Theo VAS 10, hoạt động ở nước ngoài bao gồm hoạt động của các chi nhánh,
công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh, hoạt động liên kết
kinh doanh của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực
hiện ở một nước khác ngoài Việt Nam.
Phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài tùy
theo mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh nghiệp báo cáo. Với mục
đích này, các hoạt động ở nước ngoài được chia thành hai loại: hoạt động ở nước ngoài
không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo và cơ sở ở nước ngoà
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 1 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Tiểu luận
Chuyển đổi báo cáo tài chính của các
hoạt động ở nước ngoài
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 2 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chương 1: Chuyển đổi BCTC của các hoạt động ở nước ngoài theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam.
1.1 Khái niệm và phân loại
Theo VAS 10, hoạt động ở nước ngoài bao gồm hoạt động của các chi nhánh,
công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh, hoạt động liên kết
kinh doanh của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực
hiện ở một nước khác ngoài Việt Nam.
Phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài tùy
theo mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh nghiệp báo cáo. Với mục
đích này, các hoạt động ở nước ngoài được chia thành hai loại: hoạt động ở nước ngoài
không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo và cơ sở ở nước ngoài
1.2 Chuyển đổi BCTC đối với hoạt động ở nước ngoài không thay thế tách rời với
doanh nghiệp báo cáo
1.2.1 Các nguyên tắc chuyển đổi BCTC đối với hoạt động ở nước ngoài không thay
thế tách rời với doanh nghiệp báo cáo
Trên bảng cân đối kế toán:
+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái
cuôi kỳ
+ Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái
tại ngày giao dịch
+ Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ
được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.
+ Khoản chênh lệch giữa khoản mục tài sản và khoản mục bên nguồn vốn
được đưa vào tài khoản lợi nhuận để làm cân bằng bảng CĐKT
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 3 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ
giá tại ngày giao dịch ( hoặc tỷ giá bình quân thích hợp)
+ Để cân bằng BCKQKD cần sử dụng tài khoản”chênh lệch do chuyển đổi”
1.2.2 Ví dụ minh họa
Ngày 1/1/200N Công ty mẹ M ở Việt Nam có một công ty con F ở Pari sở
hữu 65% vốn với số tiền là 7.025.600.000đ
Biết rằng tỷ giá ban đẩu đối với tài sản cố định là 1 EUR=20.025VND
Tỷ giá ban đầu đối với hàng tồn kho là 1 EUR=20.000VND
Tỷ giá trung bình năm là: 1EUR= 20.020VND
Tỷ giá cuối năm 200N là: 1EUR=20.270VND
Đơn vị tính: 1000đ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY F
NĂM 200N (EUR)
I. Tài sản
Tiền mặt 90.000
Phải thu KH 210.000
Hàng tồn kho 100.000
Tài sản cố định 500.000
Tổng tài sản 900.000
II. Nguồn vốn
Nợ phải trả 230.000
Nguồn vốn kinh doanh 544.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 126.000
Tổng nguồn vốn 900.000
BÁO CÁO KQHDDKD CÔNG TY F NĂM
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 4 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
200N (EUR)
Tổng doanh thu và thu nhập khác 935.000
Tổng chi phí (bao gồm cả thuế TNDN) 809.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 126.000
Các khoản mục của bảng CĐKT công ty F năm 200N được chuyển đổi như sau
Xác định nguồn vốn kinh doanh:
7,025,600/0.65=10,806,615 (ngàn đồng)
Xác định lợi nhuận:
10,012.500+2,000,000+4,205,670+1,802,430-10,808,615-4,606,210=2,605,775
(ngàn đồng)
I. Tài sản Tỷ giá Quy đổi ra VND
Tiền mặt 90,000 20,027
1,802,430,000
Phải thu khách hàng 210,000 20,027
4,205,670,000
Hàng tồn kho 100,000 20,000
2,000,000,000
Tài sản cố định 500,000 20,025 10,012,500,000
Tổng tài sản 900,000 18,020,600,000
II. Nguồn vốn
Nợ phải trả 230,000 20,027
4,606,210,000
Nguồn vốn kinh doanh 544,000 10,808,615,000
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 126,000
2,605,775,000
Tổng nguồn vốn 900,000 18,020,600,000
Trên báo cáo kết quả kinh doanh
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 5 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chênh lệch chuyển đổi =18,718,700-16,196,180-2,605,775=83.255 (ngàn đồng)
BÁO CÁO KQHDDKD CÔNG TY F NĂM
200N (EUR)
Quy đổi sang
VND
Tổng doanh thu và thu nhập khác
935,000
20,020
18,718,700,000
Tổng chi phí (bao gồm cả thuế TNDN)
809,000
20,020
16,196,180,000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
126,000
2,605,775,000
Chênh lệch do chuyển đổi 83,255,000
1.3 Chuyển đổi BCTC đối với cơ sở hoạt động độc lập ở nước ngoài
1.3.1 Các nguyên tắc chuyển đổi BCTC đối với cơ sở hoạt động độc lập ở nước ngoài
Khi chuyển đổi BCTC của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào BCTC của doanh
nghiệp báo cáo phải tuân theo những quy định sau:
- Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) được quy đổi theo tỷ giá
cuối kỳ
- Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí, được quy đổi theo tỷ giá ngày
giao dịch. Tỷ giá trung bình hay tỷ giá xấp xỉ cũng được phép áp dụng. Trường hợp báo
cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm
phát thì doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
- Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải được phân
loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáo cho đến khi thanh lý khoản đầu tư
đó.
