Trên thế giới, nông nghiệp được coi là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu
được trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Do đó sản xuất nông nghiệp không
những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ. Trong quá khứ và hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực
kỳ quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế
được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đó là mục tiêu phấn đấu của
mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Với vai trò quan trọng như trên, mỗi quốc gia trên thế giới có nhiều chính sách
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ các nước đã có sự can thiệp với mức
độ khác nhau tạo nên những thành tựu phát triển trong nông nghiệp, sản xuất ra những
ngành hàng đặc trưng, thế mạnh của mình, điển hình như các nước: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Israel .và ở Việt Nam của chúng ta cũng có nhiều chính sách
khác nhau cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó nghiên cứu chính sách nông
nghiệp trên thế giới là vô cùng cần thiết, có thể rút ra những bài học quí báo cho việc phát
triển nông nghiệp Việt Nam một cách toàn diện, sánh vai cùng với các nước phát triển
trên thế giới.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP ĐIỂN
HÌNH TRÊN THẾ GIỚI
Chương 1: Phần mở đầu
Trên thế giới, nông nghiệp được coi là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu
được trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Do đó sản xuất nông nghiệp không
những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ. Trong quá khứ và hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực
kỳ quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế
được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đó là mục tiêu phấn đấu của
mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Với vai trò quan trọng như trên, mỗi quốc gia trên thế giới có nhiều chính sách
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ các nước đã có sự can thiệp với mức
độ khác nhau tạo nên những thành tựu phát triển trong nông nghiệp, sản xuất ra những
ngành hàng đặc trưng, thế mạnh của mình, điển hình như các nước: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Israel….và ở Việt Nam của chúng ta cũng có nhiều chính sách
khác nhau cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó nghiên cứu chính sách nông
nghiệp trên thế giới là vô cùng cần thiết, có thể rút ra những bài học quí báo cho việc phát
triển nông nghiệp Việt Nam một cách toàn diện, sánh vai cùng với các nước phát triển
trên thế giới.
2
Chương 2: Nội dung
2.1 Quá trình phát triển nông nghiệp trên thế giới:
2.1.1 Xét theo trình độ sản xuất hàng hoá:
- Nông nghiệp tự nhiên: Đặc trưng của nông nghiệp tự nhiên là thu nhặt những sản
phẩm có sẵn từ thiên nhiên (săn bắt, hái lượm,….). Khi chưa tạo ra được sản phẩm cho
cuộc sống nhưng với bản năng sinh vật, con người thời nguyên thủy có thể tìm kiếm
những sản phẩm có sẵn từ thiên nhiên. Đã có nhiều người chết, do ăn nhằm những củ quả
độc trong quá trình đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên. Chế độ phân phối cộng sản nguyên
thủy đã bảo đảm cho loài người tồn tại.
- Nông nghiệp tự cấp tự túc: Khi số sản phẩm kiếm được dư dật, người ta nghĩ đến
cất trữ, để giành và nhân giống cây trồng vật nuôi…. Nông nghiệp tự sản tự tiêu thể hiện
sự chủ động hơn của con người đối với cuộc sống. Kỹ thuật canh tác phong phú hơn,
nhiều loại cây trồng, vật nuôi xuất hiện trong các gia đình nông dân. Mục đích của nền
sản xuất tự cấp tự túc là tạo ra những sản phẩm cần cho cuộc sống gia đình, đặc biêt là
lương thực, thực phẩm…….Theo đó là sự xuất hiện tình trạng sản xuất manh mún và tâm
lý tư hữu của người tiểu nông. Các phương tiện sử dụng trong sản xuất mang tính thủ
công nên sản xuất tạo ra có phẩm cấp lẫn lộn và thường là sản phẩm cấp thấp.
- Nông nghiệp sản xuất hàng hóa nhỏ: Do năng suất lao động ngày một tăng, sản
phẩm dư thừa ngày càng nhiều, tính đa dạng trong tiêu dùng ngày càng phát triển …. Từ
đây xuất hiện sự trao đổi hàng hóa nhỏ ( quy mô trao đổi nhỏ, phạm vi trao đổi hẹp,
chủng loại sản phẩm trao đổi đơn điệu, phương thức trao đổi giản đơn…)
- Nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn: Sản xuất hàng hóa rất phát triển, phạm vi mở
rộng, khối lượng sản phẩm trao đổi lớn, quan hệ kinh tế đan xen ngày càng phức tạp, tính
chất hàng hóa của sản phẩm rất cao (ngay cả đối với sản phẩm nông nghiệp)….
