Trước tình trạng thặng dư thương mại của Trung Quốc ngày càng gia tăng và gây
lo ngại cho nhiều nước trên thế giới thì chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
rất được quan tâm. Bằng thực nghiệm, bài nghiên cứu đã chứng minh cán cân mậu
dịch của Trung Quốc rất nhạy cảm trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thực đa
phương của Đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, vì thặng dư thương mại Trung Quốc
quá lớn nên chỉ với chính sách tỷ giá hối đoái có thể sẽ không có khả năng để giải
quyết sự mất cân bằng. Việc giảm thặng dư thương mại bị hạn chế chủ yếu là do
nhập khẩu Trung Quốc đã không phản ứng như mong đợi đối với việc định giá cao
Đồng Nhân dân tệ. Bên cạnh đó, bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu
song phương giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của nước này,
nghiên cứu cho thấy phản ứng của nhập khẩu đối với việc định giá cao Đồng Nhân
dân tệ chủ yếu đúng đối với các nước Đông Nam Á nhưng không đúng cho các
nước khác. Việc này có thể là do sự hội nhập theo chiều dọc ở Châu Á vì một phần
lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Đông Nam Á là hướng đến tái xuất khẩu.
Đồng thời, tổng lượng xuất khẩu của một số nước Châu Á có phản ứng trái chiều
với việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ, ám chỉ sự phụ thuộc của lượng xuất khẩu
của các quốc gia Châu Á vào Trung Quốc.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá của trung quốc và cán cân mậu dịch châu á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------------
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC
VÀ CÁN CÂN MẬU DỊCH CHÂU Á
GVHD : TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Khoá : 22 – Lớp: Ngân hàng Đêm 2
Thực hiện : Nhóm 9
Danh sách nhóm
1. Trần Thị Duyên
2. Phạm Văn Linh
3. Văn Tấn Ngọc
TPHCM, Tháng 6/2013
MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
1.1. Động cơ nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................... 2
1.3. Nội dung chính của nghiên cứu ......................................................................... 2
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................................... 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 5
4.1. Phương trình xuất khẩu và nhập khẩu Trung Quốc ...................................... 5
4.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc lên cán cân mậu dịch các
đối tác ................................................................................................................. 10
5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 18
5.1. Kết luận chung .................................................................................................. 18
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu ............................................................................. 19
5.3. Hướng nghiên cứu của tác giả ......................................................................... 19
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TÓM TẮT:
Trước tình trạng thặng dư thương mại của Trung Quốc ngày càng gia tăng và gây
lo ngại cho nhiều nước trên thế giới thì chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
rất được quan tâm. Bằng thực nghiệm, bài nghiên cứu đã chứng minh cán cân mậu
dịch của Trung Quốc rất nhạy cảm trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thực đa
phương của Đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, vì thặng dư thương mại Trung Quốc
quá lớn nên chỉ với chính sách tỷ giá hối đoái có thể sẽ không có khả năng để giải
quyết sự mất cân bằng. Việc giảm thặng dư thương mại bị hạn chế chủ yếu là do
nhập khẩu Trung Quốc đã không phản ứng như mong đợi đối với việc định giá cao
Đồng Nhân dân tệ. Bên cạnh đó, bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu
song phương giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của nước này,
nghiên cứu cho thấy phản ứng của nhập khẩu đối với việc định giá cao Đồng Nhân
dân tệ chủ yếu đúng đối với các nước Đông Nam Á nhưng không đúng cho các
nước khác. Việc này có thể là do sự hội nhập theo chiều dọc ở Châu Á vì một phần
lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Đông Nam Á là hướng đến tái xuất khẩu.
Đồng thời, tổng lượng xuất khẩu của một số nước Châu Á có phản ứng trái chiều
với việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ, ám chỉ sự phụ thuộc của lượng xuất khẩu
của các quốc gia Châu Á vào Trung Quốc.
