rong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam
đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn
và thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường cũng như việc
xoá bỏ hàng rào thuế quan trong tương lai gần đã tạo nên sức ép buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản
phẩm là vấn đề sồng còn của mình. Chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành
một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết
định sự tồn tại và phát triển của từng doannh nghiệp và cảu cả nền kinh tế. Thực tế
cho thấy các doanh nghiệp thành đạt thường là nhưnngx doanh nghiệp quan tâm
đến vấn đề chất lượng, thực hiện và duy trì các biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và nhu cầu thị trường. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sau thời gian thực tập ở công
ty cơ khí Trần Hưng Đạo, em đã lựa chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo”
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm ở công ty cơ khí
Trần Hưng Đạo
Lời mở đầu
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam
đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn
và thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường cũng như việc
xoá bỏ hàng rào thuế quan trong tương lai gần đã tạo nên sức ép buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản
phẩm là vấn đề sồng còn của mình. Chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành
một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết
định sự tồn tại và phát triển của từng doannh nghiệp và cảu cả nền kinh tế. Thực tế
cho thấy các doanh nghiệp thành đạt thường là nhưnngx doanh nghiệp quan tâm
đến vấn đề chất lượng, thực hiện và duy trì các biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và nhu cầu thị trường. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sau thời gian thực tập ở công
ty cơ khí Trần Hưng Đạo, em đã lựa chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo”.
Phần I Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
Chương I: Chất lượng sản phẩm
I Khái niệm, phân loại, chỉ tiêu đánh giá.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh các nội
dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Cùng với sự vận động không ngừng được bổ sung
và hoàn thiện phản ánh chính xác đầy đủ nội dung, yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản
phẩm, chất lượng sảnn phẩm được coi là xuất phát điểm của mọi quá trình sản
xuất kinh doanh, được nhìn nhận linh hoạt gắn bó chặt chẽ với nhu cầu khách hàng
trên thị trường. Chất lượng sản phẩm trở thành mục tiêu quan trọng của doanh
nghiệp và chương trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên giới
1. Khái niệm và đặc trưng của chất lượng sản phẩm
Khái niệm.
Theo giáo sư IshiKawa- Chuyên gia chất lượng Nhật Bản:
“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất ”
Theo Juran : “ Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp mục đích sử dụng ”
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International organization for
standardization)
“Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng của sản
phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện nhất định tiêu dùng
xác định phù hợp công dụng sản phẩm”
Phần lớn các chuyên gia về chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường
đều coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng
của khách hàng . Chất lượng sản phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu
hướng và vận động của thị trường , do vậy cần phải thường xuyên đổi mới cải
tiến kịp thời cho thích ứng đòi hỏi của khách hàng. Khách hàng là người xác
định chất lượng chứ không phải là nhà sản xuất hay nhà quản lý. Tuy nhiên ,
quan điểm chất lượng sản phẩm hướng về khách hàng có thể dẫn đến sự xem
nhẹ và bỏ qua đặc tính nội tại vốn có của sản phẩm.
Cục đo lường chất lượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm
“ Chất lượng là tổng hợp tất cả tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp
nhu cầu xã hội xác định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng
đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước” (TCVN
5814-1994)
Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố, điều kiện trong chu kỳ
sống sản phẩm như : chất lượng máy móc, lao động , nguyên vật liệu, quản lý,
cung ứng... Như vậy, ta có thể khái quát những yếu tố chung của chất lượng
sản phẩm như sau:
- Chức năng công dụng của sản phẩm: là những đặc tính cơ bản của sản
phẩm dưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng hay tính hữu ích
của chúng.
- Những đặc điểm riêng biệt dặc trưng cho từng sản phẩm: thể hiện sự đặc
biệt của sản phẩm tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Tính tin cậy của sản phẩm: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ
được khả năng làm việc chính xác, ổn định và an toàn trong một khoảng
thời gian nhất định nào đó.
- Tuổi thọ của sản phẩm: thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm
trong quá trình đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.