Trường hợp tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế thì tỷ giá trung bình được sử dụng để
chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngòai.
Ba trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của
của cơ sở ở nước ngoài:
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 6 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
- Chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo tỷ giá hối đoái
tại ngày giao dịch, các tài sản và các khoản nợ phải trả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;
- Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầu kỳ tại cơ sở nước ngoài theo một tỷ giá hối đoái
khác so với tỷ giá hối đoái đã được phản ánh ở kỳ trước;
- Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.
Những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này không được ghi nhận là thu nhập hoặc chi
phí trong kỳ. Những khoản thay đổi tỷ giá này thường có ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng
không trực tiếp đến các luồng tiền từ hoạt động hiện tại và trong tương lai của cơ sở
nước ngoài cũng như của doanh nghiệp báo cáo. Khi CSNN được hợp nhất nhưng
không phải sở hữu toàn bộ thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc
chuyển đổi và gắn liền với phần đầu tư vào CSNN của cổ đông thiểu số phải được phân
bổ và được báo cáo như là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài
trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Việc hợp nhất BCTC của CSNN vào BCTC của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo
các thủ tục hợp nhất thông thường, như loại bỏ các số dư trong tập đoàn và các nghiệp
vụ với các công ty trong tập đoàn của một công ty con.
Tuy nhiên, một khoản chênh lệch TGHĐ phát sinh trong một khoản mục tiền tệ trong
tập đoàn dù là ngắn hạn hay dài hạn cũng không thể loại trừ vào khoản tưng ứng trong
số dư khác trong tập đoàn vì khoản mục tiền tệ này thể hiện một sự cam kết đế chuyển
đổi một ngoại tệ thành ngoại tệ khác và đưa đến lãi hoặc lỗ cho doanh nghiệp báo cáo
do thay đổi TGHĐ. Vì vậy, trong BCTCHN của doanh nghiệp báo cáo, chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong trường hợp này được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí.
1.3.2 Ví dụ minh họa
Ngày 01/01/2010, công ty Q ở Việt Nam mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của Công
ty M ở M ỹ (đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty M là đồng đôla $), không phát sinh lợi
thế thương mại. Số liệu của Công ty M tại ngày mua, Vốn cổ phần 100.000USD và lợi
nhuận giữ lại 7.000USD.
Giả sử tỷ giá giữa đồng Đôla và đồng Việt Nam trong năm 2010 như sau: (ĐVT: đồng)
Tỷ giá tại ngày 01/01/2010: 21.000
Tỷ giá trung bình năm 2010: 20.000
Tỷ giá tại ngày chia cổ tức: 20.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 7 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Tỷ giá tại ngày 31/12/2010: 19.000
Giả sử trong năm 2010, tỷ giá ổn định và không có giao dịch giữa Công ty Q và Công
ty M .
