LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nư¬ớc ta với các n¬ước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
Việc mở ra các quan hệ ngoại thư¬ơng và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán XNK của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung. Hoạt động thanh toán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế.
Bên cạnh đó, từ ngày 01/04/2007, thực hiện lộ trình theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Điều này đã đặt các NHTM Việt Nam trước nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay tại Việt Nam.
Trước áp lực này, để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, thực hiện tốt vai trò là cầu nối của nền kinh tế, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã coi việc phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.
2. Mục đích nghiên cứu:
• Nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế
• Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro của ngân hàng ACB khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
• Đưa ra các phương án để quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng ACB.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu- ACB từ năm 2005 đến hết năm 2009. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, là phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng nhiều nhất hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp với các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận phần trình bày được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Chương 2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
Chương 3. Các phương án để quản trị rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các phương án để quản trị rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt 3
Phụ lục bảng biểu 4
Lời mở đầu 5
Chương 1. Rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế 7
1.1. Rủi ro 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các bước quản trị rủi ro 7
1.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Phân loại 8
1.2.3 Các phương thức thanh toán và rủi ro thường gặp 11
1.2.3.1. Phương thức nhờ thu 11
1.2.3.2. Phương thức chuyển tiền 13
1.2.3.3. Tín dụng chứng từ 15
a. Khái niệm 16
b. Bản chất 17
c. Phân loại 17
Chương 2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng Á Châu (ACB) 22
2.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng ACB 22
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 24
2.2.1. Huy động vốn 24
2.2.2. Sử dụng vốn 24
2.2.3. Các hoạt động dịch vụ 25
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 25
2.3. Tình hình tài chính 25
2.3.1. Phân tích một số chỉ số tài chính 28
2.3.2. Những thay đổi về vốn cổ đông 29
2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn 30
2.5. Rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng ACB 31
2.5.1. Sơ lược về nghiệp vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng ACB 31
2.5.2. Rủi ro khi ngân ACB là ngân hàng phát hành thư tín dụng 32
2.5.3. Rủi ro khi ACB thanh toán thư tín dụng 34
2.5.4. Rủi ro khi ACB chiết khấu thư tín dụng 34
2.5.5. Rủi ro khi ACB là ngân hàng thông báo 36
Chương 3. Các phương án để quản trị rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng chứng từ 42
3.1 Các phương án để quản trị rủi ro 42
3.1.1. Phương án quản trị rủi ro trong từng vai trò cụ thể của ACB 42
3.1.1.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ACB là NHPH thư tín dụng 42
3.1.1.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ACB là NHXN thư tín dụng 47
3.1.1.3. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ACB là NHCK thư tín dụng 49
3.1.1.4. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ACB là NHTB thư tín dụng 52
Đào tạo con người để phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế 54
Hoàn thiện chương trình công nghệ phục vụ cho TTQT 55
Phương án quản trị rủi ro đối với các đơn vị liên quan trong PTTT TDCT 56
Chọn phương án phù hợp 56
Định hướng phát triển của ACB đến năm 2015 56
Phương án quản trị rủi ro, phát triển nghiệp vụ TDCT của NH ACB 58
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ICC Phòng Thương mại Quốc tế
L/C Letter of Credit – Thư tín dụng
D/A Documents against Acceptance-Ký chấp nhận
D/P Documents against Payment -Thanh toán ngay
NH Ngân hàng
TTQT Thanh toán quốc tế
TDCT Tín dụng chứng từ
TTD Thư tín dụng
NHPH Ngân hàng phát hành
NHXN Ngân hàng xác nhận
NHCK Ngân hàng chiết khấu
NHTB Ngân hàng thông báo
PTTT Phương thức thanh toán
NHTM Ngân hàng thương mại
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu 11
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước 13
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau 14
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 15
Biểu đồ 5: Tổng nguồn vốn huy động của ACB trong giai đoạn 2005-2009 24
Biểu đồ 6: Tổng tài sản của Ngân hàng ACB trong giai đoạn 2005-2009 27
Biểu đồ 7: Lợi nhuận ròng của Ngân hàng ACB trong giai đoạn 2005-2009 29
Bảng 8: Khả năng sinh lời 29
Bảng 9: Khả năng thanh toán 30
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán XNK của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung. Hoạt động thanh toán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế...