1. GIỚI THIỆU:
1.1. Động cơ nghiên cứu
Thị phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới đã tăng rất nhanh trong những
năm qua. Trong thực tế, Trung Quốc đã là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất
thế giới, cùng với Đức và Mỹ. Trong những năm trước, cán cân mậu dịch Trung
Quốc khá cân bằng. Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, năm 2004 thặng dư
mậu dịch Trung Quốc khoảng 32 tỷ USD (đạt 1,7%/GDP). Tuy nhiên, năm 2006
thặng dư mậu dịch Trung Quốc đã đạt mức 180 tỷ USD (đạt gần 7%/GDP) và đến
năm 2007, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã lên tới hơn 10%/GDP.
Biểu đồ 1: Cán cân mậu dịch Trung Quốc và tỷ giá thực đa phương theo tháng
Nguồn: Cục thống kê Hải Quan Trung Quốc, Công ty dữ liệu CEIC, Công ty Tài
Chính Quốc Tế.
Cột bên trái: tỷ giá thực đa phương (2000=100)
Cột bên phải: cán cân thương mại (đơn vị tỷ đô)
1/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Một mặt, đã có nhận định rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang
duy trì một tỷ giá hối đoái bị định giá thấp để thu lợi từ nhu cầu bên ngoài và đạt
được tốc độ tăng trưởng cao cần thiết. Mặt khác, đã có những nghi ngờ rằng tỷ
giá hối đoái có thể là một công cụ hiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương
mại, vì Trung Quốc là một nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà giá cả vẫn có thể
đóng một vai trò hạn chế trong quyết định cung và cầu.
Trung Quốc đang đối mặt với một áp lực mạnh mẽ từ các nước công nghiệp để
tăng giá Đồng Nhân dân tệ. Trong thực tế, tỷ giá thực (REER) trải qua một sự
nâng giá liên tục từ năm 1994 cho đến cuối năm 1997, nhưng từ năm 1997 thì có
xu hướng giảm cho đến khi chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn
đã được công bố vào tháng 7 năm 2005. Từ đó, Đồng Nhân dân tệ dần tăng giá
trị theo tác động của thực tế.
Thặng dư thương mại quá lớn của Trung Quốc không chỉ là vấn đề quan trọng
đối với Trung Quốc mà còn đối với các nước khác. Mặc dù đều quan tâm đến
vấn đề này, nhưng các tài liệu hiện có là không thuyết phục. Thiếu các dữ liệu
thích hợp và chuỗi thời gian dài đã khuyến khích nghiên cứu về mối liên hệ giữa
tỷ giá Đồng Nhân dân tệ và mậu dịch của Trung Quốc. Kể từ mùa hè năm 2003,
khi thảo luận về đánh giá thấp Đồng Nhân dân tệ đã được đặt lên hàng đầu,
nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc lan rộng nhưng phần lớn chỉ tập
trung vào ước lượng tỷ giá cân bằng dài hạn cho Trung Quốc hoặc tìm ra loại chế
độ tỷ giá hối đoái nào phù hợp nhất với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi, vấn
đề cấp bách nhất là liệu Trung Quốc có nên định giá cao đồng tiền của mình như
một công cụ để giảm thặng dư thương mại khổng lồ của nó không. Bài viết này
sẽ trả lời cho câu hỏi trên thông qua việc phân tích những tác động của việc định
giá cao của Đồng Nhân dân tệ đến cán cân mậu dịch của Trung Quốc và các đối
tác thương mại của Trung Quốc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết này tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên xuất
khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc.
- Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái thực, xuất khẩu, nhập khẩu của Trung
Quốc lên thương mại của Châu Á.
1.3. Nội dung chính của nghiên cứu
Bài viết của nghiên cứu phân tích thực nghiệm sử dụng phân tích hồi quy và dữ
liệu là giai đoạn 1994-2005 để giải quyết câu hỏi “Trung Quốc có nên định giá
cao đồng tiền của mình như một công cụ để giảm thặng dư thương mại khổng lồ
của nó không”.
