Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong các vấn đề toàn cầu mà toàn nhân
loại đang phải quan tâm bởi nó đe dọa tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi người
chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. Thế kỉ XXI chúng ta cũng phải đối
mặt với “ tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liền ngày
hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng
này xảy ra do sự tiến bộ của nhân loại, sự phát triển của hạ tầng kĩ thuật và ý thức
của con người. Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng
vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức
lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới.
Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh
của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa
khủng bố quốc tế. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các
chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất,
không thể đối phó một cách hiệu quả đối với thách thức này. Chính vì vậy, đối phó
với những thách thức đa chiều và phức tạp của vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng
trở thành ưu tiên quan trọng trong chiến lược an ninh, đối ngoại của các nước lớn và
được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi; nhận thức toàn cầu về những nguy cơ
tiềm tàng từ vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Các hội nghị lớn
trên thế giới đã diễn ra như thế nào, những sự kiện quan trọng về biến đổi khí hậu
đã được dư luận thế giới mong đợi từ lâu có thành công hay thất bại ra sao? Đó là
những vấn đề nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài viết của mình. Từ
việc đi sâu vào tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, từ kết quả của các cuộc
hội nghị quốc tế, câu hỏi đặt ra là: Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Liệu những
chiến lược của các nước lớn trong các hội nghị quốc tế có làm nên sự thay đổi?
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu và vấn đề toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Biến đổi khí hậu và vấn đề toàn cầu
2
LỜI MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong các vấn đề toàn cầu mà toàn nhân
loại đang phải quan tâm bởi nó đe dọa tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi người
chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. Thế kỉ XXI chúng ta cũng phải đối
mặt với “ tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liền ngày
hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng
này xảy ra do sự tiến bộ của nhân loại, sự phát triển của hạ tầng kĩ thuật và ý thức
của con người. Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng
vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức
lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới.
Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh
của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa
khủng bố quốc tế. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các
chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất,
không thể đối phó một cách hiệu quả đối với thách thức này. Chính vì vậy, đối phó
với những thách thức đa chiều và phức tạp của vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng
trở thành ưu tiên quan trọng trong chiến lược an ninh, đối ngoại của các nước lớn và
được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi; nhận thức toàn cầu về những nguy cơ
tiềm tàng từ vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Các hội nghị lớn
trên thế giới đã diễn ra như thế nào, những sự kiện quan trọng về biến đổi khí hậu
đã được dư luận thế giới mong đợi từ lâu có thành công hay thất bại ra sao? Đó là
những vấn đề nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài viết của mình. Từ
việc đi sâu vào tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, từ kết quả của các cuộc
hội nghị quốc tế, câu hỏi đặt ra là: Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Liệu những
chiến lược của các nước lớn trong các hội nghị quốc tế có làm nên sự thay đổi?
Những nội dung chúng tôi trình bày trong bài viết của mình dưới đây chắc
chắn còn rất nhiều ý kiến chủ quan, không tránh khỏi những thiếu sót và rất cần sự
3
đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô và các bạn để hoàn chỉnh hơn nội dung
cũng như đánh giá một cách đầy đủ hơn về vấn đề này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Các hội nghị lớn
1. Hội nghị Rio De Janero (6/1992)
Hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Rio De Janero là một bước ngoặt trong việc
tìm ra giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Tại hội nghị này, Chính phủ các nước
tham gia đã nhất trí với công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC). Mục đích quan trọng của công ước này là ổn định nồng độ của các khí
nhà kính trong bầu khí quyển ở mức độ sao cho không làm nhiệt độ Trái đất tăng
thêm nữa. Cho tới thời điểm hiện tại đã có 192 quốc gia ký vào bản hiệp ước này.
2. Hội nghị Kyoto (12/1997)
Nghị định thư Kyoto được thông qua. Các nước phát triển cam kết sẽ giảm ít
nhất 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào 2012, nhưng Mỹ – nước thải ra
khí CO2 nhiều thứ 2 trên thế giới, đã ngay lập tức tuyên bố không thông qua hiệp
ước này. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc chỉ chấp nhận
một cách không chính thức bản hiệp ước.
