Hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM) tại Việt Nam (VN) đã phát triển
mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lự c làm
cho hệ thống kinh doanh có nhiều khởi sắc với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng.
Ngoài các đơn vị trong nước thự c hiện NQTM còn có các công ty, doanh nghiệp
nước ngoài. Cụ thể là Jollibee (Philippines), Burger Khan (Hàn Quốc), Dilmah, Pizza
Hut, Lotteria (Nhật), Gloria Jean’s Ở VN hiện nay đã có một số doanh nghiệp thành
công bước đầu đối với mô hình NQTM này như: Tập đoàn Nam An (Phở 24), Công
ty cổ phần Kinh Đô Tuy vậy, mô hình này còn nhiều mới mẽ đối với doanh nghiệp
VN. Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động NQTM ở VN
là việc làm có ý nghĩa quan trọng, để qua đó đề ra các giải pháp phát triển. Do đó, kết
cấu của bài viết gồm:(1)tổng quan, (2) phân tích kết quả nghiên cứu, (3) Các giải
pháp phát triển NQTM tại VN.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM) tại Việt Nam (VN) đã phát triển
mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực làm
cho hệ thống kinh doanh có nhiều khởi sắc với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng.
Ngoài các đơn vị trong nước thực hiện NQTM còn có các công ty, doanh nghiệp
nước ngoài. Cụ thể là Jollibee (Philippines), Burger Khan (Hàn Quốc), Dilmah, Pizza
Hut, Lotteria (Nhật), Gloria Jean’s…Ở VN hiện nay đã có một số doanh nghiệp thành
công bước đầu đối với mô hình NQTM này như: Tập đoàn Nam An (Phở 24), Công
ty cổ phần Kinh Đô… Tuy vậy, mô hình này còn nhiều mới mẽ đối với doanh nghiệp
VN. Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động NQTM ở VN
là việc làm có ý nghĩa quan trọng, để qua đó đề ra các giải pháp phát triển. Do đó, kết
cấu của bài viết gồm:(1)tổng quan, (2) phân tích kết quả nghiên cứu, (3) Các giải
pháp phát triển NQTM tại VN.
1)Tổng quan về NQTM và thiết kế nghiên cứu
1.1.Theo Luật Thương mại VN, NQTM là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quy ền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh1.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động
NQTM, từ đó kiến nghị những giải pháp phát triển NQTM tại VN.
1 Luật Thương mại 2005 , Mục 8 Điều 284
2
1.3.Thiết kế nghiên cứu
+ Phương pháp định tính thông qua phỏng vấn tay đôi các bên nhượng
quyền nhằm nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động NQTM.
Đây cũng là cơ sở để xây dựng, hiệu chỉnh thang đo trong qua trình nghiên cứu định
lượng.
+ Phương pháp định lượng thông qua tiến hành khảo sát các bên nhận
quyền: Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tiến hành nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi được gởi đến doanh nghiệp nhận quyền thương mại tại
thành phố Hồ Chí M inh, với kích thöôùc maãu laø 206.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NQTM
Để cho NQTM phát triển thì cả cung và cầu của thị trường phải đồng thời phát
triển. Cung của nhượng quy ền sẽ phát triển được hay không sẽ tùy thuộc vào
thương hiệu và khả năng đáp ứng của người cung cấp. Khách hàng chỉ trả tiền nhận
quyền khi cảm nhận được hoạt động này mang lại lợi nhuận cho họ. Theo Sidney J.
Feltenstein, The IFA Educational Foundation, 2001 cho rằng, có các các nhân tố
quyết định đến sự thành công của NQTM trên hai khía cạnh là cung và cầu, đây
cũng chính là yếu tố tác động đến sự phát triển của NQTM như sau:
- Chi phí (cost): thể hiện khả năng chi trả của người nhận quyền-có đủ ngân sách
để chi trả cho phí nhượng quyền và phí hằng tháng, và đảm bảo được lợi nhuận.
