Công ty Cổphần Hàng hải Sài Gòn (tên viết tắt SMC) là một doanh nghiệp nhà
nước, được thành lập năm 1998 theo Quyết định 630/HĐQT ngày 17/12/1998 của
Chủtịch HĐQT Tổng Công ty hàng hải Việt Nam. Từngày 15/04/2002, Công ty
chính thức chuyển sang Công ty cổphần theo Quyết định số538/QĐ/BGTVT ngày
01/03/2002 của Bộtrưởng Bộgiao thông vận tải và theo giấy đăng ký kinh doanh
số4103000942 do Sởkếhoạch và đầu tưTp. HCM cấp ngày 15/04/2002.
Là một doanh nghiệp nhỏ, hạch toán phụthuộc vào Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam (VINALINES), toàn bộhoạt động kinh doanh của Công ty như đại lý giao
nhận, vận tải đa phương thức đến giao nhận quốc tế đều thực hiện theo chỉtiêu của
Tổng Công ty giao phó và được bao cấp toàn bộ. Nhưng với nổlực vượt bậc của
lãnh đạo cộng với sựhỗtrợcủa Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên,
Công ty đã tháo gỡdần công nợ, cân bằng thu chi. Cuối quý 1/2002, Công ty cổ
phần hàng hải Sài Gòn đã được chuyển đổi thành Công ty cổphần độc lập. Từ đó
đến nay, Công ty hàng hải Sài Gòn đã đạt được mức độtăng trưởng khá vềdoanh
thu và lợi nhuận, mức cổtức hàng năm từ15% đến 20%. Công ty đã tổchức được
các chi nhánh tại Hà Nội, Hải phòng, Cần Thơvà văn phòng đại diện tại An Giang
tạo thành mạng lưới hoạt động hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh
doanh. Sựkiện được niêm yết trên thi trường chứng khoán thành phốHồChí Minh
ngày 15/08/2006 đã tạo thêm động lực cho sựphát triển của Công ty.
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hàng hải sài gòn (smc) đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG HẢI SÀI GÒN (SMC)
ĐẾN NĂM 2015
Tiểu luận môn học Quản trị Chiến lược
GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Nhóm thực hiện:
Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Danh sách thành viên: 04. Phạm Dũng
01. Dương Hoàng An 05. Nguyễn Thái Sơn
02. Phạm Trung Hiếu 06. Phùng Khắc Cường
03. Hồ Trọng Nghĩa 07. Nguyễn Văn Thanh
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
DANH SÁCH NHÓM 3 – LỚP QTKD ĐÊM 1+2 – CHKT K19
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Xác nhận
01 Dương Hoàng An 21/09/1969 QTKD Đêm 2
02 Phạm Trung Hiếu 20/12/1977 QTKD Đêm 1
03 Hồ Trọng Nghĩa 28/11/1984 QTKD Đêm 2
04 Phạm Dũng 13/9/1984 QTKD Đêm 2
05 Nguyễn Thái Sơn 17/11/1977 QTKD Đêm 2
06 Phùng Khắc Cường 02/9/1959 QTKD Đêm 1
07 Nguyễn Văn Thanh 20/11/1980 QTKD Đêm 2
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI SÀI GÒN ... 1
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY ............................................................................... 1
1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY.............................. 2
1.2.1. Tầm nhìn ............................................................................................. 2
1.2.2. Sứ mệnh .............................................................................................. 2
1.2.3. Mục tiêu .............................................................................................. 2
1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......................................... 2
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ......................................................... 3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ VÀ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ....................................................... 4
2.1. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ............................................................................... 4
2.1.1. Lực lượng nhân sự .............................................................................. 4
2.1.2. Hoạt động marketing .......................................................................... 4
2.1.3. Hoạt động quản lý chất lượng ............................................................. 5
2.1.4. Ứng dụng công nghệ ........................................................................... 5
2.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất ...................................................................... 5
2.1.6. Hoạt động quản lý tài chính ................................................................ 6
2.1.7. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty .................................. 8
2.2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ...................................................................... 9
2.2.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................ 9
2.2.2. Môi trường ngành ............................................................................. 12
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ....................................................... 38
3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH .............................. 38
3.1.1. Đối với dịch vụ vận tải Bắc – Nam .................................................. 38
3.1.2. Dịch vụ vận tải container bằng đường thủy nội địa .......................... 38
3.2. MA TRẬN SWOT ...................................................................................... 39
3.2.1. Xây dựng ma trận SWOT ................................................................. 39
ii
3.2.2. Xác định mục tiêu chiến lược ........................................................... 39
3.2.3. Phân tích chiến lược .......................................................................... 41
3.3. PHÂN TÍCH DANH MỤC VỐN ĐẦU TƯ ............................................... 45
3.3.1. Dịch vụ vận tải hàng hoá miền Tây .................................................. 48
3.3.2. Dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu ................................................... 50
