Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế. Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.,Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế.Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Việc nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ra những bài học bổ ích và tìm được lời giải đúng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: 2
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 2
1.1 Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 2
1.2 Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập. 3
PHẦN 2: 7
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ 7
2.1. Sự ra đời của hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ. 7
2.2. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi ký kết hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ. 7
2.2.1. Cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam trước HĐTM Việt-Mỹ 7
2.2.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 9
PHẦN 3: 11
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI RA NHẬP ASEAN – AFTA 11
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. 11
3.2. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi gia nhập AFTA. 12
3.2.1. Thách thức. 12
3.2.2. Cơ hội. 14
PHẦN 4: 16
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI RA NHẬP WTO 16
4.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO ) 16
4.2. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi gia nhập WTO. 17
4.2.1. Cơ hội khi gia nhập WTO. 17
4.2.2. Thách thức của việc gia nhập WTO. 18
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế. Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.,Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế.Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Việc nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ra những bài học bổ ích và tìm được lời giải đúng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập ”. Bài viết của nhóm em sẽ đề cập về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trước hiệp định thương mại song phương (HĐTM) Việt-Mỹ,việc gia nhập AFTA, việc gia nhập WTO. Để hoàn thành đề tài này em nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hồng Vân em xin chân thành cám ơn các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm em hoàn thành đề tài. Tuy nhiên đề tài còn nhiều bất cập, không tránh khỏi những thiếu sót nhóm em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô để đề tài được đi vào thực tiễn .
PHẦN 1:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY
1.1 Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng mức độ và quy mô còn hạn chế. Do nhu cầu phát triển nền kinh tế hiện tại và tỏngtương lai cũng như xu thế phát triển chung của thế giới đã đến lúc chúng ta cần đánh gái lại một số thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với việc "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đảng cũng như Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách nhất quán cho việc chủ động tham gia vào tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoán. Còn nhớ khi Việt Nam bắt đầu bước vào cải cách đổi mới việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia, tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu chưa phải đã có được tiếng nói chung. Nay với quan điểm "mở cửa hội nhập phát triển" "hội nhập chứ không hoà tan", Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hội nhập. ở tầm vĩ mô về "xu thế không thể tránh khỏi đối với sự phát triển" của việc tham gia toàna cầu hoá thực tế có ý nghĩa rấ lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này, mà trong những năm qua Việt Nam đã có bước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế nói chung, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng. Các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất cả ở các tâng cấp khác nhau phụ thuộc vào thực lực cụ thể của mỗi lĩnh vực.
Sử dụng tài nguyên, nhân lực dồi dào.
+ Nguồn tài nguyên sẵn có: Tham gia toàn cầu hoá chính là nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế để khai thác các tiềm năng kinh tế nước nhà, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Với nguồn tài nguyên phong phú không chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến mà còn là sức hút đối với các công ty nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu, thị trường thế giới, về vị trí địa lý nước ta cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số quốc gia Đông Nam Á, là điểm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới. Đáng chú ý với bờ biển rộng, trải dài từ Bắc tới Nam với nihều hải cảng, đặc biệt cảng Cam Ranh có độ sâu thuận lợi cho phát triển giao thông hàng hải cũng như phát triển kinh tế hàng hoá. Ngoài ra một só khoáng sản nưh Bôxít có trữ lượng lớn 5 tỷ tấn đứng thứ ba thế giới, quặng đất hiếm cũng có trữ lượng lớn đứng thứ hai thế giới.
+ Sau Trung Quốc, thì các loại khoáng sản ở Việt Nam tuy trữ lượng không lớn nhưng rất đa dạng và phong phú. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện địa hoá, thì việc khai thác sử dụng các nguồn lực đó thông qua hợp tác là rất cần thiết. Với thực trạng nguồn tài nguyên kinh tế chúng ta, không nên hình thành cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu tài nguyên lớn. Cần qua, hợp tác, quỹ như phát huy năng lực bên trong đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển sang xuất khẩu các mặt khàng chế biến.
+ Nguồn nhân lực: Với thị trường gồm 80 triệu dân, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao (dân só trẻ) có trình độ văn hoá, cần cù lao động và đặc biệt giálao động rẻ. Đó là với thể so sánh có ý nghĩa trong quá trình tham gia hội nhập. Trên thực tế nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lao động dồi dào, rẻ và có khả nang tiếp thu công nghệ mới Việt Nam. Theo đánh giá của các công ty Nhậ khi phân tích lợi thế môi trường kinh doanh của các quốc gia ASEAN, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số 10 quốc gia. Như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn hình khối phù hợp tham gia vào hội nhập và chính qua hội nhập là điều kiện để hàng cao chát lượng nguồn lao động của Việt Nam.