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty M tại ngày
31/12/2010 như sau (Bảng 1 & Bảng 2):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔ NG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD
Tiền mặt 1.000
Phải thu khách hàng 4.000
Hàng tồn kho 10.000
Tài sản cố định 195.000
Giá trị hao mòn lũy kế (45.000)
Tổng tài sản 165.000
Phải trả nhà cung cấp 55.000
Vốn cổ phần 100.000
Lợi nhuận giữ lại 10.000
Tổng nguồn vốn 165.000
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD
Doanh thu 100.000
Giá vốn hàng bán 70.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 15.500
Chi phí khác 8.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 8 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Thuế TNDN 1.500
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2010 5.000
Lợi nhuận giữ lại ngày 01/01/2010 7.000
Cổ tức đã trả năm 2010 2.000
Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12/2010 10.000
Các khoản mục của Bảng cân đối kế toán của Công ty M được chuyển đổi theo tỷ giá
tại ngày 31/10/2010 như sau (Bảng 3):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔNG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD Tỷ giá Quy đổi ra VND
Tiền mặt 1.000 19.000 19.000.000
Phải thu khách hàng 4.000 19.000 76.000.000
Hàng tồn kho 10.000 19.000 190.000.000
Tài sản cố định 195.000 19.000 3.705.000.000
Giá trị hao mòn lũy kế (45.000) 19.000 (855.000.000)
Tổng tài sản 165.000 3.135.000.000
Phải trả nhà cung cấp 55.000 19.000 1.045.000.000
Vốn cổ phần 100.000 21.000 2.100.000.000
Lợi nhuận giữ lại 10.000 207.000.000
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
(phát sinh do chuyển đổi)* (217.000.000)
Tổng nguồn vốn 165.000 3.135.000.000
Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình
cả năm 2010 (Bảng 4):
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY M
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 9 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD Tỷ giá Quy đổi ra VND
Doanh thu 100.000 20.000 2.000.000.000
Giá vốn hàng bán 70.000 20.000 1.400.000.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp 15.500 20.000 310.000.000
Chi phí khác 8.000 20.000 160.000.000
Thuế TNDN 1.500 20.000 30.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2010 5.000 100.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN
tại ngày 01/01/2010 7.000 147.000.000
Cổ tức đã trả năm 2010 2.000 20.000 40.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2010 10.000 207.000.000
Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 2010 của Công
ty M như sau:
Tài sản thuần đầu năm 2010 (tại ngày mua):
107.000USD x (19.000 – 21.000) = (214.000.000)
Lợi nhuần thuần trong năm 2010:
5.000USD x (19.000 – 20.000) = (5.000.000)
Cổ tức đã trả năm 2010:
2.000USD x (19.000 – 20.000) = (2.000.000)
=> Tổng chênh lệch TGHĐ do chuyển đổi BCTC:
(214.000.000) + (5.000.000) – (2.000.000) = (217.000.000)*
Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC của Công ty M
(217.000.000đ) được báo cáo thành chỉ tiêu riêng trong phần vốn chủ sở hữu như bảng
3.Loại bỏ khoản đầu tư khi hợp nhất (ĐVT: 1.000 đồng)
Nợ NVKD 2.100.000
Nợ LNCPP 207.000
Có CLTGHĐ 217.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 10 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Có Đầu tư vào công ty con M 2.090.000
Báo cáo tài chính hợp nhất tại 31/12/2010 (ĐVT: 1.000 đồng):
Khoản
mục Công ty Q Công Ty M
Điều chỉnh Báo Cáo Hợp
Nhất Nợ Có
Tiền mặt 378.000 19.000 397.000
Phải thu
khách hàng 105.000 76.000 181.000
Hàng tồn
kho 587.000 190.000 777.000
Tài sản cố
định 10.080.000 3.705.000 13.785.000
Giá trị hao
mòn lũy kế
(2.390.000)
(855.000)
(3.245.000)
Đầu tư vào
công ty
con M 2.090.000 2.090.000
-
Tổng tài
sản 10.850.000 3.135.000 11.895.000
Phải trả
nhà cung
cấp 2.076.000 1.045.000 3.121.000
Vốn cổ
phần 7.000.000 2.100.000 2.100.000 7.000.000
Lợi nhuận
giữ lại 1.774.000 207.000 207.000 1.774.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 11 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chênh lệch
tỷ giá hối
đoái (217.000) 217.000
-
Tổng
nguồn vốn 10.850.000 3.135.000 11.895.000
1.4 Thanh lý cơ sở ở nước ngoài.
Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh lũy
kế đã bị hoãn lại và liên quan đến cơ sở ở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận là thu nhập
hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi hoặc lỗ về việc thanh lý được ghi nhận.
Một doanh nghiệp có thể thanh lý khoản đầu tư tại một cơ sở ở nước ngoài thông
qua bán,phát mại,thanh toán lại vốn cổ phần hoặc bỏ tất cả hoặc một phần vốn ở cơ sở
đó. Thanh toán cổ tức là một hình thức thanh lý chỉ khi nó là một sự thu hồi khoản đầu
tư. Trường hợp thanh lý từng phần, chỉ có chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế liên quan
đến phần vốn sở hữu được tính vào lãi hoặc lỗ. Một sự ghi giảm giá trị kế toán của cơ
sở nước ngoài không tạo nên thanh lý từng phần. Trường hợp này không có phần lãi
hoặc lỗ nào về chênh lệch tỷ giá hối đoái hoãn lại được ghi nhận vào thời điểm ghi
giảm.