2/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương, nghiên cứu thấy
rằng nhập khẩu từ các nước Châu Á khác có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu thì
không. Vì thực tế, Trung Quốc nhập khẩu từ phần còn lại của Đông Nam Á chủ
yếu là hướng tới tái xuất khẩu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng rằng các
nước Châu Á dường như không thể bù đắp lại sự sụt giảm trong xuất khẩu của họ
sang Trung Quốc bằng cách tăng cường xuất khẩu sang các nước khác vì tổng
kim ngạch xuất khẩu của họ thường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự đánh giá cao
của Đồng Nhân dân tệ. Nói cách khác, xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á chủ
yếu là bổ sung hơn là thay thế cho hàng hóa của Trung Quốc.
Theo kết quả của nghiên cứu, việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm
thặng dư thương mại của Trung Quốc trong dài hạn nhưng nó bị hạn chế. Việc
tác động của việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ tương đối nhỏ (so với lượng
mất cân bằng) được giải thích bởi nhập khẩu của Trung Quốc phản ứng trái chiều
với việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả đã tham khảo rất nhiều bài
nghiên cứu trước đây về tác động của một sự đánh giá thực tế Đồng Nhân dân tệ
trong thương mại của Trung Quốc. Cụ thể ở từng bước phân tích, tác giả đã sử
dụng từng bài nghiên cứu khác nhau và dựa trên những nhận định đó, so sánh,
đánh giá và đưa ra kết quả của mình. Các bài nghiên cứu đó là:
- Cerra và Dayal-Gulati (1999) ước lượng độ co giãn giá xuất khẩu và nhập khẩu
của Trung Quốc trong giai đoạn 1983-1997 bằng mô hình hiệu chỉnh sai số và
tìm ra rằng nó có tác động đáng kể, tiêu cực đối với xuất khẩu (-0,3) và tích cực
đối với nhập khẩu (0.7). Tuy nhiên, nghiên cứu này dựa trên 1 mẫu nhỏ và giai
đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO nên không thể đại diện cho tổng thể.
- Kamada và Takagawa (2005) giả định tác động của việc giảm 10% giá trị đồng
Nhân dân tệ và kết luận rằng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước OECD và
nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á mới nổi sẽ giảm nếu tỷ giả được
duy trì không đổi.
- Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các nước
G-3 bằng việc sử dụng dữ liệu hàng quý. Trong dài hạn, việc định giá cao tỷ giá
tác động đáng kể trong việc giảm xuất khẩu. Thay vào đó, cả nhập khẩu hàng
thông thường và nhập khẩu để chế biến hầu như không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá
thực (REER). Trong nhiều trường hợp, những kết quả này không dễ được giải
thích vì họ không chỉ ra làm cách nào để làm giảm xuất nhập khẩu và mẫu quan
sát không đủ lớn.
- Gần đây nhất, Marquez và Schindler (2006) đã để ước lượng phương trình xuất
nhập khẩu của Trung Quốc. Họ dùng thị phần của Trung Quốc trong tổng mậu
dịch của thế giới thay cho khối lượng xuất nhập khẩu để tránh việc lạm dụng sự
3/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
thay thế cho giá xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Theo kết quả của họ, việc định
giá cao đồng Nhân dân tệ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần xuất khẩu
mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần nhập khẩu của Trung Quốc, ít ra là đối
với mậu dịch thông thường. Tác động được ước tính trên thị phần xuất nhập khẩu
vì vậy không có kết luận nào được rút ra liên quan đến tài khoản thương mại.
Hơn nữa, họ không sử dụng phương pháp hồi quy vì vậy độ co giãn ngắn hạn
không thể ước lượng được.