1.2 Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập.
Trình độ phát triển so với kinh tế
Một khoảng cách khá xa giữa Việt Nam và quốc tế. Hiện nay 75% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến năm 1999 nền kinh tế nước ta về thực chất vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó khu v ực thực chất vẫn là nèn kinh tế nông nghiệp, trong đó khu vực nông nghiệp chiếm 25,4% GDP, công nghiệp chiếm 34,5% và dịch vụ chiếm 40,1%. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh chỉ chòn khoảng 20% và khu vực dịch vụ thì đặc biệt phát triển, nhất là lĩnh vực thông tin, Nhìn chung trong nền kinh tế của Việt Nam, về công nghệ hiện nay vô cùng lạc hậu, so với thế giới chậm từ 56 -100 năm. Hệ thống thiết bị kỹ thuật ở hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung bình hiện nay của thế giới 2 → 3 thế hệ, thậm chí có lĩnh vực 4 -5 thế hệ. mà các ln của Việt Nam còn nỏ, yếu cả về khả năng quản lý kinh doanh lẫn khả năng, năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp của chúng ta sau một thời gian dài hoạt động theo cơ chế hoạch hoá chuyển sang phương thức kinh doanh mơí còn lúng túng, nhất là trong tham gia cạnh tranh quốc tế. Hiện nay trong 6000 doanh nghiệp nhà nước.
Chỉ có 5% làm ăn thực sự có hiệu quả. Năng lực cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế là nguy cơ lớn khi đẩy nhanh nhịp độ hội nhập. Để hội nhập có hiệu quả vấn đề làm sao hỉa nâng cao được sức cạnh tranh thì các xí nghiệp mới có thể đứng vững trước sự xam nhập của hàng hoá bên ngoài và từ đó mới có thể vươn mạnh ra thị trường thế giới. Vì vậy Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần có chính sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, xem đó là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay nên không sẽ không chạy kịp với lịch trình hội nhập vào AFTA đã xác định.
Tình hình nền kinh tế thị trường hiện tại.
Nền kinh tế thị trường thế giới hiện nay đã phát triển trong khi đó chúng ta mới chuyển sang kinh tế thị trường vì vaạy các yêu tố của thị trường cũng chỉ mới hình thành ở bước đầu, chưa phát triển. Hơn nữa nền kinh tế thị trường thế giới hiện nay đang nằm dưới sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia. Hội nhập, chúng ta phải tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Các luật chơi chúng ta chưa thông thạo, thậm chí kiến thức kinh tế thị trường còn bất cập. Đó là chưa kể chúng ta hội nhập để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu vấp phải sự chống đối thù địch chứ không phải chỉ là sự cạnh tranh kinh tế đonư thuần. Thách thức này bộc lộ rõ trong quá tình hội nhập vừa qua. Do mới chuyển sang kinh tế thị trường trình độ cán bộ quản lý, nhất là các cán bộ làm công tác, hội nhập còn mỏng và yếu đi vì vậy trong thực thi nhiệm vụ không tránh khỏi những sai lệch làm ảnh hưởng đến tiến trình chung. Hội nhập đặt ra yêu cầu cao đối với các nhà quản lý doanh nghiệp bên cạnh kiến thức, năng lực kinh doanh phải hiểu biết về kinh tế quốc té, nhất là thị trường quốc tế, tổ chức và hoạt động của các thể chế kinh tế quốc tế, các cam kết mà Việt Nam và các quốc gia dã thoả thuận . vv... Có thể nói nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được điều này. Vì vậy trên thực tế đã có doanh nghiệp tuỳ tiện phá bỏ hợp đồng gây mất lòng tin với khách hàng quốc tế, làm tâm lý no ngại khi làm ăn ở Việt Nam. Cũng do mối phát triển trong giao dịch thnfh toán quốc tế chúng ta chưa áp dụng hoặc chưa quan tâm. Trong xu thế gia tăng mạnh mẽ toàn cầu hoá thị trường tài chính thì đây là hạn chế không nhỏ cho phép ta tham gia có hiệu quả vào thị trường tài chính quôc tế.
Vấn đề cải cách chính sách.
