Chiến tranh thế giới thứ 2 tuy đã kết thúc với thất bại của phe phát xít
nhưng hậu quả mà nó để lại đối với nhân loại là vô cùng to lớn. Nhằm mục
đích bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, các quốc gia thắng trân sau các phiên
họp tại Yalta, Pốtxđam, Teheran đã nhất trí thành lập Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước đã họp ở Sanfrancisco (Mỹ) để
thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945 trong phiên họp đầu
tiên tại Luân Đôn (Anh) được coi là ngày chính thức thành lập Liên Hợp Quốc
Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên
hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà
bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an (HĐBA) có thể áp dụng các
biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết,
có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối
đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược. Các quy định của
Hiến chương liên quan đến HĐBA nằm trong các chương V, VI, VII, VIII và
XII.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Bảo An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Tiểu luận
Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm
vụ của Hội đồng bảo an
1
NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm vụ của HĐBA:
1. Cơ sở hình thành:
Chiến tranh thế giới thứ 2 tuy đã kết thúc với thất bại của phe phát xít
nhưng hậu quả mà nó để lại đối với nhân loại là vô cùng to lớn. Nhằm mục
đích bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, các quốc gia thắng trân sau các phiên
họp tại Yalta, Pốtxđam, Teheran đã nhất trí thành lập Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước đã họp ở Sanfrancisco (Mỹ) để
thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945 trong phiên họp đầu
tiên tại Luân Đôn (Anh) được coi là ngày chính thức thành lập Liên Hợp Quốc
Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên
hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà
bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an (HĐBA) có thể áp dụng các
biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết,
có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối
đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược. Các quy định của
Hiến chương liên quan đến HĐBA nằm trong các chương V, VI, VII, VIII và
XII.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Theo điều 39 hiến chương LHQ, HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có
quyền quyết định sự tồn tại của mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình và
hành động xâm lược, đồng thời đưa ra kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp
cần được tiến hành, phù hợp các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa
bình và an ninh quốc tế. Những chức năng nhiệm vụ mà hội đồng bản an được
các thành viên của LHQ trao cho nhằm 3 mục tiêu, giữ gìn, vãn hồi và kiến tạo
hòa bình theo Hiến chương. Các quyết định và nghị quyết của HĐBA đều
mang tính chất ràng buộc, tất cả các thành viên LHQ đều có trách nhiệm phải
2
tôn trọng và thi hành. Những quyền hạn cụ thể của HĐBA được quy định ở các
chương VI, VII, và XII Hiến chương LHQ. Song những điều khoản quan trọng
nhất liên quan tới duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt là việc giải quyết
hòa bình và các tranh chấp quốc tế và sử dụng những biện pháp cưỡng chế
được quy định cụ thể và chi tiết nhất ở chương VI và chương XII, theo đó
HĐBA có quyền:
Yêu cầu những nước hữu quan phải thực hiện những biện pháp tạm thời
(đình chiến, rút quân về vị trí ban đầu...) nhằm ngăn chặn không cho
tình hình trở nên nghiêm trọng hơn (Điều 39)
Áp dụng những biện pháp cưỡng chế mà không sử dụng lực lượng vũ
trang như cắt quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không... kể
cả cắt quan hệ ngoại giao (điều 42).
II. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của HĐBA:
1. Nguyên tắc hoạt động:
Theo điều 24 khoản 2 Hiến chương LHQ, trong khi thực hiện những nghĩa
vụ của mình, HĐBA hành động theo đúng những Mục đích và Nguyên tắc của
LHQ. Những quyền hạn nhất định được trao cho Hội đồng Bảo an để HĐBA
có thể làm tròn những nghĩa vụ ấy, được quy định ở các Chương VI, VII, VIII
và XII. Theo đó, nhưng nguyên tắc hoạt động chính của HĐBA bao gồm:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tự quyết của các dân tộc;
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào;
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình;
- Chung sống hòa bình và nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ,
Anh, Pháp, Trung Quốc.
