Tiểu luận Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thế giới trong một thế kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát lạm phát ở nhiều nước. Trong các đợt lạm phát này, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng vọt và kèm theo rất nhiều hệ lụy. Đối với Việt Nam, trong một vài thập kỷ vừa qua, kể từ khi đổi mới nền kinh tế, cũng đã trải qua nhiều đợt bùng phát lạm phát và lạm phát hằng năm thường ở mức cao. Theo phân tích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số thành viên Chính phủ, trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao thì các nguyên nhân nội tại là chủ yếu, trong đó nguyên nhân chính yếu là do chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng kéo dài (Cổng thông tin điện tử chính phủ VGP). Việc tìm ra đúng nguyên nhân là một điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là có chính sách đúng đắn để kiềm chế lạm phát và hơn nữa chính sách cũng phải linh hoạt uyển chuyển tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hiện tại vấn đề điều hành của chính phủ nhằm kiềm chế và giảm lạm phát vẫn đang là một vấn đề nhiều khó khăn. Để có cái nhìn thấu đáo về nguyên nhân lạm phát và nắm được các chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? hiệu quả của các chính sách như thế nào? Thông qua tiểu luận “Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” hy vọng sẽ làm rõ được phần nào câu hỏi trên. Nội dung tiểu luận gồm 3 phần: - Phần I: Lý luận chung về lạm phát - Phần II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam - Phần III: Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 1 Tiểu luận Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 4 I. Lý luận chung về lạm phát ......................................................................................... 5 I.1 Khái niệm về lạm phát và cách tính lạm phát ......................................................5 I.1.1 Khái niệm lạm phát .................................................................................. 5 1.1.2 Cách tính lạm phát .................................................................................. 5 I.2 Phân loại lạm phát ...............................................................................................6 I.2.1 Xét về mặt định lượng .............................................................................. 6 I.2.2 Xét về mặt định tính ................................................................................. 7 I.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát .............................................................................8 I.3.1 Lạm phát do cầu kéo ................................................................................ 8 I.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy ........................................................................... 9 I.3.3 Lạm phát ỳ ............................................................................................. 10 I.3.4 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ ..................................................... 11 I.4 Tác động của lạm phát ...................................................................................... 12 I.5 Biện pháp khắc phục lạm phát ........................................................................... 13 II. Vài nét về lạm phát trên thế giới và thực trạng lạm phát ở Việt Nam .................. 14 II.1 Vài nét về lạm phát trên thế giới ...................................................................... 14 II.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2011 .................................. 19 II.2.1 Sơ lược lạm phát từ năm 1986 đến 2011 ............................................... 19 II.2.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 ........... 23 II.2.3 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam ............................ 28 II.3 Lạm phát 2 tháng đầu năm và nhận diện lạm phát trong năm 2012 .................. 32 III. Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đề xuất chính sách thời gian tới ........................................................................................ 35 III.1 Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ...................... 35 III.1.1 Chính sách tiền tệ ................................................................................ 35 III.1.1.1 Lãi suất ....................................................................................... 36 III.1.1.2 Nghiệp vụ thị trường mở.............................................................. 38 Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 3 III.1.1.3 Quản lý tín dụng ngân hàng ........................................................ 39 III.1.1.4 Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá ..................................... 40 III.1.1.5 Kiểm soát và điều hành thị trường vàng ...................................... 42 III.1.2 Chính sách tài khóa ............................................................................. 44 III.1.3 Các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất .................................. 47 III.1.3.1 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh ..................................................... 47 III.1.3.2 Quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu ......................................... 48 III.1.3.3 Quản lý cán cân thương mại........................................................ 48 III.1.4 Thực hiện các chính sách về an sinh xã hội .................................... 50 III.2 Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 ...................... 