- Khả năng (ability): của người nhận quyền về kỹ thuật, quản lý và kinh nghiệm
để điều hành hoạt động kinh doanh khi mua NQTM.
- Nhu cầu (demand): nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ được nhượng
quyền, nhu cầu này có khả năng phát triển trong tương lai hay không? Nhu cầu
quanh năm hay nhu cầu theo vụ mùa.
- Cạnh tranh (competitiion): mức độ cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được
NQTM.
- Thương hiệu: của sản phẩm dịch vụ NQTM đã tạo được sự nhận biết đối với
khách hàng chưa? N gười tiêu dùng có biết đến thương hiệu của franchise hay không?
- Hỗ trợ (support): đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, và marketing của người nhượng
quyền cho người nhận quy ền.
3
- Kinh nghiệm (Franchisor’s Exp erience): của người NQTM thể hiện qua kinh
nghiệm trong việc điều hành hoạt động kinh doanh.
- Kế hoạch mở rộng kinh doanh (Exp ansion Plans): của người NQTM thông qua
chiến lược phát triển trong tương lai.
Kết hợp với kết quả khảo sát doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp mua
NQTM cho thấy ngoài tám nhân tố trên, còn một nhân tố nữa là vị trí kinh doanh
của cửa hàng. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động NQTM tại Việt Nam như sau
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Chi phí Khả năng
Vị trí kinh doanh Nhu cầu
Phaùt trieån
NQTM
Kế hoạch mở rộng Cạnh tranh
kinh doanh
Kinh nghiệm Thương hiệu
Hỗ trợ kinh doanh
Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Khi khách hàng có khả năng chi trả cao cho chi phí NQTM thì nhu
cầu mua NQTM của họ cao và xu hướng phát triển hoạt động NQTM càng cao.
Giả thuyết H2: Khi người mua NQTM có khả năng điều hành hoạt động kinh
doanh thì mức độ thành công cao, và xu hướng phát triển NQTM càng cao.
Giả thuyết H3: Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sảm phẩm dịch vụ của NQTM
cao thì xu hướng phát triển hoạt động NQTM càng cao.
Giả thuyết H4: Khi khách hàng cảm nhận mức độ cạnh tranh không cao hoặc đủ
khả năng để phát triển trong điều kiện cạnh tranh thì nhu cầu mua NQTM của họ
cao và xu hướng phát triển NQTM càng cao.
4
Giả thuyết H5: Khi sản phẩm NQTM có được thương hiệu có uy tín đối với khách
hàng thì cung và cầu của NQTM sẽ phát triển càng cao.
Giả thuyết H6: Khi có sự hỗ trợ tích cực của người nhượng quyền thì cơ hội giúp
cho bên mua điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao và xu hướng phát
triển hoạt động NQTM càng cao.
Giả thuyết H7: Khi người nhượng quyền có kinh nghiệm điều hành hệ thống NQTM
sẽ giúp cho hệ thống của họ phát triển nhanh và hỗ trợ tích cực cho bên mua nên
xu hướng phát triển hoạt động NQTM càng cao.
Giả thuyết H8: Khi người nhượng quyền có kế hoạch mở rộng hoạt động NQTM sẽ
giúp cho bên mua tin tưởng vào chiến lược phát triển dài hạn và tạo cho hoạt động
NQTM phát triển nhanh hơn.
Giả thuyết H9: Khi vị trí kinh doanh thuận tiện thì khả năng thu hút khách hàng
cao và tạo thuận lợi cho hệ thống cửa hàng NQTM phát triển càng cao.
2. Phân tích kết quả nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động NQTM tại VN
2.1. Nhằm xem xét sự tác động của các nhân tố trong mô hình đề xuất trên, nhóm
tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định
lượng nhằm kiểm định lại mô hình các mối tương quan giữa các nhân tố. Thang đo
xây dựng cho từng nhân tố (các biến độc lập và biến phụ thuộc) được đo lường
bàng nhiều biến quan sát khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi nhân tố. Các
thang đo được kiểm định bởi hai công cụ là hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương
pháp phân tích yếu tố khám phá EFA nhằm loại bỏ các biến không phù hợp trong
từng nhân tố, và là cơ sở để tiến hành phân tích mối tương quan giữa các nhân tố
với nhau.
