Câu 1:
Chính quyền Bush vừa qua mới phê chuẩn chương trình cứu trợ trị giá 700 tỷ đôla Mỹ đối với hệ thống ngân hàng. một kế hoạch can thiệp thị trường tài chính rộng rãi nhất kể từ cuộc Đại suy thoái Kinh tế Thế giới.
Theo quan điểm của anh chi, biện pháp giải cứu các định chế tài chính không hiệu quả và làm ăn thua lỗ có phải là một liều thuốc bách bệnh đối với cuộc khủng hoảng tín dụng và sự sụp đổ của Phố Wall hiện đang đe dọa tới thị trường tài chính toàn cầu hay không.
Câu 2:
Thị trường hiệu quả là gì? Hãy cho biết tầm quan trọng của tính hiệu quả của thị trường đối với diễn biến giá cổ phiếu? Các nghiên cứu tiền hành trong thời gian gần đây có ủng hộ quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán là hiệu quả hay không?
Câu 3:
Hãy xác định các chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán phái sinh trong nền kinh tế và giải thích các chứng khoán phái sinh có thể bị sử dụng một cách sai mục đích như thế nào?
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan nội dung bài tiểu luận sau đây là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép của bất kỳ ai. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của bài viết .
Ký tên
Hoàng Trúc Anh
Câu hỏi
Câu 1:
Chính quyền Bush vừa qua mới phê chuẩn chương trình cứu trợ trị giá 700 tỷ đôla Mỹ đối với hệ thống ngân hàng. một kế hoạch can thiệp thị trường tài chính rộng rãi nhất kể từ cuộc Đại suy thoái Kinh tế Thế giới.
Theo quan điểm của anh chi, biện pháp giải cứu các định chế tài chính không hiệu quả và làm ăn thua lỗ có phải là một liều thuốc bách bệnh đối với cuộc khủng hoảng tín dụng và sự sụp đổ của Phố Wall hiện đang đe dọa tới thị trường tài chính toàn cầu hay không.
Câu 2:
Thị trường hiệu quả là gì? Hãy cho biết tầm quan trọng của tính hiệu quả của thị trường đối với diễn biến giá cổ phiếu? Các nghiên cứu tiền hành trong thời gian gần đây có ủng hộ quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán là hiệu quả hay không?
Câu 3:
Hãy xác định các chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán phái sinh trong nền kinh tế và giải thích các chứng khoán phái sinh có thể bị sử dụng một cách sai mục đích như thế nào?
Mục lục
Trang
Câu 1……………………………………………………………………………….4
Câu 2……………………………………………………………………………….11
Câu 3……………………………………………………………………………….15
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………23
Câu 1: Chính quyền Bush vừa qua mới phê chuẩn chương trình cứu trợ trị giá 700 tỷ đôla Mỹ đối với hệ thống ngân hàng. một kế hoạch can thiệp thị trường tài chính rộng rãi nhất kể từ cuộc Đại suy thoái Kinh tế Thế giới.
Theo quan điểm của anh chi, biện pháp giải cứu các định chế tài chính không hiệu quả và làm ăn thua lỗ có phải là một liều thuốc bách bệnh đối với cuộc khủng hoảng tín dụng và sự sụp đổ của Phố Wall hiện đang đe dọa tới thị trường tài chính toàn cầu hay không.
I - Nguyên nhân khủng hoảng:
Các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế có thể được kể ra như sau:
1) Do việc đầu tư vào bất động sản và tiêu dùng quá lớn: đầu tư vào bất động sản lớn, làm cho cân bằng cung - cầu ngành bất động sản không cân đối. Dẫn đến việc có những biến động bất ổn trên thị trường bất động sản, khi giá bất động sản giảm mạnh sẽ dẫn đến một loạt các khủng hoảng ở các ngành có liên quan. Mọi người đổ xô vay tiền mua nhà vượt quá khả năng tài chính của họ, và đến giờ thì họ vỡ nợ với các khoản vay thế chấp mua nhà đó.