3. Hội nghị Copenhagen
Trước năm 2009, thế giới đã đạt được hai nghị định thư từ hội nghị Rio de
Janeiro năm 1992 và Kyoto năm 1997. Tuy vậy, các thỏa thuận này đều bị coi là
thiếu hiệu lực khi các nước có lượng khí thải lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil... không đưa ra cam kết cắt giảm của mình. Vì vậy nhóm chúng tôi muốn tập
trung vào Hội nghị Copenhagen để làm rõ thái độ, quan điểm cũng như chiến lược
của các nước lớn với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
II. Quan điểm, chiến lược của các nước lớn tại hội nghị Copenhagen
192 Chính phủ các quốc gia tới Copenhagen tham dự Hội nghị cấp cao Liên
hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-15) vào tháng 12/2009 nhằm đưa ra giải pháp
về một thỏa thuận quốc tế sau khi Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn. Các nước giàu
sẽ phải cam kết cắt giảm lượng khí CO2, trong khi các nước đang phát triển như
Trung Quốc cũng phải có những hành động tương tự. Tại hội nghị này, các nhà lãnh
4
đạo thế giới cũng thảo luận về sáng kiến đánh thuế khí CO2 nhằm giảm nhu cầu sử
dụng nguyên liệu hóa thạch đồng thời lấy kinh phí để hỗ trợ các nước nghèo đối
phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
1. Mỹ
Sau hai trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 15 năm qua, đã phá hủy hàng nghìn
căn nhà ở miền Trung Tây nước Mỹ không có lí do gì để nói rằng nước Mỹ và
chính quyền Obama không nghiêm túc về vấn đề này. Vậy quan điểm và chiến lược
của Mỹ tại Copenhagen là gì? Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng: "Chúng tôi
hiểu được những nguy cơ nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Chúng tôi quyết tâm
hành động. Và chúng ta sẽ cùng chịu trách nhiệm đối với thế hệ tương lai" 1. Trong
khi chờ kết quả từ hội nghị Copenhagen, Mỹ cam kết đến năm 2020 sẽ cắt giảm tới
17% lượng phát thải so với năm 2005. Tuy nhiên, Mỹ phản đối cách làm của Nghị
định thư Tokyo bắt các nước phải có giao ước hợp pháp. Mỹ đòi hỏi Trung Quốc,
Ấn Độ, Nam Phi và Brazil cùng phải cam kết cắt giảm khí thải. Và dự thảo về khí
hậu của Mỹ hiện đang chưa được Thượng nghị viện thông qua.
2. Trung Quốc
Với Trung Quốc,"Các quốc gia phát triển phải hỗ trợ các nước nghèo trong
cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu" 2. Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cắt giảm
khí CO2 vào năm 2020 chỉ còn ở mức 55 - 60% so với năm 2005. Đồng thời, Trung
Quốc muốn các nước giàu đến năm 2020 phải giảm 40% lượng phát thải so với năm
1990. Nước này cũng sẽ giành 1% GPD (tổng thu nhập quốc nội) mỗi năm để trợ
giúp các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Và các nước Châu Âu
phải cung cấp các công nghệ mới giảm phát thải carbon.
3. Liên minh châu Âu
1 Barack Obama, Tổng thống Mỹ, Hội nghị Copenhagen, tháng 12/2009.
2 Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Hội nghị Copenhagen,
tháng 12/2009.
5
Ủy viên hội đồng môi trường Châu Âu phát biểu:"Chúng ta phải đạt được
nhiều thành công hơn Nghị định thư Tokyo". 3
Châu Âu thiết tha muốn giữ vai trò lãnh đạo tại hội nghị Copenhagen. Châu
Âu cam kết đến năm 2020 cắt giảm 20% khối lượng phát thải so với năm 1990,
thậm chí giảm đến 30% nếu các nước phát thải nhiều khí carbon cùng có những
hành động mạnh mẽ. Đến năm 2050, các nước giàu phải cắt giảm được từ 80 đến
95% khối lượng phát thải. Các nước nghèo cũng phải dần dần cắt giảm khí thải. Từ
nay đến năm 2020, Châu Âu dự kiến phải chi 150 tỉ USD hỗ trợ cho các nước
nghèo nên sẽ trích 7 - 20 tỉ USD từ ngân sách.