- Các dịch vụ sau bán: thể hiện sự đáp ứng đòi hỏi của khách hàng sau khi
đã trao sản phẩm cho họ .
Hiện nay, quan niệm về chất lượng sản phẩm còn được tiếp tục phát triển bổ
sung, mở rộng hơn nữa để thích hợp với sự phát triển của thị trường. Để đáp
ứng nhu cầu khách hàng các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm của mình. Song không thể theo đuổi chất lượng với bất kỳ giá nào
mà luôn có sự giới hạn về kinh tế - xã hội - công nghệ. Khi đề cập đến chất
lượng sản phẩm thì không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán.
Ngoài ra, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thái độ của người phục vụ
cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại.
Đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế- kỹ thuật-xã hội tổng hợp:
Luôn thay đổi theo thời gian , không gian, môi trường và điều kiện kinh
doanh.
Chất lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu , vì vậy một sản phẩm muốn đáp
ứng được nhu cầu sử dụng thì phải có tiêu chuẩn về chức năng phù hợp. Để tạo
ra tiêu chuẩn đó thì phải có những giải pháp kỹ thuật thích hợp, không thể tạo ra
sản phẩm có chất lượng cao bằng khả năng kỹ thuật non kém. Chỉ có công nghệ
cao, máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp trình độ lao động, nguyên vật liệu tốt mới
làm ra sản phẩm có tính năng sử dụng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế, sự thỏa
mãn nhu cầu khách hàng không chỉ bằng những tiêu chuẩn về chức năng sản phẩm
mà còn bằng chi phí tạo ra nó. Đời sống xã hội ngày càng phát triển nhu cầu con
người luôn thay đổi họ không chỉ muốn ” Ăn no mặc ấm” mà còn ”Ăn ngon mặc
đẹp”. Như vậy chất lượng sản phẩm là sự kết hợp 3 yếu tố kinh tế- kỹ thuật- xã
hội.
*Chất lượng sản phẩm phải được đánh giá qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể.
Không thể tạo ra một mức chất lượng cao nếu chỉ dựa trên những ý tưởng, nhận
xét về mặt định tính. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tiêu chuẩn, đặc điểm
riêng biệt nội tại của nó phụ thuộc vào trình độ thiết kế sản phẩm và được biểu thị
bằng các chỉ tiêu cơ, lý, hóa nhất định có thể đo lường và đánh giá được nhờ đó ta
có thể so sánh được chất lượng các sản phẩm.
*,Chất lượng sản phẩm phải có tính tương đối
Thể hiện trên cả hai mặt không gian và thời gian. Một loại sản phẩm có thể
được đánh giá có chất lượng cao ở thị trường này nhưng lại không ở thị trường
khác.
Ngay trên một thị trường, cùng một loại sản phẩm được đánh giá khác nhau về
chất lượng với những người tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu khách hàng lại luôn
thay đổi sản phẩm phù hợp mong muốn khách hàng hôm nay nhưng ngày mai thì
không. Vì vậy, chất lượng sản phẩm phải luôn được đổi mới, linh hoạt và phải đón
trước được nhu cầu khách hàng thì các doanh nghiệp mới thành công cao.
* ,Chất lượng sản phẩm thể hiện hai cấp độ phản ánh hai mặt khách quan và
chủ quan.
Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ chất lượng sản phẩm đạt
được so với tiêu chuẩn đề ra. Khi sản phẩm có những đặc tính kinh tế - kỹ
thuật càng gần tiêu chuẩn kinh tế thì chất lượng càng cao. Loại chất lượng này
phụ thuộc chặt chẽ vào tiêu chuẩn, đặc điểm, trình độ công nghệ, cách tổ chức
qu*****
thỏa mãn một số người nhất định.
- Chất lượng phù hợp: là chất lượng đảm bảo đúng thiết kế hay tiêu chuẩn đã
qui định.
- Chất lượng thị hiếu: là chất lượng phù hợp với sở thích, sở trường, tâm lý
người tiêu dùng.
Phân loại theo hệ thống chất lượng ISO 9000.