2) Việc cho vay dưới chuẩn của hệ thống ngân hàng: cho vay dưới chuẩn – 1 mảng của dịch vụ kinh doanh cho vay thế chấp, lại làm đóng băng thị trường tín dụng, chao đảo thị trường chứng khoán, gây ra sụp đổ của Bear Stearns, đẩy nền kinh tế Mỹ bên bờ vực suy thoái tồi tệ, và khiến cho Fed đã phải có những hành động mạnh mẽ nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế năm 1929
3) Việc lạm dụng công cụ phái sinh: giống như một con dao hai lưỡi, các công cụ phái sinh khi bị lạm dụng sẽ đi sai mục đích ban đầu của nó. Bản thân các công cụ phái sinh có chức năng giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, nhưng khi bị lạm dụng, các công cụ này sẽ mang đến nhiều rủi ro không lường trước được.
4) Chứng khoán hóa tràn lan, gây khó kiểm soát: việc khuyển khoản vay bất động sản thành gói trái phiếu bất động sản nhiều rủi ro cung cấp ra thị trường MBS, MBO,MCO: với hy vọng giá bất động sản liên tục tăng, nhưng khi thị trường bất động sản suy thoái, nhà đầu tư chịu thiệt hại năng nề.
5) Sự quản lý, giám sát lỏng lẻo của chính phủ trong thời gian dài: Alan Greenspan, nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát biểu trước Quốc hội rằng, ông thừa nhận sai lầm khi không kiểm soát nghiêm ngặt các chứng khoán phái sinh. Nhiều chuyên gia kinh tế đã phát biểu rằng: "Khủng hoảng hiện tại có thể đã được phòng ngừa nếu Alan Greenspan hành động khác đi với chứng khoán phái sinh". Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính phủ trong việc quản lý các công cụ tài chính, nếu việc quản lý lỏng lẻo, thì tất yếu dẫn đến nhiều rủi ro.
6) Việc áp đặt tiêu chuẩn kế toán, tài sản xác định theo thị trường
7) Các nhà đầu tư ồ ạt, không cẩn trọng: việc đầu tư ồ ạt theo tâm lý “bầy đàn” của các nhà đầu tư mà không xem xét đến các yếu tố khác, dẫn đến hiệu ứng thiệt hại theo kiểu domino cho cả thế giới tài chính.
II - Giải pháp của chính phủ: các giải pháp sau có thể phần nào khắc phục tác động của cuộc khủng hoảng:
1) Bảo vệ người gủi tiền: để tăng niềm tin cho người gửi tiền, chính phủ nên tăng bảo hiểm tiền gửi. Giới phân tích cho rằng, USD lên giá là hiệu quả của chính sách cứu thị trường quyết đoán từ Nhà Trắng. Trong một thời gian ngắn đã biến Mỹ từ nơi cung ứng USD cho thế giới trở thành một nam châm hút tiền khổng lồ. Thiếu tiền USD trong các nền kinh tế nhỏ, cộng thêm với động thái tăng bảo hiểm tiền gửi lên tới 250.000 của FED càng làm dòng vốn này chảy về Mỹ ồ ạt hơn. Trong cơn khủng hoảng, với sự đổ vỡ của hàng loạt ngân hàng lớn, việc tăng bảo hiểm tiền gửi khiến Mỹ trở nên an toàn hơn. Nên dù lãi suất USD ở Mỹ đang thấp nhất trong G7 USD vẫn bị hút về. Đẩy giá USD tăng lên như một phản ứng tất yếu về tương quan cung cầu USD ở nhiều thị trường trên thế giới.
2) Nới lỏng chính sách tiền tệ: Những tác động gián tiếp nếu điều chỉnh lãi suất cơ bản là không thể lường được trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế, nên việc điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là một tác động hỗ trợ cần thiết trong việc giảm chi phí đầu vào của các ngân hàng thương mại, qua đó các ngân hàng sẽ tự có cơ chế điều chỉnh của mình với lãi suất huy động lẫn cho vay để đảm bảo được lợi ích của mình, của người đi vay và cho vay.
