Tiểu luận Biến đổi khí hậu toàn cầu

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đ ổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu thiết y ếu và sự phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến một m ức độ nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đ ặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.Bài báo cáo của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu như là một ví dụ điển hình cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống hiện nay và tập trung vào ba phần chính. Thứ nhất, vấn đề biến đổi khí h ậu là vấn đề mang tính toàn cầu bởi ba đ ặc điểm chính của nó : phạm vi tác động rộng lớn, hậu quả ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại, và đ ể giải quy ết vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Thứ hai, một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí h ậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và sâu xa,chủ y ếu là những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Thứ ba, một số giải pháp định hướng : các biện pháp tình thế, giảm thiểu và hỗ trợ cho sự biến đổi khí hậu và một vài đánh giá cá nhân về tình hình đi tìm giải pháp hợp lý của cộng đồng thế giới hiện nay. Do hạn chế về mặt th ời gian và tính chất rộng lớn của vấn đề,nhóm chúng tôi chưa thể bao quát được toàn vẹn nội dung nên cần được trao đổi và tiếp tục nghiên cứu để sáng tỏ hơn,nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Biến đổi khí hậu toàn cầu Lời mở đầu : Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu thiết yếu và sự phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến một mức độ nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ,…Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.Bài báo cáo của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu như là một ví dụ điển hình cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống hiện nay và tập trung vào ba phần chính. Thứ nhất, vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu bởi ba đặc điểm chính của nó : phạm vi tác động rộng lớn, hậu quả ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại, và để giải quyết vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Thứ hai, một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và sâu xa,chủ yếu là những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Thứ ba, một số giải pháp định hướng : các biện pháp tình thế, giảm thiểu và hỗ trợ cho sự biến đổi khí hậu và một vài đánh giá cá nhân về tình hình đi tìm giải pháp hợp lý của cộng đồng thế giới hiện nay. Do hạn chế về mặt thời gian và tính chất rộng lớn của vấn đề,nhóm chúng tôi chưa thể bao quát được toàn vẹn nội dung nên cần được trao đổi và tiếp tục nghiên cứu để sáng tỏ hơn,nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội ngày 24 tháng 02 năm 2009 Nhóm 9 – Khoa Chính trị - K33 1 I. Sự thay đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu : 1. Khái niệm biến đổi khí hậu toàn cầu : Biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển,sinh quyển,thạch quyển,thủy quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên( động đất,núi lửa,hoạt động của các hành tinh,các tia vũ trụ..) và nhân tạo(hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người). 2. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu : Nhóm 9 chọn vấn đề biến đổi khí hậu vì đây là một vấn đề toàn cầu. tính toàn cầu của nó được thể hiện ở ba mặt là: phạm vi ảnh hưởng là toàn cầu, hệ quả của vấn đề là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại và để giải quyết vấn đề này thì cần sự hợp tác trên toàn thế giới. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng mục một.  