Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu
hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các
vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực
hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người
nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã
nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo
cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010
1
. Thành tựu giảm
nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát
nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng
năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn,
đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền
núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên
mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa
đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo
điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu
giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm
lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO
CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP
1
-----------------------
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu
hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các
vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực
hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người
nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã
nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo
cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 20101. Thành tựu giảm
nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát
nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng
năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn,
đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền
núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên
mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa
đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo
điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu
giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm
lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.
1 80- NQ- CP-2011
2
1. Phát triển ngành, lĩnh vực tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập
Các giải pháp chính sách ngành được cụ thể hoá từ Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như các
chương trình, dự án của các ngành về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
1.1. Trong lĩnh vực kinh tế
a. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện
rộng
Hiện nay, trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống
của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do
đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện
về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu
cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế, để đạt mức tăng trưởng cao, tạo
cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển
khoa học - công nghệ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; tổ chức và xây dựng
các thể chế mới với sự tham gia của nông dân trong sản xuất, chế biến và tiếp thị;
tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển
nguồn nhân lực; cải cách chính sách về đất, môi trường kinh doanh, tài chính, đầu
tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo; cải cách hành chính; tăng
cường hợp tác quốc tế... nhằm bảo đảm các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành,
tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và
nước ngoài; đa dạng hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng khả năng chế biến để
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tạo nhiều
công ăn, việc làm và thu nhập ở nông thôn bằng phát triển công nghiệp nông thôn,
phát triển dịch vụ và ngành nghề phi nông nghiệp.
a.1. Nâng cao hiệu quả và thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
3
- Tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lợi thế so sánh nhằm điều
chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
- Tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch đất đai, tập trung thâm canh tăng năng
suất, bảo đảm sản xuất nông sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị
trường
- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh các loại cây
công nghiệp và cây ăn quả như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm,
bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá... Hình thành các vùng rau, quả, cây công nghiệp
tập trung có giá trị
- Quy hoạch sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả
sử dụng đất. Giao đất chưa sử dụng cho cư dân nông thôn và các đối tượng có nhu
cầu về đất đai để khai thác và phát triển. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để
bảo đảm tính an toàn và thực hiện tốt hơn các quyền sử dụng đất (sử dụng lâu dài,
chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp...).
VD: Mô hình kinh tế trang trại phát triển theo hệ sinh thái trên cơ sở
phát triển theo thế mạnh sản phẩm hàng hóa đã được xây dựng và ngày càng phát
triển, tạo ra những vùng chuyên canh, sản phẩm hàng hóa đặc sản, truyền thống.
Mô hình đóng góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập XĐGN và khả năng
vươn lên làm giàu nhanh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Những thành công của các loại hình VAC đã mang lại niềm tin, niềm say mê mới
cho các hộ gia đình về nghề làm vườn, làm kinh tế hộ. Theo số liệu thống kê (2007),
toàn quốc có gần 120 nghìn trang trại với nhiều loại hình phong phú, cho thu nhập
cao ở các vùng sinh thái. Phong trào kinh tế VAC phát triển mạnh góp phần thực
hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ thâm canh để có thu nhập 50 triệu đồng/ha, 50
triệu đồng/hộ; tạo nên những vùng chuyên canh cây trồng rộng lớn. VAC là thành
phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng
ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn
4
hàng ngày và một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50- 70% tổng thu nhập
của gia đình. Ở miền núi tỷ lệ này có thể chiếm 80- 90% .2
a.2. Phát triển mạnh lâm nghiệp, đưa nghề rừng trở thành ngành kinh doanh có
hiệu quả, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân miền núi.
- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư phát triển rừng
như sửa đổi đơn giá, định mức, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
- Thực hiện việc giao đất, giao rừng, kết hợp với công tác định canh định
cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi.
Theo QĐ 164/2010/QĐ-TTg ở các xã đặc biệt khó khăn , bà con được hỗ
trợ 3 triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm
tuổi), cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc, hay 2 triệu đồng/ha với các loài cây
sản xuất gỗ nhỏ. Riêng chủ rừng trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1
triệu đồng/ha, ngoài mức hỗ trợ trên.. Quyết định 147 cũng nêu rõ, các rừng giống,
vườn giống cũng được hỗ trợ tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch3. Với sự
hỗ trợ từ nhà nước, cuộc sống của người nghèo đã có sự cải thiện rõ rệt từ những
nguồn thu lợi từ rừng và đời sống được nâng cao hơn trước.
a.3. Nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực còn nhiều tiềm
năng phát triển
Thực hiện đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, đường điện,
đường giao thông... đối với các vùng đất đưa vào nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển
đổi diện tích từ sản xuất lúa, muối sang nuôi tôm, cá
Đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi trồng thủy hai sản kết hợp với
phát triển mạnh các vùng nuôi trồng tập trung chuyên tôm, chuyên cá hoặc kết hợp
lúa, cá, lúa- tôm với việc tận dụng ao hồ, mặt nước, sông, suối để nuôi cá, tôm, cải
thiện đời sống. Có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, trợ giá
con giống cho các hộ nghèo để phát triển thủy sản.