Tóm lại những kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được việc định giá cao
đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm xuất khẩu. Kết quả này đã tạo nên 1 sự thay đổi
mạnh mẽ trong phương pháp nghiên cứu, chu kỳ thời gian và dữ liệu. Tuy nhiên,
kết luận về độ co giãn tỷ giá nhập khẩu của Trung Quốc không rõ ràng. Nhìn
tổng thể, các nghiên cứu trước đây không đưa ra được kết luận cụ thể về sự tác
động của việc định giá lại Đồng Nhân dân tệ đối với cán cân thương mại của
Trung Quốc.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Bài nghiên cứu được nghiên cứu thực nghiệm bởi mô hình hồi quy, cụ thể:
Phương trình xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc có dạng:
Xt = α0 + α1.REER + α2. Yt* + .α1.controlst + ε t
Mt = β0 + β1. REER + β2. Yt + .β1.controlst + ε t
Trong đó:
X là lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc;
M là lượng hàng nhập khẩu vào Trung Quốc;
REER là tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân Dân Tệ;
Yt* là lượng cầu nước ngoài;
Yt là lượng cầu trong nước của Trung Quốc.
Các thông số được ước lượng gồm: α1 – Độ co giãn theo tỷ giá của xuất
khẩu; α2 – Độ co giãn theo thu nhập của xuất khẩu; β1 – Độ co giãn theo tỷ
giá của nhập khẩu; β2 – Độ co giãn theo thu nhập của nhập khẩu.
Do ngành chế biến (nhập khẩu nguyên liệu, các sản phẩm thô từ các nước
khác, chế biến và tái xuất khẩu) có vai trò quan trọng đối với kinh tế Trung
Quốc nên bài nghiên cứu đã ước lượng phương trình xuất khẩu, nhập khẩu cho
ngành hàng chế biến và các ngành hàng thông thường khác một cách riêng rẽ.
Khó khăn trong quá trình thu thập số liệu về giá cả xuất và nhập khẩu của
Trung Quốc là không có chỉ số giá nào thể hiện được tính tổng thể nên bài
nghiên cứu chọn CPI để thay thế cho giá xuất khẩu và giá nhập khẩu được tính
4/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
bằng bình quân theo trọng số của giá xuất khẩu của 25 quốc gia có quan hệ
thương mại lớn nhất với Trung Quốc đã loại trừ nhập khẩu của Trung Quốc.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương được Ủy ban Thống kê Tài chính Quốc tế IMF
công bố và được xây dựng như sau:
Trong đó:
N là số lượng các loại tiền tệ đã bao gồm trong chỉ số,
Wi là khối lượng của tiền tệ thứ i,
reri,j là tỷ giá hối đoái song phương thực giữa Trung Quốc và các đối tác
thương mại.
Thời gian dữ liệu: được chia làm hai giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 và
từ năm 2000 đến năm 2005. Do từ năm 1994 Trung Quốc chuyển sang nền
kinh tế thị trường và từ năm 2000 thì gia nhập WTO.
Dữ liệu: bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng đã loại bỏ tính mùa vụ.
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương trình xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc
Sau khi tiến hành kiểm định sự tự tương quan giữa các biến, sử dụng ADF để
kiểm định sự tồn tại của các nghiệm đơn vị và gần như tất cả các biến không
dừng tại các giá trị nhưng dừng khi lấy sai phân bậc nhất. Sau đó, kiểm định sự
tồn tại của các Vector đồng liên kết bằng cách sử dụng phương pháp Johansen và
kết quả là có ít nhất một vector đồng liên kết cho mỗi nhóm biến. Như nhận định
của Phillip và Loratan (1991), việc này cho phép ước tính độ trễ của các yếu tố
quyết định và sự khác biệt giữa chúng thông qua sai số bình phương tối thiểu phi
tuyến tính. Sai số càng nhỏ thì việc ước lượng các tham số ngắn hạn và dài hạn
càng chính xác.
Phương trình hồi quy được chạy cho mẫu của cả hai giai đoạn (1994-2005 và
2000-2005) và có sự tách biệt giữa hàng hóa chế biến và hàng hóa thông thường
cho cả phương trình xuất khẩu và phương trình nhập khẩu. Độ trễ ngắn hạn lớn
nhất được đưa vào phương trình là 3 và đây là những độ trễ có ý nghĩa thống kê
duy nhất.
a. Phương trình xuất khẩu:
Đúng như dự đoán ban đầu, độ co giãn trong dài hạn của tỷ giá hối đoái của xuất
khẩu Trung Quốc (cả hàng thông thường và hàng chế biến) đều âm và có ý nghĩa
thống kê cho cả hai giai đoạn.