2.1.2 Các giai đoạn phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại
Các giai đoạn phát triển được đặt trưng bởi hệ thống công cụ, động lực, kỹ thuật canh
tác, quy mô sản xuất, năng suất lao động, thu nhập của người lao động…..và được minh
họa theo sơ đồ sau:
3
1 2 3 4 5 6 7
Điểm xuất phát ban đầu có thể xem là tương đương với nền nông nghiệp hàng hóa
nhỏ.
- Giai đoạn 1: tương ứng với những năm 1930 – 1940.
- Giai đọan 2: tương ứng với những năm 1940 – 1950.
- Giai đọan 3: tương ứng với những năm 1950 – 1960.
- Giai đọan 4: tương ứng với những năm 1960 – 1970.
- Giai đọan 5: tương ứng với những năm 1970 – 1980.
- Giai đọan 6: tương ứng với những năm 1980 – 1990.
- Giai đọan 7: tương ứng với những năm 1990 – 2000.
- Sau năm 2000….
Cuối mỗi một giai đoạn thường xuất hiện những mầm mống của giai đoạn sau kề nó.
Vì vậy thường có sự đan xen về một điểm giống nhau ở thời kỳ cuối của giai đoạn trước
và thời kỳ đầu của giai đoạn sau kề nó.
4
Các đặc trưng phát triển chủ yếu của một nền nông nghiệp hiện đại
TT Tên giai đoạn Công cụ Động lực Quy mô NSLĐ
Thấp
1 Sản xuất thủ công Thủ công Sức kéo xúc vật Nhỏ
Thấp
2 Công cụ cải tiến Cải tiến Sức kéo xúc vật Nhỏ
Thấp
3 Cơ khí hóa đơn giản Đơn liền Cơ khí nhỏ Nhỏ
Thấp
4 Cơ khí hóa trung gian Đơn rời Cơ khí nhỏ Nhỏ
Tương Tương
5 Cơ khí hóa trung gian Đơn rời Cơ khí lớn
đối lớn đối cao
Máy và vật Cơ khí lớn
6 Cơ giới hóa tổng hợp Lớn Cao
tư kỹ thuật + điện
Máy, vật Cơ khí lớn +
7 Hiện đại hóa tư kỹ thuật, Điện và các năng Lớn Rất cao
computer lượng khác
2.2. Đặc điểm phát triển nông nghiệp thế giới:
2.2.1 Đặc điểm phát triển nông nghiệp của các nước phát triển:
- Đặc điểm chung: Các nước phát triển đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với hệ
thống thị trường được hình thành từ lâu, tương đối ổn định và rộng khắp. Các nước phát
triển đều tiến hành phát triển kinh tế trên cơ sở vật chất kỹ thuật đồ sộ với những trang
thiết bị to lớn và tối tân…Nhờ vậy lượng sản phẩm sản xuất ra rất nhiều, chất lượng sản
phẩm cao, chi phí sản xuất thấp…., tức là các sản phẩm đều thuộc loại cạnh tranh “có
hạn” trên thế giới. Sản phẩm tiêu dùng ở những nước phát triển thuộc loại sản phẩm cao
cấp và phần lớn nông sản được chế biến trước khi bán cho người tiêu dùng.
- Đặc điểm trong nông nghiệp:
Bản thân nông nghiệp là một ngành kinh tế thấp và chịu nhiều rủi ro nên trong thời
kỳ quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp bị xem nhẹ vì các nguồn lực kinh tế phải tập
trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, ngành nông nghiệp trở nên lạc hậu so với
5
công nghiệp. Đặc điểm này có thể thấy hầu hết ở các nước đang phát triển. Hậu quả là gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân về mặt kinh tế và cả về mặt xã hội.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng một nền nông nghiệp lớn mạnh, việc cải tạo trở nên
đơn giản hơn, trước hết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, giao
thông nông thôn, điện và hệ thống thông tin liên lạc. Trong quá trình đó, lao động nông
thôn được thu hút sang lĩnh vực phi nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển
dịch mạnh mẽ, thu nhập từ phi nông nghiệp tăng dần và tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp
ngày càng nhỏ. Nông nghiệp còn được hỗ trợ to lớn từ Nhà nước về giá và các hỗ trợ
khác.