3) Quốc hữu hóa các khoản nợ xấu: xét ví dụ ở Thụy Điển:
Thụy Điển là nước đã nêu gương tốt về việc quốc hữu hoá một số ngân hàng lớn yếu kém khi khủng hoảng xảy ra đầu các năm 1990. Khi đó các ngân hàng lớn ở Thụy Điển thực sự đã phá sản và chính phủ trung hữu đã quốc hữu hoá chúng, vực chúng dậy và sau đó lại thoái các khoản đầu tư của nhà nước bằng cách bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư tư nhân khi ngân hàng đã lành mạnh trở lại. Mục tiêu tối thượng là cải tổ hệ thống và bảo vệ tiền của dân chúng đóng thuế. Các cổ đông cũ, các nhà điều hành cũ của ngân hàng này phải trả giá cho những yếu kém của họ
4) Quản trị điều hành ngân hàng: chính phủ cần có những chính sách nhằm quản lý các hoạt động của ngân hàng.
5) Chính phủ Vay nợ IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế): việc vay nợ IMF cũng nằm trong một giải pháp của chính phủ để gia tăng các gói cứu trợ (gói kích cầu, kích thích sản xuất..) cho nền tài chính đang gặp khủng hoảng
6) Hỗ trợ, kích thích sản xuất phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng mới: thông qua các gói kích cầu, các biện pháp hỗ trợ lãi suất…, chính phủ mong muốn vực lại các doanh nghiệp, ổn định sản xuất, góp phần ổn định nền kinh tế.
III – Tìm hiểu về cách giải quyết của các nước thế giới:
Chính phủ Mỹ:
- Chi 700 tỷ giải cứu:
Như mong đợi của giới đầu tư, Hạ viện đã thông qua gói 700 tỷ USD. Tuy nhiên, niềm hứng khởi ngắn ngủi không xoá được nỗi lo ngại về viễn cảnh suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến thị trường vẫn tiếp tục đà tụt dốc.Hầu hết cả nhà đầu tư đều tin rằng kế hoạch giải cứu này khó có thể ngăn nổi đà suy thoái mà nước Mỹ đang bước vào, bất chấp có hay không những cú giải cứu, đúng hơn là cấp cứu, như gói 700 tỷ hay giảm lãi suất.
Một số nhà đầu tư đã mua cổ phiếu khi có tin rằng Hạ viện nhiều khả năng sẽ thông qua kế hoạch, và họ đã bán khi kỳ vọng đó thành hiện thực mà không cần đợi thêm.
Do vậy lúc kế hoạch được thông qua thì cũng là lúc lệnh bán tăng lên liên tiếp, kéo theo các chỉ số chứng khoán Mỹ mất điểm đồng loạt.
Ngay sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật giải cứu thị trường tài chính Mỹ với kế hoạch cả gói 700 tỷ USD, TTCK Mỹ, châu Âu và châu Á đều sụt giảm mạnh. Ở các nền kinh tế thị trường thì TTCK chính là hàn thử biểu, thước đo sức mạnh của một nền kinh tế. Khi TTCK sụt giảm mạnh thì giá trị vốn hóa thị trường của nhiều công ty sụt giảm và lâm vào tình trạng khó khăn do thiếu khả năng thanh khoản và đi đến phá sản. Chỉ trong một phiên thôi (sau khi Hạ viện Mỹ lần đầu không thông qua kế hoạch Paulson) giá trị vốn hóa TTCK đã mất đi 1200 tỷ USD.
