Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (tiếng Anh:
Federal Reserve System –Fed) là ngân hàng
trung ươngcủa Hoa Kỳ.
Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật
Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ
thông qua cuối năm 1913.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại
Washington, D.C.
Cục dự trữ liên bang (viết tắt là Fed) bề
ngoài là ngân hàngcủa chính phủ, bao gồm
Hội đồng thống đốcđóng tại thủ đô
Washington được chỉ định bởi Tổng thống
Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng
dự trữ liên bang khu vựcvà các ngân hàng
thành viêncó sở hữu một phần ở các ngân
hàng dự trữ liên bang khu vực.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách lãi suất của mỹ tác động của chính sách này đến đồng usd và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài chính Quốc tế
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA MỸ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH NÀY ĐẾN
ĐỒNG USD & SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN
KINH TẾ MỸ
Nhóm 2
NGUYỄN KIỀU PHÚ
HOÀNG THỊ HẢI YẾN
TRẦN THỊ THU THẢO
NGUYỄN NGỌC MAI
NGUYễN THị KIM HOÀNG
NGUYễN THị THÁI HÂN
MAI THỊ TUYẾT NHUNG
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ
II. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ MỸ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA MỸ
III. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN ĐỒNG ĐÔLA MỸ
V. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
TOÀN CẦU
VI. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ CỤC DỰ TRỮ
LIÊN BANG HOA KỲ
1. Giới thiệu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
2. Vai trị và nhiệm vụ của FED.
3. Cấu trúc của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC DỰ TRỮ
LIÊN BANG HOA KỲ
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (tiếng Anh:
Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng
trung ương của Hoa Kỳ.
Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật
Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ
thông qua cuối năm 1913.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại
Washington, D.C.
Cục dự trữ liên bang (viết tắt là Fed) bề
ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm
Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô
Washington được chỉ định bởi Tổng thống
Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng
dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng
thành viên có sở hữu một phần ở các ngân
hàng dự trữ liên bang khu vực.
1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC DỰ TRỮ
LIÊN BANG HOA KỲ
Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Fed
hiện nay là Ben Bernanke.
Ben Bernanke - Chủ tịch thứ 14 của
Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên
bang Hoa Kỳ từ 01/01/2006
2. VAI TRỊ VÀ NHIỆM VỤ CỦA FED
Theo Hội đồng thống đốc, Fed có 4 nhiệm vụ sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều
kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá
cả và điều hòa lãi suất dài hạn.
Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài
chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm
quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống
có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có
giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ,
đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
3. CẤU TRÚC CỦA CỤC DỰ TRỮ
LIÊN BANG HOA KỲØ
Cấu trúc cơ bản gồm:
Hội đồng thống đốc
Ủy ban thị trường
các Ngân hàng của Fed
các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)
II. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ MỸ
Tình hình nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây đang có
dấu hiệu suy thoái: Khủng khoảng thị trường cho vay tín
dụng thứ cấp, lòng tin của hệ thống tín dụng thứ cấp sụp
đổ, khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ không dám cho
vay nữa, gây thiệt hại hàng trăm tỉ USD. Thiệt hại hơn nữa
là nó tạo ra sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ.
Đối phó với cuộc khủng hoảng trên, thời gian gần đây các
ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu đã phối hợp
bơm hàng trăm tỉ USD vào nền kinh tế. Đồng thời, liên tiếp
trong 3 tháng cuối năm 2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ
(FED) đã giảm lãi suất 3 lần, hạ mức lãi suất liên bang
xuống còn 4,25% và hiện nay xuống còn 3%.
II. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ MỸ
Đồng USD liên tục trượt dốc so với đồng Euro, đang tác
động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm tính hấp dẫn
của trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, làm giá dầu thế giới tăng
phi mã, ngành công nghiệp của Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Đồng USD giảm giá làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài mua các tài sản của Mỹ như mua cổ
phần của các ngân hàng, các Tập đoàn kinh tế lớn. Điều đó
giúp cho Kinh tế Mỹ có điểm sáng, nhưng về mặt chính trị
thì có lo ngại.
II. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ MỸ
Chỉ số của thị trường chứng khoán trên thị trường giảm xuống
khoảng 10%; hai tháng trở lại đây, chỉ số đã giảm khoảng 15-18%,
đặc biệt chỉ số của Dow Jones xuống đến 16% từ 14.300 còn mức
12.000 hiện tại.
