Cán cân thanh toán (balance of payments) hay còn gọi là Cán cân thanh
toán quốc tế (balance of international payments ) là một bản báo cáo có
hệ thống phản ánh toàn bộ giao dịch giữa một nước với phần còn lại của
thế giới, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Giao dịch quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tài sản giữa cư dân
của một quốc gia với cư dân của một quốc gia khác. Tuy nhiên quà biếu
và những khoản chuyển nhượng một hướng – không yêu cầu thanh toán –
cũng được ghi trong cán cân thanh toán. “Thành viên” của quốc gia tham
gia vào Cán cân thanh toán là các công ty có tư cách pháp nhân, người đi
du lịch, nhà ngoại giao, tùy viên quân sự, những người lao động mang
quốc tịch của quốc gia nhưng tạm thời lao động ở nước ngoài (lao động
ngoại kiều)
Cán cân thanh toán giúp ta đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của
một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Cho chúng ta thấy được
mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia với nhau.
Tùy thuộc vào mối quan hệ mà người ta phân thành các loại cán cân
thanh toán như sau: cán cân thanh toán thời kỳ, cán cân thanh toán thời
điểm, cán cân thanh toán đa phương, cán cân thanh toán khu vực.
Thặng dư trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một
nước lớn hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi Cán cân thanh toán có thặng dư sẽ
tạo điều kiện cho quốc gia có dự trữ ngoại tệ.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cán cân thanh toán quốc tế là gì ? Kết cấu ? Nội dung ghi chép? Ý nghĩa? Các cơ chế tỷ giá hối đoái nào thường được áp dụng? Chính sách tỷ giá hối đoái nào thường được thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 10 1
Tiểu luận
Cán cân thanh toán quốc tế là gì ? Kết cấu ?
Nội dung ghi chép? Ý nghĩa? Các cơ chế tỷ giá
hối đoái nào thường được áp dụng? Chính sách
tỷ giá hối đoái nào thường được thực hiện
Nhóm 10 2
A. Mục lục.
I. Cán cân thanh toán quốc tế.
1. Định nghĩa.
2. Kết cấu.
3. Nội dung ghi chép.
4. Ý nghĩa.
II. Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm.
2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái thường được các quốc gia áp dụng.
3. Chính sách tỷ giá hối đoái thường được thực hiện.
B. Nội dung.
I. Cán cân thanh toán quốc tế.
1. Định nghĩa.
Cán cân thanh toán (balance of payments) hay còn gọi là Cán cân thanh
toán quốc tế (balance of international payments ) là một bản báo cáo có
hệ thống phản ánh toàn bộ giao dịch giữa một nước với phần còn lại của
thế giới, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Giao dịch quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tài sản giữa cư dân
của một quốc gia với cư dân của một quốc gia khác. Tuy nhiên quà biếu
và những khoản chuyển nhượng một hướng – không yêu cầu thanh toán –
cũng được ghi trong cán cân thanh toán. “Thành viên” của quốc gia tham
gia vào Cán cân thanh toán là các công ty có tư cách pháp nhân, người đi
du lịch, nhà ngoại giao, tùy viên quân sự, những người lao động mang
quốc tịch của quốc gia nhưng tạm thời lao động ở nước ngoài (lao động
ngoại kiều) …
Cán cân thanh toán giúp ta đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của
một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Cho chúng ta thấy được
mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia với nhau.
Tùy thuộc vào mối quan hệ mà người ta phân thành các loại cán cân
thanh toán như sau: cán cân thanh toán thời kỳ, cán cân thanh toán thời
điểm, cán cân thanh toán đa phương, cán cân thanh toán khu vực.
Thặng dư trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một
nước lớn hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi Cán cân thanh toán có thặng dư sẽ
tạo điều kiện cho quốc gia có dự trữ ngoại tệ.
