Tiểu luận Chính sách năng lượng các nước trên thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ vừa rồi đã khiến cho cả thế giới phải điêu đứng. Trước thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính ấy, chúng ta cũng đang lo sợ trước tình trạng cả thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Chúng ta vừa phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu, xung đột – chiến tranh đang xảy ra nhiều nơi và cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ xảy ra chỉ trong một vài thập kỷ tới. Với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ đến giữa thế kỷ này thôi, nhân loại sẽ đối m ặt với sự cạn kiệt năng lượng. Vấn đề đặt ra ở đây là: khi cuộc khủng hoảng diễn ra sẽ tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế và liệu có biện pháp nào có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch vốn đang được con người sử dụng rộng rãi trong hầu hết hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị? Đối mặt với nguy cơ cạn kiệt năng lượng, để bảo đảm cho sự tồn vong và phát triển của đất nước mình, một số quốc gia sẽ có chính sách như th ế nào để có thể đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước mình? Và những chính sách đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế ? Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng phần nào những câu hỏi đã được đặt ra.

pdf21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách năng lượng các nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Chính sách năng lượng các nước trên thế giới \ 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Khủng hoảng năng lượng lần 1 ........ 5 2. Khủng hoảng năng lượng lần 2 ........ 6 3. Thực trạng sử dụng năng lượng dầu mỏ trên thế giới ................................................... 7 a. Tình hình chung ....................................................................... 7 b. Chính sách của một số nước trên thế giới về vấn đề dầu mỏ .... 8 NƯỚC MỸ .......................................................................................... 8 TRUNG QUỐC ................................................................................. 10 ẤN ĐỘ ............................................................................................... 14 4. Giải pháp chung cho nguy cơ khủng hoảng năng lượng : ........................................ 15 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ vừa rồi đã khiến cho cả thế giới phải điêu đứng. Trước thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính ấy, chúng ta cũng đang lo sợ trước tình trạng cả thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Chúng ta vừa phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu, xung đột – chiến tranh đang xảy ra nhiều nơi và cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ xảy ra chỉ trong một vài thập kỷ tới. Với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ đến giữa thế kỷ này thôi, nhân loại sẽ đối mặt với sự cạn kiệt năng lượng. Vấn đề đặt ra ở đây là: khi cuộc khủng hoảng diễn ra sẽ tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế và liệu có biện pháp nào có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch vốn đang được con người sử dụng rộng rãi trong hầu hết hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị? Đối mặt với nguy cơ cạn kiệt năng lượng, để bảo đảm cho sự tồn vong và phát triển của đất nước mình, một số quốc gia sẽ có chính sách như thế nào để có thể đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước mình? Và những chính sách đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế ? Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng phần nào những câu hỏi đã được đặt ra. 4 I. Khủng hoảng năng lượng là gì? Khủng hoảng năng lượng xảy ra khi giá năng lượng bị đẩy lên cao đến đỉnh. Vậy nguyên nhân nào làm tăng giá năng lượng? Thứ nhất, do nguồn cung ứng năng lượng bị thắt chặt không đủ đáp ứng nhu cầu, hoặc do lượng nhu cầu sử dụng năng lượng tăng đến một mức mà sự cung cấp năng lượng hiện tại không đủ đáp ứng, đẩy giá năng lượng tăng cao và tăng nhanh làm mất ổn định trong kinh tế, chính trị và xã hội thì dẫn đến khủng hoảng thiếu năng lượng. Ví dụ như các cuộc khủng hoảng những năm 1973, 1979 là do nguồn cung ứng bị thắt chặt, khủng hoảng từ năm 2004 trở lại đây là do nhu cầu về dầu mỏ tăng mạnh từ các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng này tới các mặt của xã hội là rất nghiêm trọng và rộng lớn bởi vì nó toàn xảy ra ở các điểm trọng yếu về dầu lửa trên thế giới, đặc biệt là vùng Trung Đông và vùng Vịnh, nơi có trữ lượng khai thác dầu lửa lớn nhất thế giới. Do vậy, tác động của nó luôn là tác động tới toàn cầu. Thứ hai, do các nhà tư bản và các nền kinh tế dư thừa ngoại tệ đầu cơ vào lĩnh vực năng lượng, khiến cho giá dầu bị đẩy lên cao, đó cũng là một nguyên nhân tạo nên khủng hoảng năng lượng. Thêm một nguyên nhân khiến cho năng lượng bị khủng hoảng là do những bất ổn về tình hình an ninh – chính trị ở các khu vực cung cấp năng lượng chủ yếu. Ví dụ ở khu vực Trung Đông là nơi cung cấp dầu lửa lớn và chủ yếu cho các nước trên thế giới, nhưng do những bất ổn về an ninh – chính trị, đặc biệt là những mâu thuẫn hiềm khích lịch sử giữa các nước, hoặc do tranh giành lợi ích làm gián đoạn cung cấp dầu mỏ dẫn đến nguồn cung bị giảm, giá dầu từ đó bị đẩy lên cao. Và một yếu tố nữa mà hiện nay nó đang tác động tới tất cả các lĩnh vực của xã hội và cũng đang là vấn đề toàn cầu lớn, đó là vấn đề thay đổi thời tiết. Trong những năm gần đây, nhiều cơn bão nhiệt đới hoành hành tại một số khu vực tập trung các giếng dầu lớn, tác động nghiêm trọng đến năng lực sản xuất và cung ứng dầu. Dàn khoan lớn ở Mêhicô bị bão phá hỏng nặng, một số giếng dầu ở Biển Bắc phải đóng cửa do thời tiết xấu… Tuy nhiên đó là những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thiếu năng lượng, vậy có khi nào năng lượng bị thừa hay không? Như chúng ta đã biết, trong những năm của thập kỷ 80, thế giới có một giai đoạn bình ổn về giá dầu, lượng dầu tiêu thụ giảm đi và nguồn cung ứng phải cắt giảm, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề nay là do các nước đã áp dụng hiệu quả chính sách an ninh năng lượng mới, sự thay đổi mô hình phát triển kinh tế và kết cấu: phát triển dựa vào thị trường giảm sự can thiệp của nhà nước, xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng…; 5 sự mở rộng khả năng sản xuát dầu khí và toàn cầu hóa thị trường năng lượng. Người ta còn gọi đây là giai đoạn thừa thãi dầu lửa, tuy nhiên không vì thế mà đây được cho là một cuộc khủng hoảng thừa năng lượng. Năng lượng là yếu tố cần thiết cơ bản cho sự sống, thiếu năng lượng, sự sống sẽ bị đe dọa, đặc biệt là năng lượng công nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện nay. Do vậy, khủng hoảng năng lượng được cho là một trong các vấn đề toàn cầu mà nhân loại cần quan tâm. Từ khi con người biết khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí đốt là những nguồn năng lượng khó tái tạo và có hạn, thì đã có nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra, trong đó hầu hết là những cuộc khủng hoảng về dầu lửa trong các năm 1973-1974, 1979, và có nhiều bíến động phức tạp khác của tình hình dầu lửa thế giới từ những năm 1980 cho tới nay. Các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1970 xảy ra đều do nguyên nhân chủ yếu là sự thắt chặt nguồn cung ứng dầu lửa từ các nước xuất khẩu dầu lửa trong và ngoài tổ chức OPEC, bắt nguồn từ những xung đột ở vùng trọng điểm khai thác dầu thế giới là Trung Đông và sự mất giá của đồng tiền USD. II. Khủng hoảng năng lượng là vấn đề toàn cầu 1. Khủng hoảng năng lượng lần 1 Cuộc khủng hoảng dầu lửa lần I từ 17/10/1973 đến 13/3/1974: Các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, đã thực hiện cấm vận dầu lửa với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria vào những năm 1973-1974. Trước đó, vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods, hệ thống quy định chung giữa các cường quốc, trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào đôla với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng đôla, đây là tiền đề cho cuộc khủng hoảng. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá, và tăng lạm phát. Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8/1971 Tổng thống Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và lương thực cần dùng. “Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,011 USD/thùng lên tới 11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Đồng thời, các thành viên OPEC cũng quyết định giảm năng 6 xuất khai thác vì họ muốn đẩy giá dầu lên cao, đem lại lợi nhuận cho họ, điều này làm cho cuộc khủng hoảng dầu lửa thêm trầm trọng. Tác động của cuộc khủng hoảng tới quan hệ quốc tế: Việc cấm vận dầu lửa đã có hiệu quả tức thì đối với kinh tế, chính trị cũng như ngoại giao của các nước. Các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu vì muốn được bảo đảm cung ứng dầu lửa, đã tuyên bố đòi phải “thực hiện nền hòa bình lâu dài, công bằng ở Trung Đông”, đồng thời nêu ra vấn đề “ Israel phải suy nghĩ tới quyền lợi hợp pháp của người Palestin”. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới việc triệu tập hội nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 6 để thảo luận về vấn đề nguyên liệu và phát triển, và bắt đầu bàn về những vấn đề cải cách trật tự kinh tế chính trị quốc tế. Mặc dù cấm vận dầu lửa chỉ trong có vài tháng, song nó đã gây nên những ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị kinh tế thế giới đương đại, đã làm biến đổi rất lớn đến tiến trình phát triển kinh tế thế giới1. Các nước tư bản chủ nghĩa đã chú trọng vào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật để phát triển công nghệ, cải cách cơ cấu kinh tế cho thích nghi về chính trị - xã hội để thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ hơn. Chính sách chiến tranh lạnh của Chính phủ Nixon cũng đã phải chịu một đòn mạnh Ngay sau vụ cấm vận dầu lửa, những chính sách này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc và Liên Xô (cũ), nhưng những thách thức ngầm cho bá quyền Mỹ đến từ các nước thế giới thứ 3 lại trở nên rõ ràng hơn. Quyền lực của Hoa Kỳ đang bị đe dọa thậm chí cả ở Mỹ Latin khi cuộc cách mạng của Cuba và sự trỗi dậy của các Đảng cộng sản tại châu Mỹ Latin đã đưa cuộc chiến tranh lạnh tới Tây bán cầu. Hoa Kỳ ra sức hậu thuẫn các lực lượng chống cộng tại Chilê vì muốn ngăn cản một Cuba nữa tại khu vực này. Thêm nữa, Tây Âu và Nhật Bản đã bắt đầu quay hướng chính sách từ thân Israel sang thân Arập hơn2. Sự thay đổi này đã làm căng thẳng hơn nữa khối liên minh phía Tây, đối với Mỹ, nước mà chỉ nhập khẩu 12% tổng lượng dầu của họ từ Trung Đông (so sánh với 80% của các nước châu Âu và hơn 90% của Nhật Bản), thì Mỹ vẫn duy trì cam kết ngầm sự ủng hộ của mình với Israel. 