Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền,
thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.
Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD: TS Bùi Thanh Tráng
Trần Chân Phương (Trưởng nhóm)
Nguyễn Minh Thành
Phạm Duy Nghiệp
Phạm Lê Phương Uyên
Võ Lê Thuỳ Dung
Trần Văn Dũng
Nguyễn Tố Ngân
Lê Thị Mỹ Dung
Chứng nhận xuất xứ Trang 1
MỤC LỤC
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4
1. Khái niệm ................................................................................................................................. 4
2. Mục đích .................................................................................................................................. 4
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai...................................................................... 5
1. C/O form A: ............................................................................................................................. 5
2. C/O form B: .............................................................................................................................. 8
3. C/O form ICO: ........................................................................................................................ 11
a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng .............................................................................. 13
4. C/O form T: (C/O form Textitle)............................................................................................. 18
5. C/O Form D ............................................................................................................................ 20
a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT ....................................................... 24
6. C/O form E: ............................................................................................................................ 27
7. C/O form AK: ......................................................................................................................... 30
8. C/O form AJ: .......................................................................................................................... 31
III. Cơ quan thẩm quyền cấp: ........................................................................................................ 31
1. Cơ quan cấp C/O .................................................................................................................... 31
2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: .............................................................................................. 31
IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ................................................................................ 33
1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O ................................................................ 33
2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết ....................................................................................... 34
a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) ......................................................................................... 34
b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM ................................................... 36
c. Đơn xin cấp C/O ................................................................................................................. 37
d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ
phần trăm................................................................................................................................... 37
3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp ................................................................................... 38
V. Tác dụng của C/O ...................................................................................................................... 43
1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: ....................................................................................... 43
a. Đối với người xuất khẩu: ..................................................................................................... 43
b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: .................................................................... 43
2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: ........................................................................... 44
a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: ............................................... 44
b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: .......................................... 44
3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. .. 44
a. Đối với nước xuất khẩu ....................................................................................................... 44
Chứng nhận xuất xứ Trang 2
b. Đối với nước nhập khẩu ................................................................................................... 45
VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: ...................................................... 46
1. Khái quát: ............................................................................................................................... 46
a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam ............................................................................... 46
b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp: ................................................................................... 49
2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O .................................... 49
a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: ............................................................... 49
b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: ................................................... 51
c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: .............................................. 52
VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:.......................................................... 53
1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:.......................................................................... 54
2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: ................................................................. 56
3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: ............................................................................ 57
VIII. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 59
Chứng nhận xuất xứ Trang 3
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ
1. Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền,
thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.
Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
2. Mục đích
Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế.
Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để:
Ưu đãi thuế quan.
Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá
Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch…
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ
Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:
Tên và địa chỉ người mua
Tên và địa chỉ người bán
Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu
Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng
Xác nhận cơ quan có thẩm quyền
Chứng nhận xuất xứ Trang 4
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai
1. C/O form A:
Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán
quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh
toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương
mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc
gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc
gia đang phát triển.
Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định
được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã
được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A
cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với
cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
C/O Form A
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 5
Cách khai:
Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A)
Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam
Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF , thống nhất với
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:
BY SEA : BACH DANG V.03
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004
Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2
phải cùng một nước nhập (ô 12).
Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số
C/O> DATED WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả
C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. DATED <ngày
cấp> .
Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản
xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU,
Switzerland, Norway, Turkey,... Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP
cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận
sản xuất, gia công cộng gộp khu vực.
Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo.
Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).
Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng
Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan
hàng xuất> DATED . Trường hợp người khai báo
hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY .
Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy
đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED
* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai
không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER
GOODS (..và các hàng khác),v.v.
Chứng nhận xuất xứ Trang 6
Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New
Zealand bỏ trống. Xuất sang các nước khác :
Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P"
Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam : kê khai theo hướng dẫn tại mục III.(b)
phía sau tờ form A bản chính. Chú ý : hàng xuất sang Canada được sản xuất từ hơn 1
nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada(hay hàng xuất khẩu chỉ đáp ứng quy định
xuất xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) kê khai chữ G" trên ô 8, trường hợp khác
kê khai chữ "F".
Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
* Lưu ý :
Ô 5,7,8,9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô
(hoặc số lượng khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói
và có ký, mã hiệu riêng thì nội dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương
ứng.
Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai
báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 7 (Ví dụ : Page 1/3).
Gạch ngang trên ô 5,6,7,8,9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô
(hoặc số lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô
hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi
rõ lý do.
Ô 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát
hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày
xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như
Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
Ô 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp sau produced in. Trường hợp
C/O form A được cấp theo quy định xuất xứ GSP cộng gộp nguyên liệu khu vực ASEAN
(quy định của EU, Switzerland, Norway, Turkey), sẽ kê khai nước xuất xứ xác định theo quy
định này.
Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country).
Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu
Việt Nam).
Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải
bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp
người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy
quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh
nghiệp, và dấu tên.
Chứng nhận xuất xứ Trang 7
2. C/O form B:
Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới
trong các trường hợp sau:
Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng
Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này
nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.
C/O Form B
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 8
Cách khai:
Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam.
Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF , thống nhất với
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:
BY SEA : BACH DANG V.03
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004
* Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2
phải cùng một nước nhập (ô 10).
Ô 4: Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O. Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh
VCCI HCM khai :
CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM
HOCHIMINH CITY BRANCH
171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax 84.8.9325472 Email : vcci-hcm@hcm.vnn.vn
Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số
C/O> DATED WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa
trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay
thế> DATED .
Ô 6: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.
Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải
quan hàng xuất> DATED . Trường hợp người
khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY .
Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số
đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED
* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về
hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và
các hàng khác),v.v.
Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
* Lưu ý :
Chứng nhận xuất xứ Trang 9
Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại hàng.
Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai
báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3).
Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc số
lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số
(TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
Ô 8: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi
rõ lý do.
Ô 9: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát
hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày
xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như
Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
Ô 10: - Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing
country).
- Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu
Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành
C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với
các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người
được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức
danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
Chứng nhận xuất xứ Trang 10
3. C/O form ICO:
Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê.
Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.
C/O Form ICO
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 11
Cách khai:
C/O mẫu ICO gồm 2 phần PART A và PART B. Ðơn vị xuất khẩu chỉ phải kê khai phần
PART A. Cách kê khai trên các ô phần PART A như sau :
Ô 1 : điền tên đầy đủ và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu (hoặc người gửi hàng) Việt Nam.
Ðiền mã số đơn vị xuất khẩu (hoặc gửi hàng) do VCCI HCM cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía
bên phải của ô 1.
Ô 2 : điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu). Ðiền mã số tương ứng của
bên thông báo do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 2. Ðơn
vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ
SỐ TƯƠNG ỨNG theo mẫu. Mỗi lô hàng xuất có bên nhận hàng mới, đơn vị xuất khẩu tự
điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 0001), và tên địa chỉ đầy đủ của bên thông báo này vào
danh sách. Danh sách phải x