4. Nhật Bản
Yukio Hatoyama cho rằng:"Các nước đang phát triển cũng phải cùng nỗ lực
cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính" 4. Đến năm 2020, Nhật Bản cắt giảm 25%
lượng khí thải so với năm 1990 nếu tất cả các nước đều có cùng tham vọng. Ngành
công nghiệp sẽ phản đối nếu con số cắt giảm lên đến 30%. Từ"sáng kiến
Hatoyama", Nhật Bản cam kết tăng hỗ trợ tài chính và trợ giúp công nghệ cho các
nước nghèo trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Nhật Bản ủng hộ các đề
xuất trong đó mỗi nước tự đưa ra những cam kết của chính mình.
5. Liên minh Châu Phi
Liên minh Châu Phi mong muốn các nước giàu có những cam kết pháp lý
đến năm 2020 sẽ cắt giảm 40% lượng khí thải so với năm 1990. Nếu cắt giảm ở
mức 20 - 30% thì cũng"tạm chấp nhận được". Châu Phi kêu gọi các nước giàu chi
0,5% GDP hàng năm trợ giúp nước nghèo chống lại biến đổi khí hậu. Riêng với
Châu Phi, mức hỗ trợ nên ít nhất là 67 tỉ USD/ năm. Nếu các yêu sách không được
chấp thuận, Châu Phi sẽ rời khỏi bàn đàm phán ngay lập tức.
6. Liên minh các quốc đảo nhỏ (Aosis)
3 Stavros Dimas, Ủy viên hội đồng môi trường Châu Âu, Hội nghị Copenhagen, tháng
12/2009.
4 Yukio Hatoyama, Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Copenhagen, tháng 12/2009.
6
Nước biển dâng đe dọa sự tồn tại của các quốc gia này. Do đó, họ đeo đuổi
mục tiêu giữ cho nhiệt độ chỉ tăng ở mức 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp
hóa; mong muốn nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển chỉ thấp ở mức 380 - 350
phần triệu. Các quốc đảo này kỳ vọng đến năm 2050 thế giới cắt giảm được 85%
lượng phát thải so với năm 1990; và các nước giàu sẽ chi 1% GPD cho các tổn
thương do biến đổi khí hậu gây ra.
III. Kết quả của hội nghị Copenhagen
Nhận xét về bản thỏa thuận tại Hội nghị Copenhagen, B.Obama đã tuyên
bố:”Có một thỏa thuận chưa hòan hảo còn hơn không” 5.
Thủ tướng Australia cũng cho rằng “Đây là một thỏa thuận về biến đổi khí hậu
mang tính toàn cầu có ý nghĩa nhất trong hành động và Australia sẽ tích cực tham
gia thỏa thuận này” 6.
Rõ ràng đến với Copenhagen, không một quốc gia nào muốn về tay không, tất cả
đều mong muốn đưa ra một thỏa thuận chung.
1.Hội nghị đã đạt được những gì?
Các nước nhất trí phối hợp đấu tranh chống biến đổi khí hậu và có hành động
nhằm ngăn nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ. Các nước giàu hơn đồng ý tài trợ 30 tỷ
USD trong quỹ khẩn cấp trong ba năm tới nhằm giúp các nước nghèo hơn đối phó
với biến đổi khí hậu. Số tiền này sau đó sẽ tăng lên thành 100 tỉ USD từ đây đến
năm 2020.
Một số quốc gia như Trung Quốc, Indonexia, Australia,… đã hoan nghênh
bản thỏa thuận tạm thời này. “Hiệp ước Copenhagen có lẽ không phải là tất cả
những gì mà mọi người hy vọng nhưng quyết định đó...là một bước khởi đầu quan
trọng” 7. Kết thúc hội nghị, Tổng thư kí liên hợp quốc đã tuyên bố hội nghị đã đạt
được thỏa thuận và đây là một bước khởi đầu cần thiết trong công cuộc chống biến
đổi khí hậu.
5 Barack Obama, Tổng thống Mỹ, Hội nghị Copenhagen, tháng 12/2009.
6 Kevin Rudd, Thủ tướng Australia, Hội nghị Copenhagen, tháng 12/2009.
7 Bankimoon, Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, Hội nghị Copenhagen, tháng 12/2009.
7
2. Một vài điểm “suông” trong bản thảo thuận
Trái với những nhận định tích cực trên, hầu hết các chuyên gia cho rằng HN
Copenhagen là một thất bại, thiếu đoàn kết, thiếu tham vọng và thiếu minh bạch.
Các quốc gia nghèo thì cho rằng hội nghị lần này thiếu công bằng vì họ - những
quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu lại bị gạt sang một bên của
hội nghị.
