Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương, chính quyền đô thị của các nước trên thế giới

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những yếu tố góp phần vào thành công trong việc quản lý nhà nước nói chung. Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và cả Việt Nam chúng ta nói riêng cũng đang cố gắng xây dựng một tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ nhàng, hoạt động có hiệu quả và không bị chồng chéo. Để nghiên cứu thêm về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các nước trên thế giới, qua tài liệu “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương của các nước. Cụ thể ở bài tiểu luận này sẽ đề cập đến tổ chức bộ máy nhà nước chính quyền địa phương của các nước trên thế giới và các khuyến nghị Việt Nam cần áp dụng, vận dụng trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước

pdf9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương, chính quyền đô thị của các nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương, chính quyền đô thị của các nước trên thế giới Môn: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Giảng viên: PGS.TS Võ Kim Sơn Học viên: Nguyễn Thị Hương Giang Lớp: 16M- Hành chính công Huế, tháng 8/2012 LỜI MỞ ĐẦU Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những yếu tố góp phần vào thành công trong việc quản lý nhà nước nói chung. Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và cả Việt Nam chúng ta nói riêng cũng đang cố gắng xây dựng một tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ nhàng, hoạt động có hiệu quả và không bị chồng chéo. Để nghiên cứu thêm về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các nước trên thế giới, qua tài liệu “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương của các nước. Cụ thể ở bài tiểu luận này sẽ đề cập đến tổ chức bộ máy nhà nước chính quyền địa phương của các nước trên thế giới và các khuyến nghị Việt Nam cần áp dụng, vận dụng trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước. II. NỘI DUNG 1. Chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương: - Chính quyền cấp dưới là chính ngay ở bên dưới của chính quyền trung ương. Chính quyền cấp dưới có thể có nhiều cấp như cấp tỉnh là vùng cấp cao; cấp quận, cấp huyện,.. là cấp thấp hơn; cấp xã là cấp thấp nhất. Chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp dưới có thể do Hiến pháp quy định hoặc do các văn bản của chính quyền Trung ương quy định. Đối với các chính quyền cấp dưới có chức năng nhiệm vụ được quy định bởi Hiến pháp thì chính quyền đó sẽ được bảo vệ ở mức độ cao hơn các chính quyền được quy định bởi các văn bản của Chính quyền trung ương. - Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Chính quyền địa phương thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian và cấp thấp nhất. Các cán bộ chính quyền địa phương là nhân dân địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương. Chính quyền địa phương là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian và thấp nhất. 2. Cơ cấu tổ chức, quy mô của chính quyền địa phương: - Việc hình thành cơ cấu chính quyền địa phương phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy không có một quy định chung nhất mà phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của chính mỗi quốc gia như dựa vào quyền tự trị, tập quán về quản lí địa phương (thông qua dân bầu), tự giành độc lập, hoặc thành lập nhà nước; hay phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia có quy định riêng thông qua các thể chế nhà nước bằng hiến pháp. - Cơ cấu chính quyền cấp dưới phụ thuộc vào hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Nó được thành lập theo quy định của Hiến pháp của nhà nước (Các bản hiến pháp liên bang thường quy định quyền tự quyết cho các bang) hay do chính quyền cấp trung ương ủy nhiệm hoặc do đặc điểm quy định hiến pháp áp dụng theo nguyên tắc thẩm quyền chung; từ đó cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương căn cứ vào để tổ chức thực hiện. - Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc vượt khỏi quyền lực: Quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền trung ương trực tiếp ủy nhiệm và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tuy nhiên vẫn có một số nước khác hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung và trên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền trung ương. - Cơ cấu tổ chức và thứ bậc của các cơ quan chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như thời kỳ, tập quán, xu hướng của sự phân quyền. Phần lớn các nước phân chia cơ cấu hành chính quốc gia thành các tỉnh hoặc khu vực. - Quy mô của chính quyền cấp dưới cũng có sự khác nhau giữa các nước. Ở mỗi quốc gia phân định chính quyền cấp dưới bằng cách phân theo địa lí hành chính, chính quyền cấp vùng, chính quyền các vùng tự trị, chính quyền cấp tỉnh, thành phố hay cấp thấp hơn như quận, huyện, phường xã, ... 