Người ta ước tính rằng lượng chứng khoán dưới chuẩn ở Mỹ khoảng 2000 tỷ USD. Nếu những chứng khoán này mất giá kéo dài nó sẽ làm cho toàn bộ chứng khoán phát sinh khác không được bảo chứng, gấp 7 lần số chứng khoán nợ mua nhà, bị mất giá theo. Vì vậy số 700 tỷ USD mà FED định bỏ ra để mua lại những chứng khoán dưới chuẩn sẽ chẳng thấm vào đâu ấy là chưa kể số tiền đó định lấy từ nguồn nào mà bù đắp. Dù bằng nguồn nào đi chăng nữa, kể cả in thêm tiền bằng cách phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì những hệ lụy của nó chẳng tốt đẹp gì. Hệ quả tất yếu là làm phình to các khoản nợ của Chính phủ , tăng thêm thâm thủng ngân sách. Nợ quốc gia của Mỹ sẽ từ 500 tỷ tăng lên 1000 tỷ USD, tức khoảng 7% GDP, mức kỷ lục kể từ năm 1954 đến nay, là một hiện tượng chưa từng thấy bao giờ.
- Mua thương phiếu doanh nghiệp không hạn chế 1300 tỷ
Theo dự báo của IMF thì kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính sẽ gây tổng giá trị thiệt hại lên tới 1400 tỷ USD.
Để đối phó với tình hình FED đã quyết định thành lập một quỹ đặc biệt để mua lại các thương phiếu do các DN Mỹ phát hành (một loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn dưới 270 ngày) và không giới hạn đối với lượng thương phiếu được mua vào. Tính đến tháng 8/2008 trên thị trường đã có khoảng 1300 tỷ giá trị thương phiếu được lưu hành, Kế hoạch này của FED sẽ hết hạn vào 4/2009 và có thể được gia hạn tiếp
- Tăng cường kiểm soát, chi phối của chính phủ vào nền kinh tế
Do Mỹ theo đuổi chính sách buông lỏng kiểm soát thị trường tài chính để mặc các đại gia ngân hàng đầu tư thao túng thị trường cho vay dưới chuẩn một thời gian dài nên con số vay nợ nước ngoài hàng năm của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2000 Mỹ vay nợ nước ngoài có 300 tỷ USD thì 2006 đã vay 700 tỷ và 2007 lên tới 800 tỷ USD. Có vay có trả và nay đến lúc Mỹ phải tính đến những khoản nợ đó. Khi nền kinh tế Mỹ mất ổn định thì các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút tiền về nước để bảo toàn đồng vốn. Nếu họ rút ồ ạt thì đồng đô la sẽ mất giá mạnh và các nước sẽ khó xuất khẩu vào Mỹ được. Mặt khác khi người dân lo sợ đua nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng thì nhiều ngân hàng có nguy cơ phá sản hàng loạt.
Chính vì vậy chính phủ cần có những chính sách kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế để có thể giảm thiểu các rủi ro, cũng như phần nào tránh được cuộc khủng hoảng hiện tại.
Anh:
Chính phủ Anh công bố biện pháp giải cứu 50 tỷ bảng (88 tỷ USD) nhằm quốc hữu hóa 1/8 ngân hàng lớn nhất nước này và xây dựng các công trình xã hội. Ngược lại, chính phủ sẽ nhận được số cổ phiếu từ các thể chế tài chính này. Thêm vào đó, 200 tỷ bảng Anh sẽ dành cho Bank of England để ngân hàng này tăng tính lưu động thanh khoản cần thiết. Một công ty đặc biệt cũng được thành lập nhằm cung cấp 250 tỷ bảng về vốn vay đảm bảo cho các ngân hàng và xây dựng các công trình xã hội.
Động thái này được đưa ra ngay sau khi cổ phiếu của Bank of England ngà(07/10/08) sụt giảm nghiêm trọng và Phòng thương mại Anh (BCC) đưa ra cảnh báo rằng Anh đã chính thức rơi vào suy thoái với số người thất nghiệp có thể lên đến 350.000 người vào năm tới.
Chính phủ Anh đã tăng bảo hiểm cho những người gửi từ 35.000 bảng (62.000 USD) lên 50.000 bảng từ hôm 07/10/08.
Biểu đồ gói giải cứu của Chính phủ Anh
Đức:
Các ngân hàng tiết kiệm sở hữu nhà nước của Đức báo cáo, họ đang bị ngập lụt vì số tiền gửi mới khi người dân nước này đổ xô đi gửi tiền nhằm tìm kiếm một tài khoản an toàn hơn trong đó họ được bảo đảm 100% về giá trị.