Sự thay đổi khí hâu có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới. Bởi sự biến đổi khí hậu trên trái đất là hậu quả tổng hợp tát yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây nên (nước, không khí, đất, sa mạc hóa…). G.H. Brontoman, nguyên chủ tịch Ủy ban môi trường và phát triển thế giới, đã nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người. Nó không những đe dọa sự tồn vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là sự thay đổi khí hậu tạo nên biển lửa ở Victoria,Úc. Tình trạng trái đất nóng dần đã “hà hơi tiếp sức” cho những đám cháy lan rộng tại Victoria với tốc độ chóng mặt, biến thành một cơn bão lửa lịch sử tàn khốc không khác gì một trận bom nguyên tử tàn phá. Không những thế, còn tạo thành bức tường lửa tại rừng Quốc gia Bunyip cách Melbourne 125km về hướng Tây.Không phải chỉ có ở châu Úc,thay đổi khí hậu còn có phạm vi tác động rộng lớn tới toàn thế giới,ví dụ như ở khu vực châu Á,gây ra nhiều thiên tai ở Tây Tạng-Trung Quốc ( nóc nhà thế giới). Mỗi thập kỷ, nhiệt độ ở Tây Tạng lại tăng khoảng 0,3 độ C, tức tăng nhanh hơn khoảng 10 lần mức tăng trung bình của cả nước1, kéo theo những hậu quả có thể thấy trước như sự thu hẹp các sông băng, các thảo nguyên 1 Song Senghua- Nhà khí tượng Thủy Văn Tây Tạng theo nhật báo Xinghua – Trung Quốc 2 khô hạn và sự mở rộng của sa mạc… đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực.  Tác động của vấn đề này vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại. Biến đổi khí hậu kéo theo sự thay đổi nhiệt độ, sự tan băng ở hai cực, mực nước biển dâng cao… Theo báo cáo của IPCC thì khoảng 1 tỷ người có thể bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu, trong đó người dân ở các nước Nam Á, Trung Quốc và Châu Phi sẽ phải hứng chịu cảnh thiếu nước. Dưới tác động của sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu sẽ nóng lên và dẫn đên tình trạng băng tan, việc này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của 500 triệu người ở nam Á, 250 triệu người ở Trung Quốc và khoảng 75 đến 250 triệu người ở Châu Phi. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên các cùng là không giống nhau. Có những vùng sẽ phải chịu mức độ tổn thưởng nặng nề hơn các vùng khác trên thé giới, các đảo quốc nhỏ sẽ phải chịu những tác động của việc mực nước biển dâng cao, sóng cồn, các trận lốc xoáy và sự xâm thực, Trong khi đó thì những thành phố ở châu Á tọa lạc gần các vùng châu thổ lớn cũng có xu hướng bị đê dọa nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu cũng có tác động khủng khiếp đến cây cối và các loài động vật. 20 – 30 % có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm vượt ngưỡng 2,5 – 3 độ C.  Để giải quyết vấn đề này thì cần có sự hợp tác trên toàn thế giới. Người dân Úc có thể dập tắt được đám cháy ở đất nước mình nhưng không thể tự mình đảo ngược lại sự nóng lên của trái đất. Sự tan băng ở hai cực dẫn đến thay đổi độ cao của mực nước biển cũng không thể giải quyết được bằng cá nhân một quốc gia nào. Chính vì vậy các cuộc họp của các nước được diễn ra để cùng thống nhất tìm ra giải pháp chung nhất cho vấn đề bức xúc này, các nghị định thư, các quy chế được ra đời nhằm tìm tình thế đảo ngược lại sự biến thiên nhiệt độ ngày càng gia tăng và ngăn chặn nguy cơ thiên tai lũ lụt. Nghị định thư Kyoto 1995, cuộc họp các bộ trưởng các nước bị ô nhiễm trầm trọng ở Monterrey Mê hi cô ngày 04 tháng 10 năm 1996…Đây được coi là những bước đầu của những giải pháp định hướng sẽ được thể hiện chi tiết ở chương sau. 3 Nói tóm lại, biến đổi khí hậu cùng với thực trạng và tác động của nó đã và đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng thế giới. Nó đem tới hang loạt các thảm họa khác như sự tan băng ở hai cực, hạn hán, lũ lụt, song thần, cháy rừng…Vậy nguyên nhân tại sao dẫn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Và làm thế nào để khắc phục vấn đề trên? II. Nguyên nhân : 1. Nguyên nhân trực tiếp : Khí hậu của Trái đất chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, chủ yếu là lượng năng lượng mặt trời, cả lượng khí nhà kính như CH4, CO2, N20 và lượng khí ga trong khí quyển. Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định. Sự gia tăng của các loại khí CO2,CH4 một cách đột biến tác động vào sự cân bằng nhạy cảm giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự tập trung các loại khí ga lồng kính như là cácbon đi ô xít CO2,mê tan CH4 hay nitro ôxit N20 đều có dấu hiệu ra tăng rõ rệt nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp. Ví dụ lượng khí thải CO2 từ đốt cháy nhiên liệu tăng từ 6.4 Gt một năm trong những 4 năm 90 lên tới 7.2 Gt 1 năm trong giai đoạn từ 2000 đến 20052. Các nhà khoa học cũng dự báo tình trạng toàn cầu ấm lên, mà nguyên nhân chính là do sự tăng khí thải CO2 từ việc tiêu thụ than đá, dầu và xăng ở xe cộ và nhà máy điện, sẽ làm tăng các đợt hạn hán, các cơn lũ và bão thường xuyên và khắc nghiệt hơn, đe dọa đến sản xuất nông nghiệp toàn cầu. 2. Nguyên nhân sâu xa : Nguyên nhân chủ yếu cho vấn đề này là do con người và xã hội loài người gây ra. Sự gia tăng hàm lượng khí C02 chủ yếu là do hoạt động của con người, như là đốt cháy nhiên liệu, sự giảm thiểu trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng công nghiệp.  Nguyên nhân thứ nhất là sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Khoa học kĩ thuật phát triển đem lại nhiều thành tựu to lớn, mở đầu là kỉ nguyên công nghiệp mới cho loài người ở thế kỉ XVIII với sự ra đời của máy hơi nước, của điện năng, của từ trường…Tuy nhiên nó cũng gây ra cho con người những tai họa khủng khiếp. Con người ngày càng tách ra khỏi tự nhiên, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách kiệt quệ vì lợi ích của mình. Con người đốt cháy nhiên liệu để phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Con người sử dụng nhiều cách thức nhằm biến đổi năng lượng ở nhiều hình thức thành những dạng phù hợp mới mục đích sử dụng phục vụ cuộc sống và các quá trình xã hội. Ứng dụng giải phóng năng lượng từ nhiên liệu rất đa dạng trong cuộc sống như đốt cháy khí tự nhiên để đun nấu, kích nổ xăng dầu để chạy động cơ, biến năng lượng hạt nhân thành điện năng, v.v.. Lượng khí thải CO2 được thải ra từ hệ thống ống khói của các nhà máy,từ ống khói của ô tô xe máy…Thậm chí còn xảy ra những tình huống rò rỉ khí thải độc hại ra ngoài môi trường do sự bất cẩn tắc trách của các đơn vị.Ví dụ như sự cố khí thải độc hại ở nhà máy hóa chất Tân Bình- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Trung Quốc cho biết vào năm 1994, nước này đã thải ra 2,6 tỉ tấn khí CO2, 34,29 triệu tấn metan và 850.000 tấn oxít nitơ3. Hơn nữa, sự gia tăng lượng khí thải 2 Website Greenfacts về vấn đề biến đổi khí hậu 3Số liệu lấy từ Vietbao.com.vn 5 Co2 còn thể hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn liên tiếp xảy ra, không chỉ làm đất trống đồi trọc mà còn gia tăng đáng kể lượng khí thải CO2 trong không khí. Tình hình này không ở đâu xa mà xảy ra ngay chính tại Việt Nam khi mà vài năm trở lại đây việc "chuyển đổi" rừng thành đất nông nghiệp không còn xa lạ với người dân, thậm chí là cả với các cấp chính quyền. Tình trạng này đang “nở rộ” tại khá nhiều nơi, đặc biệt là ở Tây Nguyên.  Nguyên nhân thứ hai là do sự gia tăng dân số. Sự gia tăng dân số kéo theo các nhu cầu ngày càng tăng của con người. Theo báo cáo của ESCAP thì ở châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 300 triệu ha rừng và là nguồn rừng nhiệt đới chủ yếu của thế giới. Theo ước tính, đến năm 2000, rừng châu Á sẽ mất đi ít nhất là 72 triệu ha. Và nếu diễn ra ở khả năng xấu nhất thì số mất đi sẽ là 280 triệu ha. Dự báo nếu tốc độ mất rừng và phá rừng như vậy cứ tiếp diễn thì rừng ở châu Á sẽ bị xóa sổ trong vòng từ 12 đến 50 năm tới.Đông Nam Á còn phải đương đầu với nhiều thử thách mới do sự gia tăng dân số, do đô thị hóa và công nghiệp hóa gây ra. Manila (Philippin) do sự hoạt động của 900 nhà máy đã tạo ra một lượng chất thải khổng lồ đổ vào hồ La-nu-ga hồ lớn nhất Đông Nam Aá. Toàn bộ hồ bị ô nhiễm gây chết cá hàng loạt. Năm 1964, sản lượng cá hàng năm của hồ này là 320.000 tấn, thì năm 1982, sản lượng chỉ còn 128.000 tấn.Băng-Cốc (Thái Lan) do hậu quả của gia tăng dân số và việc khai thác quá mạnh nguồn nước ngầm trong lòng đất, đã dẫn đến việc lún đất ở thành phố. Chỉ trong vòng 26 năm, (1960 - 1986), mặt bằng của thành phố lún xuống 160cm. 4Sự gia tăng dân số tất yếu dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy các trật tự môi trường. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Và trước những nguyên nhân đặt ra như vậy không chỉ đòi hỏi sự hợp tác trên một phạm vi toàn cầu mà còn càn phải có những biện pháp cấp thiết và toàn diện.Tại sao lại đòi hỏi phải có những hành động ngay tức khắc và các biện pháp toàn diện 4 www.binhthuan.gov.vn 6 ở đây bao gồm những gì? Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ tập trung vào trả lời hai câu hỏi này. III. Phương hướng giải quyết: 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Xét dưới góc độ kinh tế thì càng chậm trễ trong việc đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu hiện nay thì thiệt hai kinh tế là càng lớn. Theo một nghiên cứu cách đây 3 năm của một nhóm các nhà khoa học Anh(báo cáo Stern) thì việc không có hành động gì để đối phó lại với tình trạng biến đổi khí hậu thì thiệt hại kinh tế có thể tương đương với thiệt hại kinh tế do cuộc Đại chiến thê giới I hay như cuộc suy thoái kinh tế trước đó gây ra. Còn theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế Đức thì nếu thế giới thụ động trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu thì thiệt hại kinh tế có thể đạt tới ngưỡng 20 nghìn tỷ $ vào năm 2100 ( theo tỉ giá năm 2000) hoặc chiếm 6 đến 8% tổng sản lượng toàn cầu cũng vào thời điểm đó. Cũng trong nghiên cứu đấy thì nếu có những hành động đối phó từ bây giờ thì có thể giới hạn sự gia tăng nhiệt độ ở 2oC và loại trừ được hơn một nửa số thiệt hại kể trên. Tức là nếu ta chi 3000 tỷ $ mỗi năm vào việc bảo vệ khí hậu thì đến 2100 ta sẽ giảm được 12 nghìn tỷ $ trong tổng hiệt hại hàng năm. Tuy nhiên, nếu ta để mặc vấn nạn này cho đến 2025 mới hành động thì ta sẽ không đạt được mục tiêu giới hạn sự gia tăng nhiệt độ ở 2oC và chưa kể đến việc bảo vệ khí hậu lúc đó sẽ đắt đỏ hơn nhiều5. 2. Các biện pháp giải quyết: Các biện pháp giải quyết sự thay đổi khí hậu được chia thành ba nhóm là các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ và hỗ trợ. Biện pháp thích ứng ở đây có nghĩa là tăng khả năng sống chung của con người và môi trường với những tác động không thế tránh khỏi do biến đổi khí hậu gây nên. Biện pháp giảm nhẹ là làm bớt đi độ tích tụ của khí thải nhà kính trong bầu khí quyền trái đất hiện nay. Cuối cùng biện pháp hỗ trợ là những biện pháp nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện hai nhóm giải pháp trên được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tất cả các nhóm giải pháp này đều nhằm đạt tới mục tiêu là giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng trong phạm vi 2oC trên mức thời kì tiền công 5 7 nghiệp. Để đạt được mục tiêu này thì đòi hỏi phải hạn chế sự tích tụ lượng khí CO2 trong mức 450ppm và duy trì hay giảm thiểu tình trạng tích tụ của những khí gas khác. Dù phân loại ra như thế nào thì các biện pháp này đều phải được thực hiện một cách đồng thời và toàn diện. Không một nhóm biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết triệt để được vấn đề biến đổi khí hậu này. Một kế hoạch thích ứng dù có được chuẩn bị kĩ càng cho đến mấy thì cũng không thể đủ sức để bảo vệ những người dân nghèo trên thế giới khỏi sự biến đổi đã thành thường lệ. Và ngược lại, quá trình giảm nhẹ ảnh hưởng cũng không bao giờ là đủ để có thể bảo vệ người dân khỏi những vấn đề về biến đổi khí hậu đã trở nên quá hiển nhiên.6 a) Các biện pháp thích ứng nhằm tăng khả năng thích ứng của con người và môi trường với những sự thay đổi khí hậu đang diễn ra hoặc đã được dự báo trước. b) Các biện pháp giảm nhẹ ở đây là nhằm giảm bớt sự tích tụ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển, bao