Tiểu luận Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Trong quá trình phát triển nền kinh tế, bên cạnh các tổ chức ngân hàng thì còn có một bộ phận không kém phần quan trọng trong việc tạo ra dòng luân chuyển vốn từ người tiết kiệm – cho vay đến người chi tiêu – đi vay, đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngoài ra, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn được nâng cao trong quá trình sáng tạo và đổi mới trong hệ thống tài chính. Hiện nay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm dịch vụ ngân hàng cho khác hàng của mình. Để phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về các tổ chức phi ngân hàng, từ hệ thống các tổ chức, đặc điểm từng loại công ty, đến vai trò của chúng, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận về đề tài:” Các tổ chức phi ngân hàng”.

docx26 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 9762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các tổ chức tài chính phi ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ------&@&------ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG GVHD: Hoàng Thọ Phú Nhóm 12.1: Võ Khắc Biên K085041648 Võ Trường Thọ K085041728 Võ Văn Xanh K085041758 Nguyễn Phú Thịnh K085041725 Trà Xuân Thỏa K085041730 Lưu Công Quyền K085041709 TpHCM, tháng 5/2010 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển nền kinh tế, bên cạnh các tổ chức ngân hàng thì còn có một bộ phận không kém phần quan trọng trong việc tạo ra dòng luân chuyển vốn từ người tiết kiệm – cho vay đến người chi tiêu – đi vay, đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngoài ra, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn được nâng cao trong quá trình sáng tạo và đổi mới trong hệ thống tài chính. Hiện nay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm dịch vụ ngân hàng cho khác hàng của mình. Để phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về các tổ chức phi ngân hàng, từ hệ thống các tổ chức, đặc điểm từng loại công ty, đến vai trò của chúng, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận về đề tài:” Các tổ chức phi ngân hàng”. Tuy nhiên, với thời lượng cho phép, cộng với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót, mong thầy và các bạn thông cảm và nhóm chúng tôi cũng hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy và các bạn để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm thực hiện Nhóm 12.1 MỤC LỤC 1. Khái niệm về tổ chức tài chính phi ngân hàng 4 2. Công ty bảo hiểm 5 2.1 Công ty bảo hiểm nhân thọ 6 2.2 Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn 7 3. Các tính chất cơ bản của ngành công nghiệp bảo hiểm 8 3.1 Hợp đồng và phí bảo hiểm 8 3.1.1 Hợp đồng bảo hiểm 8 3.1.2 Phí bảo hiểm 9 3.2 Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm 9 3.2.1 Sàng lọc 10 3.2.2 Phí bảo hiểm rủi ro hợp lý 11 3.2.3 Các điều khoản cam kết 11 3.2.4 Phòng ngừa gian lận 11 3.2.5 Hủy bỏ hợp đồng 12 3.2.6 Khấu trừ 12 3.2.7 Đồng bảo hiểm 12 3.2.8 Giới hạn số tiền thanh toán bảo hiểm 12 3.3 Thặng dư và các khoản dự trữ 13 3.4 Doanh thu của công ty bảo hiểm 14 3.4.1 Thu phí bảo hiểm 14 3.4.2 Thu nhập đầu tư 15 3.5 Bảo đảm Chính phủ 15 3.6 Chính sách điều hành tác động lên các quyết định đầu tư của công ty bảo hiểm 16 4. Quỹ hưu trí 16 4.1 Định nghĩa 16 4.2 Đặc điểm 16 4.3 Phân loại quỹ hưu trí: 20 4.3.1 Quỹ hưu trí truyền thống 20 4.3.2 Quỹ mới 21 4.4 Quỹ hưu trí ở Việt Nam: là một phần của bảo hiểm xã hội, do các cơ quan nhà nước quản lí. 21 5. Công ty tài chính 22 5.1 Khái quát về công ty tài chính 22 5.2 Phân loại công ty tài chính 23 5.2.1 Các công ty tài chính bán hàng (Sale finance company) 23 5.2.2 Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company) 24 5.2.3 Công ty tài chính doanh nghiệp (business finance company) 24 6. Kết luận 24 Tài liệu tham khảo: 26 1. Khái niệm về tổ chức tài chính phi ngân hàng Đây là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. 