2 www.khuyennongvn.gov.vn/
3 vietbao.vn/Kinh-te/Uu-ai-to-chuc-ca-nhan-trong-rung-san-xuat/20742603/87/
5
VD:Theo số liệu của huyện Vân Ðồn, tính đến năm 2009, đã có 10 công
ty, xí nghiệp và hơn 450 hộ gia đình đầu tư nuôi tu hài, với sản lượng thu hoạch
cuối năm 2009 đầu năm 2010 là 1.000 tấn. Với giá tu hài trên thị trường 120.000 -
140.000 đồng/kg, đây được coi là nghề xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho bà con
huyện đảo. Theo Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Vân Ðồn Nguyễn Quang
Ninh: Nhờ nuôi tu hài mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu
nhanh chóng4.
a.4. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ
cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản
xuất và đa dạng hoá thu nhập nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề
nông thôn:
Chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ thích hợp, nhất là các loại
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, kỹ thuật canh tác
tiến bộ và phương pháp bảo vệ thực vật và thú y hiệu quả, công nghệ chế biến và
bảo quản nông sản phù hợp.
Tăng cường nghiên cứu kinh tế - xã hội, nghiên cứu môi trường. Định
hướng và tổ chức lại hệ thống nghiên cứu nông nghiệp hiện nay và công nghệ sau
thu hoạch.
Tăng vốn đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, sản xuất giống, đào tạo kỹ
thuật.
a.5. Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn (tiết kiệm
và tín dụng),
Cải cách và đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị
trường tín dụng bền vững, tạo điều kiện đầu tư vốn thuận lợi để hiện đại hoá và đa
dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất và chế biến sản
phẩm chất lượng cao. Bảo đảm cho các hộ nghèo có điều kiện "gửi-vay" được thuận
lợi.
4 www.monre.gov.vn/v35
6
Hoàn thiện quy trình cho vay, thủ tục vay, với cơ chế “một cửa” giúp cho
người nghèo vay vốn được dễ dàng. Chú trọng việc cho vay trung hạn, dài hạn phù
hợp với chu kỳ sản xuất
a.6. Xây dựng Chiến lược Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất của đồng bào vùng thiên
tai.
Tăng cường chương trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng hệ
thống thu thập thông tin, dự báo khí tượng thuỷ văn, nâng cao hiểu biết và khả năng
ứng phó của nhân dân với rủi ro thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng và nơi trú ẩn, dự
trữ khẩn cấp và đào tạo đội ngũ cứu trợ phòng chống thiên tai Hàng năm, Nhà nước
sẽ tăng thêm nguồn vốn đầu tư để tu bổ đê điều và xây dựng các công trình phân lũ,
chậm lũ ở phía Bắc; tiếp tục điều chỉnh quy hoạch lại dân cư, xây dựng các công
trình ngăn lũ, hồ chứa nước ở các tỉnh miền Trung; xây dựng cụm, tuyến dân cư.
Ngày 08/7/2011, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 2148/QĐ-
UBND về việc Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng lực nông hộ có hoàn cảnh khó
khăn tại tỉnh Long An thông qua mô hình phát triển cộng đồng của Heifer”.
Tên dự án “Hỗ trợ người dân nghèo thích với biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai”; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và UBND các huyện liên quan làm
chủ dự án; thời gian bắt đầu từ tháng 7/2012 và kết thúc tháng 12/2017 tại huyện
Châu Thành, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ tỉnh Long An.
Với mục tiêu là 75% hộ dân tham gia dự án cải thiện điều kiện về nhà ở,
nước sạch và vệ sinh môi trường cho hộ nghèo; 20% số hộ dân tham gia dự án cải
thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, thiên tai; 30% số hộ dân tham gia dự án cải
thiện điều kiện kinh tế hộ.5
5
7
b.. Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho
người nghèo
b.1. Phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người
nghèo ở thành thị và nông thôn.
Phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, có hiệu quả, bảo đảm năng lực
cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường; coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới
trang thiết bị tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công
nghiệp. Kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh,
ngành công nghệ cao, ngành mũi nhọn với việc phát triển các ngành công nghiệp
chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu
hút lao động, tạo việc làm.
b.2. Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và các
hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở đô thị trên cơ sở phát triển nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Tập trung trong các lĩnh vực ngành nghề truyền thống với công nghệ hiện
đại, tạo sản phẩm có chất lượng cao, không gây ô nhiễm môi trường. Mở rộng các
hoạt động gia công công nghiệp từ thành thị về nông thôn.
1.2. Về lĩnh vực xã hội 6
a) Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng,
trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là
bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh
viên, nhất là sinh viên nghèo;
6 80-NQ-CP- 2011
8
- Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa
bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu
tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
Thực hiện nghị định 49 của Chính phủ về việc hỗ trợ trẻ em nghèo tới
trường, UBND xã Tràng Phái đã có nhiều biện pháp để vận động các em học sinh
tới trường. Theo đó, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường
trú tại các xã biên giới, vùng cao sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp
với mức 70 nghìn đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập
khác… thời gian được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Nghị định này cũng quy
định rõ, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu
nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo sẽ được miễn giảm 50% học phí.