Thâm hụt trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi ra lớn hơn
luồng ngoại tệ đi vào của một quốc gia. Quốc gia bị thâm hụt trong cán
Nhóm 10 3
cân sẽ phải xuất vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc phải gia hạn nợ để giải
quyết số thâm hụt đó.
Ví dụ: Cán cân thanh toán của nước ta trong năm 2004 là -5,513 triệu
USD. Có nghĩa trong năm 2004 nước ta bị thâm hụt trong cán cân thanh
toán.
2. Kết cấu.
Cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm các khoản mục chủ yếu
sau:
- Tài khoản vãng lai (cán cân thanh toán vãng lai)
- Tài khoản vốn
- Sai số thống kê
- Tài trợ chính thức
2.1 Tài khoản vãng lai (cán cân thanh toán vãng lai): nhằm ghi lại các
luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia
Thu nhập đi vào và đi ra có thể do:
Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu được ghi vào mục xuất khẩu ròng
Xuất nhập khẩu các yếu tố sản xuất. Chênh lệch giữa Thu nhập từ
các yếu tố xuất khẩu và Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được
ghi vào mục Thu nhập ròng từ nước ngoài.
Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhao, bao gồm các
khoản như: viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu… Chênh
lệch giữa thu nhập do nhận chuyển nhượng từ nước ngoài và thu
nhập chuyển nhượng cho nước ngoài được xếp vào mục chuyển
nhượng ròng
Trong cán cân thanh toán vãng lai phần quan trọng là cán cân
thương mại. Cán cân thương mại bao gồm 2 bộ phận: thương mại
hữu hình và thương mại vô hình.
Thương mại hữu hình là những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa như: nguyên liệu, nhiên liệu, ô tô…
Thương mại vô hình là những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các hoạt
động dịch vụ như: vận chuyển, du lịch, …
Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì người ta gọi
là “cán cân thượng mại thuận lợi” (xuất siêu). Ngược lại, nếu giá trị hàng
xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu thì người ta gọi là “cán cân
thương mại không thuận lợi” (nhập siêu).
2.2. Tài khoản vốn: nhằm ghi lại luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc
gia. Luồng vốn đi vào và đi ra thường được phân làm hai loại:
Nhóm 10 4
+ Vốn dùng để mua nhà máy, mua cổ phiếu của các công ty được gọi là
đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và luồng đi ra được xếp vào hạng
mục đầu tư ròng
+ Vốn dùng để gửi ngân hàng (hay trực tiếp cho vay) và mua trái phiếu
chính phủ nước ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa
luồng đi vào và luồng đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng.
2.3. Sai số thống kê (hạng mục cân đối): hạng mục này là một khoản
điều chỉnh có tính chất thống kê.
Nó sẽ bằng 0 nếu tất cả các hạng mục trước đó đã được tính chính xác.
Nó phản ánh tình trạng không thể ghi lại hết được những giao dịch bằng
những số liệu thống kê chính thức.
Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + Tài khoản vốn + Sai số thống
kê
2.4. Tài trợ chính thức: là khoản ngoại tệ mà ngân hàng trung ương
bán ra (từ quỹ dự trữ) hoặc mua vào nhằm điều chỉnh cán cân
thanh toán khi nó thặng dư hay thâm hụt. Tài trợ chính thức (nếu
có) luôn luôn mang dấu ngược với dấu của cán cân thanh toán.
Điều đó có nghĩa là: nếu ngoại tệ được bán ra khỏi ngân hàng
trung ương thì ghi dấu (+), nếu ngoại tệ được ngân hàng trung
ương mua vào thì ghi dấu (-)