gồm: cải tiến các công nghệ khai thác nhiên liệu, phát triển các công nghệ khai thác nhiên liệu không chứa cácbon, tối đa hóa việc sử dụng năng lượng và cải tạo đất sử dụng. c) Các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các biện pháp thuộc hai nhóm trên diễn ra thuận lợi hơn. Do con người luôn hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân, đồng thời khó thay đổi thói quen trừ khi lợi ích của họ bị ảnh hưởng nên dù có nhận thức được việc cần làm đối với khí hậu, chúng ta vẫn không hành động. Khi đó thì cần có sự can thiệp hỗ trợ từ chính phủ mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế nhằm khuyễn khích người dân, các doanh nghiệp, tổ chức xã hộ thay đổi hành vi của mình. Ở đây, cụ thể chúng ta có các biện pháp sau: đánh thuế năng lượng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thương mại khí thải, phát triển công nghệ mới, nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hâu.  Thứ nhất là các biện pháp về giá cả. Mức tiêu thụ một hàng hóa hay dịch vụ thường có xu hướng giảm khi giá của nó tăng lên. Theo quy luật này thì cách đơn giản nhất để có thể hạn chế việc tiêu thụ năng lượng sẽ là tăng giá năng lượng qua việc chính phủ đánh thuế vào mặt hàng này. Với việc đánh 6 8 thuế này thì không những người tiêu dùng sẽ phải thay đổi thói quen sử dụng năng lượng một cách tiêt kiệm hơn mà chính phủ sẽ cótheem khoản thu nhập để dung vào những việc khác, ví dụ như việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là việc đánh loại thuế này phải được đưa vào từ từ nhằm tránh gây mất cân bằng về kinh tế.  Thứ hai là đề ra các tiêu chuẩn về lượng khí thải cũng như mở rộng thương mại khí thải. Với quyền lực trong tay, các chính phủ hoàn toàn có khả năng ban hành các đạo luật về việc giới hạn lượng khí thải cho phép đối với khu vực sản xuất. Tuy vậy, các biện pháp này cũng chưa trọn vẹn ở điểm không thể áp dụng một quy chế chung cho tất cả các doanh nghiệp vì quy mô, công nghệ, thiết bị hay quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là không đồng đều. Bởi vậy, các chính phủ nên tiến hành song song biện pháp trên với việc cho phép các doanh nghiệp được tiến hành “trao đổi khí thải” với nhau. Nghĩa là những doanh nghiệp có lượng khí thải thải ra ít hơn cả mức chuẩn thì sẽ được phép bán lượng khí thải họ tiết kiệm được cho các doanh nghiệp cần.  Thứ ba là tăng cường đầu tư cho việc phát triển các công nghệ mới, bao gồm việc chính phủ tập trung hướng các nghiên cứu vào các công nghệ thân thiện với môi trường hoặc là trợ cấp cho những nghiên cứu dạng này ở khu vực tư nhân và các tổ chức khác.  Thứ tư là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn nạn biến đổi khí hậu. Việc này có thể được thực hiện thống qua công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi khi người tiêu dùng gia tăng nhận thức về vấn nạn biến đổi khí hậu, họ sẽ có ý thức thay đổi thói quen tiêu dùng của mình, ví dụ như chuyển từ việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân sang việc sử dụng các phương tiện công cộng.  Thứ năm là chuyển đổi nền kinh tế sang phương thức phát triển bền vững. Tức là các chính phủ vừa tập trung phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng chú trọng đến việc bảo vệ môi trường.Việc thực hiện này nhằm đảm bảo các 9 thế hệ mai sau sẽ được kế thừ đủ vốn vật chất, vốn con người và vốn thiên nhiên (3 loại vốn quyết định phúc lợi của thế hệ mai sau)  Thứ sáu là thiết lập một cơ chế hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Theo đó, các nước giàu sẽ hỗ trợ cho các nước nghèo trong việc chuyển giao công nghệ, tài trợ cho việc thích ứng với các hâu quả không thể tránh được do sự biến đổi toàn cầu gây nên. . 10 Kết luận : “Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương nhiên. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay. Chúng ta đang đối mặt với một tình huống hết s
Luận văn liên quan