Tiểu luận Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2010

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam.

docx60 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn PGS -TS. Trương Quang Thông Lớp Ngân Hàng 9 – K34 Trần Thị Diệu An 108207302 Trịnh Thị Mỹ An 108207502 Hoàng Thị Dạ Lan Phạm Thị Ngọc Linh Nguyễn Thị Phương Thảo Phạn Thị Hiền 108207409 Phạm Thị Thảo Nguyên 108207425 Đặng Thị Minh Kiên 108207416 Võ Thị Thanh Trúc 108207543 Võ Phương Thúy Anh 108207101 Nguyễn Văn Thiết 108207436 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 A. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 5 1. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế: 5 2. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế: 5 2.1. Tài khoản vãng lai: 5 2.2. Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính: 6 2.3. Sai số thống kê: 7 2.4. Dự trữ ngoại hối: 7 B. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010 8 1. Tài khoản vãng lai 8 1.1. Cán cân thương mại và dịch vụ 11 1.1.1. Năm 2008 11 1.1.2. Năm 2009 22 1.1.3. Năm 2010 25 1.2. Kiều hối 27 2. Tài khoản vốn và tài chính 29 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 30 2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 35 2.3. Nợ vay 38 3. Lỗi và sai số 40 4. Dự trữ ngoại hối 43 C. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ GIẢI PHÁP 47 1. Tình hình cán cân thanh toán VIệt Nam 6 tháng đầu năm 2011 47 1.1. Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 47 1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2011 57 2. Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam 61 LỜI KẾT 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ dùng để đo lường tất cả các giao dich quốc tế phát sinh giữa người dân trong nước và người dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) cũng là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia. Vậy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu cần phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của Việt Nam với nước ngoài trong một thời gian xác định. Một điều lưu ý là các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế có thể có sự thâm hụt hoặc thặng dư còn cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thì phải luôn luôn cân bằng. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai khoản mục chính là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn/tài chính. Ngoài ra tài khoản dự trữ ngoại hối để ghi nhận các giao dịch ngoại tệ của chính phủ và cuối cùng là phần sai số thống kê nhằm đảm bảo cho cán cân thanh toán luôn cân bằng. Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân mậu dịch: đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Cán cân dịch vụ: đo lường giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa các nước ( dịch vụ ngân hàng, du lịch, hàng không, vận tải…) Cán cân thu nhập: Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật người lao động ở nước ngoài chuyển về nước. Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và không cư trú. Chuyển giao vãng lai: ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sỡ hữu một loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Bất kỳ các giao dịch nào có tính một chiều từ một quốc gia này với một quốc gia khác (Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật…) đều được phản ánh lên tài khoản vãng lai. Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính: Tài khoản vốn/tài chính đo lường tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản tài chính. Tài khoản vốn: Ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Thực tế cho thấy giá trị những giao dịch loại này chiếm một tỷ trọng nhỏ so với những phần còn lại của cán cân thanh toán. Tài khoản tài chính: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI): là hình thức mà nhà đầu tư nắm toàn bộ quyền kiểm soát tài sản hay hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức nhà đầu tư không nắm quyền kiểm soát toàn bộ tài sản. Đầu tư khác Sai số thống kê: Sai số thống kê phản ánh những sai sót trong tính toán và trong giao dịch vì trên thực tế các tài khoản thường không cân bằng do các dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau hay một số hạng mục hạch toán không đầy đủ. Dự trữ ngoại hối: Tài khoản dự trữ ngoại hối đo lường toàn bộ khối lượng dự trữ chính thức của một quốc gia do ngân hàng trung ương nắm giữ. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010 Tài khoản vãng lai Cán cân văng lai từ năm 2007-2010:  2007  2008  2009  2010   Tài khoản văng lai  (7)  (10.787)  (7.440)  (6.050)   1. Cán cân thương mai  (10.483)  (12.782)  (8.306)  (8.200)   2. Dịch vụ ròng  (897)  (915)  (1.129)  550   3. Chuyển tiền ròng  6.43  7.311  6.527  6.900   4. Thu nhập từ đầu tư ròng  (2.190)  (4.401)  (4.532)  (4.200)   Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai: - Ảnh hưởng của lạm phát: Lạm phát tăng → mua hàng nước ngoài tăng → giảm cán cân tài khoản vãng lai. xuất khẩu sang nước khác giảm Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng lai của các quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Hình: Thâm hụt cán cân thương mại nhìn từ góc độ tỷ giá hối đoái  Thâm hụt thương mại được xem xét trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái cho nên việc nâng giá hoặc giảm giá đồng tiền sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại.Từ cách tiếp cận trên có thể thấy thâm hụt thương mại có nguyên nhân trực tiếp ở việc định giá cao đồng tiền trong nước. Việc thâm hụt sẽ càng tăng khi đồng tiền trong nước lên giá mạnh. Đồng thời, ở khía cạnh ngược lại, tình trạng thâm hụt càng lớn khả năng giảm giá đồng tiền càng cao mà ở mức độ lớn hơn là đồng tiền trong nước có thể bị phá giá để bảo đảm cán cân thương mại được cải thiện hay để lấy lại điểm cân bằng mới. Đây là biện pháp mà nhiều nước đã từng áp dụng như Hoa Kỳ áp dụng năm 1971 và 1973 để phá giá đồng đô la. Năm 1986, đồng Yên buộc phải nâng giá so với các ngoại tệ khác đã làm cho hàng hoá Nhật Bản trở nên kém tính cạnh tranh hơn so với các hàng hoá nước khác. Năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á năm 1997 đã gây tình trạng phá giá hàng loạt các đồng tiền, sau đó 1-1.5 năm, cán cân thương mại các nước đã được cải thiện đáng kể. Từ góc nhìn tỷ giá và thâm hụt thương mại, biện pháp phá giá đồng tiền được coi là giải pháp thường được lựa chọn hơn cả. Song trong điều kiện hiện tại, việc phá giá đồng tiền chịu tác động của nhiều loại ràng buộc khác nhau như khả năng trả đũa của các đối tác thương mại, năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu chua hẳn đã được cải thiện đáng kể nhờ phá giá, các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về thương mại và đầu tư và những mặt trái của hoạt động phá giá đối với nền kinh tế trong nước như việc tăng giá của các hàng hoá nhập khẩu gây ra lạm phát nhập khẩu... Đối với Việt Nam, việc phá giá đồng tiền chưa phải là sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện hiện tại đặc biệt về khả năng kiểm soát tình hình giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế sau khi phá giá của Việt Nam còn rất hạn chế, các công cụ điều chỉnh tỷ giá chưa được thực tế khẳng định độ tin cậy và các giao dịch ngầm trong nền kinh tế còn rất lớn, tình trạng đô- la hoá còn nặng và khả năng kiểm soát khu vực tư nhân còn chưa cao... -Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: các yếu tố cấu thành tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Công thức xác định GDP được thể hiện như sau: Y = C + I + G + X – M (1) Trong đó Y là GDP, C là tiêu dùng của dân cư, I là đầu tư, G là chỉ tiêu của chính phủ, X- M là cán cân thương mại. Vì Y = C+S + T (2) và S là tiết kiệm, T là khoản thu thuế của chính phủ Kết hợp công thức (1) và (2) thu được: (S – I) + (T - G) = X - M Cán cân thương mại được đo lường bằng tổng mức tiết kiệm ròng của tư nhân và mức tiết kiệm ròng của chính phủ. Công thức trên còn cho thấy mối quan hệ giữa các cân đối trong nước và cân đối đối ngoại. Những mất cân đối đối ngoại đặc biệt là cân đối cán cân thương mại có thể được sửa chữa bằng các tác động của các cân đối đối nội. Biện pháp để cải thiện cán cân thương mại từ cách tiếp cận này cho thấy cần tăng mức tiết kiệm trong dân cư và tiết kiệm trong chi tiêu của chính phủ hoặc cố gắng để cải thiện tình hình thu thuế...Trong các biện pháp được đề xuất từ góc độ tiếp cận này có thể thấy việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cắt giảm chi tiêu của tư nhân là biện pháp có tác động tới việc cải thiện cán cân thương mại. Các khoản chi tiêu lớn chưa thật cần thiết có thể điều chỉnh lại tiến độ giải ngân, hạn chế việc nhập khẩu càng hàng hoá tiêu dùng tư nhân xa xỉ...bằng các biện pháp tăng thuế hoặc hạn chế định lượng song phải cố gắng tuân thủ các cam kết trong WTO. Biện pháp điều chỉnh thâm hụt thương mại từ việc điều chỉnh các yếu tố cầu thành GDP tạo ra được sự ổn định dài hạn hơn so với các giải pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nếu kết hợp cả hai cách tiếp cận trên sẽ tạo ra được một hệ thống các giải pháp đồng bộ và đa dạng nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều đó cho thấy vấn đề thâm hụt cán cân thương mại không đơn thuần chỉ giải quyết bằng một biện pháp mà cần thực hiện trong một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Cán cân thương mại và dịch vụ Năm 2008 Ta thấy được rằng có thâm hụt tài khoản văng lai cũng như cán cân thương mại lớn nhất trong những năm gần đây nhất là năm 2008, mức thâm hụt tài khoản văng lai là 10.787 tỷ USD, thâm hụt cán cân thương mại lên tới gần 12.782 tỷ USD. Nguyên nhân: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008: tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đă ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, khởi đầu từ thị trường tín dụng dưới chuẩn (cho vay thế chấp rủi ro cao) tại Mỹ, sau đó tiếp tục từ lĩnh vực tài chính-tiền tệ lan sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ lan rộng thành khủng hoảng toàn cầu: Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá sản, cùng ngày hôm đó ngân hàng lớn thứ ba Merrill Lynch cũng bị ngân hàng Mỹ mua lại. Ngày 16/9, công ty Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIG đă bị chính phủ Mỹ tiếp quản. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ bị sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu bị co rút lại. Có rất nhiều ngân hàng từ châu Á sang châu Âucho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ phá sản vay những số tiền rất lớn. Ngoài ra, có nhiều ngân hàng quốc tế đă bị “nhiễm độc” với trái phiếu MBS và các hợp đồng CDS. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đă nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng đô-mi-nô. Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng: bắt đầu từ địa ốc, ảnh hưởng đến tín dụng, lan dần sang nhiều ngành nghề công nghiệp: hàng không, sản xuất xe hơi, điện tử, …. Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị tác động trực tiếp. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp. Năm 2008, kinh tế Việt Nam đă gặp phải hai cú sốc: Thứ nhất : là luồng vốn ồ ạt đổ vào Việt Nam cuối năm 2007 dẫn đến tình trạng bong bóng giá cả trên thị trường bất động sản và nhập siêu Thứ hai là kinh tế thế giới suy thoái vào cuối năm 2008 kèm theo khủng hoảng tài chính, giá cả hàng hóa biến động mạnh và thương mại thế giới sụt giảm. Tình hình xuất khẩu: Để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam, trước tiên ta hăy xem một số ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may,dầu thô ,nông sản, thủy sản…đă bị tác động như thế nào ,và từ đó,nó lại tác động trở lại đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra sao? Dệt may: Tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam trở nên rõ ràng từ tháng 10 năm 2008. Tình hình xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm rõ rệt. Số lượng đơn hàng, giá gia công đă giảm bình quân 20%-30%. Chỉ trong quý 4/2008, mức đơn hàng đă giảm khoảng 20% so với quý 4/2007. Điều này dẫn tới kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 9,1 tỷ USD. Tới tận đầu năm 2009, Trước những tác động của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tình hình vẫn gặp nhiều khó khăn, khi kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp trong đó có dệt may... giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đều giảm từ 30-40%. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt mức 550 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008, giảm 24% so với tháng 12/2008.