3.3.3. Dịch vụ đại lý hàng hải ..................................................................... 51
3.3.4. Dịch vụ vận tải Bắc – Nam ............................................................... 51
3.3.5. Dịch vụ khai thác kho bãi và cung ứng hàng hải .............................. 52
3.4. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ....................................................................... 53
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG ................................................................. 55
3.5.1. Phát triển đội ngũ phương tiện vận tải .............................................. 56
3.5.2. Phát triển sản phẩm, dịch vụ, xâm nhập thị trường mới ................... 57
3.5.3. Đa dạng và linh động các phương thức cạnh tranh .......................... 57
3.5.4. Cải thiện năng lực và tiềm lực tài chính ........................................... 58
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................................................... 59
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn ....................... 4
Bảng 2.2. Phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh .................................. 6
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh các năm trước ........................................ 8
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ................................................................. 8
Bảng 2.5. Các điểm mạnh và điểm yếu ................................................................... 9
Bảng 2.6. Đội tàu phục vụ dịch vụ vận tải Bắc Nam của Công ty VINAFCO ..... 20
Bảng 2.7. Cơ cấu khách hàng của Công ty tuyến vận tải Bắc – Nam ................... 31
Bảng 2.8. 10 doanh nghiệp XK thuỷ sản hàng đầu Việt Nam năm 2008 ............. 32
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ vận tải container
bằng đường thuỷ nội địa của Công ty SMC ......................................... 33
Bảng 2.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................... 35
Bảng 2.11. Các cơ hội và nguy cơ của Công ty SMC ............................................. 36
Bảng 3.1. Giá trị sản lượng của Công ty SMC ...................................................... 46
Bảng 3.2. Bảng phân tích ma trận BCG ................................................................ 47
Bảng 3.3. Ma trận QSPM các chiến lược .............................................................. 54
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty SMC ................................................................. 3
Hình 2.1. Chuỗi giá trị của Công ty SMC .............................................................. 7
Hình 2.2. Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ VINAFCO ................................. 21
Hình 2.3. Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ GEMADEPT ............................. 26
Hình 2.4. Nguồn gốc khác biệt hóa của đối thủ VINALINES ............................. 28
Hình 3.1. Ma trận SWOT và các chiến lược cạnh tranh của Công ty SMC ......... 39
Hình 3.2. Ma trận BCG và các chiến lược SBU ................................................... 47
Hình 3.3. Chiến lược tăng trưởng tập trung minh họa trong chuỗi giá trị ............ 56
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG HẢI SÀI GÒN
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (tên viết tắt SMC) là một doanh nghiệp nhà
nước, được thành lập năm 1998 theo Quyết định 630/HĐQT ngày 17/12/1998 của
Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty hàng hải Việt Nam. Từ ngày 15/04/2002, Công ty
chính thức chuyển sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 538/QĐ/BGTVT ngày
01/03/2002 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và theo giấy đăng ký kinh doanh
số 4103000942 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. HCM cấp ngày 15/04/2002.
Là một doanh nghiệp nhỏ, hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam (VINALINES), toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty như đại lý giao
nhận, vận tải đa phương thức đến giao nhận quốc tế đều thực hiện theo chỉ tiêu của
Tổng Công ty giao phó và được bao cấp toàn bộ. Nhưng với nổ lực vượt bậc của
lãnh đạo cộng với sự hỗ trợ của Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên,
Công ty đã tháo gỡ dần công nợ, cân bằng thu chi. Cuối quý 1/2002, Công ty cổ
phần hàng hải Sài Gòn đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần độc lập. Từ đó
đến nay, Công ty hàng hải Sài Gòn đã đạt được mức độ tăng trưởng khá về doanh
thu và lợi nhuận, mức cổ tức hàng năm từ 15% đến 20%. Công ty đã tổ chức được
các chi nhánh tại Hà Nội, Hải phòng, Cần Thơ và văn phòng đại diện tại An Giang
tạo thành mạng lưới hoạt động hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh
doanh. Sự kiện được niêm yết trên thi trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
ngày 15/08/2006 đã tạo thêm động lực cho sự phát triển của Công ty.
Hơn 10 năm qua, quãng thời gian không dài lắm nhưng Công ty đã có những bước
chuyển đổi lịch sử, từ 15 cán bộ nhân viên, nay đã có hơn 150 người với đủ trình độ
từ tiến sĩ, thạc sĩ, thuyền trưởng viễn dương, đến cán bộ nhân viên với chuyên môn
nghiệp vụ giỏi, sẵn sàng đương đầu với thử thách và tiến trình hội nhập và đáp ứng
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2
nhu cầu phục vụ cao nhất đối với khách hàng. Kết quả của quá trình phát triển trên
là sự đa dạng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty, sự đa dạng trên
nhiều lĩnh vực và sự phong phú của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững hiện tại và trong tương lai.
