Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ châu
Á và phần Đông Bắc châu Phi. Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến
những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa, không thể
không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa
mang màu sắc phương Đông. Tóm lại, phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc”
riêng cả về phương diện truy ền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hoá,. phương Đông chiếm một v ị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử
thế giới.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7341 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Tiểu luận
Cơ sở cho sự hình thành văn
minh phương Đông
- 2 -
Dẫn nhập
Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ châu
Á và phần Đông Bắc châu Phi. Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến
những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa, không thể
không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa
mang màu sắc phương Đông. Tóm lại, phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc”
riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hoá,... phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử
thế giới.
Vấn đề thứ 1
Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông
Châu Á và Đông Bắc châu phi là nơi ra đời những nền văn minh cổ kính của phương Đông
nói riêng và của loài người nói chung. Ở đây đã xuất hiện những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối
cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.
1.Điều kiện tự nhiên:
Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile
(Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ),
sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)…
- Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp. khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ
canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi.
- Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát
hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công
nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Cụ thể:
* Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng nằm dọc theo lưu vực sông Nile. Phía
tây giáp sa mạc Libi, phía đông giáp Hồng Hải, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp
dãy núi Nubi và Ethiopia. Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng Ai Cập ở phía nam là một
dãi thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập ở phía bắc là vùng châu thổ đồng bằng
sông Nile rộng lớn hình tam giác. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới,
khoảng 6500km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, phần chảy qua Ai Cập dài 700km. Hàng
năm nước lũ dâng khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống gia tăng màu mỡ cho đồng
bằng châu thổ, thuận lợi cho việc trồng trọt. Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi
dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đất đai màu mỡ,
- 3 -
các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy… sinh trưởng và
phát triển quanh năm. Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa
dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo… các loại thủy sản cũng rất
nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá..
* Lưỡng Hà: Lưỡng Hà là vùng bình nguyên giữa hai con sông Tigris và Euphrates, người
Hy Lạp cổ đại gọi là Mésopotamie. Từ xa xưa vùng này đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, rất
thuận lợi cho cuộc sống con người.
* Ấn Độ: Ấn Dộ là một bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả các nước
Pakistan, Nepan, và Bangladesh ngày nay. Ấn Độ có sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở các
vùng Bắc Ấn, Trung Ấn và Nam Ấn. Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange hay Gangga) đã tạo
nên những vùng đồng bằng màu mỡ, có vai trò rất quan trọng dẫn đến sự ra đời sớm của nền
văn minh nông nghiệp ở đây. Nhìn chung điều kiện tự nhiên Ấn Độ rất phức tạp, vừa có núi
non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, khí hậu có vùng nóng ẩm
nhiều mưa, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có cùng sa mạc khô cằn nóng nực. Tính đa dạng
và phức tạp của thiên nhiên Ấn Độ, một mặt là điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ tụ cư và phát
triển, mặt khác là những thế lực đè nặng lên số phận con người Ấn Độ khi nhận thức của họ
còn thấp kém.
* Trung Quốc: Lãnh thổ Trung Quốc mênh mông nên địa hình đa dạng và phức tạp. Phía
tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì
nhiêu, các sông lớn đều chảy ra Thái Bình Dương tạo nên khí hậu ôn hòa. Trong số 5.000 dòng
sông của nước này thì Hoàng Hà (dài 5.464km) và Dương Tử (dài 5.800) là hai con sông lớn
nhất . Tuy thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng Hoàng Hà và Dương Tử đã mang đến nguồn phù
sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, mang
lại giá trị kinh tế cao. Từ xa xưa, những con sông này là những tuyến giao thông huyết mạch
nối liền các vùng trong lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại đã xuất hiện, tồn tại và lớn mạnh
trên lưu vực hai dòng sông này và xây dựng nên nền văn minh Trung Quốc độc đáo.
- Bên cạnh những thuận lợi nói trên, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non
trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông. Địa thế hiểm trở đó cùng với những phương
tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát
triển một cách độc lập. Sự liên hệ buổi đầu hầu như không xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã
phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Về mặt này, Ai Cập là một ví dụ điển
hình: Địa hình Ai Cập gần như đóng kín, phía Bắc và phía Đông giáp Địa Trung Hải và Hồng
Hải, phía Tây bị bao bọc bởi sa mạc Sahara. Ở Ấn Độ thì hai mặt Đông Nam và Tây Nam đều
tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía bắc án ngữ bởi dãy Hymalaya (tức là xứ Tuyết) thành một
vòng cung dài 2600km, trong đó có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m như những trụ trời.