2. Công ty bảo hiểm Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống của con người luôn chịu sự tác động của thiên nhiên, xã hội. Do quy luật của tự nhiên rất phức tạp, con người không thể một sớm một chiều có thể nhận thức đầy đủ về nó như: bão lụt, động đất, hạn hán, bệnh dịch…có thể gây ra những tổn thất đối với nhà cửa, súc vật , mùa màng, tư liệu sản xuất và con người. Để hạn chế tổn thất do thiên tai gây ra, con người một mặt áp dụng những biện pháp phòng ngừa như xây dựng đê đập, hệ thống thủy nông,dự báo thời tiết…Mặt khác, để khắc phục những hậu quả do thiên tai gậy ra, con người hình thành và hoàn thiện dần việc áp dụng biện pháp kinh tế: thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm nhằm dảm bảo về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của con người được tiến hành liên tục bình thường. Trong đời sống ngày nay, con người có thể gặp những rủi ro khách quan như tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, bị phá sản, bị bệnh. Những rủi ro đó có thể làm cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ sống trong sự sợ hãi của sự suy sụp về tài chính. Để giảm bớt áp lực tài chính nặng nề đó,đảm bảo đời sống ổn định,quỹ dự trữ bảo hiểm của hộ gia đình đã được hình thành. Ở AI Cập khoảng 2500 TCN, những công nhân xây dựng kim tự tháp đã biết lập ra các quỹ chung để trợ giúp lẫn nhau khi có tai nạn trên công trường. Các nhu cầu về bảo hiểm xuất hiện từ rất sớm, những mầm mống đầu tiên của việc dự trữ bảo hiểm xuất hiện từ cuối công xã nguyên thủy. Quỹ dự trữ bảo hiểm ban đầu với hình thức rất đơn giản cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hình thức bảo hiểm được hoàn thiện dần và các loại hình bảo hiểm xuất hiện ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao của xã hội. Do vậy, bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan vì nhu cầu duy trì một cuộc sống tốt đẹp của các tầng lớp dân cư, nhu cầu duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và còn vì nó là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt để thu lợi nhuận . Để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro chúng ta cần phải mua các hợp đồng bảo hiểm. Với các khoản phí đống góp theo hợp đồng, các công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho chúng ta một khoản tiền để chi trả chi phí nếu rủi ro xảy ra. Các công ty bảo hiểm là các trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra(với khoản phí hay giá cả nhất định). Có 2 dạng công ty bảo hiểm: 2.1 Công ty bảo hiểm nhân thọ Công ty bảo hiểm nhân thọ phát hành bảo hiểm chủ yếu cho cái chết và sức khỏe của người chủ sở hữu bảo hiểm. Công ty bảo hiểm nhân thọ cam kết chi trả một lần hay nhiều lần cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm. Thực sự bảo hiểm nhân mạng chưa hẳn là sản phẩm tài chính chủ chốt của các công ty bảo hiểm, phần lớn công việc kinh doanh của Công ty bảo hiểm nhân thọ là cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm liên quan đến quỹ hưu trí và sức khỏe. - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như: + Phú - Hưng phúc Định kỳ (Mới) + Phú - Hưng thịnh (Mới) + Phú-An Bình + Phú-An Hưởng Thịnh Vuợng + Phú-An Gia Hưu Trí + Phú-Bảo gia Đầu tư + Phú-An Gia Tích Lũy Định Kỳ + Phú-An Gia Thành Tài + Phú-An Khang Thịnh Kỳ + Phú-An Khang Hưu Trí + Phú-Trường An - Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc (Việt Nam) thì cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính như: + An sinh giáo dục toàn diện. + An sinh tích lũy trọn đời. + An khang linh hoạt trọn đời. 2.2 Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn bảo hiểm cho một loạt các sự kiện không định trước khác nhau liên quan đến tài sản như: - Mất mát hư hỏng tài sản. - Mất hay thiệt hại khả năng tạo thu nhập của tài sản. - Thiệt hại hay thương tật gây ra cho chủ thể khác thứ 3. - Thiệt hại hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp. * Vd: Ở Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì cung cấp những sản phẩm bảo hiểm tài sản và tai nạn như: + Bảo hiểm nhà chung cư. + Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khi có rủi ro về tài sản. + Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản. + Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc. + Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. + Bảo hiểm xe ôtô. + Bảo hiểm môtô – xe