Tiểu luận Chiến lược tập đoàn hoàng anh gia lai giai đoạn 2012 – 2020

Trong năm 2011, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn đề lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực ngoại hối do đó chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung gặp khó khăn về thanh khoản, sức mua trên thị trường giảm, sản xuất đình trệ do hàng hóa tiêu thụ chậm mà chi phí vốn lại cao. Các hàng hóa có giá trị lớn như bất động sản dễ bị ảnh hưởng nhất. Hàng loạt công ty phá sản trong thời gian vừa qua đã cho thấy những khó khăn thử thách mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là vô cùng khắc nghiệt. Kể từ khi được thành lập đến nay, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã đạt được nhiều thành tựu cũng như có mức lợi nhuận khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho HAGL tiếp tục đứng vững qua thời kỳ thử thách này chính là việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý cho các lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động. Từ thực tế trên, trong thời gian học tập môn Quản Trị Chiến Lược, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Lâm Tịnh tại trường Đại Học Kinh Tế và những kiến thức đã được học, nhóm 8 quyết định chọn đề tài Chiến lược giai đoạn 2012-2020của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai cho tiểu luận Quản Trị Chiến Lược của mình.

doc72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược tập đoàn hoàng anh gia lai giai đoạn 2012 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM Viện Đào Tạo Sau Đại Học Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đề tài: CHIẾN LƯỢC TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 GVHD : TS. HOÀNG LÂM TỊNH TPHCM – 11/2012 MỤC LỤC CHIẾN LƯỢC TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 LỜI NÓI ĐẦU Trong năm 2011, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn đề lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực ngoại hối…do đó chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung gặp khó khăn về thanh khoản, sức mua trên thị trường giảm, sản xuất đình trệ do hàng hóa tiêu thụ chậm mà chi phí vốn lại cao. Các hàng hóa có giá trị lớn như bất động sản dễ bị ảnh hưởng nhất. Hàng loạt công ty phá sản trong thời gian vừa qua đã cho thấy những khó khăn thử thách mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là vô cùng khắc nghiệt. Kể từ khi được thành lập đến nay, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã đạt được nhiều thành tựu cũng như có mức lợi nhuận khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho HAGL tiếp tục đứng vững qua thời kỳ thử thách này chính là việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý cho các lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động. Từ thực tế trên, trong thời gian học tập môn Quản Trị Chiến Lược, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Lâm Tịnh tại trường Đại Học Kinh Tế và những kiến thức đã được học, nhóm 8 quyết định chọn đề tài Chiến lược giai đoạn 2012-2020của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai cho tiểu luận Quản Trị Chiến Lược của mình. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand… Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong nhiều năm liền Hoàng Anh Gia Lai Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu cả nước và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước. Việc sở hữu đội bóng danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai với những thành công vang dội trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thích bóng đá. Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đãhơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005 doanh thu đãđạt 1.200 tỷ đồng. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1990: Thành lập (TL) XN tư doanh Hoàng Anh. Năm 1993: Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập. Khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai. Năm 2001: Thành lập nhà máy sản xuất mủ cao su. Năm 2002: Khánh thành nhà máy chế tác đá granite, mở rộng thêm một nhà máy chế biến gỗ nội thất tại Gia Lai. Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai ra đời sau khi UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định chuyển giao đội bóng. Năm 2003: Đầu tư resort, khách sạn. Năm 2004: Khai trương hoạt động HAGL Resort Qui Nhơn. Năm 2005: Khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt. Năm 2006: Khai trương hoạt động HAGL Hotel Pleiku. Khánh thành và bàn giao khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (Tp.HCM). Năm 2007: Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp New Saigon. Khởi công các công trình thủy điện Đắksrông 2 và Đắksrông 2A (tỉnh Gia Lai ). Khai trương cao ốc văn phòng HAGL Safomec (Tp.HCM). Khai trương hoạt động HAGL Hotel plaza Đà Nẵng. Ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Arsenal (Anh Quốc)- câu lạc bộ bóng đá lừng danh thế giới. Khánh thành học viện bóng đá HAGL-ARSENAL-JMG. Khởi công dự án Khu căn hộ cao cấp Phú Hoàng Anh (TP.HCM). Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Cần Thơ. Được chính phủ Lào cấp 5.000 ha đất trồng cây cao su tại tỉnh Attapeu. Năm 2008: Ký hợp đồng tài trợ 19 triệu USD cho chính phủ Lào xây dựng khu nhà ở vận động viên SeaGames 2009. Ký hợp đồng phát triển dự án và nhận giấy phép đầu tư trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Attapeu, Lào. Khánh thành và bàn giao khu căn hộ cao cấp đường Trần Xuân Soạn (Tp.HCM) và khu căn hộ cao cấp đường Hoàng Văn Thụ (Pleiku). Ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng BIDV và Sacombank. Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh River View (Tp.HCM). Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Đắk Lắk. Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 100:49,9. Được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cấp 8.000 ha đất trồng cây cao su. Năm 2009: Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Golden house (Tp.HCM). Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Hồ Thạc Gián (Đà Nẵng). Khởi công công trình thủy điện Bá Thước 1 và 2 tại Thanh Hóa với tổng công suất 140MW. Khởi công công trình thủy điện Đắkpsi 2B tại Kon Tum với công suất 14MW. Khởi công công trình thủy điện Đắksrông 3B tại Gia Lai với công suất 19,5MW. Khánh thành và bàn giao khu căn hộ cao cấp New Saigon. Khánh thành và bàn giao làng vận động viên SeaGames cho Chính phủ Lào. Được Chính phủ Lào cấp 2 dự án thủy điện trên sông Nậm Kông với tổng công suất 110MW. Được Chính phủ Lào cấp phép khảo sát 1 mỏ sắt trữ lượng 20 triệu tấn, đã kết thúc thăm dò và chuẩn bị khai thác. Được chính phủ Campuchia cấp phép khảo sát 1 mỏ sắt trữ lượng 30 triệu tấn, đã kết thúc thăm dò và chuẩn bị khai thác. Được chính phủ Campuchia cấp 12.000 ha đất trồng cây cao su. Được y ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp 3.000 ha đất trồng cây cao su. Được y ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép khảo sát 3 mỏ sắt tại các huyện phía tây Thanh Hóa. Hai lần điều chỉnh mức kế hoạch lợi nhuận trước thuế: lần thứ nhất từ 1,150 tỷ đồng lên 1,400 tỷ đồng và lần thứ hai lên 1,700 tỷ đồng. Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 2:1. Phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị 1,450 tỷ đồng. Năm 2010 Khánh thành và bàn giao dự án Khu căn hộ Hoàng Anh River View (Tp.HCM). Khánh thành dự án thủy điện Đắk Srông. Khởi công xây dựng dự án văn phòng Kinh Tẻ. Khởi công xây dựng dự án Khu căn hộ Thanh Bình. Khởi công xây dựng dự án Khu căn hộ Incomex. Khởi công xây dựng dự án Khu căn hộ Phú Hoàng Anh giai đoạn 2. Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với giá trị 1.450 tỷ đồng. Phát hành trái phiếu chuyển đổi cho Tập đoàn Temasek với giá trị 1.100 tỷ đồng. Phát hành riêng lẻ 16.216.250 cổ phiếu cho Deutsche Bank để làm cơ sở phát hành GDR và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London. Khởi công xây dựng bệnh viện quy mô 200 giường và các cơ sở hạ tầng phục vụ khu vực dự án tại tỉnh Attapeu – Lào. Ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược thành lập bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2011 Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 2:1. Lễ động thổ sân bay quốc tế Attapeu tại Lào do Hoàng Anh Gia Lai tài trợ. Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai chính thức đi vào hoạt động. Hoàng Anh Gia Lai khởi động cụm công nghiệp mía đường tại Attapeu – Lào. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đoạt giải nhất giải thưởng “Erst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp”. Thử nghiệm thành công hệ thống tưới nước Isarel tại nông trường Hoàng Anh Attapeu – Lào. Thủy điện Đắk Srông 2A chính thức hòa vào lưới điện quốc gia. Phát hành và niêm yết trái phiếu quốc tế trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore. Phát hành trái phiếu hoán đổi ngành cao su cho Temasek với giá trị 1.130 tỷ đồng. Bàn giao và đưa vào sử dụng Khu căn hộ cap cấp Hoàng Anh River View (TP.HCM). Sứ mệnh Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho khách hàng, cổ đông và toàn xã hội. Triết lý kinh doanh Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. Chân thành với đồng nghiệp, đoàn kết cùng góp sức xây dựng công ty phát triển. Tầm nhìn Trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lấy cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản làm các ngành chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. Ngành nghề kinh doanh và tình hình công ty con Công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính sau: Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp Sản xuất và phân phối đồ gỗ Xây dựng và kinh doanh khách sạn và resort Trồng, chế biến các sản phẩm từ cây cao su Đầu tư khai thác thủy điện Khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt) Tình hình công ty con: công ty cổ phần HAGL được tổ chức theo mô hình công ty mẹ công ty con, cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: 12 chi nhánh, 1 câu lạc bộ bóng đá và 1 văn phòng đại diện trực thuộc công ty 26 công ty con, là những công ty mà công ty cổ phần HAGL nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%. 