1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
1.2.1. Tầm nhìn
Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thức trong
khu vực, vững vàng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá thương mại.
1.2.2. Sứ mệnh
• Luôn phấn đấu thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với giá cả
hợp lý
• Luôn xem xét để cải thiện quy trình phục vụ, thực hiện quản lý chất lượng
một cách hoàn hảo nhất theo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
1.2.3. Mục tiêu
• Tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng
• Hoàn thiện cơ chế quản lý hiệu quả và hoàn thiện
• Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ năng động và có năng lực
1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu
biển, đại lý container, vận tải đa phương thức, đại lý giao nhận hàng hoá, chế biến
xuất nhập khẩu thủy sản, kinh doanh xăng dầu, xây dựng kết cấu hạ tầng dân dụng
và bến cảng, xếp dỡ hàng hoá và khai thác cảng, kinh doanh kho bãi, kinh doanh
vận tải hàng hoá đường biển, sửa chữa ô tô và các loại máy móc, đóng mới, sửa
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 3
chữa các loại rờ moóc, container, tàu thuyền, sà lan, canô, mua bán bảo dưỡng xe và
phụ tùng xe ô tô các loại, kinh doanh nhà ở, dịch vụ nhà đất, cho thuê văn phòng.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
đối ngoại khai thác kỹ thuật kinh doanh
Văn phòng đại Đội xe container Phòng đại lý
Phòng kỹ thuật
diện An Giang phía Nam giao nhận
Chi nhánh Phòng hành Phòng khai thác
miền Tây chính quản trị container
Chi nhánh Phòng tổ chức Phòng
Hải Phòng tiền lương kinh doanh
Chi nhánh Phòng tài chính Phòng
miền Bắc kế toán khai thác tàu
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 4
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ VÀ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
2.1.1. Lực lượng nhân sự
Mục tiêu của Công ty trong quản lý nguồn nhân lực là đảm bảo cho mọi cán bộ,
nhân viên được đào tạo và huấn luyện tốt nhất để có đủ năng lực trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ giỏi, ứng xử văn hoá, hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn được giao
một cách hiệu quả.
Trong quy trình quản trị nhân sự, Công ty có những chính sách thống nhất, xuyên
suốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến các khâu đãi ngộ, ưu đãi.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn
Trình độ
Lao động Cộng
Sau Cao đẳng, Công nhân
Đại học Khác
đại học trung cấp kỹ thuật
Số lượng 2 65 11 53 13 144
Tỷ lệ (%) 1,39% 45,14% 7,64% 36,81% 9,03% 100,00%
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Công ty)
2.1.2. Hoạt động marketing
Hoạt động marketing của Công ty cho đến thời điểm này còn yếu kém và chưa được
đầu tư đúng mức, thể hiện qua:
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 5
• Hoạt động marketing hầu như tự phát, rời rạc ở các phòng ban.
• Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều chủ quan, phiến diện và mang
nặng chủ nghĩa cá nhân.
• Bỏ ngỏ công tác xây dựng hình ảnh và thương hiệu.
2.1.3. Hoạt động quản lý chất lượng
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng dịch vụ
trong chiến lược kinh doanh, Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt
tiêu chuẩn ISO 9001 và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2000 của tập đoàn
DNV từ năm 2004. Công ty thường xuyên xem xét, cải tiến để thỏa mãn ngày càng
cao nhu cầu của khách hàng với mức giá cả hợp lý. Đây là điểm mạnh của Công ty.
2.1.4. Ứng dụng công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh còn rất nhiều hạn chế, đặc
biệt là công tác lưu trữ và quản lý dữ liệu kinh doanh còn mang tính thủ công, hành
chính giấy tờ, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo Công ty.
Việc trao đổi thông tin về khách hàng và đối tác còn bị hạn chế giữa các bộ phận,
các chi nhánh; sự chia sẻ thông tin giữa các bộ phận là không đáng kể nên hạn chế
rất nhiều trong tiếp cận thông tin, tiếp cận khách hàng.
2.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất
Sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, cơ sở vật chất của Công ty đã đạt được những
thành quả đáng tự hào với tổng giá trị tài sản hơn 170 tỷ đồng.
Một số phương tiện vận tải thuộc do Công ty sở hữu bao gồm 18 xe đầu kéo, 59 rơ-
móc các loại, 08 xà lan 24 TEUs và 01 tàu biển 20.000 DWT.