3. Nội dung ghi chép.
Trong mục này chúng ta nghiên cứu nguyên tắc hạch toán của cán cân
thanh toán:
- Nghiên cứu việc ghi Nợ, Có của các khoản giao dich quốc tế
- Nghiên cứu việc ghi sổ kép
3.1 Nợ và Có
Những giao dịch của quốc gia này với quốc gia khác sẽ được ghi là Có
hoặc Nợ trong cán cân thanh toán. Những giao dịch được ghi vào khoản
Có là những giao dịch nhận được sự chi trả từ người nước ngoài. Hay nói
cách khác những khoản giao dịch đem lại cho quốc gia một số lượng
ngoại tệ. Những giao dịch được ghi Có trong cán cân thanh toán mang
dấu dương (+)
Những khoản giao dịch được ghi vào khoản Nợ là những giao dịch đưa
đến việc quốc gia phải chi trả cho người nước ngoài. Nói cách khác nếu
khoản mục làm cho quốc gia sử dụng một lượng ngoại tệ thì sẽ được ghi
Nợ. Trong cán cân thanh toán khoản mục ghi Nợ mang dấu âm (-)
Ví dụ:
- Người dân Nhật mua cổ phần ở Việt Nam, tài sản nước ngoài ở Việt
Nam tăng lên. Đó là luồng vốn đi vào Việt Nam và khoản này được
ghi là khoản Có trong cán cân thanh toán của Việt Nam.
Nhóm 10 5
- Khi cư dân của Nhật bán cổ phần của mình ở nước ngoài, tức là tài
sản của Nhật ở nước ngoài sẽ giảm xuống. Khoản giao dịch này cũng
là luồng vốn đi vào Nhật (vì Nhật nhận được sự chi trả của người
nước ngoài) và như vậy được ghi là Có trong cán cân thanh toán của
Nhật Bản.
Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tiếp nhận một chiều sự trao đổi
(quà biếu, nhận viện trợ,… ). Luồng vốn tư bản đi vào được ghi là có (+)
trong cán cân thanh toán. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển dịch
một chiều cho người nước ngoài (tặng quà, viện trợ cho nước ngoài…),
luồng vốn đi ra được ghi là Nợ (-) trong cán cân thanh toán
3.2 Hạch toán ghi sổ kép
Ghi chép những giao dịch quốc tế của quốc gia được thực hiện theo
nguyên tắc ghi sổ kép. Có nghĩa là mỗi một khoản giao dịch được ghi
chép 2 lần, một lần ghi Có và một lần ghi Nợ, với số lượng như nhau.
Nguyên tắc ghi chép này được dựa trên cơ sở là mỗi một sự giao dịch đều
tồn tại hai mặt. Chúng ta bán một thứ gì đó, tất nhiên chúng ta nhân được
sự chi trả. Chúng ta mua một vật gì đó, thì chúng ta phải chi trả vì nó.
Ví dụ:
- Một công dân Hàn Quốc nhập khẩu hàng hóa trị giá $600 từ một công
dân Ý và đồng ý trả trong 3 tháng
Toàn bộ giao dịch này được ghi vào cán cân thanh toán của Hàn Quốc
như sau:
Có (+) Nợ (-)
Nhập khẩu hàng hóa $600
Vốn ngắn hạn đi vào $600
4. Ý nghĩa.
Cán cân thanh toán giúp ta đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của
một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Cho chúng ta thấy được
mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia với nhau.
Tùy thuộc vào mối quan hệ mà người ta phân thành các loại cán cân
thanh toán như sau: cán cân thanh toán thời kỳ, cán cân thanh toán thời
điểm, cán cân thanh toán đa phương, cán cân thanh toán khu vực.
Thặng dư trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một
nước lớn hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi Cán cân thanh toán có thặng dư sẽ
tạo điều kiện cho quốc gia có dự trữ ngoại tệ.
Thâm hụt trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi ra lớn hơn
luồng ngoại tệ đi vào của một quốc gia. Quốc gia bị thâm hụt trong cán
cân sẽ phải xuất vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc phải gia hạn nợ để giải
quyết số thâm hụt đó.
Nhóm 10 6
Ví dụ: Cán cân thanh toán của nước ta trong năm 2004 là -5,513 triệu
USD. Có nghĩa trong năm 2004 nước ta bị thâm hụt trong cán cân thanh
toán.