2..2. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính của các nhân tố tác động đến phát
triển hoạt động NQTM
Phân tích tương quan các nhân tố -hệ số Pearson
Sau khi kiểm định các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA như trên, cho ta xác định 9 nhân tố là các biến độc
lập: (1) CP-Chi phí- khả năng chi trả của người nhận quyền; (2) KD-Khả năng điều
hành kinh doanh của người nhận quyền; (3) NC-Nhu cầu của thị trường về sản phẩm
5
dịch vụ NQTM; (4) CT-M ức độ cạnh tranh của thị trường về sản phẩm NQTM; (5)
TH- Thương hiệu của sản phẩm NQTM; (6) HT-Hỗ trợ của người nhượng quyền; (7)
KN-Kinh nghiệm của người nhượng quyền; (8) M R-Kế hoạch mở rộng kinh doanh
của người nhượng quyền; (9) VT-Vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống
NQTM. Biến phụ thuộc là PT-xu hướng phát triển hoạt động NQTM. Để kiểm tra
tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập
với nhau, chúng ta tính hệ số tương quan Pearson. Kết quả ma trận hệ số tương quan
được trình bày sau đây (Bảng.1).
Bảng.1. Ma trận hệ số tương quan
PT MR CT VT KD HT TH KN CP NC
1.000 .485 .472 .565 .610 .583 .315 .335 .537 .538
PT: phát triển
.485 1.000 .300 .793 .515 .563 .227 .265 .393 .399
M R: mở rộng
.472 .300 1.000 .486 .499 .688 .128 .154 .441 .806
CT: cạnh tranh
.565 .793 .486 1.000 .620 .660 .210 .195 .433 .545
VT: vị trí
.610 .515 .499 .620 1.000 .632 .293 .326 .434 .636
KD: điều hành
.583 .563 .688 .660 .632 1.000 .279 .342 .522 .781
HT: hỗ trợ
.315 .227 .128 .210 .293 .279 1.000 .719 .191 .184
TH: thương hiệu
.335 .265 .154 .195 .326 .342 .719 1.000 .292 .269
KN: kinh nghiệm
.537 .393 .441 .433 .434 .522 .191 .292 1.000 .487
CP: chi phí
.538 .399 .806 .545 .636 .781 .184 .269 .487 1.000
NC: nhu cầu
6
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhận NQTM
Hệ số Pearson của PT với MR, CT, VT, KD, HT, TH, KN, CP và NC lần lượt là
0.485; 0.472; 0.565; 0.610; 0.583; 0.315; 0.335; 0.537 và 0.538. Điều này cho thấy
có sự tương quan tuyến tính với chín thành phần là (1) CP-Chi phí- khả năng chi trả
của người nhận quyền; (2) KD-Khả năng điều hành kinh doanh của người nhận
quyền; (3) NC-Nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM; (4) CT-M ức độ
cạnh tranh của thị trường về sản phẩm NQTM; (5) TH- Thương hiệu của sản phẩm
NQTM; (6) HT-Hỗ trợ của người nhượng quyền; (7) KN-Kinh nghiệm của người
nhượng quyền; (8) MR-Kế hoạch mở rộng kinh doanh của người nhượng quyền;
(9) VT-Vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống NQTM với biến phụ thuộc là
Xu hướng phát triển (PT) hoạt động NQTM (có hệ số tương quan r>0 và giá trị
p<5%). Kết luận các biến này có phân phối chuẩn và có mối liên hệ tuyến tính với
nhau.
Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố
Để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ tuyến tính giữa 9 biến độc lập MR, CT,
VT, KD, HT, TH, KN, CP và NC với biến phụ thuộc PT, chúng ta xem xét hệ số
tương quan hồi quy điều chỉnh bình phương, theo kết quả phân tích, có hệ số R2 =
.518, cho thấy 51,80% biến thiên về xu hướng phát triển NQTM có thể được giải
thích bởi mối liên hệ biến thiên từ các biến: CP-Chi phí- khả năng chi trả của người
nhận quyền; KD-Khả năng điều hành kinh doanh của người nhận quyền; NC-Nhu
cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM; TH- Thương hiệu của sản phẩm
NQTM; VT-Vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống NQTM . Ngoại trừ các
biến: CT-Mức độ cạnh tranh của thị trường về sản phẩm NQTM; HT-Hỗ trợ của
người nhượng quyền; KN-Kinh nghiệm của người nhượng quyền; M R-Kế hoạch
mở rộng kinh doanh của người nhượng quyền có giá trị p khá lớn nên không có
nghĩa trong việc giải thích biến thiên giữa xu hướng phát triển hoạt động NQTM
với các nhân tố này. Giá trị p (significance F= 0,000) của các biến còn lại đều nhỏ
hơn sai số 0,05. Điều này cho phép kết luận các giả thuy ết H1, H2, H3, H5 và H9
được chấp nhận, còn các giả thuyết H4, H6, H7 và H8 là không được chấp nhận
(không tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa chất lượng cảm nhận với xu hướng phát
triển). Thêm vào đó phân tích khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy tương quan bội,
7
với độ tin cậy 95% thì khoảng ước lượng của các biến khác không, nên một lần nữa
khẳng định có mối liên hệ tuyến tính giữa xu hướng phát triển hoạt động NQTM
với các nhân tố: Chi phí- khả năng chi trả của người nhận quyền; Khả năng điều
hành kinh doanh của người nhận quyền; Nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch
vụ NQTM; Thương hiệu của sản phẩm NQTM; Vị trí kinh doanh của cửa hàng
trong hệ thống NQTM.
Bảng 2.Kiểm định giả thuyết mối liên hệ các nhân tố
Hệ số chưa
Thành chuẩn hóa Độ tin cậy 95%
phần Sai Giá trị Biên
lệch Beta Giá trị t p Biên độ độ cao
B chuẩn chuẩn hóa thấp nhất nhất
Hằng số -.066 .251 -.264 .792 -.561 .428
MR .037 .084 .038 .441 .660 -.129 .203
CT .066 .084 .069 .781 .436 -.101 .232
VT .241 .089 .252 2.578 .004 .035 .317
KD .263 .073 .263 3.595 .000 .119 .407
HT .076 .105 .068 .724 .470 -.131 .283
TH .095 .069 .200 2.375 .003 .041 .230
KN .028 .075 .028 .371 .711 -.121 .176
CP .222 .056 .238 3.927 .000 .110 .333
NC .122 .081 .222 2.216 .002 .177 .221
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhận NQTM
Qua kết quả kiểm định như trên thì các biến: CT-mức độ cạnh tranh của thị trường
về sản phẩm NQTM; HT-Hỗ trợ của người nhượng quyền; KN-Kinh nghiệm của
người nhượng quyền; MR-Kế hoạch mở rộng kinh doanh của người nhượng quyền
sẽ không đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính.
Phân tích m ối tương quan các nhân tố bằng mô hình hồi quy tuyến tính
Sau khi để xác định cụ thể các trọng số của từng nhân tố tác động đến sự phát triển
hoạt động NQTM như thế nào, chúng ta sẽ dựa vào phương pháp phân tích hồi quy
8
tuyến tính trong chương 2 và 3. Phân tích hồi quy được thực hiện với 5 biến độc lập
là CP-Chi phí- khả năng chi trả của người nhận quy ền; KD-Khả năng điều hành
kinh doanh của người nhận quyền; NC-Nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ
NQTM; TH- Thương hiệu của sản phẩm NQTM ; VT-Vị trí kinh doanh của cửa
hàng trong hệ thống NQTM, và biến phụ thuộc là PT -xu hướng phát triển hoạt
động NQTM . Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Kết quả phân tích
mô hình hồi quy tuyến tính có hệ số R2 đã điều chỉnh đạt trên mức bình quân
(Adjusted R Square=.501) thể hiện sự thích hợp của mô hình hồi quy đối với các dữ
liệu.