Lĩnh vực chính - nhà đất: so với đỉnh điểm của năm 2006, lĩnh vực
này bắt đầu giảm đến khoảng 40%; mặc dù giá nhà trung bình
trong năm 2007 giảm 7% so với 2006.
Tỉ lệ thất nghiệp đã lên tới 5% vào tháng 12-2007, mức cao nhất
trong vòng hai năm nay;
Lĩnh vực bán lẻ cũng hoạt động yếu kém vào mùa giáng sinh vừa
qua, phần lớn các chuỗi bán lẻ phải giảm giá liên tục...
III. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA MỸ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ TĂNG
TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
1. Tác động của chính sách lãi suất đến sự tăng trưởng của
nền kinh tế Mỹ từ năm 2001 đến 2006
Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ
6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế.
Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và
nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/03/2003, "lãi suất
quỹ vốn tại FED" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ
tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục
dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên
tục lên 5,25% ngày 08/08/2006 khi nền kinh tế của Mỹ hồi phục
và tăng trưởng.
2. Chính sách lãi suất của Mỹ trong năm 2007 và đầu năm
2008
Chính sách lãi suất của Mỹ
trong năm 2007 và đầu năm 2008
LÃI SUẤT FED CÔNG BỐ năm 2007- 01/2008
Ngaøy Laõi suaát (%) Cheânh leäch
(%)
08/08/2006 5.25 ----
18/09/2007 4.75 - 0.50
31/10/2007 4.50 - 0.25
11/12/2007 4.25 - 0.25
22/01/2008 3.50 - 0.75
30/01/2008 3.00 - 0.50
Chính sách lãi suất của Mỹ
trong năm 2007 và đầu năm 2008
BIỂU ĐỒ LÃI SUẤT FED CÔNG BỐ
6
5
4
3 Laõi suaát (%)
2
1
0
8/7/2006 18/09/2007 31/10/2007 11/12/2007 22/01/2008 31/01/2008
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Ngày 18/09/2007, cắt giám lãi suất từ mức 5,25% xuống còn
4,75%, nhằm ngăn chặn đà suy thoái trên thị trường bất
động sản cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng tín dụng
tại Mỹ thời gian qua .
Trên thị trường, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones
tăng 2,51% so với phiên trước lên mức 13.739,39 điểm;
S&P 500 tăng 2,92% lên 1.519,78 điểm trong khi Nasdaq
tăng 2,71% lên 2.651,66 điểm. Với chỉ số S&P 500, đây là
mức lên điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2003
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Ngày 31/10/2007, Fed giảm lãi suất 0,25% xuống còn 4,5%,
tạo niềm hưng phấn mới cho thị trường chứng khoán toàn
cầu.
Các ngân hàng thương mại Mỹ đồng loạt thông báo sẽ cắt
giảm lãi suất cho vay xuống 7,5%. Lãi suất tại các ngân
hàng thương mại hạ xuống có tác dụng kích cầu đối với
người dân và các doanh nghiệp, tạo động lực cho toàn bộ
nền kinh tế Mỹ.
Chỉ số Dow Jones lấy thêm 137,54 điểm, lên mức 13.930.
Chỉ số tài chính ngân hàng Standard & Poor's 500 cũng
nhích thêm 18,36 điểm, lên 1.549,38 và Nasdaq tăng 42,41,
lên 2.859,12
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Ngày 11/12/2007, FED hạ lãi suất cơ bản đồng đôla thêm
0,25%, xuống mức 4,25%, nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn
nhất thế giới đi lên. Tuy nhiên mức giảm này được coi là
thấp hơn so với kỳ vọng của giới đầu tư trên thị trường
phố Wall.
FED giải thích: "Nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại,
cho thấy thị trường nhà đất vẫn đang điều chỉnh sâu, và
hoạt động của các doanh nghiệp và tiêu dùng của người
dân đang giảm. Thêm vào đó, sức ép trên thị trường tài
chính cũng đang tăng lên trong những tuần gần đây“.
Sau quyết định này của FED, lập tức dầu quay lại ngưỡng
90 USD một thùng. Tại New York, dầu thô giao tháng 1/2008
leo lên 90,02 USD, dầu thô Brent Biển Bắc tại thị trường
London cũng lên 89,99 USD.