Tuy nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng đó lại là nền nông
nghiệp thâm canh ở trình độ cao, sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh lớn.
Nông nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, trình độ kỹ thuật tiên
tiến, các quy trình kỹ thuật được tôn trọng nghiêm ngặt bởi tính công nghiệp hóa cao của
nó.
Phát triển nông nghiệp theo kiểu công nghiệp, liên kết chặt chẽ với nhau ở tất cả
các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ là đặc trưng của nông nghiệp ở các nước phát triển.
Nông nghiệp ở các nước phát triển mang tính hàng hóa cao, sản xuất chủ yếu được làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Từ đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đặt ra ngay từ khi bắt đầu
sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Sự hỗ trợ về công nghệ cao của công nghiệp và tính hợp
lý trong bố trí tiêu thụ sản phẩm sẽ rất hiệu nghiệm đối với nông nghiệp.
Với mức sống cao, sức mua trong nước lớn và khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị
trường trong nước rất lớn, trong khi đó sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của các nước
phát triển là sản phẩm tinh, có sức cạnh tranh cao.
2.2.2. Đặc điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp của các nước
đang phát triển:
2.2.2.1. Đặc điểm:
* Đặc điểm chung:
Các nước đang phát triển tiến hành công cuộc công nghiệp hóa đất nước với cơ sở
vật chất kỹ thuật nghèo nàn, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, thủ công là chính… Vì vậy kết quả
sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định, rất phụ thuộc vào điều kiện tự
6
nhiên. Những nước này thường có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú,
nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa giải phóng được khỏi nông nghiệp nên sức sản xuất
non kém, thu nhập thấp và đời sống nhân dân còn rất khó khăn. Trước đây, hầu hết các
nước đang phát triển là thuộc địa thực dân kiểu cũ với nền kinh tế phụ thuộc vào chính
quốc và bị vơ vét, bốc lột nặng nề, đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên và nhân công rẻ mạt.
Những năm gần đây, giữa những nước này đã có sự phân hóa thành các nhóm
nước sau:
- Nhóm các nước NICs với tốc độ phát triển nhanh, kinh tế thường được tập trung
vào các ngành mũi nhọn như điện tử, thương mại, trong khi đó nông nghiệp bị xem nhẹ.
Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NICs) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường
là hướng về xuất khẩu).
Bảng sau liệt kê danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các nước NIC
theo châu lục địa lý
GDP GDP trên đầu
Châu lục Tên nước HDI (2004)
(Tỷ USD) người (USD)
Châu Phi Nam Phi 240.152 5.106 0,653(Trung bình)
Bắc Mỹ Mexico 768.438 7.298 0,821(cao)
Nam Mỹ Brasil 794.089 4.320 0,807(cao)
Bahrain 12.995 18.403 0,859(cao)
Trung Quốc 2.228.862 1.709 0,768 (Trung bình)
Ấn Độ 785.468 705 0,611(Trung bình)
Kuwait 74.658 26.020 0,871(cao)
Malaysia 130.143 5.042 0,805(cao)
Châu Á
Oman 24.284 12.664 0,810(cao)
Philippines 98.306 1.168 0,763(Trung bình)
Qatar 28.451 43.110 0,844(cao)
Ả Rập Saudi 309778 13.410 0,777(Trung bình)
Thái Lan 176.602 2.659 0,784(Trung bình)
U.A.E 104.204 27.700 0,839(cao)
Châu Âu Thỗ Nhĩ Kỳ 363.300 5.062 0,757(Trung bình)
7
- Nhóm nước kém phát triển ( khoảng 40 nước) với trình độ sản xuất vô cùng thấp
kém (Nông nghiệp quảng canh), nạn đói xảy ra triền miên… Rất nhiều vấn đề kinh tế - xã
hội nổi cộm ở những nước này buộc phải có sự quan tâm của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Nhóm những nước còn lại đã giải quyết được an ninh lương thực, vượt qua đói
kém, đang từng bước thực hiện có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế, dần dần vươn lên giành vị
trí nhất định trong cộng đồng kinh tế nhân loại.