Bảng 3.Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính
Hệ số chưa chuẩn hóa Beta
Giá trị
Thành phần Sai lệch chuẩn Giá trị
p
B chuẩn hóa t
Hằng số (constant) .040 .233 .173 .863
Vị trí mặt bằng (VT) .188 .061 .203 3.076 .002
Khả năng điều hành (KD) .266 .072 .266 3.692 .000
Thương hiệu (TH) .299 .069 .215 3.217 .001
Khả năng chi trả phí (CP) .238 .054 .256 4.378 .000
Nhu cầu (NC) .287 .066 .201 3.647 .001
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhận NQTM
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (bảng 4.7) chỉ ra 5 nhân tố: CP-Khả năng chi
trả của người nhận quyền; KD-Khả năng điều hành kinh doanh của người nhận
quyền; NC-Nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM ; TH- Thương hiệu
của sản phẩm NQTM; VT-Vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống NQTM là
đạt mức ý nghĩa trong mô hình (với giá trị p<5%). Mô hình hồi quy tuyến tính biểu
thị mối tương quan giữa các nhân tố như sau:
Y = 0.40 + 0.238 X1 + 0.266 X2 + 0.299 X3 + 0.287 X4 + 0.188 X5
Trong đó
Y : Xu hướng phát triển hoạt động NQTM
X1: Khả năng chi trả của người nhận quyền
X2: Khả năng điều hành kinh doanh của người nhận quyền
9
X3: Thương hiệu của sản phẩm NQTM
X4: Nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM
X5: Vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống NQTM
Từ kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính, chúng ta rút ra một số ý nghĩa để làm cơ
sở cho việc xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động NQTM
tại VN như sau:
- Với các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NQTM tại VN thì có năm nhân tố là
khả năng chi trả của người nhận quyền; khả năng điều hành kinh doanh của người
nhận quyền; thương hiệu của sản phẩm NQTM; nhu cầu của thị trường về sản phẩm
dịch vụ NQTM; vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống.
- Nhân tố thương hiệu của sản phẩm NQTM có hệ số hồi quy lớn nhất. Điều này
nói lên rằng, trong số các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động NQTM thì
thương hiệu của s ản phẩm NQTM là yếu tố tác động lớn nhất. Thương hiệu sản
phẩm sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm và khả năng thu hút
khách hàng và giúp tăng doanh thu cho bên NQTM .
- Về khả năng điều hành kinh doanh của người nhận quyền, kết quả phân tích mô
hình tuyến tính thì nhân tố này có trọng số đứng thứ hai sau nhân tố thương hiệu
của sản phẩm NQTM. Ý nghĩa thực tế của hệ số này có thể giải thích sự thành công
của bên NQTM phụ thuộc vào khả năng quản lý kinh doanh tiếp thị, nhân sự, nhận
bí quy ết công nghệ.
- Về nhân tố nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển hoạt động NQTM, khi nhu cầu cho sản phẩm dịch vụ
tăng thì đồng nghĩa với khả năng tiêu thụ gia tăng.
- Nhân tố vị trí kinh doanh của cửa hàng trong hệ thống NQTM đóng vai trò khá
quan trọng trong việc phát triển hệ thống NQTM. Vị trí kinh doanh thuận tiện sẽ thu
hút được khách hàng nhiều hơn.
Như vây, theo mô hình hồi quy tuyến tính thì năm nhân tố nêu trên có quan hệ biến
thiên với xu hướng phát triển hoạt động NQTM tại VN. Hoạt động NQTM sẽ phát
triển khi chúng ta tạo điều kiện để những nhân tố này tác động tích cực đến bên mua
và bên bán.