III. Tỷ giá hối đoái.
1. Khái niệm.
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền nước này
với đồng tiền nước khác hay cụ thể hơn là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền
trong nước với đồng tiền nước ngoài.
- Cách biểu diễn tỷ giá:
a. Biểu diễn theo đồng nội tệ: 1 đơn vị nội tệ = x đơn vị ngoại tệ
Thường áp dụng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản.
b. Biểu thị theo đồng ngoại tệ: 1 đơn vị ngoại tệ = y đơn vị nội tệ
Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị đồng ngoại tệ thường sử
dụng các biểu diễn này. Chúng ta sẽ chọn cách biểu diễn này trong những
phần nghiên cứu tiếp theo.
Như vậy:
Tỷ giá hối đoái tăng ta nói đồng ngoại tệ tăng giá hay lên giá
hoặc có giá hơn trước. Và điều đó cũng có nghĩa là đồng nội tệ
giảm giá hay xuống giá, sụt giá, mất giá…
Tỷ giá hối đoái giảm ta nói đồng ngoại tệ giảm giá hay xuống
giá, sụt giá, mất giá… Và điều đó cũng có nghĩa là đồng nội tệ
tăng giá hay lên giá hoặc có giá hơn trước.
- Cách hình thành tỷ giá trên thị trường:
Tỷ giá thị trường được hình thành bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối: là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua
bán ngoại tệ và mức giá mà ở đó đồng tiền của quốc gia này được
chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Nghĩa là lúc này tỷ giá hối đoái được xác định bằng cung và cầu
của thị trường ngoại hối.
Cung ngoại hối (cung ngoại tệ): thể hiện lương ngoại tệ được cung
ứng
trên thị trường. Nguồn cung ứng ngoại tệ:
Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
Khách du lịch tới quốc gia
Thân nhân từ nước ngoài gởi tiền về
Tiếp nhận đầu tư nước ngoài
Các khoản vay, nhận viện trợ từ nước ngoài
Thu nhập từ xuất khẩu lao động
Các khoản thu khác
Nhóm 10 7
Cầu ngoại tệ: thể hiện lượng ngoại tệ mà mọi người muốn nắm
giữ. Nguyên nhân nảy sinh cầu về ngoại tệ:
Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài
Cư dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài
Trả tiền vay và lãi vay
Chi trả tiếp nhận nhập khẩu lao động
Các khoản chi khác
Tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá, hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn
so với nước ngoài, xuất khẩu trong nước sẽ tăng làm cho cung ngoại tệ
trên thị trường ngoại hối sẽ tăng theo. Ngược lại, tỷ giá hối đoái tăng,
nhập khẩu giảm xuống làm cho cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
cũng giảm theo.
Như vậy: cung ngoại tệ đồng biến với tỷ giá hối đoái nên đường cung dốc
lên trên, còn cầu ngoại tệ nghịch biến với tỷ giá hối đoái nên đường cầu
dốc xuống.
Mức tỷ giá cân bằng được xác định tại giao điểm giữa đường cung và
đường cầu ngoại tệ. Tại đây, cung và cầu ngoại tệ bằng nhau.
Nếu tỷ giá thay đổi, các yếu tố khác không đổi sẽ làm đường cung hoặc
đường cầu ngoại tệ di chuyển (trượt dọc). Nếu tỷ giá không đổi, các yếu
e
Lượng ngoại tệ
D
S
E0
e0
Nhóm 10 8
tố khác thay đổi sẽ làm đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển (lên
trên hoặc xuống dưới).
2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái thường được các quốc gia áp dụng.
2.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi: tỷ giá sẽ được xác lập dựa trên cung
– cầu của thị trường ngoại tệ và ngân hàng trung ương không can
thiệp vào thị trường ngoại hối
2.2. Cơ chế tỷ giá cố định: tỷ giá sẽ được xác định dựa trên ý muốn chủ
quan của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương sẽ can
thiệp vào thị trường ngoại hối bằng các biện pháp khác nhau để cố
định tỷ giá ở mức mà mình mong muốn.