2. Khủng hoảng năng lượng lần 2 Cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai xảy ra Ngay sau khi cuộc cách mạng của người Iran nổ ra. Sau những kháng cự, Vua của Iran đã chạy trốn khỏi nước này vào năm 1979 và để cho Ayatollah Khomeini nắm quyền. Hậu quả là các cơ sở sản xuất, khai thác dầu ở Iran bị phá hủy. Chế độ mới của Iran bắt đầu xuất khẩu dầu lại, nhưng có nhiều tranh cãi bất đồng nên chỉ xuất với lượng nhỏ, điều này đã đẩy giá dầu lên cao. Ả rập Saudi và các nước OPEC khác, dưới nhiệm kỳ của Tiến sĩ Mana Alotaiba, đã tăng sản lượng lên 4% để bù đắp lại sự giảm sút và tất cả những thiếu hụt sản phẩm3. Tiếp 1 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Chương 8: Tài nguyên dầu lửa-biểu tượng của sự sung túc và viễn cảnh thiếu hụt, tr 425, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 2 America, Russia, and the Cold War, 1945-1975, p. 280, Walter LaFeber, Wiley, 1975. Far Eastern Economic Review, v.84, Apr-Jun 1974, p. 8 , Review Publishing, 1974. The New Tensions in Japan, Martin Collick, Richard Storry, p. 16, Institute for the Study of Conflict, 1974. 3 "Oil Squeeze". Time magazine. 1979-02-05. 7 sau là cuộc xâm lấn của Iraq vào Iran năm 1980 đã làm việc sản xuất dầu ở cả Iran và Iraq bị hoàn toàn đình trệ, không có dầu để cung cấp cho thế giới. Do đó giá dầu đã tăng lên mức kỷ lục 45 – 50USD/thùng. Cuộc khủng hoảng này đã mang lại lợi nhuận cho các nước thành viên khác trong OPEC, được ghi nhận là những lợi nhuận kỷ lục. Cho tới đầu những năm 1980, giá dầu thế giới giảm xuống từ 35 USD/thùng xuống còn 27 USD/thùng vào năm 1986 và xuống tới 10 USD/thùng. Lý giải cho sự việc này là kết quả từ việc hoạt động kinh tế chậm lại của các nước công nghiệp do 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và 1979, và là kết quả của việc thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng do giá dầu lên cao4. Ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, lượng tiêu thụ dầu đã giảm xuống 13% từ năm 1979 tới 1981, “ phần nào đó do sự phản ứng với những lần tăng giá dầu rất lớn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nước xuất khẩu khác” mà xu hướng giảm tiêu thụ này bắt đầu trong suốt những lần tăng giá năm 1973 5. 3. Thực trạng sử dụng năng lượng dầu mỏ trên thế giới a. Tình hình chung Mỗi khi nhắc tới khủng hoảng năng lượng, người ta thường nhắc tới khủng hoảng dầu mỏ. Tại sao điều đó lại tồn tại trong suy nghĩ của mỗi chúng ta? Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất rõ, bởi điều đó gắn liền với nhu cầu và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính chúng ta. Điều mà mọi người ai cũng thấy đó là các nước trên thế giới, dù là nước lớn hay nước nhỏ đều cần đến nguồn nhiên liệu dầu mỏ. Vì đây không chỉ là nguồn nhiên liệu có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có địa vị chiến lược quan trọng cho sự tồn tại của mỗi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới mức sản xuất cao nhất khoảng 82 triệu thùng/ngày, đến nay mức khai thác đang tiến đến ngừng sản xuất và bắt đầu giảm sút do một số tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới đã và có nguy cơ phá sản như một số tập đoàn Exxon Mobil, Valero Energy,…Tập đoàn năng lượng lớn thứ 3 thế giới BP