Bên cạnh đó, từ ngày 01/04/2007, thực hiện lộ trình theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Điều này đã đặt các NHTM Việt Nam trước nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay tại Việt Nam.
Trước áp lực này, để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, thực hiện tốt vai trò là cầu nối của nền kinh tế, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã coi việc phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro của ngân hàng ACB khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Đưa ra các phương án để quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng ACB.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu- ACB từ năm 2005 đến hết năm 2009. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, là phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp với các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận phần trình bày được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Chương 2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
Chương 3. Các phương án để quản trị rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
CHƯƠNG 1
RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Rủi ro
Khái niệm
Theo trường phái truyền thống: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
Theo trường phái trung hòa: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
Các bước quản trị rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đo lường rủi ro
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Tài trợ rủi ro
Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Khái niệm
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế ( nhà nhập khẩu, xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian…) hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên.
Rủi ro trong thanh toán quốc tế thường xảy ra đối với các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động và kinh doanh thực hiện thanh toán bằng hai hoặc nhiều đồng tiền khác nhau như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại…
Các nhân tố tác động ảnh hưởng đến rủi ro trong thanh toán quốc tế: tỷ giá hối đoái, lãi suất, thời hạn thanh toán,tính chất hàng hóa giao dịch, tính thanh khoản của đồng tiền giao dịch, các chính sách tỷ giá, sự biến động của thị trường..
Phân loại
Có nhiều cách nhận định, đánh giá và phân loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế như theo phương thức thanh toán và theo nguyên nhân phát sinh.
Theo nguyên nhân phát sinh:
Rủi ro tín dụng.
Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.
Trước hết ta phải nói đến nguyên nhân của loại rủi ro này. Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành kém, khủng hoảng tài chính... gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí thua lỗ, vỡ nợ phá sản. Thứ hai, do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thông tin không cân xứng. Vì vậy, lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế.
Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay còn được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất cách xa nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
Nguyên nhân sâu xa gây ra rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không đối xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 500 quy định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ thanh toán, mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá. Sự tách biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hoá đã tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở tồn tại.
Rủi ro quốc gia.
Đây là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá.
Nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia chính là những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội, kinh tế... tại một nước như mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe doạ sự ổn định nội bộ một nước; xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh; vấn đề nợ nước ngoài chồng chất hay dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của Quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu phải buộc đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước ngoài; sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến mọi hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản nostro của nước đó ở nước ngoài bị kiểm soát gắt gao hoặc phong toả nên ngân hàng không thể thanh toán; chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi như thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán,...
Rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu nại giữa các bên tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là toà án nước nào thụ lý và xử lý vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào? Cho dù trong hợp đồng ngoại thương đã đề cập đến vấn đề này, song không phải là không có những phức tạp. Bởi vì không có một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia bên đối tác.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau, dù cho thanh toán quốc tế lựa chọn phương thức Tín dụng chứng từ theo UCP - 500, song ở nhiều nước khác nhau giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại nói chung khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào luật pháp nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm của ICC (International Chamber of Commerce - Phòng thương mại quốc tế) là UCP (quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho toàn án xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi.
Rủi ro ngoại hối.
Rủi ro ngoại hối xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. Nếu ngoại tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá sẽ gây tổn thất cho người nhập khẩu, ngược lại ngoại tệ đó mất giá gây thiệt hại cho bên xuất khẩu.
Tỷ giá biến động trên 2 phương diện: thứ nhất là ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước nước. Thứ hai là sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ ở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ phương diện trên chính là quan hệ cung - cầu ngoại hối trên thị trường.
Rủi ro về tác nghiệp.
Đây là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây ra. Rủi ro này thường được thể hiện trong việc lập hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP - 500 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.
Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu là do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu khắt khe của L/C, của quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP - 500 dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra, cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản liên quan.
Theo phương thức thanh toán:
Phương thức nhờ thu
Phương thức chuyển tiền
Phương thức tín dụng chứng từ
Các phương thức thanh toán và rủi ro thường gặp
Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu
(1): người bán giao hàng
(2): người bán lập bộ chứng từ thanh toán và ký phát hối phiếu đòi tiền người mua gửiđến ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu
(3): ngân hàng bên bán chuyển bộ chứng từ thanh toán và hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ở người mua
(4): ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu để nhận chứng từ (D/A)
(5): người mua trả tiền nếu thanh toán theo D/P hoặc ký chấp nhận hối phiếu nếuthanh toán theo D/A
(6): ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc chuyển hối phiếu đã ký cho ngân hàng bên bán để chuyển cho người bán
(7): ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho người bán
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thủ tục đơn giản, chi phí rẻ nhưnng mức độ rủi ro đốivới người mua và người bán cao hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.
Rủi ro phát sinh:
Rủi ro đối với người bán:
người mua có thể từ chối nhận hàng, không nhận chứng từ và không thanh toán.
người bán không có cơ sở pháp lý để khiếu nại người mua khi người mua từ chối nhận hàng và thanh toán vì ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian.
người bán sẽ gánh chịu chi phí khi hàng chuyển trả về nước.
Rủi ro đối với người mua:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về người bán,người mua có thể gặp rủi ro là hàng hóa được giao có thể không đúng với hợp đồng.
Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.
Chuyển tiền có hai hình thức: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay (trả sau)
Phương thức chuyển tiền trả trước
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước
Ghi chú:
người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán
ngân hàng sau khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ chuyển tiền cho người bán thông qua ngân hàng phục vụ người bán
đồng thời ngân hàng bên mua sẽ ghi nợ cho người mua
ngân hàng bên bán sẽ báo cáo cho người bán
người bán tiến hành giao hàng cho người mua
Rủi ro phát sinh
Theo phương thức này người bán đã được thanh toán trước khi giao hàng nên rủi ro thường xảy ra đối với người mua trong các trường hợp sau:
- hàng không được giao đúng với số lượng, chất lượng của hợp đồng
- hàng giao trễ hơn so với quy định
- người bán không giao hàng trong trong trường hợp người bán bị phá sản, hoặc không có hàng để giao, hoặc khi gía cả thị trường có xu hướng tăng giá,người bán sẽ bán lô hàng cho khách hàng khác và chấp nhận khoản phạt trong hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình
Chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau
(1) người bán giao hàng các chứng từ cho người mua
(2) sau khi nhận hàng, người bán yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán thông qua ngân hàng đại lý(ngân hàng bên bán)
(3) ngân hàng bên mua ghi nợ cho người mua
(4) ngân hàng bên mua yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước người bán chuyển tiền trả cho người bán
(5) ngân hàng bên bán sẽ chuyển tiền cho người bán
Rủi ro phát sinh
Theo phương thức này, người mua sẽ nhận được hàng hóa trước khi thanh toán nên rủi ro thường xảy ra đối với người bán trong các trường hợp sau:
-Hàng đã được giao nhưng không nhận được thanh toán khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán
-Thanh toán không đúng thời hạn quy định của hợp đồng do ngừoi mua trì hoãn hoặc gặp khó khăn trong tài chính
- Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường đang giảm do đó sẽ không thực hiện thanh toán
Phương thức tín dụng chứng từ:
Khái niệm:
Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toàn phù hợp với với những qui định của thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP 500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993).
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
(1): căn cứ vào hợp đồng, người mua làm đơn mở L/C và gửi cho ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu mở thư tín dụng cho người bán hưởng
(2): ngân hàng mở thư tín dụng sẽ phát hành thư tín dụng và gửi đến ngân hàng bên bán để thông báo cho người bán
(3): ngân hàng thông báo sẽ thông báo nguyên văn nội dung L/C cho người bán
(4): người bán sẽ giao hàng cho người mua kh