3. Tính độc lập của chính quyền cấp dưới - Mức độ độc lập của các cơ quan chính quyền cấp dưới là khác nhau giữa các nước. Một số nước thì chính quyền địa phương được trao quyền tự trị hoàn toàn và được nhân dân giám sát. Ở một số nước khác, chính quyền địa phương chỉ đơn giản là các cơ quan trực thuộc chính quyền trung ương, do chính quyền trung ương thành lập và người đứng đầu chính quyền địa phương này do cấp trung ương bổ nhiệm, như vậy chính quyền địa phương chỉ là cánh tay kéo dài của chính quyền trung ương xuống cấp dưới- các đơn vị mà nó giám sát. - Ở các quốc gia khác nhau thì xu hướng đối lập nhau trong việc phân chia theo khu vực, theo ảnh hưởng của chính trị và phân chia theo khu vực hành chính cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính trị, phong tục tập quán, tình hình phát triển kinh tế,.. - Quyền lực của chính quyền các địa phương cũng có sự khác nhau; có thể được phân thành quyền tự trị, quyền tự quyết ở cơ sở, hoặc trao quyền lực của chính quyền trung ương, hoặc bổ nhiệm theo hiến pháp. 4. Quản lý chính quyền địa phương - Chính quyền địa phương ở các nước là không giống nhau về vị trí cũng như trong cơ cấu tổ chức chính quyền. Một số nước thì coi chính quyền cấp dưới là chính quyền “địa phương” (như Philippin) trong khi đó đa số các nước khác thì xem chính quyền địa phương là chính quyền các cấp dưới cấp tỉnh. - Trong cơ cấu tổ chức chính quyền thì chính quyền cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo lên chính quyền cấp nên mà nó trực thuộc. Các đơn vị chính quyền cấp dưới này có sự khác biệt đáng kể về quy mô, dân số, lãnh thổ.Chính quyền trung ương có quyền thay đổi ranh giới lãnh thổ của chính quyền cấp dưới và cũng có thể sát nhập một số chính quyền cấp dưới lại với nhau. Hệ thống hành chính cho khu vực nông thôn và thành thị thường có sự khác biệt nhau rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố văn hóa và truyền thống. a. Quản lý nông thôn Quản lý nông thôn rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống đối với hàng triệu công dân vì thế quản lý nông thôn không chỉ đơn giản được coi là một chức năng của chính quyền cấp tỉnh. Nhu cầu phải có một cơ cấu tổ chức hiệu quả co quản lý nông thôn đến tận địa phương Hệ thống hành chính cho khu vực nông thôn thường có sự khác biệt và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố văn hóa, truyền thống. Quản lý nông thôn rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến người dân. Ở các nước có lãnh thổ phân bổ rộng và rải rác thì việc quản lý bằng các quyết định từ xa của các cơ quan cấp trên không mang tính chất đại diện sẽ không mang lại hiệu quả mà nó đòi hỏi phải có một đơn vị quản lý tại vùng nông thôn để quản lý hiệu quả tại vùng nông thôn xuống tận làng xã. b. Quản lý các thành phố Quá trình đô thị hóa diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, tuy nhiên tốc độ đô thị hóa tại các nước lại khác nhau về cả quy mô, mức độ lẫn tính chất đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào các chính sách, hiến chương của chính quyền các nước. Chính quyền đô thị cũng có những đặc điểm, bản chất và nội hàm của một chính quyền cơ sở gồm các yếu tố quyền lực, quy mô, tổ chức, kết cấu, hệ thống quản lí bằng quyền lực riêng, và dựa vào quy định chung nhất của một thể chế chính trị của một quốc gia. Ngoài chức năng quản lí nhà nước theo phạm vi, vùng, lãnh địa thì việc quản lí chính quyền đô thị tập trung vào một số nội dung điển hình chính đó là đảm bảo hệ thống an sinh xã hội, môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng, thiết chế xã hội, những yếu tố quyền lực, quy mô quản lí và hình thức, biện pháp quản lí thông qua các công cụ quản lí bằng hiến pháp chung và các quy định cụ thể theo đặc thù vùng để thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công trực tiếp cho cộng đồng, người dân trong phạm vi vùng. Liên hệ chính quyền đô thị thực tiễn, ngoài chức năng quản lí nhà nước trong phạm vi diện tích vùng, chính quyền đô thị vẫn có mục tiêu hướng đến phục vụ các dịch vụ cho người dân, quản lí bằng các thanh công cụ của pháp luật thể hiện qua các quy định, quy tắc ứng xử và cả tập quán. Dựa vào hệ thống thể chế chính