07 công ty liên kết, là những công ty mà cổ phần HAGL nắm giữ cổ phần từ 20% đến 50% . Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của HAGL từ năm 2008 đến 2011: Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng tài sản 8,871,560,333 12,196,211,274 19,043,121,524 25,576,511,746 Doanh thu thuần 1,880,744,407 4,365,308,721 3,969,124,586 3,150,251,815 Doanh thu hoạt động tài chính 438,618,705 199,381,768 1,262,054,448 1,226,990,002 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,032,472,151 1,721,773,327 2,765,437,637 1,719,438,269 Thu nhập khác 12,717,959 48,461,912 21,835,172 44,233,778 Lợi nhuận trước thuế 1,006,158,258 1,743,504,324 2,768,527,065 1,701,895,110 Lợi nhuận sau thuế 765,342,778 1,286,898,686 Lợi nhuận của cổ đông thiểu số 65,037,809 98,045,423 271,074,630 157,333,971 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông cty 700,304,969 1,188,853,263 1,810,010,549 1,167,983,801 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 3,923 4,432 2,500 4,239 Định hướng phát triển Triển vọng phát triển của công ty: Tình hình phát triển của HAGL sẽ rất tiềm năng nhờ vào những lợi thế sau: Thương hiệu mạnh và uy tín. HAGL đang sở hữu một đội bóng lớn thi đấu tại giải vô địch chuyên nghiệp, là công cụ tốt để quảng bá hình ảnh HAGL với chi phí thấp và hiệu quả. Cũng từ đó nâng vị thế HAGL trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất Việt Nam Là doanh nghiệp đầu ngành về bất động sản và các sản phẩm gỗ. Các dự án bất động sản nhiều và năm ở các vị trí đắc địa có thể mang lại lợi nhuận cao khi thị trường bất động sản sôi động. Tài sản rất lớn bao gồm bất động sản, các dự án trồng cao su và nhà máy thủy điện. HAGL đã kí kết hợp tác với các đối tác tài chính, kinh doanh lớn ở cả trong và ngoài nước để tài trợ vốn ổn định cho các dự án lớn. Hội đồng quản trị và ban giám đốc của HAGL Group nhanh nhạy, khá hiệu quả trong việc triển khai các dự án đầu tư. Triển vọng phát triển của ngành: Trong trung hạn: kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối đồ gỗ giúp công ty đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi vì đây là các ngành này có tỷ suất lợi nhuận khá cao. Trong dài hạn: Tập trung vào kinh doanh cây cao su và thủy điện với quy mô 51.000 ha cao su và 420 MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự phát triển bền vững và lâu dài. Ngành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ phát trriển phù hợp. Cơ cấu tổ chức PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI BỘ CÔNG TY Phân tích môi trường kinh doanh Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế GDP, GNP, HDI Các chỉ số này gia tăng kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, chủng loại, chất lượng, thị hiếu …dẫn đến tăng quy mô thị trường. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,00%; quý II tăng 4,66%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55% vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35% vào mức tăng chung. Lãi suất Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ để xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15% một năm từ ngày 15/7. Tỷ lệ lãi suất được điều chỉnh hợp lý làm cho các dự án có tính khả thi hơn vì tỷ lệ lãi suất thấp làm giảm chi phí về vốn, tăng cầu đầu tư. Lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào và đầu ra. Dự báo sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi vay vốn đặc biệt là vay dài hạn. Hiện các dự án trồng cao su của HOÀNG ANH GIA LAI hiện đã được ngân hàng BIDV tài trợ 70% vốn trong thời hạn 10 - 12 năm. Tỷ giá hối đoái Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định. Tỷ giá được giữ ổn định kết hợp với mức lãi suất tiền gửi VND còn rất cao so với gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, cũng như mức độ lạm phát được kiềm chế trong bảy tháng đầu năm đã tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước. Các chính sách Trong nghị quyết về các nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2012, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần; điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa lãi suất vay ngoại tệ và lãi suất vay Việt Nam đồng. Đồng thời, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ linh hoạt theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ. Chính phủ cũng yêu cầu, Hội đồng Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động của những diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực, kịp thời đề xuất giải pháp điều hành chính sách vĩ mô phù hợp Trong thời gian qua, tình hình kinh tế khó khăn với khủng hoảng nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ việc cho vay tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ và tình hình nợ công của các nước phát triển đã và đang làm ảnh hưởng đến kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do đó, nhà nước dã có nhiều chính sách tài chính tiền tệ nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp trong nước, như quy định trần lãi suất cho vay, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định. Tính đến nửa đầu 2012, kinh tế vĩ mô đã có xu hướng ổn định trở lại. Yếu tố khoa học công nghệ Việc tự do hóa thị trường mậu dịch, tham gia vào các tổ chức kinh tế như WTO,ASEAN,... giúp cho các nước có cơ hội mở rộng thị phần của mình. Doanh nghiệp các nước đã biết tận dụng cơ hội, nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất, chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành rẻ, mẫu mã đẹp. Nền kinh tế mở cửa, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, trong khi đó công nghệ của công ty chưa đáp ứng. Đây thực sự là thách thức lớn của công ty, đặc biệt là sản phẩm gỗ. Đối với sản phẩm gỗ: công nghệ ở mức trung bình, không có cải tiến kỹ thuật, chủ yếu là thủ công, thành phẩm chủ yếu ở dạng thô nên giá thành thấp, cạnh tranh không cao. Đối với sản phẩm căn hộ cao cấp: Công nghệ chủ yếu là thuê, xây dựng dạng đấu thầu thi công. Đối với sản phẩm cao su: công nghệ ở mức trung bình, không có cải tiến kỹ thuật,chủ yếu là thủ công, thành phẩm chủ yếu ở dạng thô Yếu tố xã hội Dân số hiện nay của nước ta vào khoảng 100 triệu người, dân số thế giới khoảng 7 tỷ. Sự tăng lên về số lượng và quy mô vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân tăng lên và mức sống người dân không ngừng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu về nhà ở, đồ nội thất từ cá nhân và doanh nghiệp không ngừng tăng. Yếu tố tự nhiên: Khí hậu, thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyênkhoáng sản thiên nhiên. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm nhóm các yếu tố môi trường kinh tế, nhóm các yếu tố môi trường xã hội, nhóm các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, có mối quan hệ với nhau gây ảnh hưởng dây chuyền mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố chính trị pháp luật Tình hình chính trị trong những năm vừa qua tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là nước thứ 2 trong khu vực Châu Á có nền chính trị ổn định khi xảy ra hàng loạt các cuộc khủng bố trên thế giới. Các chính sách pháp luật đang dần hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều kẽ hở ảnh hưởng đến sự bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh Đồ gỗ Đến nay cả nước có trên 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16%. Tuy chỉ chiếm 16% nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50%. Về vốn đầu tư, có đến 93% số doanh nghiệp chế biến gỗ ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Sự phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều trên cả nước, những địa phương có nhiều rừng như: Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên lại có rất ít doanh nghiệp chế biến gỗ và quy mô doanh nghiệp rất nhỏ. Trong khi đó, 60% doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh Đông Nam bộ, với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Những doanh nghiệp chế biến gỗ lớn tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến: Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, đây doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chế biến gỗ tại Việt Nam về doanh số, chất lượng sản phẩm. Công ty có bảy nhà máy chế biến gỗ ở Gia Lai, Bình Dương, TPHCM và cả ở Lào với hơn 5.000 công nhân. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của Trường Thành cũng đạt tới 30 triệu đôla Mỹ. Nhóm bốn công ty SCANSIA của Na Uy, bao gồm hai liên doanh với Scansia là Scansia Pacific, IFC và ba công ty 100% vốn của Scansia là Scanviwood, ScansiaViet và Scansia Sofa. Cả nhóm bốn công ty nói trên sản xuất kinh doanh hàng đồ gỗ trong nhà (indoor), ngoài trời (outdoor, garden furniture) và đồ nội thất làm bằng kim loại, có năng lực sản xuất 1.500 container sản phẩm mỗi năm và toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu 20-25 triệu đôla Mỹ. Hoàng Anh Gia Lai: Với ba công ty chế biến gỗ có công suất sản xuất 180-200 container sản phẩm gỗ sân vườn mỗi tháng của công ty. Bên cạnh đó, Hoàng Anh Gia Lai có nguồn gỗ rất lớn
Luận văn liên quan