1.5 Ví dụ tổng hợp
Xem file excel đính kèm
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 12 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chương 2: Chuyển đổi BCTC của các hoạt động ở nước ngoài theo
chuẩn mực kế toán Mỹ
2.1 Khái niệm và áp dụng đồng tiền chức năng
2.1.1 Khái niệm đồng tiền chức năng
Đồng tiền chức năng của một đơn vị kinh doanh là đồng tiền của môi trường
kinh tế chính yếu khi mà nó hoạt động. Thông thường, đồng tiền chức năng của một
đơn vị nước ngoài là đồng tiền mà nó thu vào từ khách hàng và chi trả cho các khoản
nợ của nó. GAAP [1] chỉ đưa ra hướng dẫn chung về việc xác định đồng tiền chức
năng. Thay vì là những nguyên tắt rõ ràng, chủ đề của xác định đồng tiền chức năng
được giao cho sự xét đoán của ban quản trị. GAAP xác định các yếu tố mà ban quản
lý nên xem xét khi xác định đồng tiền chức năng của một công ty con.
1. Nếu dòng tiền liên quan đến tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp nước ngoài
được xác định và thanh toán bằng ngoại tệ thay vì đồng tiền công ty mẹ, thì đồng
tiền địa phương của công ty nước ngoại có thể là đồng tiền chức năng.
2. Nếu giá bán sản phẩm của công ty nước ngoài được xác định bởi cạnh tranh địa
phương hoặc quy định của chính phủ sở tại, thay vì bởi thay đổi tỷ giá ngắn hạn
hoặc các thị trường trải rộng khắp thế giới, thì đồng tiền địa phương có thể là đồng
tiền chức năng.
3. Thị trường bán hàng chính yếu mà trong đất nước công ty mẹ, hoặc các hợp
đồng kinh doanh mà thường được xác định đồng tiền công ty mẹ, có thể cho biết
rằng đồng tiền công ty mẹ là đồng tiền chức năng.
4. Các chi phí như là lao động và nguyên vật liệu chủ yếu là chi phí phát sinh từ địa
phương cung cấp một số bằng chứng cho thấy đồng tiền địa phương của đơn vị
nước ngoài là đồng tiền chức năng.
5. Nếu các hoạt động tài trợ vốn được xác định chủ yếu bằng đồng tiền sở tại của
công ty nước ngoài và các quỹ tiền tệ phát sinh bởi các hoạt động của nó đủ để
trang trãi các khoản nợ hiện tại và tương lai, thì đồng tiền địa phương của công ty
nước ngoài được xem là đồng tiền chức năng.
6. Một lượng lớn giao dịch nội bộ và các thỏa thuận cho biết rằng đồng tiền công ty
mẹ có thể là đồng tiền chức năng.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 13 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Trong phân tích cuối cùng, đồng tiền chức năng dựa trên sự xét đoán của ban
quản lý, bao gồm việc cân nhắc các yếu tố trước.
Một số định nghĩa từ ASC chủ đề 830 được liên quan đến khái niệm đồng tiền
chức năng. M ột đồng tiền ngoại tệ là một động tiền khác với đồng tiền chức năng của
công ty. Nếu đồng tiền chức năng của một công ty con ở Đức là đồng Euro, thì đồng
USD là một đồng ngoại tệ của công ty con đó. Nếu đồng tiền chức năng của công ty
con ở Đức là đồng USD thì đồng Euro là một đồng ngoại tệ đối với công ty con đó.
Đồng tiền địa phương (đồng tiền nước sở tại) là đồng tiền của quốc gia thực
hiện để tham chiếu. Do đó, đồng CAD là một đồng tiền địa phương của một công ty
con ở Canada của một công ty mẹ ở Mỹ. Sổ sách và báo cáo tài chính của công ty con
này sẽ được lập trên đồng tiền địa phương trong hầu hết trường hợp liên quan đến báo
cáo tài chính theo ngoại tệ, bất kể việc xác định đồng tiền chức năng.