trị từ trung ương, các quy định chung nhất là hiến pháp, các văn bản dưới luật bao gồm bộ luật thì các thiết chế khác được ban hành từ chính quyền đô thị được áp dụng triệt để nhằm phát huy được những mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chính quyền đô thị cần thật hiện. Điều đó cho thấy rằng chính quyền đô thị cũng là một nhân tố trong cấu thành hệ thống chính quyền từ trung ương đến chính quyền cơ sở, là một mắc xích trong hệ thống chính quyền của một quốc gia, gắn kết giữa chính quyền trung ương và địa phương. Sự khác biệt của chính quyền đô thị với chính quyền địa phương là ngoài chức năng chung của một đơn vị hành chính, chính quyền đô thị còn có vai trò trong việc được đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể để thực hiện vai trò của một đô thị, có cơ chế, hành lang pháp lí đặc thù và các quy định cụ thể hơn để phục vụ tốt việc cung cấp trực tiếp dịch vụ công cho nhiều đối tượng. 5. Khuyến nghị đối với Việt Nam Chính quyền địa phương của nước ta là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền Nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương, vì vậy tính Nhà nước là thuộc tính vốn có của chính quyền địa phương ở nước ta. Tính quyền lực Nhà nước của chính quyền địa phương không chỉ xác định vị trí, tính chất pháp lý và vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất của nhân dân, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nói riêng. Đặc biệt là giá trị pháp lý của các văn bản do chính quyền địa phương ban hành và thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với tất cả các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân ở địa phương được qui định bởi tính quyền lực Nhà nước của các cơ quan chính quyền địa phương. Phân cấp trao quyền cho chính quyền địa phương là một phần quan trọng trong chương trình cải cách của Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua. Cả quyền lực và trách nhiệm giải trình đều được tăng lên, nhưng không phải lúc nào cũng tương đương nhau. Mặc dù nhiều quyền lực được phân cấp xuống tới các tỉnh, nhưng hầu hết các cơ chế trách nhiệm giải trình mới chỉ tập trung ở các xã, phường. Qui hoạch ở cấp địa phương đã có sự tham gia của người dân hơn trước đây, nhưng là chiếu lệ. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các tỉnh nhìn chung là tốt, nhưng việc tìm đến với các qui hoạch vùng tốt hơn cho thấy vẫn cần phải có vai trò được định hướng lại của chính quyền trung ương. Ở Việt Nam hiện nay, chính quyền đô thị vẫn còn rất mới, hoạt động vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướng tới là bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa nhưng hiện nay bộ máy tổ chức vẫn còn cồng kềnh, việc giải quyết các thủ tục vẫn còn bị chồng chéo. Bên cạnh đó việc thiết kế chính quyền đô thị tuân theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện vận hành của cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Chính quyền đô thị sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại. Để phát huy vai trò đầu tàu và tiềm lực của đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp theo hướng tăng thẩm quyền về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy quản lý (chủ động trong tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc, biên chế, sắp xếp nhân sự và chế độ trả lương cho cán bộ công chức viên, viên chức trong bộ máy hành chính), ngân sách nhà nước và quyền lập quy phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý đô thị để thành phố có thể chủ động hơn đồng thời chịu sự giám sát của chính phủ và nhân dân thành phố. Việc đảm bảo thuận lợi và phát triển bền vững, một số giải pháp về thể chế chính sách, huy động vốn đầu tư, áp dụng khoa học và công nghệ cần được quan tâm đẩy mạnh trong thời gian tới. Ngoài đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, cần tiếp tục nâng cao vai trò chức năng, quyền hạn của các đơn vị trong Bộ, các sở, ngành phụ trách về xây dựng tại địa phương III. KẾT LUẬN Qua 30 tiết được giảng viên tận tình hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức về môn học Tổ chức bộ máy nhà nước và qua nghiên cứu trong giáo trình “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, và một số tài liệu khác đã giúp em hiểu thêm về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước thế giới và Việt Nam, qua đó em hiểu thêm về các mô hình tổ chức bộ máy, những ưu điểm, tồn tại của nó. Từ đó nêu ra một số biện pháp có thể áp dụng cho Việt Nam nhằm giúp cho đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng.
Luận văn liên quan