Trong đó, nguyên tắc “nhất trí” là nguyên tắc có thể nói là đặc trưng cho
HĐBA. Nguyên tắc này áp dụng cho việc bỏ phiếu khi thông qua bất kì nghị
quyết nào của HĐBA. Mỗi thành viên Hội đồng có một phiếu. Các quyết định
3
liên quan đến thủ tục được thông qua với số phiếu thuận của ít nhất là 9 trong
số 15 thành viên bất kể là thường trực hay không thường trực. Các quyết định
về các vấn đề thực chất chỉ được thông qua khi có ít nhất 9 phiếu thuận, trong
đó theo Hiến chương phải gồm các phiếu tán thành (concurring vote) của tất cả
các nước thành viên thường trực. Điều này có nghĩa là khi HĐBA thông qua
các quyết định có liên quan đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thì
cần phải có được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực, nếu một trong 5
nước này bỏ phiếu chống, quyết định sẽ không được thông qua, dù có đạt được
đủ 9 phiếu thuận. Đây được gọi là nguyên tắc nhất trí hay quyền phủ quyết của
các nước uỷ viên thường trực. Trên thực tế áp dụng qui tắc này, việc một nước
uỷ viên thường trực bỏ phiếu trắng, hoặc không tham gia bỏ phiếu, không bị
coi là phủ quyết. Bất cứ quốc gia nào, dù là thành viên thường trực hay không
thường trực, cũng không được phép tham gia bỏ phiếu về các quyết định có
liên quan tới các biện pháp giải quyết tranh chấp mà quốc gia đó là một thành
viên tham gia.
2. Cơ cấu tổ chức:
2.1. Thành viên:
Gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực là: Mỹ,
Trung Quốc, Anh, Pháp, Liên Xô và 10 thành viên không thường trực do Đại
hội đồng liên hợp quốc bầu ra, với nhiệm kỳ 2 năm theo nguyên tắc phân bổ
công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn
chỉ và mục đích của LHQ, đồng thời không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau
khi mãn nhiệm.
10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân chia khu vực
địa lý như sau: 5 nước Châu Phi và châu Á; 1 nước Đông Âu; 2 nước Mỹ latinh
và Caribê; 2 nước Tây Âu và các nước khác.
2.2. Các ủy ban và cơ quan phụ trợ:
Các ủy ban thường trực bao gồm: Ủy ban chuyên gia về các vấn đề thủ
tục, ủy ban về các cuộc họp của HĐBA không diễn ra tại trụ sở LHQ, Ủy
4
ban về tiếp nhận thành viên mới. Các ủy ban này đều có đại diện của các
thành viên HĐBA.
Ủy ban tham mưu quân sự: bao gồm các Tổng chỉ huy quân đội của tất cả
các nước thành viên hoặc đại diện của họ. Chức năng nhiệm vụ của nó là tư
vấn cho hội đồng về tất cả các vấn đề liên quan đến các yêu cầu quân sự để
bảo vệ và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, việc sử dụng và chỉ huy các
lực lượng đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban, kể cả các quy định về vũ trang,
và giải trừ quân bị nếu có thể.
Các ủy ban cấm vận: hiện nay có 8 ủy ban cấm vận của HĐBA, đó là Ủy
ban nghị quyết 661 của HĐBA về Irắc, Ủy ban nghị quyết 784 của HĐBA
về Libi, Ủy ban nghị quyết 751 về Xômali, Ủy ban nghị quyết 864 về
Ăngôla, Ủy ban nghị quyết 918 về Ruanđa, Ủy ban nghị quyết 985 về
Libêria, Ủy ban nghị quyết 1132 về Xiêra Lêôn, Ủy ban nghị quyết 1160 về
Côxôvô.
Uỷ ban chống khủng bố: Uỷ ban này được thành lập theo Nghị quyết 1373
(2001) về một số biện pháp chống lại các mối đe doạ đối với hoà bình và an
ninh quốc tế của các hành động khủng bố, nhằm giám sát việc thực hiện
nghị quyết này. Các nước thành viên Liên hợp quốc phải trình bản báo cáo
về các bước tiến hành để thực hiện Nghị quyết 1373 lên Uỷ ban, lần đầu
tiên trong vòng 90 ngày và các lần sau theo thời gian biểu của Uỷ ban. Uỷ
ban gồm tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an. Uỷ ban thành lập 3 tiểu
ban, mỗi tiểu ban do một Phó Chủ tịch Uỷ ban làm chủ tịch, để xem xét sơ
bộ bản báo cáo của các nước thành viên.