đã đóng cửa hoàn toàn các dàn khoan. Theo báo cáo ngày 22/10/2007, của Văn Phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh(EWG), sản lượng dầu mỏ thế giới đã lên đỉnh sản xuất vào năm 2006, trong khi đó năm 2007 nhu cầu tiêu thụ đã có thể xác định là 86,1 triệu thùng/ngày, sang năm 2008 là 88 triệu thùng/ngày, năm 2012 là 95,8 triệu thùng/ngày và đến năm 2025, nhu cầu thế giới sẽ tăng lên tới 118 triệu thùng/ ngày6. Với mức tiêu thụ như hiện nay của thế 4 "Oil Glut, Price Cuts: How Long Will They Last?". Volume: 89, Issue: 7, Page: 44 . US News & World Report 5 C. C. Garvin Jr. (November 9, 1981). The oil glut in perspective. Annual API Issue; Pg. 151. Oil & Gas Journal. 6 8 giới, thì lượng dầu mỏ chỉ đủ dùng cho khoảng 30 năm nữa bởi tổng trữ lượng dầu mỏ trên thế giới có thể khai thác tính đến năm 2006 chỉ có 1.300 tỷ thùng. Sự cần thiết về nhu cầu sử dụng của các quốc gia trên thế giới có thể dẫn đến sự thiếu hụt dầu mỏ trầm trọng, và có nguy cơ đưa cả thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng lần 3. Do nhu cầu tăng quá cao của các nền kinh tế, đã làm cho giá dầu tăng lên đến mức kỷ lục. Đầu năm 2002, giá của một thùng dầu trên thị trường thế giới chỉ ở mức hơn 20 USD, bằng 1/5 so với hiện nay và không có một chuyên gia kinh tế nào có thể dự đoán được giá dầu có thể tăng hơn gấp 5 lần trong 5 năm. Khi nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng cao, thì dầu mỏ sẽ là “tâm điểm của mọi sự thèm muốn”7. Sự thèm muốn của các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh của nước nơi có nguồn năng lượng này, bên cạnh đó cũng gây ra xung đột, bất ổn cho hòa bình ở khu vực và thế giới. Bởi các nước có dầu là nơi gây ra sự chú ý cho các nước khác, đặc biệt là các nước lớn. Họ sẽ dùng mọi thủ đoạn để có được thứ mà họ muốn, thậm chí họ sẵn sàng viện cớ, hay bất cứ lí do gì để đưa lực lượng quân sự của mình vào các nước có dầu, để có thể độc quyền khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này. Các nước có nguồn năng lượng dầu thì thường là những nước nhỏ, những nước đang phát triển không có khả năng tự mình khai thác một cách có hiệu quả các mỏ dầu. Các nước lớn lao vào đầu tư khai thác. Các nước nhỏ, các nước đang phát triển là những nước sản xuất bị bóc lột, tình trạng lệ thuộc vào các công ty xuyên quốc gia ngày một nặng nề hơn, họ không có đủ phương tiện để tính đến những ảnh hưởng trực tiếp sau khi khai thác dầu mỏ như tình trạng môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh,… Có thể nói, sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia dẫn đến tình trạng bất ổn, cung không đủ cầu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cơn khát dầu khiến các quốc gia có các chính sách chủ yếu hướng tới dầu mỏ. b. Chính sách của một số nước trên thế giới về vấn đề dầu mỏ NƯỚC MỸ Đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng, các quốc gia phải tìm cho mình một hướng đi, hay nói đúng hơn là một giải pháp cho nguy cơ có thể bị khủng hoảng của mình. Nói đến nước Mỹ là nói đến sự chi phối của nước này tới mọi mặt của đời sống quốc tế về chính trị, kinh tế và xã hội. Thái độ của Chính phủ Mỹ, chính sách của Mỹ như thế nào trước tình trạng thiếu hụt năng lượng dầu? Tầm quan trọng của dầu lửa với chính sách ngoại giao của Mỹ là điều dễ nhận thấy, Mỹ đã đưa ra rất nhiều chính sách, nhưng câu hỏi được đặt ra là “vì sao thế giới lại không tin chính sách dầu mỏ của Mỹ?”và điều kì lạ là nó ít được thừa nhận công khai. Nó luôn được nấp dưới những cái cớ do Mỹ đưa ra. Chính sách mà Mỹ sử dụng trong hơn nửa thế kỉ nay là lôi kéo và lừa dối8. 7Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa các cuôc phản kháng - hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, HN- 2004, tr 213. 8 9 Hai câu chuyện về Iran và Irac, có thể minh chứng một cách rõ nét về sự lôi kéo và lừa dối này của Mỹ. Câu chuyện thứ nhất bắt đầu với sự nổi lên của nghị sĩ Iran Mohammed Mossadegh. Từ đầu thập kỉ những năm 1950, ông là người kịch kiệt phản đối ưu thế của Anh trong ngành dầu mỏ nước mình. Công ty dầu Anh – Iran kiểm soát toàn bộ các giếng dầu. Hãng này định giá sản xuất, giá bán ra và phần chia cho Tehran. Mossadegh đòi ăn chia 50 – 50 giữa Iran và Công ty dầu Anh – Iran. Người Anh không chấp nhận. Năm 1951, ông thúc đẩy quá trình quốc hữu hoá Công ty dầu Anh - Iran thành công, trở thành Thủ tướng Iran và thành lập Công ty Dầu Quốc gia Iran. Anh và Mỹ tẩy chay dầu Iran, và không một công ty dầu quốc tế nào mua dầu của Iran. Tehran không có hệ thống phân phối năng lượng riêng, cũng không có công nghệ sản xuất cho nên sản xuất dầu với chất lượng không cao, ngay cả khi Mossadegh đe dọa bán dầu với giá bằng một nửa giá thị trường thế giới, việc mua bán cũng diễn ra nhỏ giọt. Tiếp đó là bất ổn trong nội bộ đất nước Iran, người dân đổ ra đường phản đối, vì người ta cho rằng Iran đang trên đường tiến đến chế độ cộng sản, mặc dù Mossadegh chống Liên Xô cũng mạnh như chống Anh. Do cái chết của 300 người tham gia các cuộc bạo loạn trên đường phố, nhân vật này bị thay thế bởi viên tướng đã nghỉ hưu Fazollah Zahedi. Quốc vương thân Mỹ Mohammed Reza Pahlavi về nước, nắm lại Ngai vàng và quyền kiểm soát. Ngay lập tức, các hãng thông tấn đưa tin về một cuộc đảo chính. Theo tờ “Washington Post”, Iran đã được cứu thoát khỏi nguy cơ rơi vào tay cộng sản. Thực ra, trong khi Mossadegh tiến hành quốc hữu hoá công ty dầu Anh - Iran, người Anh đã đưa cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) một kế hoạch lật đổ thủ tướng Iran và giành lại dầu về tay mình. Anh không thể làm việc đó một mình, vì họ đã rời khỏi Iran. Allen Dulles, giám đốc CIA khi đó, và anh trai John Foster Dulles, ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, nhất trí hợp tác. Anh em nhà Dulles giao phó trách nhiệm giám sát dự án kinh doanh bí mật cho Kermit Roosevelt, gián điệp có kinh nghiệm. Trong những tháng sắp xảy ra đảo chính, K.Roosevelt dành phần lớn thời gian ở Tehran, điều phối nỗ lực của các điệp viên CIA và những người Iran có chung quan điểm. CIA có mặt ở khắp mọi nơi, lưu truyền các tin đồn chống chính phủ, chuẩn bị những tài liệu giả về các thoả thuận bí mật giữa Mossadegh và đảng Cộng sản Iran. Điệp viên giả vờ là người cộng sản, đe doạ các giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ. Mossadegh ra đi, tập đoàn dầu khí của Mỹ - BP trở lại các giếng dầu Iran cùng một số thành viên mới, trong đó có 5 công ty của Mỹ, tiền thân của ExxonMobil ngày nay và ChevronTexaco. Trong khi đó, Washington mở quỹ viện trợ mới. Trong 25 năm tiếp theo, hơn 20 tỷ USD trong ngân sách Mỹ chảy vào Iran, trong đó phần lớn là viện trợ quân sự, bán vũ khí có trợ cấp cho lực lượng vũ 10 trang và SAVAK, cảnh sát mật của hoàng gia. Còn các công ty Mỹ sẽ khai thác 2 tỷ thùng dầu từ các giếng dầu Iran. Cuộc chiến Iraq có liên quan đến rất nhiều vấn đề: vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tái thiết Iraq, dân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố, Israel và khát vọng phô trương sức mạn
Luận văn liên quan