50 III.2.1 Chính sách tiền tệ - Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng linh hoạt ......................................................................................................... 51 III.2.1.1 Lãi suất ....................................................................................... 51 III.2.1.2 Quản lý tín dụng ngân hàng ........................................................ 52 III.2.1.3 Điều hành tỷ giá .......................................................................... 52 III.2.1.4 Dự trữ ngoại hối, kiểm soát và điều hành thị trường vàng và ngoại hối ............................................................................................................ 52 III.2.2 Chính sách tài khóa – thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ hiệu quả 52 III.2.2.1 Thuế và các khoản thu ngân sách của chính phủ ......................... 52 III.2.2.2 Các khoản chi của chính phủ....................................................... 53 III.2.3 Các biện pháp hỗ trợ, ổn định đời sống và sản xuất ............................. 54 III.2.3.1 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh ..................................................... 54 III.2.3.2 Quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu ......................................... 54 III.2.3.3 Quản lý cán cân thương mại........................................................ 55 III.2.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước .................................... 56 III.3 Đề xuất một số chính sách kiểm soát lạm phát cho Việt Nam trong thời gian sắp tới .................................................................................................................... 56 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 66 Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 4 LỜI NÓI ĐẦU Thế giới trong một thế kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát lạm phát ở nhiều nước. Trong các đợt lạm phát này, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng vọt và kèm theo rất nhiều hệ lụy. Đối với Việt Nam, trong một vài thập kỷ vừa qua, kể từ khi đổi mới nền kinh tế, cũng đã trải qua nhiều đợt bùng phát lạm phát và lạm phát hằng năm thường ở mức cao. Theo phân tích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số thành viên Chính phủ, trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao thì các nguyên nhân nội tại là chủ yếu, trong đó nguyên nhân chính yếu là do chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng kéo dài (Cổng thông tin điện tử chính phủ VGP). Việc tìm ra đúng nguyên nhân là một điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là có chính sách đúng đắn để kiềm chế lạm phát và hơn nữa chính sách cũng phải linh hoạt uyển chuyển tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hiện tại vấn đề điều hành của chính phủ nhằm kiềm chế và giảm lạm phát vẫn đang là một vấn đề nhiều khó khăn. Để có cái nhìn thấu đáo về nguyên nhân lạm phát và nắm được các chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? hiệu quả của các chính sách như thế nào? Thông qua tiểu luận “Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” hy vọng sẽ làm rõ được phần nào câu hỏi trên. Nội dung tiểu luận gồm 3 phần: - Phần I: Lý luận chung về lạm phát - Phần II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam - Phần III: Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hy vọng bài tiểu luận này mang đến cho các bạn một lượng kiến thức nhỏ. Trong quá trình làm tiểu luận có những sai sót mong nhận được sự góp ý quý giá từ thầy cùng tất cả các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn, rút được kinh nghiệm cho nhóm sau khi nghiên cứu đề tài này. Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn. Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 5 I. Lý luận chung về lạm phát I.1 Khái niệm về lạm phát và cách tính lạm phát I.1.1 Khái niệm lạm phát Theo các sách giáo khoa về tiền tệ, lạm phát được coi là hiện tượng giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hoá trong lưu thông không ngừng tăng lên. Nghĩa nguyên gốc “lạm phát” là việc lạm dụng phát hành tiền tệ (in nhiều giấy bạc hơn mức cần thiết) làm cho khối lượng tiền tệ trong lưu thông thừa tương đối, dẫn đến giá cả một đơn vị hàng hoá tăng lên tương ứng và do đó, làm suy giảm sức mua của đồng tiền. Đây có thể coi là khái niệm nguyên bản về lạm phát (inflation). Tuy nhiên, việc xác định khối lượng “đúng” của tiền tệ cần thiết cho lưu thông là bất khả thi vì tổng lượng hàng hoá, dịch vụ luân chuyển luôn biến động, vòng quay của đồng tiền không ổn định, mục đích sử dụng tiền cũng luôn luôn thay đổi. Do đó, người ta chỉ có thể nhận diện được lạm phát khi có dấu hiệu giá cả hàng hoá dịch vụ gia tăng một cách có hệ thống mà song song với nó là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Ví dụ: Lạm phát vào thời điểm tháng 10/2008 của Zimbabwe lên tới 231 triệu % làm cho giá 1 ổ bánh mì lên tới 10.000 đôla. 1.1.2 Cách tính lạm phát Lạm phát được đo bằng hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ số giá tiêu dung CPI (Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). - Cách tính CPI sẽ dựa trên một rổ hàng hóa tiêu dùng (goods basket) và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau. Từ đó, chỉ số lạm phát được tính như sau: Chỉ số lạm phát năm t = CPIt – CPI0 CPI0 - Cách tính GDPf thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành (current price). Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 6 GDPf = GDPdanh nghĩa x 100% GDPthực tế Chỉ số lạm phát năm t = GDPft – GDPf0 GDPf0 Phương pháp GDP deflator sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát. Tuy nhiên, CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hóa, còn GDP deflator thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó. I.2 Phân loại lạm phát Có nhiều cách phân loại lạm phát dựa trên các tiêu thức khác nhau: I.2.1 Xét về mặt định lượng Dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát ra thành: a. Thiểu phát Thiểu phát là sự lên giá của đồng tiền, hay giá cả hàng hoá và dịch vụ giảm. Đây là tình trạng lạm phát ở tỷ lệ rất thấp, khoảng dưới 3-4%/năm. Có hai điểm đáng chú ý trong thời gian thiểu phát. Điểm thứ nhất, người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm xuống nữa nên chưa mua, làm giảm nhu cầu đối với sản xuất. Điểm thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ gia tăng, và sẽ càng mạnh nếu trên thế giới cũng bị thiểu phát. Khi đó, nhập siêu sẽ gia tăng, mà lại là nhập siêu giảm phát, làm cho sản xuất trong nước càng trì trệ. b. Lạm phát vừa phải (Lạm phát 1 con số mỗi năm) Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng chậm, lãi xuất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn … Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, những tác động Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 7 của nó là không đáng kể. c. Lạm phát phi mã (Lạm phát 2,3 con số mỗi năm) Khi tỷ lệ tăng, giá đã bắt đầu tăng đến 2 chữ số mỗi năm. Ở mức lạm phát 2 chữ số thấp (11,12,13%/năm), nói chung những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được nhưng khi tỷ lệ tăng giá ở mức 2 chữ số cao hoặc ở mức 3 con số, lạm phát sẽ trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó là không nhỏ. Lúc đó lạm phát 2,3 chữ số sẽ trở thành mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế. Ở mức 2,3 chữ số, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhah chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa. Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. d. Siêu lạm phát (Lạm phát 4 con số trở lên) Siêu lạm phát có tỷ lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng nhanh. Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và đến nền kinh trở nên nghiêm trọng: kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy… dẫn đến đời sống kinh tế của người dân trở nên khó khăn. I.2.2 Xét về mặt định tính: Xét về mặt định tính, lạm phát bao gồm: a. Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng - Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy loại lạm phát này không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. - Lạm phát không cân bằng: tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập, trên thực tế lạm phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất. b. Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường: - Lạm phát dự đoán trước: Đây là loại lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát tăng hàng năm khá đều đặnvà ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếp theo.Về mặt tâm lý, người dân đã Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 8 quen với tình hình lạm phát đó và người ta đã có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phát này. - Lạm phát bất thường: Là lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa từng xuất hiện. Do vậy tâm lý, cuộc sống và thói quen của người dân đều chưa thích ứng được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền. I.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát I.3.1 Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm. Hình 1 Lạm phát do cầu kéo Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 9 trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng 2. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái. Lạm phát do cầu kéo sẽ không phải là vấn đề mà thực ra còn cần thiết và có lợi cho nền kinh tế nếu như nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1: lạm phát sẽ khá thấp trong khi sản lượng và việc làm sẽ tăng đáng kể. Ngược lại, lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấn đề thực sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất dốc như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2. Khi đó, sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi sản lượng và việc làm tăng lên rất ít. I.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng. Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đi kèm suy thoái. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ lệ thuế trực thu cao, thì ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát. Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 10 Hình 2 Lạm phát do chi phí đẩy Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. I.3.3 Lạm phát ỳ Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai. Hình 3 Lạm phát ỳ Hình 3 cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian. Tiểu Luận Môn Học Giảng viên: TS. Diệp Gia Luật Lớp CHKT Ngày 3 - Nhóm 2 Trang 11 I.3.4 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng lạm phát. Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, và được giải thích bằng phương trình số lượng sau: M.V = P.Y Trong đó: - M: lượng cung tiền danh nghĩa - V: tốc độ lưu thông tiền tệ - P: chỉ số giá tiêu dùng - Y: sản lượng thực Do đó nhóm nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ cổ điển cho rằng giá cả phụ thuộc vào lượng tiền phát hành. Khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra. Thuyết này chỉ đúng khi cả V và Y không đổi. Nhóm nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ trọng tiền hiện đại, tiêu biểu là Milton Friedman cho rằ
Luận văn liên quan