Các lực lượng chính trị và kiến tạo hoà bình: gồm Văn phòng chính trị ở
Bougainville (UNPOB) (1998), Văn phòng kiến tạo hoà bình ở Cộng hoà
Trung Phi (BONUCA) (1999), Lực lượng trợ giúp ở Ápghanixtan
(UNAMA) (2002), Văn phòng đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp
quốc về vấn đề Irắc (2003)…
Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hoà bình: gồm Tổ chức giám sát
ngừng bắn ở Trung Đông (UNTSO) (1948), Nhóm quan sát viên quân sự ở
Ấn Độ và Pakistan (UNMOGIP) (1949), Lực lượng ở Síp (UNFICYP)
5
(1964), Lực lượng quan sát viên không can dự (UNDOF) (1974), Lực lượng
lâm thời ở Libăng (UNIFIL) (1978), Phái đoàn quan sát Irắc-Côét
(UNIKOM) (1991)…
Các ủy ban khác:
Nghị quyết 687 của HĐBA năm 1991, đã thiết lập các điều kiện cho một cuộc
ngừng bắn chính thức giữa Irắc và Cooét và các nước thành viên hợp tác với
Côoét. Theo nội dung của nghị quyết thì 3 ủy ban được thành lập, đó là:
Ủy ban đặc biệt của LHQ (UNSCOM) để giám sát việc triệt quá các vũ khí
giết người hàng loạt và các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa và các cơ
sở sản xuất liên quan.
Ủy ban đền bù LHQ (UNCC) gồm các đại diện của các nước thành viên
HĐBA, theo nghị quyết 692 (1991) HĐBA thiết lập một quỹ để trả bồi
thường cho các cá nhân, tổ chức khiếu nại là họ bị thiệt hại do cuộc tấn
công của Irắc đối với Côoét.
Ủy ban quốc tế điều tra (Ruanđa) do Tổng thư ký LHQ thành lập theo nghị
quyết 1013 (1995), để thu thập thông tin và điều tra các báo cáo liên quan
đến việc bán và cung cấp vũ khí cho các lực lượng chính phủ Ruanđa cũ ở
vùng hồ lớn, vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA.
Các tòa án quốc tế
Tòa án tội phạm quốc tế Ruanđa được thành lập năm 1994 theo nghị quyết
955 của HĐBA, theo chương VII của hiến chương để xử các cá nhân phạm
tội diệt chủng và các tội ác chống loài người trên lãnh thổ Ruanđa và lãnh
thổ các nước láng giềng trong năm 1994.
Tòa án tội phạm quốc tế về Nam Tư cũ thành lập năm 1993 theo nghị quyết
808 HĐBA được thành lập để xét xử các cá nhân phải chịu trách nhiệm cho
các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế gây ra trên lãnh thổ Nam tư
cũ từ năm 1991
Nhóm làm việc đặc biệt (Ad hoc) bao gồm thành viên của các nước thành
viên HĐBA được thành lập để xem xét những vấn đề cụ thể trong từng thời
điểm.
6
Các tổ chức khác: như các cơ quan chỉ huy của LHQ tại bán đảo Triều
Tiên (UNC) được thành lập theo nghị quyết 85 (1950) của HĐBA. Cơ quan
này yêu cầu tất cả các thành viên cung cấp lực lượng quân sự ở bán đảo
Triều Tiên và cho phép chúng đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Mỹ,
đã có các đơn vị chiến đấu được đưa đến từ 16 nước, phần lớn là phương
Tây, ngoài ra có các nước đang phát triển như Côlômbia, Etiopi, Philippin,
Nam Phi, Thái Lan.
III. Vai trò và tác động của HĐBA tới an ninh quốc tế trong chiến
tranh Lạnh:
1. Vai trò và tác động:
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, HĐBA rất mờ nhạt trong việc thực thi các
nhiệm vụ và chức năng như đã được ghi nhận trong Hiến chương LHQ của
mình. Vai trò của cơ quan này nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế chỉ đạt
được rất ít thành tựu và hầu như không để lại dấu ấn đặc biệt nào. Cụ thể, hòa
giải và cưỡng chế trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế là một quyền
hạn rất rộng của HĐBA, vốn đã được Hiến chương LHQ ghi nhận ngay từ thời
kỳ đầu. Tuy nhiên, các quyền này đã gần như không được HĐBA sử dụng.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, HĐBA cũng đã từng ra các quyết định để giải
quyết các cuộc khủng hoảng, song với số lượng không nhiều. Cụ thể, là cuộc
khủng hoảng ở Palestine (nghị quyết số 50 và 54 năm 1948), Zimbawe (nghị
quyết 236 ngày 16/12/1966 và nghị quyết 253 ngày 29/5/1968), vấn đề Nam
Phi (Nghị quyết 418 ngày 4/11/1977 và nghị quyết 591 ngày 28/11/1986)….
