Tiểu luận Chiến lược kinh doanh quốc tế của Boeing

Toàn cầu hoá là một hiện tượng không thểtránh khỏi trong lịch sửloài người. Toàn cầu hoá đem thếgiới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức và văn hóa. Nhưng trong suốt vài thập kỷqua, tốc độhội nhập toàn cầu đã trởnên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều do có những tiến bộchưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học, giao thông vận tải và công nghiệp. Trong khi toàn cầu hoá là một chất xúc tác và cũng là hệquảcủa tiến bộloài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn cần có sự điều chỉnh, và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đềlớn. Điều này đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải có những chiến lược kinh doanh quốc tếphù hợp,trong đó chiến lược kinh doanh quốc tế là một hoạt động đóng vai trò chính yếu trong việc tạo nên sản phẩm. Vì thếcác công ty đa quốc gia cần đặc biệt chú trọng đến chiến lược kinh doanh và nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưhiện nay thì vấn đềlàm sao đểcó thể tối thiểu hóa chi phí, cải tiến chất lượng sản phẩm lại trởnên một vấn đềnan giải. Boeing là công ty hàng đầu vềhàng không dân dụng và quân sựgặt hái được nhiều thành công. Khi bước sang thếkỷ21, Airbus - đối thủtruyền kiếp đến từchâu Âu đã gây rất nhiều khó khăn cho Boeing. Không lấy gì làm ngạc nhiên là Boeing đã chuẩn bịsẵn sàng để đáp trả. Đó sẽlà một loạt các chiến lược kinh doanh quốc tế, trong đó Boeing sẽcó chiến lược thâm nhập thịtrường quốc tếthếnào đểnâng cao năng lực cạnh tranh, giữvững vịthếcủa mình

pdf33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh quốc tế của Boeing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài luận Chiến lược kinh doanh quốc tế của Boeing Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 2Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 3Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ Lời mở đầu FÖG Toàn cầu hoá là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong lịch sử loài người. Toàn cầu hoá đem thế giới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức và văn hóa. Nhưng trong suốt vài thập kỷ qua, tốc độ hội nhập toàn cầu đã trở nên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều do có những tiến bộ chưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học, giao thông vận tải và công nghiệp. Trong khi toàn cầu hoá là một chất xúc tác và cũng là hệ quả của tiến bộ loài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn cần có sự điều chỉnh, và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đề lớn. Điều này đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải có những chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp,trong đó chiến lược kinh doanh quốc tế là một hoạt động đóng vai trò chính yếu trong việc tạo nên sản phẩm. Vì thế các công ty đa quốc gia cần đặc biệt chú trọng đến chiến lược kinh doanh và nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì vấn đề làm sao để có thể tối thiểu hóa chi phí, cải tiến chất lượng sản phẩm lại trở nên một vấn đề nan giải. Boeing là công ty hàng đầu về hàng không dân dụng và quân sự gặt hái được nhiều thành công. Khi bước sang thế kỷ 21, Airbus - đối thủ truyền kiếp đến từ châu Âu đã gây rất nhiều khó khăn cho Boeing. Không lấy gì làm ngạc nhiên là Boeing đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả. Đó sẽ là một loạt các chiến lược kinh doanh quốc tế, trong đó Boeing sẽ có chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế của mình. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 4Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ MỤC LỤC Lời mở đầu .................................................................................................................... 3 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BOEING ................................................... 5 I. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................... 5 II. Triết lý kinh doanh .................................................................................................................... 7 III. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh .................................................................................... 8 Phần II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BOEING ................................... 10 I. Khái quát chung về môi trường Hoa Kỳ ......................................................................... 10 II. Môi trường ngành - Môi trường kinh doanh của ngành hàng không .................. 11 III. Môi trường cạnh tranh ............................................................................................................ 16 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ ............................................ 18 I. Chiến lược kinh doanh quốc tế ........................................................................................... 18 II. Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế .................................. 24 III. Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ................................................................... 25 PHẦN IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM… ............................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......31 Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 5Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BOEING • Loại hình công ty: Cổ phần hữu hạn (Mã cổ phiếu: BA được niêm yết tại NYSE: Sở giao dịch chứng khoán New York) • Boeing được thành lập vào năm 1916. • Trụ sở chính tọa lạc tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. • Thành viên chủ chốt của công ty: Jim McNerney (CEO). • Đôi nét về tình hình tài chính của công ty: ƒ Doanh thu (2010): 64,3 tỷ USD. ƒ Doanh thu tăng trưởng (so với năm 2009): -5,8%. ƒ Lợi nhuận 2010: 4,971 tỷ USD ƒ Lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2009: 137% ƒ Doanh thu quý I, II, III (2011): 49,1 tỷ USD. ƒ Doanh thu tăng trưởng so với quý I, II, III 2010: 2,7% • Sản phẩm: máy bay thương mại; máy bay quân sự, các sản phẩm cho quốc phòng, an ninh và không gian. • Số lượng nhân viên: Hơn 170.000 • Khách hàng: 150 quốc gia • Slogan: “Forever new frontiers” • Website: http: //www.boeing.com I. Lịch sử hình thành và phát triển - Ngày 15/7/1916, tại thành phố Seattle, Washington, Mỹ, William E. Boeing cùng với George Conrad Westervelt (một kỹ sư của Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập một công ty hàng không và đặt tên là “ B&W ” theo chữ viết tắt của tên người sáng lập. Sau đó, công ty được đổi tên lại thành "Pacific Aero Products". Và đến năm 1917, công ty trở thành "Boeing Airplane Company". - Năm 1927, William E. Boeing thiết lập một hãng hàng không riêng và đặt tên là Boeing Air Transport (BAT). - Năm 1928, BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập lại thành một công ty chung. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 6Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ - Năm 1929 ,Công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation. Cũng trong năm này công ty đã mua Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. - Năm 1930, United Aircraft mua National Air Transport. - Năm 1934 Đạo luật Air Mail cấm các hãng hàng không và các nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một tổng công ty. Điều này đã khiến cho công ty bị tách ra thành 3 công ty nhỏ hơn gồm Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation . - Tháng 6 năm 1938, chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper đã được diễn ra một cách tốt đẹp. - Đầu năm 1944, Boeing đã hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ để sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai; Cụ thể như: máy bay ném bom B-17 