10
3. Các giải pháp phát triển NQTM ở VN
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề ra các giải pháp dành cho bên nhượng quyền,
các giải pháp dành cho bên nhận quyền.
3.1. Các giải pháp dành cho bên nhượng quyền
+ Định vị, quảng bá, phát triển thương hiệu
Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính đã cho thấy thương hiệu của sản
phẩm NQTM có hệ số hồi quy lớn nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục định
vị đúng đắn thương hiệu trên thị trường cùng với quảng bá phát triển ra thị trường
trong nước và thế giới. Đây là nền tảng để phát triển NQTM trong và ngoài nước.
+ Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp VN về hoạt động NQTM
Thông qua các tổ chức hiệp hội, các hội thảo, báo cáo chuyên đề… góp phần nâng
cao nhận thức về hoạt động này cho các doanh nghiệp VN.
+ Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược marketing và marketing quốc tế
Thực tế cho thấy rằng, để NQTM được tốt, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược
marketing và tổ chức thực hiện kiên quyết, bài bản để hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả và đưa sản phẩm thâm nhập sâu rộng ở thị trường trong nước và kế đến là
thị trường thế giới.
+ Chuẩn hóa mô hình, sản phẩm và dịch vụ thông qua cẩm nang nhượng quyền
Đối với doanh nghiệp đã NQTM cần chú ý là tiêu chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ là
hai yếu tố quan trọng để phát triển NQTM. Bên nhượng quyền cũng cần chuẩn hóa
mô hình cho hệ thống nhượng quyền của mình. Việc chuẩn hóa mô hình sẽ giúp
chọn được đúng đối tác nhận quyền và khách hàng dễ nhận diện được hệ thống
nhượng quyền của doanh nghiệp
+ Tìm hiểu kỹ về năng lực kinh doanh của các đối tác nhận nhượng quy ền
Thành công của hệ thống NQTM phụ thuộc phần lớn vào khả năng kinh doanh của
bên nhận quyền. Do đó, trước khi đàm phán hợp đồng NQTM, yếu tố cần thiết là
bên nhượng quyền lựa chọn được bên nhận quy ền phù hợp.
3.2. Giải pháp dành cho bên nhận quyền
+ Xem xét uy tín thương hiệu để lựa chọn bên nhượng quyền một cách phù hợp.
Đánh giá khả năng điều hành kinh doanh của mình trước khi bước vào kinh doanh
NQTM
11
+ Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp và tích cực học tập chuyên môn để quản
lý tốt cửa hàng nhượng quyền
+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ NQTM
+ Khả năng chi trả của bên nhận quyền
+ Tuân thủ và thực thi hợp đồng nhượng quyền
+ Xây dựng tinh thần hợp tác cùng nhau phát triển
Kết luận
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NQTM ở VN thời gian qua
nhằm đề ra giải pháp phát triển trong thời gian tới. Ngoài những cố gắng thực hiện
những giải pháp của bên nhận quyền và bên nhượng quyền, đòi hỏi phái có sự hỗ
trợ của các cơ quan hữu quan, trong đó vai trò của Bộ Công thương, Sở Công
thương, các hiệp hội là rất quan trọng nhằm thúc đẩy NQTM ở VN phát triển.
Tài liệu tham khảo chính:
Elango, B., "Are Franchisors with International Operations Different from Those
Who are Domestic Market Oriented?", Journal of Small Business
Management, Vol. 45, No. 2, pp. 179-193, April 2007.
Gronroos C. (1984), “A serv ice quality model and its marketing implications”,
Europ ean Journal of Marketing, 18 (4), pp 36- 44.
Lehtimen, U & J.R, Lehtimen (1982), Service Quality:a Study of Quality
Dimensions, Working Paper, Service M anagenment Institute, Helsinki,
Finland.
Nunn