bình dân học vụ Bác khẳng định như vậy. Bác đã nói như vậy. Năm 1945 Bác gọi là "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Cho nên các lĩnh vực văn hoá này giúp chúng ta thoát khỏi yếu hèn, chúng ta có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu và tạo ra điều kiện phát triển KT-XH + Một điểm tiếp theo văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh được hiểu như sợi dây, như chất keo liên kết các dân tộc, làm cho các dân tộc xít lại gần nhau, đoàn kết với nhau trong một sự nghiệp chung đó là chống chủ nghĩa thực dân Văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng + Trước hết ta trao đổi một chút chung nhất là hệ số, chỉ số phát triển xã hội Trong nghiên cứu người ta thấy chỉ số, hệ số phát triển xã hội dựa trên mấy yếu tố sau: Mức độ giải phóng và phát triển con người. (VD xem con người ở đất nước anh được giải phóng và phát triển đến đâu, được phát triển toàn diện chưa, đã hoàn thiện chưa thì mới đánh giá được xã hội đó phát triển hay không). Sự phát triển của LLSX tất nhiên gắn với điều này là QHSX. (không có LLSX không thể nói đến cái khác) Dựa vào năng suất lao động.(XH phát triển phải xem năng suất lao động như thế nào) Dựa vào các yếu tố tinh thần văn hoá, chính trị, pháp luật, dân chủ... Như vậy muốn xem một xã hội phát triển nói chung chúng ta phải căn cứ về những điều lớn này. + VH là triết lý phát triển theo tư tưởng Hồ Chí Minh Khi nghiên cứu triết lý phát triển Hồ Chí Minh chúng ta có mấy ý sau: Đối với điều kiện Việt Nam chúng ta trước hết phải giành độc lập dân tộc, nếu không giành độc lập dân tộc thì không có CNXH, chúng ta là nô lệ. Đây là điều kiện tiên quyết, phải có nó thì mới giải phóng được những vấn đề khác. Khi có ĐLDT rồi phải đi đến CNXH vì chỉ có ĐLDT đi tới CNXH thì mới bảo vệ được độc lập này. ĐLDT rồi phải đi đến CNXH vì có như vậy mới thực sự bảo vệ được độc lập dân tộc và thực sự đem lại tự do, hạnh phúc cho con người. Bác nói: Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó không có nghĩa lý gì. Thông qua chế độ dân chủ theo HCM là phải xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Xây dựng kinh tế làm nền tảng vật chất cho xã hội. Triết lý phát triển HCm được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm HCM về phát triển khoa học- kỹ thuật. Năm 1958 Bác Hồ từng nói CNXH cộng KHKT nhất định sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận + quan niệm HCM về phát triển xã hội nhìn dưới góc độ văn hoá Quan tấm đến sự phát triển của giáo dục đào tạo. Trong GDĐT HCM có nhiều quan điểm nhưng ở đây ta nói một quan điểm đặc biệt nói vừa sớm, nhưng đồng thời nó vừa thể hiện được chiều sâu, quan trọng nó phù hợp với thế giới hiện đại ngày nay Bác Hồ dùng quan điểm sánh vai HCM chú ý tới lĩnh vực văn nghệ (văn học nghệ thuật). HCM chú ý tới lĩnh vực nhân tố con người. Có thể nói theo quan điểm HCM con người chính là thước đo của sự phát triển. Hồ Chí Minh đã kết hợp được chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa. HCM kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế, nội lực và ngoại lực. Trong đó ngoài lực con người là quan trọng nhất (chúng ta cần phân biệt nhân lực và nguồn lực con người nó có sự khác nhau: ở Việt Nam nhân lực thừa còn nguồn lực thiếu con người phải có đức, trí, thể, mỹ). + Điểm thứ 4, định hướng phát triển bền vững HCM Trước khi nói cụ thể ta có một sự giải thích ở đây dùng định hướng là vì để có một sự phát triển bền vững phải đầy đủ các yếu tố, các điều kiện thời Bác Hồ chưa có điều kiện, một trong những điều quan trọng là phải có một nền kinh tế tri thức để tạo cho một xã hội phát triển bền vững. Nhưng điều mà Bác Hồ nói sau đây đã tạo ra định hướng phát triển bền vững Tư tưởng HCM đã phản ánh được việc xoá bỏ tình trạng nghèo, cùng cực (làm cho ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành). Đạt phổ cập giáo dục tiểu học (Tư tưởng HCM về GD) Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cấp vị thế cho phụ nữ (tư tưởng về phụ nữ, về bình đẳng nam nữ) Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em (10-3-1947 Bác đã nói ở mức độ nhất định). Tăng cường sức khoẻ cho bà mẹ. Phòng chống dịch bệnh (3-1947 Bác đã nói trong Đời sống mới) Bảo đảm bền vững về môi trường (tư tưởng về trồng cây). Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển (Tư tưởng HCM về đối ngoại) => Đây chính là 8 tiêu trí phát triển bền vững hiện nay của thế giới nhưng chúng ta trở lại từ 8 điểm đó ta thấy tất cả ở mức độ khác nhau gần như Bác đã nêu ra những ý tưởng thậm chí có những cái đã cụ thể rồi có những cái ở từng mức độ nhất định --------- Như vậy, Văn hoá là mục tiêu bởi Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự phát triển. Cuộc hành trình của Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời cho tới một triết lý phát triển hướng tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người cống hiến cả đời mình không chỉ để giải phóng dân tộc mà còn để giải phóng giai cấp và cao nhất là giải phóng con người triệt để và toàn diện. Nội dung giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch con người, xóa bỏ các điều kiện xã hội làm tha hóa con người làm cho mọi người được hưởng lấy cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo, phát triển toàn diện theo dúng bản chất tốt đẹp của con người, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, tạo điều kiện cho con người thực sự làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân mình. Câu 3) phân tích quan điểm “văn hóa là 1 mặt trận và cán bộ hoạt động văn hóa là chiến sĩ trên mặt trận ấy”? Quan điểm về mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hoá Xuất phát từ quan điểm văn hoá phải gắn với đời sống, trong kháng chiến chống Pháp, HCM nêu rõ : "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận". Cũng vì vậy, HCM rất coi trọng người cán bộ làm công tác văn hoá. Người nêu rõ: cán bộ văn hoá "là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (HCMTT, t.6, tr.368,Nxb CTQG, H.2000). HCM luôn đánh giá cao vai trò của các cán bộ văn hoá đối với kháng chiến đối với công cuộc xây dựng đất nước. Ở đây có hai vấn đề liên quan đến nhau: vấn đề thứ nhất là vấn đề mặt trận văn hoá, vấn đề thứ hai là vấn đề chiến sĩ văn hóa, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết, có mặt trận thì có chiến sĩ mà chiến sĩ chính là những người chiến đấu, hoạt động trên mặt trận văn hóa đó. Khi nghiên cứu hai vấn đề này tác động đến nhau nhưng trong nghiên cứu chúng ta tác ra Thế nào là mặt trận văn hóa? và thế nào là chiến sĩ văn hóa? Trước hết ta nói về Quan điểm mặt trận văn hoá Điểm thứ nhất chúng ta khái quát về lịch sử: Trong lịch sử dân tộc từ thời chống phong kiến phương Bắc cho đến thời cận đại chống thực dân Pháp với những nhân vật như từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, rồi đến các nhà cách mạng hiện đại đều biết dùng văn hoá để đánh giặc, đều biết coi văn hoá là một vũ khí, coi văn hoá là một mặt trận và những năm 20 khi Bác Hồ bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng, tiếp thu tinh thần đó trong truyền thống dân tộc Hồ Chí Minh đã dùng ngòi bút để tố cáo tội ác thực dân, từ đó thức tỉnh dân tộc, định hướng và tổ chức dân tộc và đưa cả dân tộc đi vào con đường cứu nước mới con đường cách mạng vô sản. Ví dụ: Sóng Hồng đã viết: dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ. Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu có câu: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Nếu ta đọc lại những tác phẩm của Bác đặc biệt như Bản án chế độ thực dân Pháp. Ngay từ tiêu đề tác phẩm đã cho thấy cả tác phẩm là cả một cuộc chiến đấu, cả tác phẩm là cả một mặt trận, cả tác phẩm là cả một sự tố cáo tội ác của thực dân từ đó thức tỉnh nhân dân, định hướng nhân dân, tổ chức nhân dân, đưa nhân dân vào con đường cứu nước mới -con đường cách mạng vô sản. Giáo sư Trần Văn Giầu có nói: nếu viết về c
Luận văn liên quan