2) Cơ sở dân cư:
Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên như vậy, cư dân ở phương Đông ra đời sớm và phát
triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương Đông diễn
ra rất đa dạng và phức tạp.
Cụ thể:
- 4 -
- Ai Cập: Ở lưu vực sông Nile từ thời đồ đá cũ đã có con người sinh sống. người Ai Cập thời
cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Do đi lại săn bắn
trên lục địa, khi đến vùng thung lũng sông Nile, họ định cư ở đây phát triển nghề nông và nghề
chăn nuôi từ rất sớm. Về sau, một chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông
Nile, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người
Hamites và thổ dân đã đồng hóa với nhau, hình thành ra một tộc người mới, đó là người Ai
Cập.
- Lưỡng Hà: Người Sumer từ thiên niên kỉ IV.TCN đã di cư tới đây và sáng lập ra nền văn
minh đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà, chung sống và đồng hóa với người Sumer. Ngoài ra còn rất
nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các vùng xung quanh di cư đến. Trải hàng ngàn
năm, qua quá trình lao động, họ đã hòa nhập thành một cộng đồng dân cư ổn định và xây dựng
nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á.
- Ấn Độ: Cư dân Ấn Độ đa dạng về tộc người và ngôn ngữ. Có hai chủng tộc chính là người
Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam, và người Aria cư trú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều
tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Arập cũng sinh sống ở đây…
- Trung Quốc: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa, vùng châu thổ Hoàng Hà đã là quê
hương của các bộ tộc Hạ, Thương, Chu. Họ chính là tổ tiên của dân tộc Hán – người sáng tạo
ra nền văn minh Hoa Hạ.
Phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, Môn –
Khmer
Phía Bắc, Đông Bắc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut. Con cháu của họ
sau này là các dân tộc ít người như Mông Cổ (lập ra nhà Nguyên), Mãn (lập ra triều Mãn
Thanh), Choang, Ngô, Nhĩ… các dân tộc trên đất này còn rất nhiều dân tộc khác sinh sống,
cùng người Hán xây dựng đất nước.
3) Cơ sở kinh tế:
- Về kinh tế, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kì mà sức sản xuất xã hội đang ở
trình độ hết sức thấp kém. Với một trình độ sản xuất như vậy không cho phép các quốc gia cổ
đại phương Đông phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách thuần thục và điển
hình.
- Sự phát triển rất yếu ớt chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng những tổ chức công xã
nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc nguyên thủy có thể coi là những nguyên nhân gây nên
tình trạng trì trệ, yếu kém của các nền văn minh cổ đại phương Đông.
4) Cơ sở chính trị-xã hội:
- Ở phương Đông ra đời và tồn tại một hình thức nhà nước đặc thù, nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền mà mọi quyền lực đều ở trong tay nhà vua và một bộ máy quan lại
cồng kềnh, quan liêu.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã duy trì lâu dài chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức
áp bức bóc lột kiểu gia trưởng nên vai trò của nô lệ trong xã hội chưa nổi bật.
Chính trên cơ sở như vậy mà nền văn minh phương Đông ra đời và phát triển và cũng
- 5 -
chính các yếu tố đó đã ảnh hưởng, chi phối tạo nên những nét đặc thù của nền văn minh
phương Đông.
Vấn đề thứ 2
Trình độ sản xuất và chinh phục tự nhiên
của các quốc gia phương Đông
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm biết lợi dụng
điều kiện tự nhiên để sản xuất, chế tạo công cụ lao động, chinh phục tự nhiên xây dựng những
nền văn minh đầu tiên trên thế giới.
- Muốn chinh phục được tự nhiên, con người phải có công cụ lao động, bởi công cụ lao động
là tiêu chí để đánh giá trình độ sản xuất của một xã hội.
Ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết chế tạo công cụ lao động, từ những công cụ
thô sơ bằng đá, gốm đến những công cụ bằng đồng, sắt… đã cho phép con người tạo ra một
năng suất lao động ngày càng cao.