Hội nghị có những ý kiến trái chiều như vậy bởi chính những điểm “suông”
trong bản thảo thuận.
Mang tính chính trị với những lời tuyên bố chung chung, thiếu sự ràng buộc
pháp lý.
Huỷ kế hoạch bảo vệ rừng nhiệt đới.
Không giám sát việc cắt giảm khí thải.
Có thể thấy 193 quốc gia khi đến tham dự hội nghị Copenhagen đều có quyền
lợi riêng, nhưng tựu trung được chia thành hai nhóm, nhóm nước giàu với đại diện
là Mỹ và nước nghèo, đang phát triển, đại diện là Trung Quốc. Trong hội nghị vừa
qua, cả Trung Quốc và Mỹ đều không chịu nhượng bộ trước nhu cầu của thế giới.
Khối các nước nghèo cho rằng, từ hai thế kỷ nay các nước giàu đã công nghiệp hóa
hết và thải ra nhiều khí thải thì giờ phải dừng lại. Khối phát triển đồng ý nhưng đòi
hỏi các nước nghèo cũng phải làm như họ nhưng các nước nghèo lại cho rằng họ
mới công nghiệp hóa không lâu và giờ họ có quyền phát thải khí CO2, còn các nước
giàu phải hy sinh hơn, chi tiền ra để giúp đỡ họ khắc phục hậu quả thiên tai.
3.Nguyên nhân của thất bại này?
3.1. Vấn đề kinh tế
Đỉnh điểm là sự bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo trong cuộc cãi
vã: Ai chịu trách nhiệm chống biến đổi khí hậu? Ai chi tiền? Chi bao nhiêu? Cuối
cùng, dĩ nhiên là không ai chịu ai và kết cục là thất bại của Hội nghị Copenhagen.
Nguyên nhân sâu xa của thất bại chính là vấn đề kinh tế. Không thể phủ nhận kinh
tế chi phối tất cả các lĩnh vực, và Hội nghị lần này cũng vậy, không ai hy sinh lợi
ích kinh tế để giảm phát thải.
8
Đối với nước Mỹ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, mối bận tâm chính của
chính quyền Obama lúc này là vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới này và ưu tiên
giải quyết những vấn đề trong nước.
Còn Trung Quốc ? “Trung Quốc nghĩ rằng vào năm 2050 họ sẽ trở thành một
quốc gia phát triển, do đó họ không muốn kìm hãm tăng trưởng kinh tế”8. Giám đốc
Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển Lars-Erik Liljelund kết luận: “Đơn giản là
bởi người Trung Quốc không muốn các con số cụ thể”. Còn Bộ trưởng Môi trường
Anh Ed Miliband tỏ ra “Thật thất vọng khi người Trung Quốc không muốn cắt giảm
50% khí thải và phản đối một hiệp ước có tính ràng buộc” 9 .
Có thể với Trung Quốc lúc này, quyền lợi kinh tế ngắn hạn đi trước hạnh
phúc về lâu dài của loài người. Với việc khước từ không đặt các biện pháp bảo vệ
khí hậu của mình dưới sự kiểm soát của quốc tế, Trung Quốc đã góp phần chính vào
trong thất bại của hội nghị.
3.2. Từ phía các nhà lãnh đạo
Mỗi cá nhân, mỗi quốc gia có những toan tính riêng của họ, mỗi nước bày tỏ
quan điểm họ đã sẵn sàng làm gì nhưng không có gì là ràng buộc mang tính pháp
lý.
Có thể nói hội nghị Copenhagen lần này đã bị “chính trị hóa” bởi chính
những toan tính của các nhà lãnh đạo. Trung Quốc giờ đây đã có những bước tiến
lớn trên lĩnh vực kinh tế và qua Copenhagen, Trung Quốc mong muốn nâng cao vị
thế của mình hơn nữa trên trường quốc tế. Còn Mỹ thì lại muốn khẳng định vai trò
lãnh đạo của mình, đồng thời muốn kìm hãm không cho Trung Quốc vươn lên tranh
giành vị trí cường quốc đứng đầu của mình. Trong khi đó, EU cũng có những tính
toán của riêng họ. Nếu EU không đồng ý, một lượng lớn các nước đang phát triển
cũng không đồng ý, và thỏa thuận COP15 sẽ chỉ đơn giản là thỏa thuận không chính
thức giữa một số quốc gia - biểu tượng của sự thất bại của hội nghị. Thế tại sao EU
vẫn chấp nhận tài liệu bị cắt xén, dù một số lãnh đạo trước đó đã tuyên bố rằng
không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận yếu ớt? Có thể tính tới chuyện