máy… Điểm khác biệt chủ chốt giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản là mức độ khó khăn trong việc quyết định chi trả cho người giữ hợp đồng bảo hiểm hay không và nếu có thì chi trả bao nhiêu và như thế nào. Đối với bảo hiểm nhân thọ thì phương diện xác suất thống kê rủi ro là tương đối dễ dàng.Việc tính toán xác định quy mô và thời hạn nghĩa vụ của công ty bảo hiểm tài sản là khó hơn do tính ngẫu nhiên thaát thường của các sự kiện rủi ro,của thiên tai…Do vậy, tính không ổn định về quy mô và thời gian của các khoản chi trả tiền để đáp ứng các nghĩa vụ có tác động lớn đến quyết định đầu tư của các công ty bảo hiểm. Trong thực tế, phần lớn các công ty bảo hiểm lớn thường bán cả hai sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản. 3. Các tính chất cơ bản của ngành công nghiệp bảo hiểm 3.1 Hợp đồng và phí bảo hiểm 3.1.1 Hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có bảo đảm luật pháp trong đó người giữ hợp đồng hay người được bảo hiểm đóng các khoản phí nhất định để các công ty bảo hiểm ( hay nhà phát hành bảo hiểm ) chi trả một khoản tiền bảo đảm cho các trường hợp rủi ro cụ thể trong tương lai. Hoặc Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng giao kết về các quyền lợi và trách nhiệm giữa Công ty và Chủ hợp đồng bảo hiểm cũng như các Thành viên được bảo hiểm tham gia sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ nhóm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm nhưng không hạn chế các văn bản sau: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Điều khoản bảo hiểm, Danh sách các Thành viên được bảo hiểm, các giấy tờ và phụ lục khác có liên quan. - Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. - Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đứng ra gánh chịu rủi ro một phần hay toàn bộ đối với những sự kiện rủi ro không định trước được trong cuộc sống. Tuy nhien bên cạnh việc đứng ra gánh chịu rủi ro đó thì các công ty bảo hiểm cũng rất quan tâm đến những điệu kiện cụ thể của các cá nhân, tổ chức sử dụng bảo hiểm; đánh giá những rủi ro có thể xảy ra cũng như xác suất xảy ra của các rủi ro để có thể ký những hợp đồng bảo hiểm có lợi cho mình cũng như người sử dụng bảo hiểm. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng là giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm. 3.1.2 Phí bảo hiểm Khi công ty chấp nhận hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm trở thành tài sản cho người được bảo hiểm (là khách hàng của công ty bảo hiểm) và là khoản nghĩa vụ đối với công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thể được chi trả cho công ty một lần hay nhiều lần. Tương tự như các loại hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ khi người được bảo hiểm không đóng phí, đóng phí không đủ, hoặc không đúng thời hạn. 3.2 Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm Với chức năng hoạt động tương tự như các ngân hàng, các công ty bảo hiểm là trung gian tài chính chuyển từ một dạng tài sản tài chính này sang một dạng tài sản tài chính khác. Sản phẩm của các công ty bảo hiểm là cá dịch vụ bảo hiểm, để thay vào đó các công ty bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm từ các hợp đồng và dùng chính phí bảo hiểm đó để đầu tư vào các tài sản khác với mục tiêu lợi nhuận: chứng khoán, trái phiếu…rồi lại dùng tài sản này để thanh toán hợp đồng bảo hiểm. Trong nguyên tắc quản trị ngành công nghệp bảo hiểm cần quan tâm tới nguyên tắc rủi ro lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. - Rủi ro lựa chọn nghịch là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin phi đối xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt, đây là một loại thất bại thị trường. Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả bảo hiểm cao cho khách hàng ít nguy cơ. Song họ lại có ít thông tin về thứ họ được đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm cung cấp những thông tin không trung thực, thì công ty bảo hiểm có thể sẽ có thể ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm nhiều nguy cơ. Ví dụ, người mua bảo hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình trạng sức khỏe tồi (ung thư) của mình, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một người sắp chết. - Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.Trong hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đạo đức xảy ra khi hợp đồng bảo hiểm khuyến khích được bên nhận lấy rủi ro để tăng khả năng được thanh toán tiền bảo hiểm theo hợp đồng. Hầu hết những người mua bảo hiểm đều mua những hợp đồng có lợi cho mình nhất, nghĩa là khi họ gặp rủi ro thì đa phần rủi ro được chuyển cho các công ty bảo hiểm. Nên khi bán hợp đồng bảo hiểm cho những người này, công ty bảo hiểm có khả năng tổn thất tiềm năng lớn. Rủi ro lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức tạo ra các khoản chi phí thanh toán hợp đồng cao từ khiếu nại đòi bồi thường bảo hiềm. Do vậy, để có thể giảm thiểu rủi ro đối với các công ty bảo hiểm, cần có ác nguyên tắc chung sau: 3.2.1 Sàng lọc Công ty bảo hiểm tập hợp bằng nhiều phương pháp, phân tích thông tin để có thể chọn lọc những khách hàng tốt khỏi các đối tác kém, để có thể quyết định chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu bảo hiểm từ phía người mua. Tùy theo từng loại bảo hiểm thì có những phương pháp cũng như cách tiếp cận khác nhau để lấy thông tin, nhưng tất cả đều vì mục đích tránh rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn nghịch. 3.2.2 Phí bảo hiểm rủi ro hợp lý Đối với công ty bảo hiểm, việc thu phí đối với từng mức độ rủi ro của người được bảo hiểm là nguyên tắc quản lý bắt buộc. Lựa chọn mức thu phí tương ứng với từng mức độ rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty bảo hiểm. Vd mức giá bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới hiện nay được pháp luật bảo hiểm (Bộ Tài Chính) quy định với các loại xe cơ giới khác nhau là khác nhau như: + Xe ôtô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ là 379.500 VNĐ, trên 6 chỗ là 759.000 VNĐ (đã có VAT) + Xe máy 50cc là 55.000 VNĐ, trên 50cc là 66.000 (đã có VAT)… 3.2.3 Các điều khoản cam kết Các điều khoản cam kết có thể áp đặt nhằm đòi hỏi hành vi cư xử hợp lý từ phía người được bảo hiểm, làm cho người giữ hợp đồng bảo hiểm nản lòng mà không thực hiện các hoạt động rủi ro để khó xảy ra khiếu nại đòi bồi thường và các công ty bảo hiểm phải bồi thường. VD về nguyên tắc người mua bảo hiểm không được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp đồng bảo hiểm; hoặc người được bảo hiểm phải để ý, sao cho sự việc bảo hiểm không xảy ra và làm tất cả để nó không xảy ra hoặc làm giảm đến mức tối đa hậu quả của nó (đặc biệt là không chậm chễ đi khám bác sĩ); hoặc phải cung cấp cho hãng bảo hiểm tất cả những thông tin trung thực về sự hình thành, quá trình và hậu quả của sự vụ có bảo hiểm và trong trường hợp có nghi ngờ, chứng minh cho hãng bảo hiểm quyền đòi bồi thường bảo hiểm. 3.2.4 Phòng ngừa gian lận Để giảm thiểu rủi ro, ngoai các biện pháp trên các công ty bảo hiểm cũng cần phải quan tâm đến gian lận của bên mua bảo hiểm để có biện pháp phòng ngừa, chỉ có những người được bảo hiểm hợp lý và có căn cứ mới được thanh toán. Tránh những trường hợp như không thực hiên đúng hợp đồng mà vẫn đòi bồi thường, hoặc khiếu nại đòi bồi thường với những việc mà thực tế không xảy ra, hoặc rủi ro nhỏ thiệt hai không đáng kể nhưng làm phóng đại lên để đòi được bồi thường lớn hơn… 3.2.5 Hủy bỏ hợp đồng Các công ty bảo hiểm luôn sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng khi có sự vi phạm các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên đây là chỉ biện pháp hạn chế rủi ro đạo đúc bằng cách đe dọa, nó mang y nghĩa là biện pháp chủ động phòng ngừa hơn là biện pháp chế tài để đối phó. Nó phần nào làm người sử dụng bảo hiểm giảm bớt vi phạm các diều khoản của hợp đồng bảo hiểm. 3.2.6 Khấu trừ Công ty bảo hiểm sẽ khấu trừ một phần tiền bảo hiểm dưới dạng số tiền cố định hay là phần trăm của số tiền bảo hiểm. Biện pháp này phần nào đó thể hiện chế tài của công ty bảo hiểm đối với các vi phạm của bên tham gia bảo hiểm với các điều khoản trong hợp đồng mà chưa đến mức phải hủy bỏ hợp đồng, biện pháp này làm cho người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu với công ty khi thực hiện hợp đồng, làm