-Chất lượng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác
thảo qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thực tế, các đặc điểm của quá
trình sản xuất- tiêu dùng, so sánh chỉ tiêu chất lượng hàng tương tự của các
hãng khác thông qua: Nghiên cứu thị trường, trình độ thiết kế viên, nguyên vật
liệu đưa vào...
-Chất lượng tiêu chuẩn: là giá trị cấc chỉ tiêu đặc trưng được cấp có thẩm
quyền phê duyệt dựa trên cơ sở nghiên cứu chất lượng thiết kế mà cơ quan nhà
nước xét duyệt, bao gồm: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, quốc gia,
ngành, doanh nghiệp..
- Chất lượng thực tế: là mức độ chất lượng thực tế đạt được do các yếu tố chi
phối như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu...
- Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép giới hạn về độ lệch giữa chất lượng
tiêu chuẩn và chất lượng thiết kế, chất lượng cho phép phụ thuộc vào trình độ
tay nghề công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp...
- Chất lượng tối ưu:là chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao
chất lượng sản phẩm cao hơn mức chi phí tăng lên để đạt mức chất lượng đó.
Sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng tối ưu là chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, sức
tiêu thụ nhanh đạt hiệu quả kinh doanh cao
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.2.1 Chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng là những tiêu chuẩn, tính năng hoặc những đặc trưng nào
đó của sản phẩm mà nhờ chúng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng, và có
thể so sánh, đánh giá chất lượng các sản phẩm
*Chỉ tiêu công dụng
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất thường được giới thiệu rộng rãi để
người tiêu dùng biết trong các bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng hoặc trên
nhãn hiệu sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu công dụng thể hiện rõ tính năng, tác dụng
và điều kiện sử dụng sản phẩm
- Những chỉ tiêu thể hiện quy cách sản phẩm: chỉ tiêu này nêu rõ sản phẩm
có thể dùng vào việc gì và những điều kiện cần thiết để sử dụng chúng
giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm đúng mục đích sử dụng.
- Những chỉ tiêu thể hiện tính năng, đặc điểm sản phẩm như: hiệu suất, suất
tiêu hao điện năng, nhiên liệu, độ chính xác, độ tin cậy, tuổi thọ...là cơ sở
so sánh những sản phẩm cùng quy cách xem sản phẩm nào ưu việt hơn .
* Chỉ tiêu an toàn.
Với một số loại sản phẩm thì nhóm chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và được
kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn:
Hàng thực phẩm chỉ tiêu an toàn là chỉ tiêu vệ sinh.
Với thiết bị máy móc chỉ tiêu an toàn thể hiện khả năng bảo vệ thiết bị khi
có sự cố, bảo vệ người sử dụng, sự an toàn kết cấu khi vận hành...
Chỉ tiêu an toàn được đánh giá bằng các bộ phận bảo vệ như: Bảo vệ khi
có sự cố, bảo vệ quá dòng, quá điện áp...
* Chỉ tiêu thẩm mỹ.
Là những chỉ tiêu đặc trưng cho sự gợi cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hợp
lý của hình thức, bao gói, mẫu mã sản phẩm. Tùy từng loại sản phẩm có
những chỉ tiêu thẩm mỹ khác nhau như về màu sắc, độ bền, họa tiết, kết cấu,
độ bóng, độ cứng...
*Chỉ tiêu công thái
Thể hiện mối quan hệ sản phẩm với người tiêu dùng và môi trường, sự phù
hợp của sản phẩm với đặc diểm sinh lý, tâm lý của người tiêu dùng với điều
kiện sử dụng.
*Chỉ tiêu về công nghệ
Đặc trưng cho sự thuận lợi và hiệu quả sử dụng sản phẩm do đặc điểm công
nghệ đem lại. Nhóm chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với máy móc thiết bị
có liên quan đến kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa...
*Nhóm chỉ tiêu công nghệ bao gồm: Hệ số lắp ráp, hệ số sử dụng nguyên
vật liệu, xuất nguyên vật liệu...
* Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa
Đặc trưng cho mức độ sử dụng các chi tiết, bộ phận được tiêu chuẩn hóa trong
sản phẩm và cho biết bộ phận cấu tạo sản phẩm được sử dụng theo tiêu chuẩn
nào có tính thống nhất cao, dễ sử dụng, dễ sửa chữa.
* Chỉ tiêu kinh tế.
Đặc trưng cho tính kinh tế của sản phẩm liên quan đến hiệu quả sử dụng bao
gồm: Giá mua ban đầu, chi phí lắp đặt, chi phí vận hành, chi phí cho quá trình
sử dụng...
Hệ thống chỉ tiêu trên không tồn tại độc lập, tách rời mà chúng có mối quan hệ
chặt chẽ thống nhất với nhau. Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu
chất lượng có ý nghĩa khác nhau. Do đó mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc
điểm sử dụng của sản phẩm, tổ chức sản xuất, quan hệ cung cầu...để lựa chọn
cho mình những chỉ tiêu phù hợp, có sắc thái riêng biệt với các sản phẩm cùng
loại khác trên thị trường.
2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để phản ánh và đánh giá.
Ngoài các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng sản phẩm, để phân tích tình hình
thực hiện chất lượng giữa các bộ phận các doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ
tiêu:
+ Dùng thước đo hiện vật :
100*
phÈmns¶ sè Tæng
háng phÈmns¶ sè
háng sai lÖ Tû
(Số sản phẩm hỏng bao gồm sản phẩm có thể sửa chữa và không thể sửa
chữa )
+ Dùng thước đo giá trị :
100*
phÈmns¶xuÊt ns¶ phÝchi Tæng
háng phÈmns¶xuÊt ns¶ phÝchiháng sai lÖ Tû
- Tỷ lệ đạt chất lượng
100*
xuÊt ns¶ phÈmns¶ Tæng
luîngchÊt d¹t phÈmns¶ sè
lîngchÊt d¹t lÖ Tû
- Hệ số thiệt hại sản phẩm hỏng
100*
phÈmns¶xuÊt ns¶ phÝchi Tæng
háng phÈmns¶cha söa do h¹ithiÖt háng phÈmns¶ h¹ithiÖt
H
II . CáC NHÂN Tố ảNH HƯởNG TớI CHấT LƯợNG SảN PHẩM
1 Nhóm nhân tố khách quan bên ngoài
Chất lượng sản phẩm ngày càng được phát triển và hoàn thiện theo một chu
trình kép kín. Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) gọi chu trình này
là vòng tròn chất lượng. Vòng tròn chất lượng là cơ sở để xác định các yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm từ quá trình hình thành cũng như duy trì
từ khâu đầu đến khâu cuối trên cơ sở đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh các
yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chia nhóm nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng bên trong và bên ngoài
Vòng tròn chất lượng( TCVN-5204-ISO9004)
Bao gói và
dự trữ
Bán và cung
cấp
Tự bảo dưỡng kĩ
thuật
Lắp đặt và
vận hà h
Thanh lý
sau SD
Nghiên cứu
Marketting
Cung
cấp vật tư
kĩ thuậ
t
Thử nghiệm và
kiểm tr
a
Sản
xuất
Thống kê xd các yêu cầu kĩ
thuật , nghiên cứ riể khai sản
xuất sản phẩm
Chuẩn bị và
khai triển quá trình
sản xuất
1.1 Nhu cầu nền kinh tế -văn hóa - xã hội.
Bất cứ ở trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm bao giờ
cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định
của nền kinh tế. Trong thực tế không một sản phẩm nào tồn tại và phát triển
mà ít nhiều không liên quan đến nhưng mặt sau của nền kinh tế: cơ cấu, tính
chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm.
Vấn đề kinh tế của tiêu dùng,cũng như thói quen tập quán ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng. ậ những độ
tuổi khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau, phong cách tiêu dùng khách
nhau ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khác nhau. Chính vì thế chất lượng
sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế- văn hóa- xã hội.