được thiết kế bởi Boeing nhưng được sản xuất tại Lockheed Aircraft Corp và Douglas Aircraft Co,tương tự B-29 được sản xuất bởi Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. - Vào năm 1958, Boeing bắt đầu xuất xưởng máy bay B707, một loại máy bay dân dụng bốn động cơ chở được 156 hành khách. Một vài năm sau, Boeing đưa ra phiên bản thứ hai của dòng máy bay này là chiếc B720 với ưu điểm nhanh hơn. Tiếp đó Boeing giới thiệu B727, một loại máy bay phản lực dân dụng khác có cùng kích cỡ nhưng chỉ có 3 động cơ và được thiết kế cho các tuyến bay tầm trung. - Năm 1960, Boeing mua lại Piasecki, một công ty chuyên sản xuất máy bay lên thẳng, và chuyển công ty này thành chi nhánh Vertol của Boeing. - Năm 1967, Boeing giới thiệu một loại máy bay chở khách tầm ngắn và tầm trung với hai động cơ là chiếc B737. - Tháng 1 năm 1970 chiếc B747 đầu tiên, một loại máy bay chở khách đường dài 4 động cơ, đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. - Năm 1983, Boeing lắp ráp chiếc máy bay dân dụng B737 thứ 1.000. Boeing đã đưa ra một loại máy bay mới là B757, loại lớn hơn có hai lối đi B767 và những kiểu cải tiến của B737. - Tháng 4 năm 1994, Boeing giới thiệu loại máy bay phản lực dân dụng hiện đại nhất, máy bay hai động cơ B777, với sức chứa từ 300 đến 400 hành khách trong một cấu hình chuẩn có 3 cấp hành khách. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 7Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ - Cũng trong giữa thập niên 1990, công ty phát triển kiểu cải tiến của B737, được biết đến như là "Next-Generation 737", hay là 737NG. Nó đã trở thành kiểu bán chạy nhất của B737 trong lịch sử. - Năm 1996, Boeing mua bộ phận sản xuất máy bay và quốc phòng của công ty Rockwell. Sản phẩm của Rockwell trở thành chi nhánh của Boeing, được đặt tên là Boeing North American, Inc. - Năm 1997, Boeing sát nhập với McDonnell Douglas, một công ty có thế mạnh trong lĩnh vực quốc phòng. Đây là một thương vụ khá hời đối với Boeing. - Hiện tại, Boeing đang giới thiệu năm loại máy bay mới, 787 "Dreamliner", loại tầm bay cực xa B777-200LR, B737-900ER, B737-700ER và B747-8. Boeing 787 trước đây được biết đến như là Boeing 7E7, nhưng thiết kế đã được thay đổi. Boeing 777-200LR có tầm bay xa nhất trong tất cả các loại máy bay dân dụng, và là máy bay dân dụng đầu tiên có thể bay nửa vòng quanh Trái Đất với một lượng chuyên chở có hiệu quả kinh tế, và nắm kỉ lục thế giới với một chuyến bay xa nhất bởi một máy bay chở khách dân dụng là 21.601 km. II. Triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh, giá trị nổi tiếng của Boeing là : “Mạo hiểm, sáng tạo” • Công ty luôn cải tiến kĩ thuật và đưa ra những phát minh mới. Công ty luôn tiếp tục mở rộng các dòng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang nổi lên. Phạm vi hoạt động rộng lớn của công ty bao gồm: khả năng tạo mới, hiệu quả hơn của các đơn vị kinh doanh, tạo ra giải pháp công nghệ tiên tiến không ngừng. • Boeing sử dụng hơn 170.000 người trên khắp Hoa Kỳ và 70 quốc gia. Đại diện cho một trong những lực lượng lao động đa dạng, tài năng và sáng tạo bất cứ nơi nào. Hơn 140.000 nhân viên sở hữu bằng đại học - bao gồm gần 35.000 bằng cấp cao - trong hầu như mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực kỹ thuật từ khoảng 2.700 trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới Giá trị cốt lõi trường tồn này của Boeing giải thích lý do vì sao công ty luôn vươn cao, vươn xa không ngừng trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của công ty không ngừng cả về phạm vi lẫn lĩnh vực kinh doanh, luôn phát huy khẩu hiệu của mình: “ Forever new frontiers”. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 8Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ III. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh Boeing được chia thành 2 đơn vị kinh doanh chính: • Boeing Commercial Airplanes: là một đơn vị kinh doanh của Công ty Boeing, được đặt trụ sở chính tại Washington, Hoa Kỳ, cam kết là hãng hàng không thương mại hàng đầu bằng cách cung cấp các dịch vụ và máy bay chất lượng cao, hiệu quả và giá trị cho khách hàng trên toàn thế giới. Ngày nay, các dòng sản phẩm thương mại chính là các dòng máy bay gia đình và máy bay kinh doanh gồm 737, 747, 767 và 777. Nỗ lực phát triển sản phẩm mới được tập trung vào Boeing 787 Dreamliner, và 747-8. Công ty có gần 12.000 máy bay thương mại phục vụ trên toàn thế giới, chiếm khoảng 75% đội tàu thế giới. Doanh thu cho đơn vị kinh doanh dòng máy bay này năm 2010 là 31.8 tỷ USD. • Boeing Defense, Space & Security: Kết hợp các khả năng có người lái và không người lái trong không khí, thông minh và có hệ thống an ninh, có kết cấu liên lạc và hội nhập sâu rộng. Boeing Defense, Space & Security hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các giải pháp để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Boeing Defense, Space & Security đang tăng cường cải tiến thông qua kích hoạt các giải pháp mạng, truyền thông và công nghệ thông tin tình báo giám sát, và công nghệ do thám. Boeing Defense, Space & Security hỗ trợ chính phủ Mỹ như là một tích hợp hệ thống trên một vài chương trình có ý nghĩa quốc gia, bao gồm cả Trạm vũ trụ quốc tế của NASA, chương trình quốc phòng của Cơ quan phòng thủ tên lửa trên mặt đất Midcourse. Doanh thu năm 2010 cho dòng sản phẩm này là 31.9 tỷ USD. Ngoài ra, hỗ trợ cho 2 đơn vị kinh doanh này là tập đoàn tài chính Boeing (Boeing Capital Corporation), một nhà cung cấp các giải pháp tài chính toàn cầu; Nhóm dịch vụ chia sẻ toàn cầu (Shared Services Group), cung cấp một loạt các dịch vụ cho Boeing trên toàn thế giới; và bộ phận kỹ thuật, công nghệ và vận hành (Engineering, operations & technology) • Boeing Capital Corporation: là một chi nhánh tài chính của Boeing, cung cấp các giải pháp và dịch vụ tài chính toàn cầu. Phối hợp chặt chẽ với 2 đơn vị kinh doanh là Commercial Airplanes và Defense, Space & Security; Boeing Capital Corporation sắp xếp, cơ cấu và cung cấp nguồn tài chính để tạo thuận lợi cho việc bán và phân phối các loại máy bay Boeing thương mại và quân sự. • Shared Services Group: cho phép các đơn vị kinh doanh tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận bằng cách cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết để điều hành hoạt động toàn cầu của họ. Nhóm này cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ trên Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 9Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ toàn thế giới, bao gồm cả các dịch vụ tiện ích, các dịch vụ và lợi ích cho nhân viên, biên chế, tuyển dụng, các chương trình chăm sóc sức khỏe, an ninh, phòng cháy chữa cháy, vận hành trang web, phòng chống thiên tai, xây dựng, cải tạo, các chương trình bảo tồn, dịch vụ sáng tạo, giao thông vận tải, duy trì kinh doanh liên tục và việc mua sắm tất cả các hàng hoá và dịch vụ phi sản xuất. Nó cũng cung cấp các dịch vụ du lịch toàn diện cho nhân viên Boeing và quản lý việc bán và mua lại tất cả các tài sản cho thuê và sở hữu cho Boeing. Bằng các dịch vụ tích hợp này, Shared Services Group đã mang lại giá trị lớn hơn, tạo ra quy trình và các hoạt động "dốc", thúc đẩy sức mua và đơn giản hóa việc truy cập vào các dịch vụ của Boeing. • Bộ phận công nghệ, vận hành: Mục tiêu chính của nó là để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh của công ty bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà chi phí công nghệ thấp mà vẫn đảm bảo công nghệ sẵn sàng khi cần thiết, được bảo vệ tuyệt đối và bảo vệ môi trường; kỹ thuật xử lý cao và hiệu quả, hỗ trợ quản lý nhà cung cấp và vận hành đảm bảo được sự thành công của chương trình. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 10Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ Phần II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BOEING I. Khái quát chung về môi trường Hoa Kỳ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang, trong đó có hai bang khác là Hawai nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (cách nước Mỹ lục địa 3200 km) và Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Diện tích Hoa Kỳ là 3.615.122 m3. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Năm 2011, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 312,873,000 người bao gồm cả người di dân bất hợp pháp. Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894%. Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc, 31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người: người da trắng, người Mỹ gốc Châu Phi và người Mỹ gốc Châu Á. Hoa Kỳ phát triển từ một nền tảng văn hóa đa dạng, tính đa dạng về văn hóa này cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính đặc thù trong văn hóa Mỹ. Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu). Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai. Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP danh nghĩa được ước tính gần 14,5 nghìn tỷ USD trong năm 2010, khoảng 1/4 của GDP danh nghĩa toàn cầu. Trong năm 2010, ước tính GDP bình quân đầu người là 46.844$, đứng thứ 7 trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Ba đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ năm 2010 là Canada, Trung Quốc và Mêxicô. Nhóm 10 – Lớp 8B – Kinh doanh quốc tế B O E IN G  C O M P A N Y 11Nghiên cứu về công ty Boeing và các bài học kinh nghiệm ______________________________________________________________________________ Do Mỹ có tổng dân số đứng thứ 3 thế giới nên tạo ra một lượng cầu rất lớn, đặc biệt với thu nhập trung bình cao nên việc chi tiêu cho các nhu yếu phẩm cũng như việc thư giãn, giải trí cao. Thêm vào đó với nền kinh tế phát triển và các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc mở rộng các phương thức kinh doanh quốc tế ở Mỹ với các nước. II. Môi trường ngành - Môi trường kinh doanh của ngành hàng không Kỷ nguyên hàng không hiện đại bắt đầu khi người đầu tiên đã bay lên không trung bằng một khí cầu khí nóng vào ngày 21/11/1783, do anh em nhà Montgolfier thiết kế. Đến ngày 17/12/1903, Anh em nhà Wright đã bay thành công trên một chiếc máy bay tự thiết kế chế tạo có gắn động cơ, dù chiếc máy bay chỉ bay được quãng đường ngắn do gặp vấn đề về điều khiển. Sự tiến bộ lớn của khoa học công nghệ đã mở rộng sự phát triển của lĩnh vực hàng không trong suốt thời gian qua. Trong quá khứ có rất nhiều hãng chế tạo máy bay dân dụng, nhưng hiện nay chỉ có 5 hãng chế tạo chính chia nhau thị phần máy bay vận chuyển dân dụng: ƒ Boeing - trụ sở ở Hoa Kỳ ƒ Airbus - trụ sở ở Châu Âu ƒ Bombardier - trụ sở ở Canada ƒ Embraer - trụ sở ở Brazil ƒ Tupolev - trụ sở ở Nga (đã hợp nhất với United Aircraft Building Corporation) Trong thị trường sản xuất máy bay dân dụng cỡ lớn hiện nay chủ yếu là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai hãng sản xuất hàng đầu thế giới Airbus và Boeing. Airbus bắt đầu là một tập đoàn sản xuất máy bay Airbus Industry, là một sản phẩm hợp tác của 4 nước châu Âu là Pháp – Đức – Anh – Tây Ban Nha. Về cơ cấu, 100% cổ phẩn của Airbus là do tập đoàn “Tổng công ty hàng không, quốc phòng và không gian châu Âu” (EADS) nắm giữ. EADS là sự sáp nhập của các hãng Daimler Chrysler (Đức), Aerospace (Anh), Aerospatiale Matra (Pháp) và CASA (Tây Ban Nha) vào năm 2000. Từ khi thành lập, Airbus không đơn thuần là một hãng sản xuất đa quốc gia, mà còn là biểu tượng của nhất thể hoá châu Âu, niềm tự hào công nghệ của người châu Âu, là điển hình của mô hình cổ phần mà cổ đông vừa là Nhà nước, vừa là tập đoàn tư nhân. Trong khi Boeing Mỹ đã thâu tóm đối thủ trước đây của nó là McDonnell Douglas vào năm 1997. Các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như Lockheed Martin và Convair tại Hoa Kỳ và Dornier và Fokker ở châu Nhóm 10 – Lớp 8B – Ki
Luận văn liên quan