Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát. Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng
đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn
các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn
là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các
nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu
kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-+
MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ : 3
Khái niệm: 3
Các Mục Tiêu : 3
Vị trí CSTT : 3
Các công cụ: 3
Nguyên tắc thực hiện: 3
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP: 4
Hoạt động thị trường mở: 4
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: 4
Đánh giá: 4
Hạn chế: 5
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: 6
Bối cảnh hội nhập: 6
Cơ hội và thách thức: 7
Chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: 9
Kết quả: 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HOÁ : 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát... Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng
đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn
các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn
là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các
nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu
kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Vì kiến thức có giới hạn nên chúng tôi chỉ xin trình bày đề tài “Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” một cách khái quát nhất.
Cuối cùng nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Trần Thị Bích Dung đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót khi làm tiểu luận, chúng tôi mong được sự góp ý chân thành từ phía cô và các bạn để lần sau hoàn thành tốt hơn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn!
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ :
Khái niệm:
CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm thực hiện các mục tiêu vĩ mô.
Các Mục Tiêu :
Ổn định giá trị đồng tiền.
sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.
Tạo công ăn việc làm: CSTT có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất, kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế .
Vị trí CSTT :
CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Các công cụ:
Mua bán chứng khoán của chính phủ: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi).
Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc: khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm( tăng) số nhân tiền tệ, do đó làm khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm),từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).
Thay đổi lãi suất chiết khấu: khi NHTW tăng( giảm) lãi suất chiết khấu -> giảm ( tăng) lượng tiền mạnh do một lượng tiền mạnh bị rút khỏi lưu thông.
Nguyên tắc thực hiện:
Khi nền kinh tế suy thoái Y<Yp :áp dụng CSTT mở rộng.
mua chứng khoán
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
giảm lãi suất chiết khấu.
Khi nền kinh tế lạm phát cao Y>Yp: áp dụng CSTT thắt chặt.
bán chứng khoán
tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
tăng lãi suất chiết khấu.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP:
Hoạt động thị trường mở:
Tìm được con đường đi riêng cho mình và tính ưu việt của nó đã phát huy tác dụng ở một múc độ nhất định (đã giúp cho các ngân hàng thương mại được chủ động hơn trong việc điều chỉnh lượng vốn khả dụng của mình, qua đó ngân hàng nhà nước phần nào đã thực hiện được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia).
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
Đối tượng áp dụng được mở rộng thêm (Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ để tạo tín hiệu hạn chế việc các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi USD để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong nước. ngày 1/12/2000 ngân hàng nhà nước nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 12%
Đánh giá:
Việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ cho thấy Việt Nam từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế.
Nhất quán quan điểm cơ bản: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền có hiệu quả hơn.
Góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ.
Góp phần tăng trưởng kinh tế.
Hạn chế:
Việc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng chưa nghiêm, tiềm ẩn các nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán. Mặt khác đối tượng phải áp dụng quy chế dự trữ bắt buộc còn chưa đầy đủ, các đối tượng áp dụng thì mức độ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn khác nhau – có nhiều yếu tố hợp lý. Như vậy ngân hàng nhà nước vẫn chưa thực sự tạo ra được một “sân chơi bình đẳng” đối với các tổ chức tín dụng.
Tác dụng của công cụ tỉ lệ dự trữ bắt buộc này còn hạn chế, chưa biểu hiện rõ nét, giai đoạn này, cùng với lãi suất thị trường, lãi suất tái cấp vốn, chúng ta đã liên tục hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa thúc đẩy nền kinh tế phát triển rõ rệt, kết quả biểu hiện còn khá khiêm tốn.
Trong điều hành chính sách chiết khấu dường như ta chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “cửa sổ chiết khấu” của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại.
Công cụ thị trường mở chưa thực sự trở thành một công cụ điều tiết linh hoạt, chủ yếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam mặc dù theo lý thuyết thì vai trò của nó rất lớn.
Đòi hỏi phải có những định hướng cơ bản và các giải pháp cụ thể để có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả ở Việt Nam.
Trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, chính sách chu chuyển vốn của Việt Nam đã thông thoáng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Các quy định quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp, chủ yếu là các quy định về lĩnh vực cấm, điều kiện để đảm bảo thu hút vốn đầu tư trực tiếp đúng định hướng phát triển các ngành kinh tế. Luồng vốn đầu tư gián tiếp vẫn còn chịu các quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của phía nước ngoài, thể hiện sự thận trọng trong việc mở cửa dòng vốn này, nhưng quy định hạn chế một năm các nhà đầu tư nước ngoài mới được chuyển lợi nhuận về nước đã được dỡ bỏ. Các dòng vốn đầu tư khác như vay nợ nước ngoài vẫn tuân thủ các quy định về hạn mức và việc đăng ký các khoản vay để tránh việc vay nợ nước ngoài quá mức, vượt tầm kiềm soát; các quy định về đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi theo hướng phải cấp phép, đưa ra các quy định về thu chi tài khoản tiền gửi, để đảm bảo tránh hiện tượng đầu cơ tiền tệ, gây rủi ro rút vốn ngắn hạn. Sự thông thoáng hơn của chính sách chu chuyển vốn, cộng với độ mở cửa nền kinh tế lớn hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 150% GDP), khiến cho kinh tế vĩ mô chịu tác động phức tạp của kinh tế thế giới, đặt ra những thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2007 trở lại
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP:
Bối cảnh hội nhập:
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) năm 2007, kinh tế vĩ mô trong nước đã trải qua những thăng trầm do tác động phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu vừa qua.việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài biến động từ năm 2007 đến nay và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ hội và thách thức:
Trong giai đoạn này, quy mô và sự biến động của các luồng vốn gia tăng; cơ cấu vốn nước ngoài biến động, tỷ trọng vốn ngắn hạn có năm tăng cao và biến động nhiều hơn.
Năm 2007, với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối ( năm 2007 đã đạt tới 20 tỷ USD), tổng các luồng vốn nước ngoài (gồm giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài) đã đạt mức đỉnh điểm, tăng gấp 13 lần so với năm 2000 và gấp 4 lần so với năm 2005. Do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn khả dụng toàn cầu giảm, tốc độ vốn chảy vào Việt Nam đã chậm lại trong năm 2008 - 2009 trước khi khôi phục trở lại trong năm 2010. Quy mô của dòng vốn nước ngoài so với nền kinh tế năm 2007 ở mức khoảng 21% GDP, sau đó giảm xuống khoảng 7 - 13% GDP từ năm 2008 đến nay. Con số này cao hơn nhiều so với mức 4 - 5% GDP trong giai đoạn 2000 - 2004 và khoảng 7% trong giai đoạn 2005 - 2006, phản ánh tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này dựa vào nguồn vốn nước ngoài nhiều hơn giai đoạn trước. Về cơ cấu luồng vốn, vẫn chủ yếu là nguồn vốn dài hạn, nhưng luồng vốn ngắn hạn cũng có năm tăng cao. Chẳng hạn năm 2007, vốn ngắn hạn bao gồm vay nợ nước ngoài ngắn hạn và vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng 42% tổng luồng vốn, cao hơn nhiều so với mức khoảng trên 20% của năm 2005 - 2006 và giảm mạnh xuống mức 12% năm 2008 và khoảng 3% trong năm 2009. Đây có thể nói là sự biến động đột biến, tăng rất cao nhưng cũng giảm rất mạnh.
Tuy nhiên, năm 2007 cũng là năm ảm đạm đối với nền kinh tế Mỹ khi đồng đôla mất giá nghiêm trọng. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã khiến cho nhiều nền kinh tế khác trên thế giới chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Đồng tiền mất giá là ấn tượng đáng nhớ nhất trong năm 2007 và đầu năm 2008.