Đây là lần đầu tiên trong vòng bảy năm gần đây, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gặp khó khăn ngay từ quý đầu tiên của năm. Rõ ràng, cuộc khủng hoảng này đă ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước ta, nhóm hàng dệt may vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã giảm đáng kể. Thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là có đơn hàng cũng không dám ký vì tình trạng thiếu hụt vốn, giá nguyên liệu đầu vào lại biến động thất thường. Một số doanh nghiệp ký được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị sụt giảm nghiêm cảnh giảm giá nghiêm trọng. / Dầu thô: Trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dầu thô luôn được coi là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách quốc gia Việt Nam cũng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Chính vì thế, mỗi sự biến động của sản lượng hay giá xuất khẩu của mặt hàng này, đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và năm 2008 chính là một điển hình cho sự biến động của giá dầu. Theo số liệu thống kê cho biết, trong quý 1-2008, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là là 3,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.757 triệu USD; bằng 149% so cùng kỳ 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đạt được mức tăng trưởng trên cũng nhờ sự đóng góp quan trọng của việc giá xuất khẩu dầu tăng. Tuy nhiên đang từ ngưỡng đỉnh cao 147USD/thùng hồi tháng 7.2008, giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp thủng đáy 50USD/thùng. Đối với DN xuất khẩu dầu thô thì việc dầu giảm giá lại là một tín hiệu không vui. Giá dầu sụt giảm vì những lo ngại là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và giảm bớt mức cầu nhiên liệu, đặc biệt những nước có nguồn cầu số 1 thế giới phải cắt giảm dự trữ và tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc khiến dầu tuột dốc không phanh. Giá dầu giảm đương nhiên sẽ tác động đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của VN. Ngày 18/12/2008 giá dầu thô đứng ở mức 39,9USD/thùng. Sự sụt giảm giá dầu thô là nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu Việt Nam sụt mạnh trong những tháng cuối năm. Biểu đồ thể hiện sự biến động của giá dầu thô trên thế giới năm 2008 & đầu 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đă tác động làm giá dầu thô giảm mạnh Nông sản: Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản gặp thuận lợi về giá cả và thị trường do thị trường thế giới về các mặt hàng nông sản luôn trong tình trạng cung thấp hơn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt trên 4,2 tỉ USD, tăng 31%; giá là yếu tố chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.Với tốc độ phát triển đạt được, hơn nửa đầu năm 2008, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng trên 100% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu nông sản cuối năm 2008 và đầu năm 2009 gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản..chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Rắc rối của hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Những tháng cuối năm 2008, hàng nông sản bắt đầu có dấu hiệu tồn đọng ở các hải cảng của Hoa Kỳ và một số nước do các đối tác không mở được thư tín dụng .Chỉ tính riêng hai thị trường Hoa Kỳ và EU, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ vẫn tồn kho khoảng 30% số hàng nhập từ năm 2007. Một lượng lớn hàng nhập năm 2008 bị ế ẩm. Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 đă là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này.Trong vòng chưa đầy hai tháng, từ tháng 8 đến tháng 10/2008, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu… đang choáng váng trước ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế toàn cầu. Đầu tiên là sự xuống dốc "không phanh" của giá xuất khẩu mủ cao su. Mặc dù 60% thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam là Trung Quốc, hơn 15% là Nhật Bản - những quốc gia nằm ngoài tâm cơn băo tài chính. Tuy nhiên, những nước này nhập cao su chủ yếu để sản xuất lốp ô tô cho thị trường Mỹ và EU nên giá mủ cao su đă sụt giảm nhanh chóng. Chỉ trong vòng 2 tháng từ 12.8 đến 12.10 giá mủ cao su chưa chế biến đă giảm từ 50 triệu đồng /tấn xuống
Luận văn liên quan