cho người được bảo hiểm cùng thực hiện hoạt động phù hợp với hướng của hoạt động công ty, vì nếu có hành động gây tổn thất đến hoạt động của công ty bảo hiểm thì cũng chính họ phải chung chịu trách nhiệm do sự khấu trừ của công ty bảo hiểm. 3.2.7 Đồng bảo hiểm Cũng tương tự như khấu trừ bảo hiểm, đồng bảo hiểm là khi có sự dàn xếp giữa người được bảo hiểm va bên bảo hiểm để người được bảo hiểm cùng gánh chịu một tỷ lệ phần trăm tổn thất với công ty bảo hiểm. 3.2.8 Giới hạn số tiền thanh toán bảo hiểm Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong quản trị bảo hiểm. cần phải quy định số tiền bảo hiểm để công ty tránh phải thanh toán những số tiền bảo hiểm vượt quá khả năng có thể dẫn đến phá sản. Dễ xảy ra rủi ro đạo đức cho công ty. Đồng thời làm cho những người được bảo hiểm cẩn thận hơn với chính mình, vì khi họ co rủi ro thiệt hại lớn đến thế nào thì số tiền bảo hiểm vẫn là cố định. Trong khi đó các công ty bảo hiểm luôn bảo đảm rằng tiền bồi thường bảo hiểm có thể nằm trong khả năng của họ và nó không cao đến mức làm cho rủi ro đạo đúc có thể xảy ra. Tóm lại, toàn những nguyên tắc quản trị bảo hiểm nói trên, từ sàng lọc khách hàng, quy định phí bảo hiểm, các khoản cam kết, đến ngăn nhừa gian lận, các biện pháp mag một ít tính chất chế tài như đồng bảo hiểm, khấu trừ… tất cả đều giúp công ty bảo hiểm lựa chọn đối tác và tránh các rủi ro co thể gặp, tăng tính sinh lợi của các hoạt động bảo hiểm, thu hút người lao động tham gia vào ngành công nghiệp bảo hiểm nhưng ngược lại làm giảm khả năng kiếm lợi của người sử dụng bảo hiểm thông qua hợp đồng đã ký với công ty bảo hiểm, có thể dẫn đến số người sử dụng bảo hiểm giảm đi. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu cao nhất thì trong quá trình quản trị bảo hiểm cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp và cân nhắc trong giới hạn có thể c1 của chúng. Không những quan tâm đến lợi nhuận, doanh thu mà cũng cần quan tâm đến số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, nếu quá khắc khe thì có thể dẫn đến mất khách hàng. Do đó nhiệm vụ quan trọng của quản trị bảo hiểm là tìm ra chiến lược phát triển phù hợp đối với từng thời kỳ phát triển của công ty, cũng như phù hợp với phát triển của xã hội. 3.3 Thặng dư và các khoản dự trữ Thặng dư (thặng dư pháp lý) của công ty bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa tài sản và nghĩa vụ của công ty, được thực hiện bởi các quy định của pháp luật dành cho các công ty bảo hiểm. Trong quá trình xác định giá trị thặng dư đó thì cần phải xác định giá trị của các tài sản và các nghĩa vụ, ma đặc biệt là giá trị nghĩa vụ, vì nó khá phức tạp và phải chi trả ở thời diểm nhất định trong tương lai, nó không chắc chắn, phụ thuộc vào sự xảy ra của các sự kiện dẫn đến các rủi ro. Do vậy các công ty bảo hiểm cần có một tài khoản dự trữ để có thể thể hiện chính xác và phù hợp các nghĩa vụ không chắc chắn có thể gặp này. Tài khoản dự trữ cảu công ty bảo hiểm là một dạng tài khoản mà các công ty bảo hiểm sử dụng một phần vốn hay doanh thu mình kiếm được lập ra một tài khoản để góp phần giúp công ty tránh khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính khi có rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát. Thặng dư đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả hoat động kinh doanh của công ty bảo hiểm, xác định tổng số quỹ cuối cùng của công ty để từ đó công ty dựa trên cơ sở này để xác định mức chi trả cho người được bảo hiểm, xác định dạng hoat động kinh doanh nào có thể được bảo hiểm rủi ro khi khoản thặng dư tăng lên. Và để đánh giá khả năng nhận các rủi ro của các công ty bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng bảo hiểm, ta dựa vào tỷ lệ sau đây: Khả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑛 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜= Tổng 𝑝ℎí 𝑡ℎ𝑢 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑇ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑝ℎá𝑝 𝑞𝑢𝑦 Thông thường tỷ lệ này là 2:1 hay 3:1. Nghĩa là khi thu phí 2 hay 3 đồng thì sẽ được hỗ trợ bảo hiểm bằng 1 đồng thặng dư pháp quy. 3.4 Doanh thu của công ty bảo hiểm
Luận văn liên quan