Cùng với những biến động về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, thu nhập, chuyển tiền một chiều, sự biến động của luồng vốn nước ngoài tạo nên biến động khá lớn đối với tình trạng cán cân thanh toán quốc tế, theo đó tác động mạnh tới cấu phần tài sản có nước ngoài ròng trong tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, tác động tới danh mục tài sản Có và tài sản Nợ của hệ thống các NHTM đặt nhiều thách thức đối với điều hành chính sách tiền tệ.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam biến động mạnh từ năm 2007 trở lại đây. Năm 2007, với sự gia tăng đột biến của luồng vốn nước ngoài, cán cân vốn và tài chính thặng dư ở mức lớn, vượt quá nhu cầu tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thặng dư ở mức trên 10 tỷ USD. Sang năm 2008, thặng dư cán cân thanh toán giảm mạnh, chỉ còn khoảng 473 triệu USD trước khi chuyển sang thâm hụt ở mức trên 8 tỷ USD trong năm 2009. Sự biến động mạnh của thặng dư cán cân thanh toán đã khiến cấu phần tài sản Có nước ngoài ròng (NFA) trong tổng phương tiện thanh toán (M2) có mức tăng trưởng mạnh. M2 năm 2007 tăng khoảng 49%, trong đó NFA đóng góp khoảng 15% nhưng sang năm 2008 chỉ đóng góp 0,44%, năm 2009, sự sụt giảm của NFA tác động làm giảm 7,72% tăng trưởng M2. Luồng vốn luân chuyển với khối lượng nhiều hơn đã có tác động tới hoạt động huy động và cho vay cũng như tác động tới việc quản lý danh mục đầu tư, quản lý danh mục tài sản Nợ, tài sản Có của hệ thống các ngân hàng. Các NHTM huy động được một lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; đồng thời đây là nguồn vốn quan trọng để các NHTM mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế; ngoài nghiệp vụ huy động và cho vay ngoại tệ là những nghiệp vụ truyền thống, nhiều ngân hàng chú trọng đến mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt vào những thời điểm có sự chênh lệch lớn về lãi suất quốc tế và trong nước. Bởi vậy, trong quản lý điều hành chính sách tiền tệ, việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán gặp nhiều khó khăn, cân đối vốn của các NHTM thường xuyên biến động, nhất là khi nền kinh tế còn bị đô la hóa, sự dịch chuyển giữa tài sản nội tệ và ngoại tệ gây bất ổn định thị trường nội tệ, có thời điểm gây khó khăn trong việc ổn định thị trường ngoại tệ.
Chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập:
Với vai trò là Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã linh hoạt trong việc chuyển hướng điều hành, sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tổng lượng tiền trong nền kinh tế, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống.
Chính sách tiền tệ, theo đuổi đa mục tiêu trong những năm trước đây, nhưng từ năm 2007 trở lại đây, việc xác định mục tiêu cuối cùng đã khá linh hoạt, có thứ tự ưu tiên.
Ví dụ: trong giai đoạn 2008-2009, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động, giá cả trên thị trường thế giới tăng đột biến, nhất là giá dầu và giá lương thực, lạm phát tăng tại hầu hết các nước trên thế giới. Do Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, những yếu kém nội tại của nền kinh tế bắt đầu bộc lộ rõ nét, lạm phát có nguy cơ tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc thắt chặt tài khóa, CSTT thắt chặt được thực hiện thông qua việc sử dụng phối hợp các công cụ CSTT. Nhờ đó, lạm phát từ bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, từ tháng 8/2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu tác động đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu nhằm ngăn ngừa suy thoái toàn cầu. Theo đó, CSTT được điều hành theo hướng linh hoạt và thận trọng.
Từ cuối năm 2007, khi lạm phát trở lại mức hai chữ số và tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, Chính phủ đã xác định mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng là ưu tiên kiềm chế lạm phát là hàng đầu và điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ mức 8,5% - 9% xuống còn 7%. Từ tháng 9/2008 đến năm 2009, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ lan rộng ra khắp toàn cầu, có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang thực hiện các giải pháp kích cầu để ngăn ngừa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Sang năm 2010, kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi, nhưng nền kinh tế còn phải đối mặt với một số rủi ro như nhập siêu ở mức cao, áp lực tăng lạm phát trở lại, thâm hụt ngân sách cao, Chính phủ xác định tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại.
Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng linh hoạt, đa dạng hơn và có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa các công cụ.