Đồng tiền báo cáo là đồng tiền sử dụng khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Đồng tiền lập báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty ở Mỹ với nhiều công ty con
nước ngoài là đồng USD. Báo cáo theo đồng ngoại tệ là báo cáo được lập trên một
đồng tiền mà không phải là đồng tiền lập báo cáo (USD) của công ty mẹ ở Mỹ.
GAAP cho phép hai phương pháp khác nhau để chuyển đổi báo cáo tài chính
công ty con nước ngoài sang đồng USD, dựa trên đồng tiền chức năng của đơn gị kinh
doanh nước ngoài. Nếu đồng tiền chức năng là đồng USD, thì báo cáo tài chính nước
ngoài được đánh giá lại (remeasured) sang đồng USD sử dụng phương pháp tạm thời
(temporal method). Nếu Đồng tiền chức năng là đồng tiền địa phương của đơn vị kinh
doanh nước ngoài, thì báo cáo tài chính nước ngoài được quy đổi (translated) sang
đồng USD sử dụng phương pháp tỷ giá hiện hành (current rate method). M ột công ty
nên chọn phương pháp mà phản ánh tốt nhất bản chất của hoạt động kinh doanh công
ty nước ngoài.
Sự lựa chọn một đồng tiền chức năng cho một công ty con nước ngoài là tiêu
chuẩn để lựa chọn phương pháp chuyển đổi đồng ngoại tệ sử dụng – phương pháp tỷ
gá hiện hành hoặc phương pháp tạm thời. Các giá trị trên báo cáo tài chính hợp nhất,
bao gồm cả thu nhập thuần, sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp nào được sử
dụng.
Nhớ lại rằng mục đích của sự quy đổi hoặc đánh giá lại báo cáo tài chính công
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 14 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
ty con nước ngoài là để chuyển đổi sang đồng tiền công ty mẹ cho báo cáo hợp nhất
có thể thực hiện được. Kết quả là, một điều phải được xem xét mục đích cuối cùng
đằng sau việc lựa chọn đồng tiền chức năng như là tạo ra báo cáo tài chính hợp nhất
mà sẽ phản ánh điều kiện kinh tế của công ty mẹ.
Việc chọn lựa đồng tiền công ty mẹ như là đồng tiền chức năng có nghĩa là
công ty đó nên sử dụng phương pháp tạm thời. Lựa chọn đồng tiền chức năng hàm ý
rằng kết quả báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phản ánh các giao dịch đã thực hiện bởi
công ty con như thể là công ty mẹ đã thực hiện những giao dịch này một cách trực
tiếp. Ví dụ, một công ty có thể lựa chọn thiết lập một công ty bán hàng ở nước ngoài
để lợi thế về pháp luật hay văn hóa. Công ty mẹ sẽ vận chuyển tất cả hàng hóa cho
công ty con để bán bán hàng hóa này ở nước ngoài. Sau đó, công ty con sẽ chuyển lợi
nhuận về công ty mẹ. Nếu đồng tiền ngoại tệ là được chuyển về công ty mẹ, thì công
ty mẹ sẽ báo cáo một khoản lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá khi đồng tiền đó được chuyển
đổi sang USD. Nếu công ty con chuyển tiền về công ty mẹ, thì kết quả cuối cùng cũng
giống nhau như thể là công ty mẹ đã thực hiện trược tiếp các giao dịch này trong quốc
gia nước nước ngoài. Phương pháp dùng để quy đổi báo cáo tài chính công ty con nên
đưa đến báo cáo tài chính hợp nhất mà phản ánh điều này trên cơ sở tương tự nhau.
Phương pháp tạm thời được thiết kế để thực hiện việc này. Khoản lãi (lỗ) từ đánh giá
lại được đưa vào thu nhập hợp nhất năm hiện hành bởi vì các giao dịch của công ty
con được giả định là liên quan đến tiền mặt ngay lập tức hoặc gần như là tức thời cho
công ty mẹ.
Ngược lại, nếu các chức năng công ty con nước ngoài là một doanh nghiệp độc
lập thực hiện sản xuất và/hoặc cung các dịch vụ trong quốc gia nước sở tại, thanh toán
cho hầu hết các chi phí của nó bằng đồng tiền địa phương, nhận lợi nhuận từ bán hàng
và dịch vụ bằng đồng tiền địa phường, và đưa những giá trị thực hiện này vào hoạt
động của công ty con, về phương diện kinh tế công ty con không có chức năng như là
một kênh bán hàng cho hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Đồng tiền chức năng
trong trường hợp này là đồng tiền địa phương của công ty con, và phương pháp tỷ giá