Thực tế, mức học phí của học sinh ở xã hiện tại là 7.500 đồng/tháng, một năm học
là 75 nghìn đồng và theo quy định thì học sinh ở xã sẽ được hỗ trợ chi phí học tập
5/10 tháng của mỗi năm học.7
b) Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng
chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính
sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;
- Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công
tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở
các huyện, xã nghèo.
Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những định hướng ưu
tiên của Đảng, Nhà nước và là chủ trương nhất quán của ngành. Nhiều năm qua,
Chính phủ dành sự quan tâm cho việc chăm sóc sức khỏe người nghèo và người dân
7 angsontv.vn/node/766
9
tộc thiểu số. Điều này được cụ thể hóa thông qua việc Chính phủ ban hành một số
chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người
nghèo như Quyết định số 139/2010/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ khám chữa bệnh
cho người nghèo và gần đây là Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua năm
2008. Các chính sách này đã giúp người nghèo có khả năng tiếp cận tới các dịch vụ
y tế (DVYT)..Sau khi ban hành Quyết định 139/2010 QĐ-TTg, người nghèo đã có
nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các DVYT. Qua các năm triển khai từ 2003
đến nay, tình hình KCB cho người nghèo có những thay đổi nhất định. Sau khi Quỹ
khám chữa bệnh người nghèo được thành lập đã có một tỷ lệ đáng kể người nghèo
được hưởng lợi từ Quỹ này. Theo thống kê, số lượng đối tượng hưởng lợi từ Quỹ
khám chữa bệnh người nghèo là 14,3 triệu người, chiếm khoảng 17,5% dân số toàn
quốc. Kết quả của một số nghiên cứu khảo sát tình hình KCB cho người nghèo sau
khi ban hành Quyết định 139/2010 ở một số địa phương như Hải Dương, Bắc Giang
và các tỉnh miền núi phía Bắc đều cho kết quả việc sử dụng DVYT của người nghèo
đã có sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước 2010. Theo nghiên cứu của trường
Đại học Y Thái Nguyên: "từ khi triển khai chính sách khám chữa bệnh cho người
nghèo, lưu lượng bệnh nhân đến các cơ sở y tế tăng lên; nhiều bệnh nhân mắc bệnh
hiểm nghèo đã được cứu sống, nhiều bệnh nhân đã được khám bệnh và chữa bệnh
miễn phí, được chăm sóc chu đáo, đảm bảo sự công bằng trong khám, chữa bệnh...
"8
c) Hỗ trợ về nhà ở:
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông
thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết
tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người
nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu
nhập thấp.
8 Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam
10
Thực hiện quyết định 167 của Chính phủ hỗ trợ người nghèo về nhà ở:
Theo kết quả thống kê, năm 2009 Yên Bái đã giúp đỡ 1.500 hộ dân nghèo làm được
nhà ở (trong đó có 1.365 hộ trong vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2009),
trong đó nhiều huyện, thị đã hoàn thành với số lượng lớn như: Mù Cang Chải 603
nhà, Trạm Tấu 221 nhà, Văn Chấn 176 nhà; các huyện: Trấn Yên, Lục Yên, Văn
Yên, Yên Bình, mỗi địa phương làm 100 nhà. Tổng số vốn đã huy động được cho
Chương trình Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trong năm 2009 là 31,365 tỷ đồng, trong
đó, ngân sách Trung ương là 12,438 tỷ, vốn ngân sách tỉnh là 2,037 tỷ, vốn vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội là 12 tỷ và vốn huy động từ Quỹ Vì người nghèo, của
gia đình và cộng đồng là gần 5 tỷ đồng.9
d) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:
Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động
tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ pháp lý, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để thực
hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân hưởng lợi" đang là một trong những hoạt động đáng quan tâm nhất ở
Thừa Thiên - Huế hiện nay. Tỉnh xác định nguồn cán bộ tham gia các hoạt động trợ
giúp pháp lý được ưu tiên lựa chọn từ chính những người đang sinh sống tại địa bàn
các xã thuộc các huyện nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc
thiểu số; chú trọng cán bộ nữ, cán bộ đã có kinh nghiệm trong các hoạt động hỗ trợ
pháp lý. Đặc biệt là thu hút già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có
uy tín trong cộng đồng các tộc người tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Tỉnh tiến hành cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp
luật, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc
pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức 93 lượt trợ giúp pháp lý lưu động
9 baoyenbai.com.vn
11
các các xã thuộc chương trình 135 của các huyện Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc,
Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Hương Trà. Thông qua đó, tỉnh thực hiện lồng
ghép việc tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật với việc tuyên truyền phổ biến
pháp luật cho trên 4.000 người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu
số và nhân dân; tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật được 2.471 vụ việc liên
quan đến các lĩnh vực đất đai, nhà ở, hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia
đình, chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo, người
tàn tật... Nhờ vậy, ở Thừa Thiên - Huế, nhiều tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân
cư được giải quyết ổn thoả ngay từ các tổ hòa giải ở từng địa phương, không xảy ra
các khiếu nại, tố cáo lớn.10
e) Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin:
Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa
dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách
gi