Hai cuộc khủng hoảng cuối đã buộc HĐBA phải sử dụng biện pháp cấm vận
kinh tế. Riêng đối với cuộc khủng hoảng ở Công gô năm 1961, biện pháp vũ
lực đã được HĐBA sử dụng (nghị quyết 169). Một số cuộc khủng hoảng
HĐBA đã can thiệp dưới hình thức cử các lực lượng quan sát viên hoặc lực
lượng can thiệp đến khu vực bất ổn (nghị quyết 425 đối với vấn đề Nam
Libăng)1. Bên cạnh đó, với vai trò trung gian hòa giải, tại Indonesia, năm 1949,
HĐBA đã thành công trong việc thiết lập được một Hiệp định ngừng bắn, góp
phần tạm thời ngăn chặn hành động đầu tiên của cảnh sát Hà Lan chống lại
1 Giáo trình Luật quốc tế, Học viện quan hệ quốc tế. Hà Nội, 2007
7
những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Indonesia và đạt được 1 thỏa
thuận tạm thời giữa 2 bên thông qua 1 ủy ban hòa giải.
Về mặt cơ cấu tổ chức, theo điều 29 hiến chương LHQ, HĐBA có thể thành
lập những cơ quan phụ trợ cần thiết cho hoạt động của mình. Và trong thời kỳ
Chiến tranh Lạnh, một số cơ quan như vậy đã được thiết lập, trong đó có các
hoạt động gìn giữ hòa bình. Hoạt động này được thực hiện theo 2 dạng: cử
những phái đoàn quan sát hoặc những đơn vị gìn giữ hòa bình. Các hoạt động
này đã được tiến hành tại nhiều điểm nóng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể
hiện phần nào vai trò của HĐBA trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế
giới. Tiêu biểu nhất là ngày 29/5/1948, HĐBA đã thông qua quyết định thiết
lập hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm giám sát quá trình đình chiến tại Palestine
(UNTSO) đánh dấu sự ra đời của các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ2.
Đây cũng có thể được coi là 1 điểm sáng trong chuỗi những quyết định “hiếm
hoi” của HĐBA trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Ngoài ra còn có thêm một số
các hoạt động gìn giữ hòa bình khác như sau:
Nhóm quan sát quân sự của LHQ tại Ấn Độ và Pakistan (UNMOGIP).
Năm 1948, đại hội đồng LHQ thành lập 1 ủy ban về Ấn Độ và Pakistan
gồm 3 thành viên mới, nhiệm vụ điều tra và làm trung gian đối với việc
tranh chấp quy chế vùng Kashmir. Đến năm 1949 thì thành lập
UNMOGIP, nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện các hiệp định ngừng bắn
ký ngày 1-1-1949 giữa Ấn Độ và Pakistan. Sau khi cuộc xung đột vũ
trang ở Kashmir lại bùng nổ năm 1965, HĐBA quyết định tăng cường
UNMOGIP nhằm giám sát việc ngừng bắn và rút quân của 2 bên.
Lực lượng LHQ tại Síp (UNFISYP): Lực lượng hòa bình của LHQ tại
Síp được thành lập năm 1964 với thời hạn 3 tháng và thường xuyên
được gia hạn. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là giám sát ngừng
bắn và kiểm soát khu vực đệm giữa vùng người Síp gốc Hy Lạp ở phía
nam và vùng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc.
2 Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Vụ các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999
8
Lực lượng LHQ quan sát việc tách quân (UNDOF) thành lập năm 1974
sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Syria và Israel. Lực lượng này được triển
khai trên đồi Golan để tách quân đội Syria và quân chiếm đóng Israel.
Lực lượng tạm thời của LHQ tại Libăng (UNIFIL) thành lập năm 1978,
theo yêu cầu của chính phủ Libăng để có mặt tại miền Nam Libăng bị
Israel chiếm đóng.
Thời kỳ chiến tranh Lạnh cũng chứng kiến “sự đóng băng” trong việc ra các
quyết định của HĐBA. Thực tế cho thấy, 5 nước thành viên thường trực của
HĐBA đều không muốn thông qua những nghị quyết gây bất lợi cho họ. Do
vậy, họ sử dụng triệt để chiêu bài veto để đạt được lợi ích cho mình. Trong thời
kỳ này, Liên Xô và Mỹ là 2 quốc gia có số lần phủ quyết nhiều nhất, đó là chưa
kể tới những lần phủ quyết khác của 3 nước P5 còn lại. Vào thời kỳ đỉnh cao
của của cuộc chiến tranh này là những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, hai siêu
cường Liên Xô và Mỹ đã vận dụng quyền phủ quyết, mà theo miêu tả của các
nhà ngoại giao tại LHQ thời bấy giờ, là với tần suất “nhanh như cánh quạt”.