* Đặc điểm trong nông nghiệp:
- Ở các nước đang phát triển, dân cư tập trung phần lớn ở nông thôn và nông
nghiệp là nguồn sống chính của người dân nông thôn. Sự phát triển yếu ớt của công
nghiệp đã không cho phép các nước này có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề kinh tế
- xã hội nan giải như đời sống thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, dân số tăng nhanh… Trong
nông nghiệp, người dân quan tâm trước hết là sản xuất lương thực (sản xuất lương thực
mang tính độc canh). Loanh quanh giải quyết vấn đề lương thực làm cho các nước đang
phát triển rơi vào tình trạng lẩn quẩn vì các nguồn lực thường phải tập trung cho những
ngành kém hiệu quả. Trình độ khai thác nguồn lực kém dẫn đến sử dụng không hợp lý,
các nguồn lực bị lãng phí.
- Sức sản xuất của các nước đang phát triển thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo
nàn, lao động thủ công là chủ yếu, nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, kết quả sản xuất
bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập thấp, đói kém thường xuyên xảy ra.
- Sản xuất nặng nề về tự sản tự tiêu, trình độ chuyên môn hóa thấp, quy mô sản
xuất nhỏ, tổ chức sản xuất phân tán… là điểm nổi bật về trình độ sản xuất hàng hóa nông
nghiệp các nước đang phát triển.
- Không ổn định trong quy hoạch (tầm vĩ mô) và lúng túng trong việc xác định
phương hướng sản xuất ở các vùng, các địa phương, các cơ sở sản xuất là điều thường
thấy ở các nước đang phát triển.
- Các nước đang phát triển là thị trường nhập khẩu và là nơi xuất khẩu sản phẩm
thô.
2.2.2.2. Mục Tiêu:
- An ninh lương thực:
8
Giải quyết đói nghèo là mục tiêu to lớn trước mắt và lâu dài cần tập trung giải
quyết ở các nước đang phát triển. Tùy điều kiện từng nước sẽ có các con đường giải
quyết khác nhau nhưng rõ ràng về mặt kỹ thuật không thể phát triển lương thực theo lối
quảng canh và về mặt thể chế cần phát huy vai trò chủ động của kinh tế hộ.
An ninh lương thực thể hiện ở tính chủ động, sẵn sàn cung ứng lương thực trong
mọi điều kiện và tính tiếp cận cao của người tiêu dùng với mọi biến động về giá lương
thực. Từ một khía cạnh khác, an ninh lương thực còn cần được thỏa mãn về các yêu cầu
về an toàn thực phẩm.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, giải quyết lương thực cực kỳ khó khăn. Trước
đây, dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến, những nạn đói kinh niên, đói giáp hạt
thường xảy ra trên diện rộng, đặc biệt nạn đói năm 1945 đã làm chết 2 triệu người. Sau
này, chúng ta đã có nhiều chủ trương tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực. Tuy
nhiên, mãi đến năm 1987, Việt Nam vẫn còn phải nhập gần 1 triệu tấn lương thực. Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị (15/04/1988) về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông
nghiệp đã thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho kinh tế hộ. Điều kỳ
diệu đã xảy ra, Việt Nam đã giải quyết được vấn đề lương thực, đủ lương thực cho tiêu
dùng trong nước, dự trữ và có lương thực xuất khẩu, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn chủ động giải quyết tốt vấn đề lương thực, lượng gạo
xuất khẩu tăng đều qua các năm.
- Phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh: Các nước đang phát triển đang “sống
trên đống của” với lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất hàng đặc sản (dầu
khí, khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm biển, rừng…. Những sản
phẩm này mang lại tích lũy hay được trao đổi lấy ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy quan tâm
khai thác sản xuất những sản phẩm này là mục tiêu góp phần làm cho “dân giàu, nước
mạnh”…
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, khai thác các thế
mạnh đó đang là nhiệm vụ đặt ra cho các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương.
- Gọi vốn: Để thực hiện công nghiệp hóa đất nước, cần một lượng vốn đầu tư lớn.
Với tình trạng sản xuất thấp kém trong nước, tích lũy từ nông nghiệp thật không đáng kể.
Muốn cho nền kinh tế cất cánh, các nước đang phát triển cần phải gọi vốn từ các tổ chức
9
tài chính quốc tế và các nước phát triển. Đây là mục tiêu không kém phần quan trọng nếu
không muốn kéo dài tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
2.2.2.3.Giải pháp phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển:
- Xác định chiến lược phát triển kinh tế:
Đây là giải pháp trước tiên giúp định hình mô hình phát triển kinh tế lâu dài của
đất nước được coi như sự lựa chọn cơ bản chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế sau này.