Người Ai Cập ngay từ thời Cổ vương quốc đã biết dùng cuốc bằng đá hoặc bằng gỗ để
trồng trọt, dùng liềm bằng đá để gặt lúa, dùng trâu bò để đập lúa. Thời Trung vương quốc,
người ta đã biết mở rộng các công trình thủy lợi thành một hệ thống rộng lớn với nhiều công
dụng khác nhau như điều tiết thủy lượng, dẫn, tháo nước để chống hạn và chống úng… người
Ai Cập còn biết xây hồ Mơrit thành một bể chứa nước lớn ăn thông với sông Nile, có khả năng
cung cấp nước cho một vùng rộng lớn có thể gieo trông hai vụ trong năm.
Ở Lưỡng Hà người ta đã xây dựng một hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm đập nước,
mương dẫn… như mạng nhện.Từ đầu thiên niên kỉ II, người Ấn Độ đã biết dùng lưỡi cày bằng
đá để cày ruộng.Còn ở Trung Quốc, thời Ân-Thương người ta dùng liềm bằng đá hoặc vỏ ngao
để gặt lúa, dùng lưỡi cày bằng gỗ. Sang thời Xuân Thu, người ta đã biết dùng những công cụ
bằng sát, có những lò luyện sắt có trên 300 công nhân.
Những công cụ bằng kim loại đã cho phép con người nâng cao năng suất lao động.
- Bên cạnh việc sáng tạo ra những công cụ lao động, cư dân cổ đại phương Đông cũng đã
đạt một trình độ tổ chức sản xuất tương đối cao.
Do yêu cầu phải hợp sức với nhau để xây dựng các công trình thủy lợi nên việc tổ chức
sản xuất là một công việc rất cần thiết để thống nhất kế hoạch, và tập trung sức sản xuất.
Ở Ai Cập vào thời Tân vương quốc, sản xuất đã được chuyên môn hóa và được phân công
tỉ mỉ. Có Thừa tướng là (Vidia) chịu trách nhiệm quan sát, điều hành sản xuất nông nghiệp
trong toàn quốc. việc tổ chức điều hành sản xuất trong toàn quốc có ý nghĩa sống càn đối với
các quốc gia phương Đông cổ đại, bởi vì nền văn minh phương Đông chủ yếu hình thành trên
lưu vực của những con sông lớn. Nhà nước đã đứng ra huy động sức người sức của để xây
dựng và bảo vệ các công trình thủy lợi.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông cũng đã biết thuần dưỡng súc vật làm vật nuôi phục vụ
sản xuất và cung cấp thực phẩm cho đời sống hằng ngày.
- Nhờ quan tâm đến sản xuất nông nghiệp mà trình độ tổ chức sản xuất của nhà nước và
công xã nông thôn được nâng cao đem lại hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân.
- 6 -
Trong những ngành thủ công nghiệp người ta cũng đã biết làm đồ gốm, đồ thủy tinh, thuộc da,
dệt …. ở Ấn Độ người ta đã biết làm đồ trang sức tinh xảo và chạm trổ trên đá.
- Nhờ sản phẩm của nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy việc giao lưu
buôn bán với các nước. Từ chổ chỉ dùng vật trung gian để trao đổi, người ta đã biết chế ra tiền
bằng đồng và bằng vàng thuận tiện cho việc buôn bán. Việc mở rộng giao lưu buôn bán giữa
các quốc gia đã tạo điều kiện để giao lưu văn hóa và thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội phương
Đông cổ đại phát triển ngày càng cao hơn.
Vấn đề thứ 3
Sự ra đời của nhà nước và trình độ quản lý xã hội của các quốc gia phương Đông
Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV - đầu thiên
niên kỉ III.TCN. Những nhà nước cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ … là những
nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nơi mà quá trình
phân hóa xã hội, tập trung của cải tư hữu và đấu tranh giai cấp diễn ra sớm nhất.
- Do nhu cầu chống chọi với thiên nhiên và tổ chức sản xuất mà các nhà nước phương Đông
đã ra đời.
Vào nửa sau thiên niên kỉ IV. TCN, cư dân Lưỡng Hà đã bắt đầu xây dựng nhà nước của
mình trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ. Mỗi thành thị kết hợp với vùng đất đai phụ cận hợp
thành một quốc gia nhỏ. Đứng đầu mỗi quốc gia là một ông vua gọi là Patesi. Patesi lúc đầu do
quý tộc bầu ra, về sau trở thành cha truyền con nối. Patesi đại diện cho nhà nước chịu trách
nhiệm trước Thần coi sóc các công trình thủy lợi, quản lý kinh tế, chỉ huy đội quân. Ở Sumer,
ngoài Patesi còn có hội nghị nhân dân và hội đồng bô lão. Các cơ quan này bầu ra các quan
chức của tòa án, và bộ máy hành chính cũng như có quyền tuyên chiến hay hòa hoãn.