8 Báo The Independent dẫn lời một quan chức EU.
9 Ed Miliband, Bộ trưởng Môi trường Anh, báo The Guardian, 20/12/2009.
9
chính trị - điều này đồng nghĩa với việc EU không bao giờ đi ngược lại với Mỹ, đặc
biệt là nước Mỹ của ông Obama, và luôn xuất hiện với một kết quả nào đó để nhận
định rằng có thành công.
3.3. Từ cách tiếp cận và giải quyết vấn đề
Người ta cứ ra rả khẳng định rằng chúng ta có thể ngăn chặn sự nóng lên của
trái đất nếu như các chính trị gia có ý muốn. Nhưng ý chí chỉ là nỗi lo âu nhỏ bé
nhất của chúng ta mà thôi. Rất đáng tiếc là từ 20 năm nay chúng ta đã theo đuổi một
phương cách tiếp cận mang khiếm khuyết cơ bản: Nó mang khiếm khuyết về kinh
tế, vì giảm thiểu khí CO2 trong thời gian ngắn sẽ làm cho chúng ta tiêu phí mất cả
một gia tài và chỉ có tác động rất ít. Nó mang khiếm khuyết về chính trị, vì những
cuộc tranh luận nẩy lửa về giảm thải CO2 chỉ gây chia rẽ trong châu Âu, châu Mỹ
và châu Á. Và nó mang khiếm khuyết về kỹ thuật, vì năng lượng lựa chọn khác vẫn
còn chưa đủ khả năng để chấm dứt sự lệ thuộc của chúng ta vào carbon.
Các phương án giảm CO2 sẽ làm cho chúng ta tiêu tốn gấp nhiều lần hơn là
chính sự biến đổi khí hậu gây ra. Thật sự, không có lựa chọn khác cho năng lượng
hóa thạch thì cuối cùng chúng ta cũng chỉ gây hại đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, cách tiếp cận mang khiếm khuyết về mặt chính trị. Vì các quốc
gia đều theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác nhau tại Copenhagen. Tất cả họ
chỉ thống nhất nhau nhiều lắm là ở một vài điểm, rằng sẽ khó khăn trong việc thuyết
phục người dân của họ giảm phát thải, chỉ để giúp phần còn lại của thế giới một ít
trong 100 năm tới.
Cuối cùng là cách tiếp cận ngày nay cũng khiếm khuyết về mặt công nghệ.
Vì vẫn còn thiếu cái thay thế tương xứng cho năng lượng hóa thạch. Tuy nó là một
trong những nguyên nhân chính gây biên đổi khí hậu nhưng hiện giờ không thể
thiếu nó cho sự phát triển của chúng ta, cho thịnh vượng của chúng ta và cho sự
sống còn của chúng ta. Đánh thuế CO2 mà không phát triển các lựa chọn khác sẽ
làm cho tình trạng của hành tinh xấu đi thêm.
IV. Đánh giá
1. Copenhagen: Thất bại là mẹ của thành công hay Thất bại nối tiếp thất
bại?
10
Sau Copenhagen, dù có nhiều ý kiến trái chiều về kết quả của hội nghị,
nhưng theo quan điểm của nhóm chúng tôi thì Hội nghị Copeenhagen dài tới 13
ngày tranh luận, thất bại là vấn đề không cần phải bàn cãi. Không có mục tiêu cụ
thể cho việc giảm phát thải khí nhà kính. Các quốc gia công nghiệp đã không đưa ra
được một chương trình giúp đỡ cụ thể cho những nước đang phát triển. Hội nghị khí
hậu Copenhagen đã thất bại vì chính sách bảo vệ quyền lợi cứng rắn của Mỹ, Trung
Quốc và nhiều quốc gia khác. Hội nghị mà các nhà khoa học, bảo vệ môi trường và
chính trị gia tuyên bố là một trong các hội nghị quan trọng nhất trong lịch sử đã trở
thành một cơ hội bị bỏ qua. Trong khi đấy thì nó có thể đã là cơ hội cuối cùng trong
cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Như bà Chủ toạ Connie Hedegaard khẳng định:
"Đây là cơ hội đặc biệt cho chúng ta mà nếu bỏ lỡ, sẽ phải mất không biết bao nhiêu
năm trước khi có thể tìm lại một cơ hội như vậy" 10.