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Ngày 22/01/2008, FED giảm lãi suất cơ bản đồng đôla
0,75%, nhằm cứu vãn "nền kinh tế đang suy yếu và các rủi
ro đe dọa tăng trưởng đang tăng cao“.
Các ngân hàng thương mại Mỹ đã đưa lãi suất cho vay từ
7,25% xuống 6,5%.
Các nhà đầu tư trên phố Wall vẫn chưa hết lo ngại, chỉ số
Dow Jones chốt lại ở 11.971,19 điểm, giảm trên 120 điểm
so với ngày hôm trước.
Nguyên nhân do Tổng thống Bush, nhân vật chủ chốt của
Đảng Cộng hòa và Quốc hội nước này đang do Đảng Dân
chủ kiểm soát vẫn chưa thống nhất được về việc sẽ phân
bổ khoản tiền khổng lồ 150 tỷ USD như thế nào.
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Ngày 30/01/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản từ
3,5% xuống còn 3%, nhằm kích thích nền kinh tế đang trì
trệ. Đây là mức lãi suất thấp nhất kể từ đầu năm 2005.
Chỉ số Dow Jones tăng vọt lên 200 điểm, tuy nhiên sau đó
sụt trở lại và dừng ở mức 12.442,83 điểm vào cuối phiên
giao dịch, thấp hơn 0,3% so với một ngày trước đó.
Trong phiên giao dịch 31-1, Dow Jones tiếp tục giảm 1,28%,
Nasdaq giảm 1,39%. Nguyên nhân giá cổ phiếu giảm do
hàng loạt nhà đầu tư vội vã bán cổ phiếu ào ạt ra ngoài
nhằm kiếm lợi nhuận nhanh từ việc thị trường gia tăng sau
quyết định của FED. Nguyên nhân nữa khiến thị trường
Phố Wall sụt giảm là cùng ngày, chính quyền công bố số
liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ chậm lại đáng kể trong ba
tháng cuối năm 2007.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT ĐẾN ĐỒNG ĐÔLA MỸ
Chính sách lãi suất của Mỹ đã tác động trực tiếp đến đồng
USD trong thời gian qua. Cụ thể, để kích thích nền kinh tế
đang khó khăn, qua 5 cắt giảm, FED đã hạ lãi suất chủ chốt
từ 5,25% xuống còn 3% và FED báo hiệu rằng có thể tiếp
tục hạ lãi suất. Động thái trên của FED kéo theo sự sụt giá
mạnh của đồng USD so với đồng Euro và các đồng tiền
khác, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nghiêm trọng cho
buôn bán giữa các nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế hai
bờ Đại Tây Dương.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT ĐẾN ĐỒNG ĐÔLA MỸ
Những thuận lợi
Việc đồng USD sụt giá cũng mang lại những lợi ích cho
châu Âu, khi đồng tiền này tăng sức hấp dẫn.
Đồng Euro mạnh còn tạo điều kiện cho các tập đoàn
châu Âu mua tài sản ở nước ngoài với giá rẻ hơn.
Một số ngành sản xuất lệ thuộc vào nhập khẩu và người
tiêu dùng châu Âu sẽ được lợi, mua các mặt hàng nhập
khẩu với giá rẻ hơn.
Đối với Mỹ, việc đồng USD yếu cũng tạo lợi thế cho xuất
khẩu.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT ĐẾN ĐỒNG ĐÔLA MỸ
Những khó khăn
Các nhà xuất khẩu châu Âu đã phải chịu áp lực khá mạnh, khi
đồng tiền của họ tăng giá, gây bất lợi cho xuất khẩu; hàng hoá
của họ sẽ trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng ở nước
ngoài.
Các nhà sản xuất Châu Âu bị ảnh hưởng, nhân công phải cắt
giảm nếu đồng Euro tiếp tục duy trì mức giá cao so với đồng
USD.
Các nhà sản xuất khác trên thế giới sử dụng đồng USD sẽ
được hưởng lợi do các nhà sản xuất Châu Âu phải nhập khẩu
thêm hàng hoá, linh kiện để giảm bớt chi phí sản xuất, tăng
sức cạnh tranh.
V. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế Tây Âu,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế khác
trên thế giới
3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Á
1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế như Tây Âu,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
Các nước Tây Âu cũng bị ảnh hưởng, dự báo kinh tế của
15 nước khu vực này sẽ đạt 1,6% vào năm nay, thấp hơn
0,5% so với dự báo trước đây.