Ở Ai Cập, nhiều công xã nông thôn liên minh lại thành một liên minh công xã lớn hơn gọi
là “nôm” (hay châu), về sau các châu đó hợp nhất lại và phát triển thành nhà nước Ai Cập.
Châu là hình thức nhà nước phôi thai, đứng đầu châu là một “nômáccơ” vưa là thủ lĩnh quân sự,
một thẩm phán và là một tăng lữ tối cao. Nômáccơ đước coi như một vị thần sống. Dần dần do
nhu cầu thống nhất lại thành thượng và hạ Ai Cập, đến cuối thiên niên kỉ IV.TCN thống nhất
lại thành quốc gia Ai Cập.
Ở Ấn Độ, người Arian ở vùng Tây Bắc đã liên hiệp các bộ lạc lại thành liên minh bộ lạc.
Đứng đầu các liên minh bộ lạc có vua (Radjah) mà thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự,
quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về đại hội các thành viên nam giới của bộ lạc. Về sau Radjah tập
trung quyền lực vào trong tay mình và truyền ngôi cho con cháu. Xung quanh nhà vua có đội
ngũ quan lại lo các công việc như chỉ huy quân đội, thu thuế, tế lễ, thủy lợi… Đến vương triều
Môria (321-184.TCN), bộ máy nhà nước của Ấn Độ cổ đại tương đối hoàn chỉnh có những đặc
trương của một bộ máy nhà nước chuyên chế phương Đông. Vua được tôn sùng như một vị
thần sống và được coi như người đại diện cho thần. Dưới nhà vua là hội đồng cơ mật “Parisát”
gồm đại biểu của những gia đình quý tộc tiếng tăm nhất. Trong bộ máy nhà nước cồng kềnh,
đứng đầu là các thừa Tướng cùng nhiều chức thượng thư trông coi các bộ.
Đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương là làng. Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực
- 7 -
hành chính lớn nhỏ khac nhau, đứng đầu các khu vực hành chính đó là những người trong
hoàng tộc hoặc cận thần được nhà vua tin cẩn. Nhà vua cũng có một đội quân hùng hậu gồm
đủ các binh chủng như bộ binh, kị binh, tượng binh…
Ở Trung Quốc bộ máy nhà nước cũng tiêu biểu cho kiểu nhà nước chuyên chế phương
Đông. Nhà Hạ mở đầu cho nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Đứng đầu nhà nước là
nhà vua, dưới là “lục khanh” (6 chức tướng) giúp vua cai trị đất nước. Nhưng nhà nước hoàn
chỉnh nhất là vào thời Tây Chu. Vua được coi là thiên tử (con trời), dưới vua là tầng lớp quý
tộc quan lại phụ trách các công việc hành chính, quân đội, nông nghiệp… Vua và tước hiệu
quý tộc được truyền lại cho con cháu.
Như vậy, ở phương Đông cổ đại đã xuất hiện và tồn tại một hình thức nhà nước đặc
biệt.Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, còn gọi là chủ nghĩa chuyên chế
phương Đông. Đặc trưng của kiểu nhà nước này là quyền lực vô hạn của nhà vua về thần dân
và ruộng đất. Nhà vua đã cùng với bộ máy quan lại tổ chức quản lí xã hội tương đối chặt chẽ từ
trung ương đến địa phương, trong đó hình pháp được đề cao.
Việc xuất hiện nhà nước và trình độ tổ chức quản lí xã hội ở phương Đông cổ đại đã góp
phần xây dựng nên những nền văn minh rực rỡ ở khu vực này.
Vấn đề thứ 4
Những đặc điểm của văn minh phương Đông
Văn minh phương Đông rất rộng lớn về quy mô, lãnh thổ, rất đa dạng về màu sắc và có sự
tồn tại rất lâu dài về mặt lịch sử. Khái quát cho đúng, cho hết những đặc điểm của văn minh
phương Đông quả là một công việc không hề đơn giản, nếu không nói là hết sức khó khăn.