Các chính phủ của thế giới này đã cần đến 17 năm mới có được hội nghị này.
17 năm của thuyết trình, thương thảo dường như vô tận, của tranh luận ý thức hệ,
của trì hoãn, của thủ đoạn. 17 năm đã trôi qua kể từ hội nghị lần đầu tiên ở Rio năm
1992. 17 năm để tìm kiếm biện pháp đối phó sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Và bây
giờ như thế đó. Nhiều hi vọng đã tan vỡ, những hi vọng đã chồng chất lên từ năm
1992.
Cho đến gần cuối, dường như vẫn còn có thể tránh thất bại ở Copenhagen.
Trong các phác thảo cuối cùng của tuyên bố kết thúc, không chỉ có việc phải ngăn
trái đất nóng thêm hơn 2 độ so với thời tiền công nghiệp mà còn cả việc người ta
định phải làm những gì để đạt được đến điều đấy. Giảm phát thải 80% khí nhà kính
cho đến năm 2050 và cả triển vọng cho một mục tiêu trung hạn đến năm 2020 cũng
được đưa ra.
Nhưng cuối cùng thì chỉ còn là bản phác thảo thỏa hiệp bé nhỏ mà tròn 30
quốc gia dẫn đầu đã thống nhất vào tối ngày thứ 6 trước đó, chỉ còn lại mức 2 độ –
không có mục tiêu cho các thập niên tới đây. Người ta chỉ qui định một cách đơn
giản, không bắt buộc, cái ranh giới mà các nhà khoa học cho rằng đó là ngưỡng
10 Connie Hedegaard, Chủ tọa Hội nghị Copenhagen,2009.
11
bước sang thảm họa khí hậu. Trước thất bại của Copenhagen, ranh giới 2 độ này
không còn có thể giữ được nữa.
Thật không ngạc nhiên khi kế hoạch thỏa hiệp của nhóm 30 đã bị nhiều nước
khác xé vụn ra ngay sau khi được trình bày trong phiên họp toàn thể. Đặc biệt là
những nước đang bị đe dọa sống còn không cho đó là một giải pháp.
2. Trách nhiệm chính: Mỹ? Trung Quốc?
Sau hội nghị, hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất chính là Mỹ và Trung
Quốc, hai quốc gia chiếm đến 1/4 dân số trên trái đất, tiêu thụ khoảng 1/3 năng
lượng của toàn thế giới và cũng là những nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính
nhiều nhất thế giới.
2.1. Về phía Mỹ
Ở hội nghị, Tổng thống Mỹ chỉ đưa ra một nhượng bộ duy nhất: ông hứa sẽ
tham gia tài trợ cho những nước nghèo. Với số tiền đó, những nước này sẽ có khả
năng chống chọi lại những hậu quả của biến đổi khí hậu và cải tạo tăng trưởng kinh
tế sao cho thân thiện với môi trường hơn là các quốc gia công nghiệp đã làm. 100 tỉ
USD kể từ năm 2020 – "một số tiền rất lớn" - Hillary Clinton nói. Nhưng bà không
nói đến phần của Hoa Kỳ trong khoản tiền này. Và bản phác thảo thỏa hiệp bé nhỏ
của các quốc gia dẫn đầu cũng không mang lại sáng tỏ cho câu hỏi này.
Thay vào đó nó mang một chi tiết khác về tính thích chi trả của nước Mỹ.
Hoa Kỳ tham gia 3,6 tỉ USD vào trong khoản tiền tài trợ ngay lập tức cho các nước
nghèo từ 2010 đến 2012. Để so sánh: Liên minh châu Âu đóng góp 10,6 tỉ; nhiều
gấp 3 lần. Nước Nhật còn đưa vào đó đến 11 tỉ. Có lẽ trong các nước nghèo người
ta không biết được phải nên cười hay khóc về phần của nước Mỹ.
Chính nước Mỹ - nước đã kìm hãm sự bảo vệ khí hậu trong 17 năm vừa qua,
cuối cùng lại chỉ trích kế hoạch thỏa hiệp của nhóm 3