Nhà cho vay BĐS thương mại lớn thứ 2 nước này- Hypo Real Estate tuần trước vừa bị đe dọa sẽ bị phá sản sau khi lâm vào tình cảnh đối chọi với lượng khổng lồ tiền nợ xấu.
Chính phủ đã phải ra tay cứu trợ ngày 05/10/08 vì lo sợ ngân hàng này sẽ phán sản với gói giải cứu trị giá 50 tỷ euro (68 tỷ USD)- tăng thêm 15 tỷ euro so với gói giải cứu lần trước.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel phát biểu: “Đối với những người nào tiến hành kinh doanh bất cẩn một cách vô trách nhiệm sẽ bị phạt”.
Tây Ban Nha:
Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero hôm 08/10/08 quyết định gia tăng bảo hiểm tiền gửi ngân hàng lên 100.000 euro (136.000 USD) từ mức hiện tại 20.000 euro.
Ông Zapatero phát biểu với các ngân hàng hàng đầu trong nước rằng Chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp ngay lập tức để tăng bảo hiểm tiền gửi nhằm thúc đẩy niềm tin trong hệ thống tài chính. Tây Ban Nha cũng đã kêu gọi một hành động chung của Châu Âu nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này.
Nga:
Các nhà lãnh đạo của Nga đổ lỗi tính vô trách nhiệm của Mỹ chính là nguyên nhân gây ra bão tố tài chính hiện nay. Thị trường chứng khoán nước này đã buộc phải ngừng 2 phiên giao dịch vì cổ phiếu RTS và MICEX sụt giảm nghiêm trọng, hơn 10% ngay khi bắt đầu phiên giao dịch.
Ngày 08/10/08, Tổng thống Dmitry Medvedev trong cuộc họp khẩn cấp tại Điện Kremlin , đã công bố chi 950 tỷ rub (36,4 tỷ USD) trong gói trợ giúp dài hạn cho các ngân hàng nhằm vực dậy tính thanh khoản.
Việt Nam
- Đưa ra gói kích cầu của chính phủ là 6 tỷ USD: đây là một cố gắng lớn của Chính phủ trong điều kiện ngân sách còn bội chi lớn, mức dự trữ ngoại hối của quốc gia còn mỏng. Đây không chỉ là sự nhạy bén trong việc dự đoán tình hình, chuyển hướng mục tiêu ưu tiên với những giải pháp có liều lượng cao, nhằm chủ động hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thể hiện quyết tâm cao trong việc ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế.
Kích cầu vào các lĩnh vực để tiêu thụ sản phẩm đang bị ứ đọng lớn (than, sắt thép, xi măng, phân bón, một số nông sản quan trọng…), những mặt hàng xuất khẩu lớn đang có thị trường.
Kích cầu vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm, để tạo sức mua có khả năng thanh toán của dân cư, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, những người bị mất việc, những người làm công ăn lương.
- Hổ trợ 4 % lãi suất Ngân hàng: Trong năm 2009, các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay. Mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12. Ngoại trừ 13 đối tượng không thuộc diện hỗ trợ lãi suất, tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh đều được ngân hàng giảm lãi suất theo quyết định của Thủ tướng.
Chính phủ kỳ vọng hỗ trợ giảm lãi suất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của khoảng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới.
- Bảo đảm an toàn hệ thống Ngân hàng: Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trước những diễn biến mới nhất của khủng hoảng kinh tế Mỹ, hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước hiện vẫn ổn định, không có biến động lớn.