Kết quả hồi quy cho phương trình xuất khẩu như sau:
5/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tiêu chí
Biến phụ thuộc
Giai đoạn 1994-2005 Giai đoạn 2000-2005
D_ xuất khẩu
hàng thông
thường
D_ xuất
khẩu hàng
chế biến
D_ xuất khẩu
hàng thông
thường
D_ xuất
khẩu hàng
chế biến
Hệ số trong dài hạn
C
6.358***
(2.092)
4.966**
(1.424)
5.578
(5.965)
4.789
(6.094)
Nhập khẩu của thế
giới t-1
0.256
(0.243)
0.110
(0.176)
1.006***
(0.326)
0.598*
(0.360)
REERt-1
-1.190***
(0.191)
-0.649***
(0.108)
-1.604***
(0.246)
-0.996***
(0.209)
Xuất khẩu hàng thông
thường t-1
-0.519***
(0.066)
-1.005***
(0.095)
Xuất khẩu hàng chế
biến t-1
-0.485***
(0.055)
-0.719***
(0.104)
FDI t-1
-0.099
(0.399)
-0.107
(0.391)
Xu hướng
-0.009***
(0.002)
-0.006***
(0.01)
-0.011***
(0.004)
-0.010***
(0.004)
Biến giả Tết
-0.265***
(0.030)
-0.257***
(0.022)
-0.269***
(0.029)
-0.252***
(0.029)
Biến giả Tháng 12
-0.161***
(0.032)
-0.104***
(0.023)
Hệ số trong ngắn hạn
D-cầu nhập khẩu thế
giớit
-0.381***
(0.209)
-0.406***
(0.149)
-0.055
(0.216)
-0.209
(0.203)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -1
-0.976***
(0.229)
-0.398*
(0.203)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -2
-0.752***
(0.229)
-0.523***
(0.141)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -3
D-reert
-0.673
(0.730)
-0.214
(0.539)
-1.494**
(0.617)
-1.160**
(0.537)
D-reert-1
0.928
(0.750)
1.022*
(0.537)
1.518**
(0.647)
0.951*
(0.565)
D-reert-2 -0.023 -0.522
6/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Kết quả sau khi chuyển đổi:
Bảng 1: Độ co giãn trong dài hạn của Tỷ giá hối đoái và nhu cầu
Tiêu chí
Xuất khẩu
thông
thường
Xuất khẩu
đã qua chế
biến
Nhập khẩu
thông
thường
Nhập
khẩu để
chế biến
Độ co giãn
của tỷ giá
hối đoái
1994-2005 -2.3 -1.3 -1.0 -0.8
2000-2005 -1.6 -1.4 -0.4 (-0,3)
Độ co giãn
của cầu
1994-2005 (0.5) (0.2) -0.3 (0.2)
2000-2005 1.0 0.8 0.3 0.4
Kết quả này rất gần với kết quả được đưa ra trước đây bởi các tác giả phân tích
hồi quy và độ co giãn của giá xuất khẩu của các nước công nghiệp.