2.2.1. Trường hợp 1: Điểm cân bằng của thị trường thấp hơn tỷ giá do
ngân hàng trung ương ấn định.
Giả sử NHTW ấn định mức tỷ giá cố định là e1. Trên thị trường, do sự
biến động của cung và cầu ngoại tệ, các đường cung và cầu dịch chuyển,
tạo điểm cân bằng E0, mức tỷ giá cân bằng e0. Lúc đó, tại mức tỷ giá
chính thức e1 sẽ có hiện tượng cầu nhỏ hơn cung, tạo nên tình trạng
“thừa” ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thừa là đoạn AB.
Vì có hiện tượng thừa ngoại tệ nên giá ngoại tệ (tức tỷ giá hối đoái) có xu
hướng sụt giảm. Muốn duy trì mức tỷ giá cố định, NHTW phải mua
e
e1
e0
A
E0
B
DF
D’F
SF
Lượng ngoại tệ
Nhóm 10 9
ngoại tệ vào (bán nội tệ ra). Việc mua ngoại tệ của NHTW làm cho cầu
ngoại tệ tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải. Nếu lượng ngoại tệ mua
vào bằng đoạn AB thì đường cầu dịch sang phải đến điểm B, mức tỷ giá
e1 tiếp tục được duy trì. Còn nếu lượng ngoại tệ mua vào nhỏ hơn đoạn
AB thì đương cầu dịch sang phải chưa đến điểm B, tỷ giá hối đoái giảm
xuống thấp hơn e1.
Chính sách phá giá tiền tệ
2.2.2. Trường hợp 2: Điểm cân bằng của thị trường cao hơn tỷ giá do
ngân hàng trung ương ấn định.
Giả sử NHTW ấn định mức tỷ giá hối đoái cố định là e1. Trên thị trường
do sự biến động của lượng cung và cầu ngoại tệ, các đường cung và cầu
dịch chuyển, tạo điểm cân bằng là e0, mức tỷ giá cân bằng là e0. Lúc đó,
tại mức tỷ giá chính thức e1 sẽ có hiện tượng cầu lớn hơn cung, tạo nên
tình trạng “thiếu ngoại tệ”. Lượng ngoại tệ thiếu là đoạn CD.
Vì có hiện tượng thiếu ngoại tệ nên giá ngoại tệ (tức tỷ giá ngoại tệ) có
xu hướng gia tăng. Muốn duy trì mức tỷ giá cố định, NHTW phải bán
ngoại tệ ra (thu nội tệ vào). Việc bán ngoại tệ ra làm cho cung ngoại tệ
tăng, đường cung dịch chuyển sang phải (SF sang S
’
F). Nếu lượng ngoại
tệ bán ra bằng đoạn CD thì đường cung dịch chuyển sang phải đến điểm
D, mức tỷ giá e1 tiếp tục được duy trì. Còn nếu lượng ngoại tệ bán ra nhỏ
e
e1
e0
C
E0
D
DF
S’F
SF
Lượng ngoại tệ
Nhóm 10 10
hơn đoạn CD thì đường cung dịch chuyển sang phải chưa đến điểm D, tỷ
giá hối đoái sẽ tăng cao hơn e1, tức đồng nội tệ xuống giá.
Chính sách nâng giá tiền tệ
2.3. Cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi có kiểm soát): là sự kết hợp
giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định.
Theo cơ chế này, tỷ giá trong thực tế có thể được quyết định bởi thị
trường, cũng có thể do NHTW quy định. Thường thì khi thị trường ít
biến động, tỷ giá được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối.
Nhưng khi có sự dao động mạnh và nhanh của tỷ giá thị trường thì
NHTW sẽ can thiệp để giữ ổn định tỷ giá.