Đây là vấn đề phức tạp và còn phải nghiên cứu nhiều. Ở đây chúng tôi mới chỉ tập hợp và nêu
lên một số nhận xét bước đầu.
1. Văn minh phương Đông mang đậm tính chất văn minh nông nghiệp, văn minh sông
nước.
Tính chất nông nghiệp, sông nước là đặc điểm nổi bật nhất, là bản sắc dễ thấy nhất của
văn minh phương Đông. Đặc điểm này thuộc về loại hình văn minh: Văn minh phương Đông
chủ yếu là văn minh gốc nông nghiệp, trong khi văn minh phương Tây chủ yếu thuộc loại hình
gốc du mục và thương nghiệp. Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là trong văn minh phương
Đông không có các yếu tố du mục và thương nghiệp nhưng nhìn một cách tổng thể thì tính chất
nông nghiệp, tính sông nước là nét chủ đạo.
a) Điều kiện địa lí tự nhiên của các quốc gia phương Đông nói chung đều thuận lợi cho
sự phát triển nông nghiệp. Biểu hiện rõ nhất của các điều kiện này là sự có mặt của những con
sông lớn: Sông Nile ở Bắc Phi; sông Tigrơ, sông Ơphơrat ở Tây Á; sông Ấn (Hindus), sông
Hằng (Gangga) ở Ấn Độ; sông Hoàng Hà, sông Dương Tử (Trường Giang) ở Trung Quốc;
sông Mekong ở bán đảo Trung - Ấn, sông Menam ở Thái Lan, sông Hồng ở Trung Quốc, Việt
Nam, v.v. Lưu vực các con sông này tạo ra những đồng bằng rộng lớn, vựa lúa của phương
- 8 -
Đông và thế giới. Và cũng chính từ các dòng sông ấy đã xuất hiện các nhà nước cổ đại – các
nền văn minh phương Đông. Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đưa ra các cụm từ
như “văn minh sông Nile”, “văn minh sông Hoàng Hà, Trường Giang”, “văn minh sông
Ấn-sông Hằng”, v.v. Có thể nói, ngay từ đầu, văn minh phương Đông đã là văn minh nông
nghiệp. Và đặc điểm này “đeo đuổi” văn minh phương Đông cho đến tận ngày nay.
Như vậy rõ ràng là sản xuất nông nghiệp gắn chặt với các quốc gia phương Đông, và đó
là cơ sở tạo ra tính chất nông nghiệp- sông nước của văn minh phương Đông.
b) Tính chất nông nghiệp – sông nước được thể hiện ở rất nhiều bình diện văn minh và là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của các nền văn minh phương Đông.
Những biểu hiện của tính chất nông nghiệp-sông nước của văn minh phương Đông rất đa
dạng. Có thể nêu ra ở đây một vài ví dụ.
Trước hết xin nói về văn hoá vật chất liên quan đến những nhu cầu thiết yếu nhất của con
người, đó là ăn, mặc, ở, đi lại.
Nguồn lương thực chính của người phương Đông chủ yếu là lúa gạo và các loại ngũ cốc
do nền sản xuất nông nghiệp tạo ra. Người phương Đông thường ăn cơm với các loại thực
phẩm mang tính tự cung tự cấp như rau, cá và một số loại thịt gia cầm. Các loại gia vị, hương
liệu như ớt, tiêu, rau thơm, cari, v.v. vốn là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp cũng được
dùng phổ biến ở nhiều nơi.
Cách ăn mặc của cư dân phương Đông cũng phù hợp với công việc sản xuất nông nghiệp:
Nói chung mặc ấm về mùa lạnh (hoặc ở xứ lạnh) và mát mẻ về mùa nóng (hoặc ở xứ nóng);
mặc gọn gàng, tiện lợi (khố, váy, v.v.).
Nói chung, trừ một số khu vực dân cư theo loại hình kinh tế du mục nên ở lều di động, đa
số cư dân còn lại sống trong một ngôi nhà cố định. Đó có thể là nhà “nửa nổi nửa chìm”, tức là
đào sâu xuống lòng đất một chút, hoặc là ngôi nhà sàn tiện lợi về mọi mặt.
Trong số các phương tiện đi lại thì thuyền phổ biến ở nhiều nơi, và hình thức di chuyển
này ở phương Đông rõ ràng trước hết gắn