(0.740) (0.529)
D-reert-3
1.485**
(0.734)
1.059**
(0.526)
D-hiệu suất
-0.607**
(0.256)
-0.591*
(0.315)
-1.213***
(0.294)
D- hiệu suất t-1
-0.709**
(0.341)
-0.626*
(0.321)
D- hiệu suất t-2
D- hiệu suất t-3
D_fdit
D_fdit-1
D_fdit-2
D_fdit-3
D_xuất khẩu hàng thông
thườngt-1
-0.167***
(0.060)
-0.238***
(0.078)
D_xuất khẩu hàng chế
biến t-1
-0.099*
(0.055)
-0.056
(0.085)
Giai đọan mẫu 5/1994-12/2005
5/1994-
12/2005
01/2000-
12/2005
01/2000-
12/2005
Số quan sát 140 140 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.70 0.78 0.83 0.85
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%,
** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
7/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tác động đồng biến của cầu thế giới đối với xuất khẩu của Trung Quốc rất nhỏ
và không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1994-2005, nhưng lại có ý nghĩa
trong giai đoạn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Kết quả này phù hợp với nhận
định rằng Trung Quốc đã phải đối mặt với những rào cản to lớn nhằm thu lợi từ
sự tăng trưởng của các nước khác trước khi gia nhập WTO. Hơn nữa, đối với
mẫu gần nhất độ co giãn theo thu nhập của xuất khẩu Trung Quốc xấp xỉ 1, đúng
như mong đợi.
Đối với các biến kiểm soát, năng suất có tác động đáng kể lên xuất khẩu cùng lúc
hoặc trễ hơn 1 tháng. Năng suất có dấu hiệu nghịch biến, phù hợp với nhận định
rằng một lượng lớn hàng xuất khẩu ở lại thị trường trong nước trong giai đoạn
tăng trưởng cao. Đối với VAT thì không có ý nghĩa thống kê trong bất cứ nhận
định nào và vì vậy chúng tôi loại bỏ nó ra khỏi kết luận cuối cùng và việc này sẽ
rút ngắn kỳ đánh giá lại do những hạn chế về dữ liệu. Như đã đề cập ở trên số
liệu, vốn đầu tư FDI bắt đầu từ năm 1997, vì vậy nó được đưa vào như một biến
giải thích chỉ trong giai đoạn 2000-2005. Khá ngạc nhiên khi vốn đầu tư FDI
không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê xuất khẩu của Trung Quốc. Biến xu hướng có
tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tất cả các phương trình; trong khi đó biến
Tháng 12 và Tết của Trung Quốc dường như có tác động làm giảm kim ngạch
xuất khẩu khá nhiều. Nếu loại bỏ biến xu hướng khỏi ước lượng, thì hệ số của cả
cầu Thế giới và vốn FDI sẽ có tác động rất tích cực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, kết
luận của về độ co giãn tỷ giá hối đoái này vẫn còn dựa trên việc rất nhiều yếu tố
cố định.
b. Phương trình nhập khẩu
Kết quả hồi quy cho phương trình nhập khẩu như sau:
Tiêu chí
Biến phụ thuộc
Giai đoạn 1994-2005 Giai đoạn 2000-2005
D_ nhập khẩu
hàng thông
thường
D_ nhập
khẩu hàng
chế biến
D_ nhập khẩu
hàng thông
thường
D_ nhập
khẩu hàng
chế biến
Hệ số trong dài hạn
C
2.483***
(0.302)
6.465***
(0.866)
-0.962*
(0.489)
-2.520
(2.052)
Nhập khẩu của thế giới t-1
-0.099***
(0.042)
0.095***
(0.033)
Xuất khẩu hàng chế biến
0.134
(0.118)
0.448***
(0.152)
Reert-1 -0.343*** -0.700*** -0.155*** -0.365
8/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
(0.059) (0.119) (0.059) (0.247)
Thuế nhập khẩut-1
-0.329***
(0.076)
-0.339***
(0.120)
fdit-1
0.102***
(0.050)
0.685***
(0.212)
Nhập khẩu hàng thông
thường t-1
-0.327***
(0.122)
-0.355***
(0.166)
Nhập khẩu để chế biếnt-1
-0.879***
(0.140)
-1.132***
(0.176)
Xu hướng
0.005***
(0.000)
0.007***
(0.001)
Biến giả Tết
-0.054***
(0.008)
0.239***
(0.020)
-0.014*
(0.008)
-0.220***
(0.022)
Biến giả Tháng 12
0.74***
(0.010)
0.117***
(0.025)
Hệ số trong ngắn hạn
D_cầu nội địat
1.079***
(0.280)
0.140***