1.2 Trình độ khoa học- kỹ thuật- công nghệ.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Do đó chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị quyết
định bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt việc ứng dụng những
thành tựu công nghệ mới. Chu kỳ công nghệ ngày càng được rút ngắn, sản
phẩm sản xuất ngày càng có khả năng cung cấp nhiều lợi ích hơn cũng chính
vì vậy mà những chuẩn mực về chất lượng thường xuyên trở nên lạc hậu.
Làm chủ được khoa học công nghệ, tạo điều kiện để ứng dụng một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề
quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng sản
phẩm, tạo động lực định hướng cho việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các
sản có thể được đánh giá cao ở thi trường này nhưng lại không cao ở thị
trường khác. Nhu cầu thị trường thương xuyên thay đổi ở trong nước cũng
như trên thế giới về cỡ loại, tính năng, kỹ thuật, số lượng, chủng loại, cho ai,
lúc nào, tính an toàn, thẩm mỹ...Vì vậy, phải tiến hành nghiêm túc thận trọng
công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng như thói quen, khả năng
thanh toán ...nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp, có đối sách kịp thời
đúng đắn.
1.4 Hiệu lực của cơ chế quản lý.
Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan
hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị xã hội và cơ
chế chính sách quản lý của nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa
là điều kiện cần thiết để tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng
cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở một hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy định những hành vi và trách
nhiệm pháp lý của nhà sản xuất đối với nhà nước và người tiêu dùng. Nhà nước
tiến hành điều tra theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của người sản xuất nhằm bảo vệ
người tiêu dùng. Nhà nước tiến hành kiểm tra, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động
của nhà sản xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
- Nhà nước xây dựng các chính sách thưởng phạt về chất lượng ảnh hưởng tới tinh
thần các doanh nghiệp trong việc cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc
khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp thông qua các
chính sách về thuế, tài chính là những điều kiện để đảm bảo chất lượng. Chú trọng
đầu tư theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả tổng hợp của lực lượng sản xuất, dành
lực lượng thích đáng cho việc nghiên cứu, chế thử... nhằm nâng cao chất lượng.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
như: Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản
phẩm hay nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, hoặc mưa bão có thể gây
ẩm mốc... doanh nghiệp cần chú ý bảo quản và ngăn chặn những nhân tố gây tác
động xấu.
2. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.1 Lực lượng lao động
Con người là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng sản phẩm vì
con người tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Bao gồm toàn
thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn, tay nghề,
kinh nghiệm, ý thức tinh thần, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo có ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp phải có chính sách tuyển
dụng, đào tạo, huấn luyện, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để kích thích sự hăng hái
làm việc.
2.2 Máy móc thiết bị và công nghệ
Đối với mỗi doanh nghiệp, máy móc thiết bị và công nghệ là yếu tố cơ bản tác
động mạnh mẽ và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất
lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình
hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian làm việc của máy móc
thiết bị, công nghệ, trình độ công nghệ của cá doanh nghiệp không thể tách rời
trình độ của các nước trên thế giới. Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng
cạnh tranh thì phải có công nghệ phù hợp . Trong khi nguồn tài nguyên ngày càng
cạn kiệt, khan hiếm đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mới đạt
sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý.
2.3 Vật tư, nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành tham gia trực tiếp cấu thành sản phẩm vì
vậy,chất lượng , cơ cấu, tính đồng bộ của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần quan tâm tới khâu bảo quản dự trữ để sử
dụng nguyên vật liệu đủ định lượng theo tiêu chuẩn, xây dựng mối quan hệ tốt lâu
dài giữa người sản xuất và người cung ứng. Xu hướng chuyên môn hoá hiện nay
làm cho việc sử dụng bán thành phẩm ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp hiện
đại chỉ chế tạo một số bộ phận , 1 số bộ phận mua rồi lắp thành sản phẩm hoàn
chỉnh. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm bị chi phối vào các bạn hàng nên phải tạo lập
quan hệ tốt để họ cung ứng kịp thời đầy đủ chính xác góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
2.4 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thu