(Vui lòng xem bảng 2.2)
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 6
Bảng 2.2. Phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh
Số Hình thức
Phương tiện Ghi chú
lượng sở hữu
Xe đầu kéo 18 Công ty
Rơ-móc 20 feet 22 Công ty
Rơ-móc 40 feet 37 Công ty
Xà lan Đông Phương 8 Công ty 24 TEUs
Xà lan Sông Hậu 5 Thuê 24 TEUs
Tàu biển 1 Công ty 20.000 DWT
(Nguồn: Phòng kỹ thuật của Công ty)
Chú thích:
• TEUs: đơn vị đo của hàng container hóa tương đương với một container tiêu
chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích).
• DWT: viết tắt của cụm từ tiếng Anh deadweight tonage, là đơn vị đo năng
lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn . Một con tàu được khẳng định
là có trọng tải ví dụ 20 nghìn DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi
chuyên chở 20 nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn,
hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước trên tàu, không xét các yếu tố khác
ảnh hưởng đến an toàn của tàu. Cầu tàu 20 nghìn DWT là cầu tàu tại cảng có
đủ độ sâu, chiều dài và phương tiện bốc dõ phù hợp để đón nhận và phục vụ
tàu thủy 20 nghìn DWT.
2.1.6. Hoạt động quản lý tài chính
Tổng dư nợ vay tại thời điểm 31/12/2008, Công ty không có khoản nợ quá hạn nào.
Khoản nợ ngắn hạn là 43.126.076.263 đồng và nợ dài hạn là 66.568.952.347 đồng.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 7
Hình 2.1. Chuỗi giá trị của Công ty CP Hàng hải Sài Gòn
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 8
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
STT Khoản mục 2007 2008 Thay đổi (%)
1 Tổng doanh thu (tỷ đồng ) 95,70 174,49 82,30
2 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng ) 7,91 13,92 85,90
3 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 6,80 12,03 76,90
4 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( EPS) (đồng ) 2,27 4,01 76,90
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của Công ty)
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
STT Khoản mục 2007 2008
Các tiêu chí về khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,73 0,83
2 Hệ số thanh toán 0,17 0,37
Các tiêu chí về cơ cấu vốn
3 Hệ số nợ/tổng tài sản 0,61 0,60
4 Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 1,58 1,54
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
5 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,62 0,96
2.1.7. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty
Từ những phân tích môi trường nội bộ phần trên, chúng ta thấy rằng Công ty cần
quan tâm hơn nữa tới hoạt động marketing giúp cho công tác quảng bá hình ảnh của
Công ty và của sản phẩm/dịch vụ tới được khách hàng, nhất là những sản
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 9
phẩm/dịch vụ chủ lực, có vị thế trên thị trường. Ngoài ra với những điểm mạnh về
nhân sự cần xây dựng sức mạnh tập thể và từ lãnh đạo và quản lý các cấp đến toàn
bộ từng thành viên nhằm phát huy hơn nữa năng lực cốt lõi.
Tổng kết các yếu tố môi trường nội bộ, rút ra được 5 điểm mạnh nhất và 5 điểm yếu
nhất có ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và chiến lược kinh doanh của Công ty.
Trong đó, hai yếu tố lãnh đạo có kinh nghiệm, năng lực và quản lý tốt cùng đội ngũ
nhân viên có trình độ cao, tuổi đời trẻ và năng động đã thể hiện sức mạnh của
nguồn nhân lực, tổng hợp thành điểm mạnh duy nhất là nguồn nhân lực.
Bảng 2.5. Các điểm mạnh và điểm yếu
Điểm mạnh Điểm yếu
Hệ thống nhân lực có chất lượng tốt Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu
Hệ thống quản lý chất lượng khá tốt Công tác marketing yếu kém, chưa được quan
tâm đúng mức
Sản phẩm dịch vụ tốt, có uy tín Hệ thống thông tin quản lý yếu kém
Chính sách kinh doanh tốt Năng lực và tiềm lực tài chính yếu
Quan hệ tốt đẹp, lâu bền với các đối tác và cơ Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch kinh
quan chức năng doanh yếu
2.2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Các yếu tố chính trị pháp lý
Những thuận lợi:
• Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác giao nhận vận tải
thông qua chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành giao thông vận tải;
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QTKD Đêm 1+2 – Cao học Kinh tế K19
Đề tài: Chiến lược kinh doanh
Công ty CP Hàng hải Sài Gòn đến năm 2015 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 10
• Cam kết hiệp định khung ASEAN, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài;
• Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời một số dịch
vụ hàng hải vẫn còn được bảo hộ như: đại lý hàng hải, dịch vụ tàu lai dắt…
Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với không ít những
khó khăn và thách thức bởi các nguyên nhân:
• Chính phủ chưa có hành lang pháp lý, khó thâm nhập thị trường nước ngoài,
các văn bản ban hành có liên quan chưa phát huy đầy đủ tác dụng nên làm
khó khă