Có thể nói rằng cho đến nay tuy chúng ta dã có rất nhiều cố gắng trong công tác soạn thảo xây dưngj ban hành pháp luật, nhưng hẹe thống luật lệ, chính sách của Việt Nam liên quan đến hội nhập quốc tế vẫn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập so với các quy chuẩn quốc tế. Trong lĩnh vực thương mại hệ thống các quy định về thuế quan và phi thuế quan của ta quá phưc tạp lại hay điều chỉnh bổ sung thậm chí thay đổi làm cho các đối tác giảm nhiệt tình kinh doanh. Chúng ta vẫn còn áp dụng nhiều quy định riêng trong hợp tác kinh tế quốc tế và ngược lại cũng còn không ít kẽ hở, về pháp luật, về các chính sác, quy định để phía các đối tác gây thiệt hại cho phía Việt Nam cũng như thất thoát nguồn thu cho nhà nước. Trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng có nhiều ý kién phàn nàn về hệ thống luật, gồm ba điểm chính.
- Việc áp dụng luật ở nhiều nơi, nhiều lúc còn tuỳ tiện. Các luật rất nhiều, song vẫn không đủ không đồng bộ, lại vênh nhau. Các ngôn từ trong luật không rõ ràng gây ra kẽ hở và khó khăn cho người điều hành.
- Việc hiểu biết về pháp luật, tôn trọng pháp luật còn nhiều bất cập. Thiếu tổ chức công khai vẫn bàn luận và phán quyết của toà án hay quyết định của trọng tài dã dẫn đến những hiện tượng thiếu lành mạnh. Trong vận dụng và thực thi pháp luật.
- Thiếu vắng một hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp có hiệu quả công bằng. Các toà án kinh tế Việt Nam được thành lập để giải quyết các tranh chấp kinh tế, nhưng lại không có nhiều uy tín trên thế giới. Mặt khác các luật sư và doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự hợp tác trong thi hành pháp luật. Sự hạn chế trong hệ thống luật như trên rõ ràng rất khó khăn cho việc đẩy nhanh quá trình hội nhập. Hội nhập vào các tổ chức kinh tế đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các quy chế chung mà thực tế nhiều quy định của ta không phù hợp thậm chí trái ngược, cho nên các hoạt động trong thực tiễn thường bị ách tắc, làm chậm tiến độ theo hợp đồng. Vấn đề đặt ra rõ ràng phải kiểm tra, hiện đại hoá hệ thống luật lệ cho phù hợp với việc xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại.
- Hội nhập chủ động sé là phương châm hợp lý bảo đảm cho chúng ta hoà nhập với công đồng thế giới mà không bị hoà tan, tức vẫn bảo đảm được bản sắc, giữ vững nền độc lập. Để chủ động hội nhập đỏi hỏi chúng ta phải có kế hoạch dào tạo bồi dưỡng cán bộ những kiến thưc nghiệp vụ quản lý, phương tiện giao tiếp... Phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thường xuyên và chuyên sâu về tình hình quốc tế, về các tổ chức kinh doanh quốc tế nói chung và đặc biệt về các đối tượng làm ăn chính. Nhiều thua thiệt của chúng ta trong giao lưu, hội nhập do chúng ta thiếu thông tin. Và cũng để chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả cần kết hợp tốt giữa sức mạnh bên trong với bên ngoài. Tránh lệ thuộc quá lớn vào bền ngoài làm tăng tình dễ bị tổn thương của nền kinh tế. Phát huy đông sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Vấn đề then chốt để hội nhập có hiệu quả cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế dân tộc. Muốn vậy phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
PHẦN 2:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ
2.1. Sự ra đời của hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ.
Chúng ta biết rằng đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thì một sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế thương mại sẽ giúp hai nước mau chóng khép lại quá khứ ,nhìn về tương lai vì lợi ích chung của hai dân tộc.Tuy nhiên, nếu trong quan hệ ngoại giao đã đạt được những thành tích nhất định như bãi bỏ lệnh cấm vận vào năm 1994, bình thường hoá quan hệ hai nước vào năm 1995,thành lập đại sứ quán hai nước vào năm 1997, thì trong quan hệ kinh tế bao gồm thương mại và đầu tư lại phát triển khá chậm chạp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.Chính vì thế HĐTM song phương Việt-Mỹ được ký kết ngày 14/7/2000 đánh dâú một bước tiến mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ.
Hai bên đã cam kết thực hiện các nguyên tắc mậu dịch phù hợp với các thông lệ của WTO, bao gồm thực hiện quy chế tối hậu quốc và không phân biệt đối xử,những nỗ lực chung về thương mại, mở rộng và thúc đẩy thương mại,bằng việc cắt giảm thuế quan và xoá bỏ các biện pháp ngăn chặn phi thuế quan như quota(hạn nghạch),đảm bảo quyền buôn bán cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước .Ngoài ra còn có những can kết về quyền sở hữu trí tuệ phát triển quan hệ đầu tư.
2.2. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi ký kết hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ.