(1)Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn được giữ ổn định trong năm 2007 nhưng năm 2008 chuyển sang điều hành linh hoạt (tăng 3 lần, giảm 6 lần), trong năm 2009 (giảm 2 lần, tăng 1 lần), giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2010; trong điều hành, có kết hợp cả biện pháp trực tiếp. Quy định trần lãi suất theo Công điện số 02 vào tháng 2/2008 để ổn định nhanh khi thị trường tiền tệ bị xáo trộn bởi cuộc đua lãi suất. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực, NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản o NHNN công bố. Sang năm 2010, triển khai cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn từ tháng 2/2010 và các khoản vay trung dài hạn từ tháng 4/2010;
(2) Công cụ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh linh hoạt, tăng một lần lên gấp đôi vào giữa năm 2007 và tăng 1 lần ( tăng 1%) và giảm 4 lần trong năm 2008; năm 2009 (giảm 3 lần). Bên cạnh quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB), trong giai đoạn này NHNN còn linh hoạt trong việc trả lãi cho dự trữ bắt buộc (giữ không đổi đối với lãi suất trong DTBB đối với VND là 1,2%/năm trong năm 2007, tăng lên 3,6 - 5 - 10% năm và giảm còn 9 - 8,5% trong năm 2008; tiếp tục giảm còn 3,6% xuống 1,2% trong năm 2009 trước khi giữ ổn định trong năm 2010. Đối với lãi tiền gửi DTBB vượt bằng ngoại tệ giữ nguyên trong năm 2007 - 2008 ở mức 1%/năm, giảm xuống 0,5% - 0,1% trong năm 2009 và ổn định trong năm 2010; đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở, đây có thể nói là công cụ được sử dụng chủ yếu để điều tiết tiền tệ của NHNN trong những năm qua. Trong năm 2007, vốn khả dụng của các TCTD có tình trạng dư thừa nên NHNN đã tổ chức các phiên đấu thầu bán là chủ yếu, nhưng từ 2008 đến nay, TCTD chủ yếu thực hiện mua giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Cùng với việc điều hành linh hoạt khối lượng tiền qua kênh này, lãi suất áp dụng đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cũng được điều chỉnh khá linh hoạt phù hợp với mục tiêu điều hành từng thời điểm;
(3) về hoạt động tái cấp vốn, trong giai đoạn 2007-2009, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các ngân hàng (trong năm 2007, khối lượng tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM ở mức thấp, nhưng từ năm 2008 đến nay, tái cấp vốn là một kênh quan trọng khi các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, cần hỗ trợ từ phía NHNN);
(4) lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu áp dụng khi thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu phù hợp với mức điều chỉnh lãi suất cơ bản;
(5) tỷ giá, được điều hành theo hướng linh hoạt, thông qua mở rộng biên độ tỷ giá mua bán USD của các NHTM từ +0,25% tăng lên +0,5% (từ tháng 1/2007) và tăng lên ±0,75% (vào cuối tháng 12/2007), lên ±3% trong năm 2008 và ±5% trong năm 2009, trở lại mức 3% trong năm 2010; can thiệp ngoại tệ linh hoạt với liều lượng hợp lý trên thị trường ngoại hối; thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các TCTD để giúp các TCTD điều hoà cân đối vốn;
(6) hoạt động thị trường mở phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc vào tháng 3/2008 với kỳ hạn 365 ngày, lãi suất 7,8% đồng thời quy định không cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở. Từ tháng 10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn theo yêu cầu.
Việc triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh được NHNN coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Kết quả:
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nêu trên, NHNN đã góp phần vào việc thực hiện chủ trương kích thích kinh tế của Chính phủ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới lại chịu tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
(1) Cơ chế hỗ trợ lãi suất mặc dù chưa có tiền lệ nhưng được triển khai quyết liệt, thông suốt đã tạo lòng tin, sự đồng thuận và động lực cho doanh nghiệp và người dân. Việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa tồn kho, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. Chi phí trả lãi vay ngân hàng năm 2009 của phần lớn các doanh nghiệp chỉ bằng 50% của năm 2008 (sau khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp chỉ còn phải trả lãi suất 4 -6%), tác động hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất - kinh doanh; góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, có tác động nhất định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một số lĩnh vực như nông nghiệp,