Đề phòng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, các ngân hàng trong nước đã chủ động rút tiền gửi ở nước ngoài về và gửi một phần vào các ngân hàng có uy tín cao ở Hồng Kông và Singapore để linh hoạt trong sử dụng.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: "Thị trường tài chính của chúng ta chưa hội nhập quá sâu nên không chịu nhiều tác động từ khủng hoảng toàn cầu. Vấn đề quan trọng là cho đến giờ, Chính phủ luôn kiểm soát tốt và chặt chẽ toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Còn Ngân hàng Nhà nước cũng kiểm soát được rất tốt toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại của chúng ta trước những biến động của tài chính toàn cầu, vấn đề cốt lõi là chúng ta phải đảm bảo được tính thanh khoản và dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại trong nước. Điều này đã được Ngân hàng Nhà nước tập trung giải quyết trong suốt 6 tháng qua, và ở vào thời điểm này, hệ thống ngân hàng trong nước đang có tính thanh khoản rất tốt"
- Thực hiện giảm thuế, cải cách hành chính:
Đối với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ được hỗ trợ thông qua việc giảm lãi suất cơ bản và điều hành lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng theo tín hiệu của thị trường và chỉ số giá. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn trong buổi trả lời họp báo ngày 02/11 cũng cho biết, trong thời gian sắp tới thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm từ 28% xuống 25%, đây sẽ là cơ hội giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư.
Đồng thời, sẽ tiến hành một loạt các giải pháp khác nhằm khích thích doanh nghiệp tiếp tục ổn định sản xuất như: Cho phép các tổ chức tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với các dự án có hiệu quả, thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp giãn nợ và áp dụng các giải pháp giãn nợ vay vốn ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Câu 2 : Thị trường hiệu quả là gì? Hãy cho biết tầm quan trọng của tính hiệu quả của thị trường đối với diễn biến giá cổ phiếu? Các nghiên cứu tiền hành trong thời gian gần đây có ủng hộ quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán là hiệu quả hay không?
I - Thị trường hiệu quả :
Thị trường hiệu quả (effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường.
Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho rằng giá cả trên các thị trường có tính chất đầu cơ, đặc biệt là thị trường chứng khoán phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết, hay nói cách khác, phản ánh đầy đủ kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Khái niệm hiệu quả ở đây được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và không dự đoán trước được.
Các dạng thị trường hiệu quả :
Thị trường yếu: là dạng thị trường mà thị giá của các chứng khoán hoàn toàn không phản ánh hay không bao hàm tất cả các thông tin về các chứng khoán. Nhà đầu tư chủ yếu kiếm lợi nhuận thông qua việc tận dụng của thông tin bất cân xứng. Nghĩa là, nhà đầu tư (NĐT) nào có nhiều thông tin chính xác hơn thì NĐT đó khả năng thu được lợi nhuận cao.
Thị trường trung bình: là thị trường cho rằng giá chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là, mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai. Thông tin công khai cũng bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: các thông báo về thu nhập và cổ tức, tỷ lệ P/E, tỷ lệ D/P, tỷ lệ thư giá/ thị giá, chia cổ phần, các thông tin về kinh tế cũng như chính trị. Giả thuyết này có ý nghĩa rằng các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới sau khi nó được công bố sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi mức giá chứng khoán này đã phản ánh mọi thông tin công khai đó.
Thị trường mạnh: là dạng thị trường mà thị giá của các chứng khoán phản ứng lại hoàn toàn hay thị trường hàm chứa một cách đầy đủ các loại thông tin của các chứng khoán đang giao dịch trên thị trường hay tình trạng thông tin bất cân xứng liên quan đến giá chứng khoán khó xảy ra trên dạng thị trường này. Đây là thị trường hoàn hảo nhất cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý, và nó chỉ tồn tại ở các thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời có sự quản lý tốt của các nhà quản lý thị trường.
II - Tầm quan trọng của thị trường hiệu quả:
- Giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu:
Trong một thị trường hiệu quả, cạnh tranh dẫn đến tình trạng giá cả các loại chứng khoán phản ánh tất cả các loại thông tin: cả những thông tin về những sự kiện đã xảy ra và cả những thông tin mà thị trường kì vọng sẽ xảy ra trong tương lai. Nói một cách khác, trong một thị trường hiệu quả, ở bất kì thời điểm nào, giá cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu hiệu hoàn hảo về giá trị thật sự của nó.