2.2.1. Cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam trước HĐTM Việt-Mỹ
1/ HĐTM Việt-Mỹ mở cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ một thị trường mạnh nhất thế giới với hơn 245 triệu người.Hàng hoá của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn do mức thuế suất chỉ còn trên 3%,trong khi trước kia phải từ 40% đến 80%.Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế như dầu thô, dệt may, giày dép, mặt hàng nông hải sản.
Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ là rất lớn.Năm 1999 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt 601 triệu USD/năm,thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực mà Mỹ đã áp đặt quy chế quan hệ bình thườngvà là thành viên của WTO.Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ bằng 1/35 của Malaixia và bằng 1/23 của Thái Lan (do một lượng hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải qua nước thứ ba, chủ yếu là Singapore nên số liệu của Việt Nam và Mỹ về xuất khẩu của Việt Nam và Mỹ về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là khá lớn.Khi hiệp định thương mại được thực hiện, do giảm hàng hoá qua trung gian nên xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn.Có ý kiến cho rằng năm 1999 ”Giá trị kim nghạch nhập khẩu của Mỹ là 1227 tỷ USD, do đó dù Việt Nam có sang Mỹ tới 1 tỷ USD thì cũng như muối bỏ bể ”). Còn nếu xét về cơ cấu xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ trong tổng xuất nhập khẩu cũng rất nhỏ bé.Trong suốt giai đoạn 1994-1999, xuất khẩu sang thị trường chỉ đạt 2,4% tổng giá trị kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó tỉ lệ này của Thái Lan là 17,4% và 10,3% và Malaixia là 19,4% và 11,9% (So với các thị trường có mức thu nhập và tiêu dùnh bình quân đầu người tương đương, hiện nay thị trường Mỹ chỉ chiếm 4,8% giá trị kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam so với các nước Châu Âu là 24% và Nhật Bản là 28,7%).
2/ HĐTM Việt-Mỹ sẽ tạo cơ hội làm ăn mới cho các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam qua đó sẽ tăng khả năng thành công cũng như học hỏi được cách quản lý của các nhà kinh doanh hàng đầu thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam.Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phải nổ lực không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, học tập một cách làm ăn bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trinh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
3/ HĐTM Việt-Mỹ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu một lượng hàng lớn vào Mỹ do đó các doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho công nhân của mình đồng thời cũng tạo nhiều công ăn việc làm mới góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt Nam.
2.2.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
1/Trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước rất chênh lệch, lại có những điểm rất khác nhau về thể chế chính trị xã hội, về quan niệm ,về tập quán ,sở thích, thị hiếu người tiêu dùng.Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tính đến các nhân tố này thì có thể dẫn đến tư tưởng nôn nóng ,sốt ruột hoặc chủ quan hay bi quan trong khi giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình làm ăn với Mỹ do đó rất dẫn đến thất bại.
2/ Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu sót lại chưa đồng bộ và có nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế.Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật hết sức chặt chẽ với tư cách là một siêu cường về kinh tế và chính trị Mỹ đã tự đặt ra những điều luật của riêng mình do đó việc mới tiếp xúc với một thị trường mới mẻ sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ ngỡ rất khó tránh khỏi những sai lầm bởi ở Mỹ “kiện tụng cũng được coi như một nghề” mà bằng chứng chính là việc xuất khẩu cá Tra cá Basa của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ.
3/ Sau một thời gian ngắn(3-7 năm), khi HĐTM có hiệu lực nhiều hàng hoá của Mỹ sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với việc bãi bỏ hạn ngạch và giảm thuế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam ở trong một điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn trước đây.Đồng thời các lĩnh vực hoạt động tài chính ,ngân hàng bảo hiểm ,viễn thông, pháp lý, giáo dục,y tế sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành này của Việt Nam sẽ gặp phải những đối thủ cạnh tranh hết sức gay gắt vì những lợi thế hơn hẳn của họ .Nếu chúng ta không có những chuẩn bị ngay từ bây giờ thì người tiêu dùng Việt Nam chỉ hướng tới những dịch vụ tiện lợi hơn của các nhà đầu tư Mỹ.
4/ Các doanh nghiệp Việt Nam, những người trực tiếp làm ăn với Mỹ lại chưa thông hiểu luật lệ cung cách kinh doanh của người Mỹ.Chính điều này chẳng những có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh mà đôi khi còn bị thiệt thòi vì những lý do không đáng có. Bên cạnh đó ,với trình độ quản lý còn yếu kém, lại chưa có kinh nghiệm làm ăn theo cơ chế thị trường cùng với trình độ công nghệ còn lạc hậu, trình độ chuyên môn của người lao động còn chưa cao.Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm của chúng ta còn kém về chất lượng, xấu về hình thức khó lòng cạnh tranh với biết bao bạn hàng mậu d