Nội dung chiến lược bao gồm cả việc định ra các mục tiêu lâu dài và các giải pháp chủ
yếu để phát triển kinh tế. Theo đó là một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và
ngắn hạn nhằm từng bước thực hiện chiến lược đã nêu ra. Nếu không có chiến lược sẽ
không có định hướng và từ đó gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết nhiều vấn đề
nảy sinh chồng chéo hoặc mâu thuẫn nhau.
- Quy hoạch:
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế cần tiến hành quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nhiệm vụ phát triển cụ thể đối với từng ngành, vùng,
lĩnh vực kinh tế… Các địa phương sẽ căn cứ vào quy hoạch của trung ương để tiến hành
quy hoạch cụ thể trong phạm vi của mình. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào
quy hoạch chung để tiến hành quy hoạch cụ thể nhiệm vụ phát triển kinh tế của mình.
Làm như vậy sẽ không xảy ra mâu thuẫn giữa toàn cục và cục bộ, tránh được lãng phí
trong đầu tư do phải làm đi làm lại, từ đó có thể xây dựng được mối quan hệ liên kết giữa
trung ương và địa phương, giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp…
- Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng:
Xuất phát từ vai trò của cơ sở hạ tầng trong sản xuất, xuất phát từ điều kiện tài
chính cụ thể cần từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng theo hướng ưu tiên cho sản xuất và
những vấn đề bức xúc, những vấn đề thiết thực của sản xuất và đời sống. Việc xây dựng
cơ sở hạ tầng cần được tiến hành theo quy hoạch, thiết kế, bảo đảm chất lượng thi công…
- Khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới:
Phát triển nông nghiệp theo đường lối thâm canh, lựa chọn và áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới phù hợp là phương châm đúng đắn đối với các nước đang phát triển.
- Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp:
10
Cơ chế quản lý lạc hậu lỗi thời kìm hãm, tạo nên sức ỳ, cản trở sự phát triển kinh
tế. Cơ chế quản lý mới tiến bộ sẽ khơi dậy các tiềm năng phát triển kinh tế, phát huy các
nội lực, phát triển được các quan hệ liên kết mới, từ đó nâng cao sức sản xuất trong quá
trình phát triển kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý cần được thực hiện đồng bộ trong tất cả
các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp, các trang trại, các hộ
nông dân…
- Giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường:
Trên thực tế có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vốn có cần giải quyết, rất nhiều
vấn đề mới nảy sinh. Quan tâm đến các vấn đề này có nghĩa là đã ngăn chặn được các yếu
tố xã hội tiêu cực ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển. Giữ gìn truyền thống, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi
trường…là biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp
nông thôn.
- Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực:
Dân trí yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thành công của các hoạt động mang tính
cộng đồng. Trình độ dân trí thể hiện ở trình độ học vấn, am hiểu về chính sách của chính
phủ và các vấn đề xã hội khác…, từ đó có thái độ ứng xử tiến bộ, hợp với yêu cầu quy
luật phát triển.
2.3. Một số chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới
2.3.1. Các chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp:
2.3.1.1. Chính sách đất đai:
- Mục tiêu của chính sách đất đai: nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản
xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn cần tập trung đất nông
nghiệp về tay những người sản xuất giỏi để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một
đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
- Chính sách đất đai bao gồm: chính sách cải cách ruộng đất và tập trung ruộng đất,
chính sách hạn điền, chính sách chuyển quyền sử dụng đất (thừa kế, mua bán, thuê đất…),
chính sách về giá đất và thuê sử dụng đất, chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chính sách
về thời hạn sử dụng đất.
11
- Đối tượng của chính sách đất đai: là những người sở hữu và sử dụng đất nông
nghiệp.
- Chính sách đất đai ở một số nước:
Thành công về chính sách cải cách ở Nhật bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài loan… đã
duy trì được mức phát triển nông nghiệp cao và ổn định trong nhiều năm. Một số nước
chưa đạt được mục tiêu chính sách ruộng đất như Philippin, Ấn Độ….thì gặp khó khăn
trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng Chính
phủ quản lý mục đích sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ sử dụng đất nông
nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nông nghiệp), mặt khác Nhà nước phát triển công
nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi mức hạn điền từ 3ha/hộ đến
30 ha/hộ.
+ Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh
toán địa tô bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung thực hiện chuyển
quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha(đối với vùng ít ruộ