Trung Quốc và Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt cuộc
tăng trưởng bứt phá của các nền kinh tế mới nổi và đang
phát triển, song tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này
cũng sẽ giảm 0,2%.
Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng không đạt được
tốc độ tăng trưởng như dự kiến, chỉ đạt 1,5%, giảm 0,2% so
với dự đoán ban đầu.
2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế khác trên thế giới
Một loạt thị trường chứng khoán từ châu Á tới châu Âu đã
giảm mạnh chỉ số chứng khoán. Chỉ số trung bình Nikkei
trên thị trường chứng khoán Tokyo giảm tới 3,86% điểm,
xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2005.
Giá cổ phiếu tại Hongkong giảm 5,5% sau sự sụt giảm
5,14% trên thị trường đại lục. Chỉ số lúc đóng cửa phiên
giao dịch trên thị trường Hàn Quốc giảm 3% xuống mức
thấp nhất trong 5 tháng qua. Thị trường Singapore giảm
6,03%; Sydney mất 2,9% điểm và Ấn Độ mất 7,41%.
2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế khác trên thế giới
Tại thị trường chứng khoán châu Âu, tính đến cuối phiên
giao dịch buổi sáng, các chỉ số đều giảm từ 3% đến 7%:
FTSEurofirst giảm 5,1%, xuống còn 1.289,42 điểm. Chỉ số
FTSE 100 của Luân Đôn giảm 5,3% xuống còn dưới
ngưỡng 5.700 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 7,2% và chỉ
số CAC trên thị trường Pháp giảm 6,7%, đứng ở dưới
ngưỡng 5.000 điểm.
Do những khó khăn tài chính của năm 2007 chưa giải quyết
xong, nên triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 trở
nên bấp bênh hơn so với năm trước.
3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Á
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình
Dương của LHQ (ESCAP) ra báo cáo: Bất chấp sự bất ổn
của nền kinh tế Mỹ, kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong
năm 2008, do tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế
Trung Quốc, Ấn Độ và giá cả hàng hoá tiếp tục ở mức cao.
Các nước đang phát triển ở châu Á đạt tốc độ tăng trưởng
8,2% trong năm 2007 và sẽ duy trì ở mức 7,8% trong năm
2008.
VI. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Đối với hàng xuất khẩu
2. Đối với dòng vốn đầu tư nước
ngoài
1. Đối với hàng xuất khẩu
Do sự đi xuống của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng
đến việc kinh doanh sản xuất và xuất khẩu của VN. Như
việc cắt giảm nguồn chi tiêu của khách hàng ở Mỹ (chiếm
khoảng 2/3 tổng mức cầu của Mỹ) sẽ làm giảm đáng kể
nguồn nhập khẩu của hàng Trung Quốc, vốn đang tràn
ngập trên khắp các kệ hàng bán lẻ ở Mỹ. Khi đó, những sản
phẩm này sẽ rẻ hơn và cạnh tranh với hàng VN tại thị
trường Mỹ.
Khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó sẽ chuyển
hướng, có thể đưa vào tiêu thụ tại VN. Hệ quả là VN sẽ
giảm được áp lực lạm phát, nhưng cũng tác động không
tốt đến các ngành công nghiệp ở VN.
Khi nền kinh tế Mỹ đi xuống, giá dầu và các nguyên liệu
công nghiệp chính (ximăng, thép...) sẽ mềm hơn và giúp
giảm áp lực lạm phát lên VN.
2. Đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư và giải ngân vào Việt Nam chủ yếu tập
trung cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường
Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Nếu bị suy thoái nghiêm
trọng ở những thị trường này thì dòng vốn đầu tư mới có
thể sẽ chấm dứt vào VN.
Thị trường tài chính VN được xem là thị trường mới nổi ở
châu Á. Các dòng đầu tư du nhập từ khắp các quĩ trên thế
giới, bao gồm các quĩ đầu cơ và quĩ tự bảo hiểm và các
ngân hàng quốc tế. Ảnh hưởng từ tình hình thị trường tài
chính thế giới, nhất là thị trường tài chính Mỹ có thể sẽ làm
giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào thị trường
chứng khoán còn non như VN.
Nhóm 2
Xin chân thành cám ơn
Sự tham dự của Cô và các bạn.