Điều đáng nói là hầu hết các lá phiếu phủ quyết đó đều không công bằng, và
chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia riêng lẻ cũng như mục đích chính trị đặc
biệt. Đáng chú ý, trong số các nghị quyết được thông qua không phải tất cả đều
có hiệu lực. Các nước nằm trong phạm vi điều chỉnh của nghị quyết đều tìm
cách lảng tránh việc thi hành nó hoặc chỉ thi hành 1 phần.
5 nước thành viên thường trực của HĐBA đã sử dụng chiêu bài phủ quyết
rất nhiều lần. Cụ thể:
Liên Xô, trong 10 năm đầu kể từ khi HDBA ra đời đã sử dụng tới 79
lần phủ quyết.
Mỹ lần đầu tiên dùng quyền phủ quyết vào tháng 3/1970. Cùng với
Anh, Mỹ đã bác khai tử dự thảo nghị quyết về việc thành lập
Zimbabwe. Mỹ cũng đã 10 lần phủ quyết các nghị quyết phản đối
Nam Phi, 8 lần về vấn đề Nicaragua và 5 lần về những vấn đề liên
quan tới Việt Nam.
Anh dùng quyền phủ quyết nhiều nhất trong giai đoạn 1989, thời
điểm Mỹ, Pháp và Anh quyết tâm bác bỏ nghị quyết lên án việc Mỹ
9
can thiệp quân sự tại Panama. Anh đã có tới 7 lần phủ quyết một
mình. Các lần dùng quyền phủ quyết đơn phương chủ yếu trong năm
1972 và cả 7 lần đều về tình hình tại Rhodesia, sau này là Zimbabwe.
Pháp đã phủ quyết 2 nghị quyết cùng với Anh - cả hai đều liên quan
tới cuộc khủng hoảng tại Suez năm 1956. Có 2 nghị quyết Pháp phủ
quyết một mình: Nghị quyết năm 1976 về cuộc tranh chấp giữa Pháp
và Comoros, năm 1947 là nghị quyết có liên quan tới Indonesia.
Năm 1946, Pháp và Liên Xô đã phủ quyết nghị quyết về cuộc nội
chiến tại Tây Ban Nha.
Trung Quốc: trong giai đoạn từ 1946 đến 1971, ghế của Trung Quốc
tại HĐBA do Cộng Hoà Trung Hoa (Đài Loan) giữ. Nước này đã
dùng quyền phủ quyết 1 lần nhằm bác bỏ đơn gia nhập LHQ của
Mông Cổ. Trong năm 1972, CH Trung Hoa đã phủ quyết 2 lần: một
lần phủ quyết đơn gia nhập LHQ của Bangladesh và một lần cùng
với Liên Xô bác bỏ nghị quyết về Trung Đông.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1991 đến nay, số lượng nghị quyết được
HĐBA thông qua tăng gấp 2-3 lần so với giai đoạn Chiến tranh lạnh3, đặc biệt
là hầu hết các nghị quyết đều được thông qua bởi số phiếu ủng hộ tuyệt đối.
Quyền phủ quyết được sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu, 15 lần từ
năm 1991 đến 2004 ngược lại với tổng số quyền phủ quyết đã được sử dụng
trong giai đoạn Chiến tranh lạnh là 264 lần từ năm 1945 đến năm 19904.
Những số liệu này phần nào cho thấy, trong chừng mực nào đó, hoạt động của
HĐBA trong Chiến tranh Lạnh không đạt được hiệu quả như các quốc gia
mong muốn.
2. Nguyên nhân:
2.1. Những hạn chế nội tại của Hội đồng bảo an
3 Xem thêm Wallensteen and Johansson, “Security Council Decisions in Perspective”,
in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the
21st Century (Lynne Rienner Publishers, 2004).
4 Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Vị thế và vai trò của các nước thành viên không
thường trực, Phạm Lan Dung, tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 70 (2007).
10
Bản thân cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của HĐBA tồn tại những điều bất
lợi đối việc thể hiện vai trò của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Nhiệm vụ của HĐBA là đảm bảo giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy
nhiên bản hiến chương Liên hiệp quốc lại không hề đưa ra một định nghĩa nào
cho khái niệm này và giao trách nhiệm cho HĐBA phải tự xác định những tình
huống có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Do vậy đây chính là
một lỗ hổng pháp lý các quốc gia có thể viện cớ nhằm phục vụ lợi ích riêng của
mình. Nó có thể dẫn đến sự lạm dụng nhân danh HĐBA vào để có thể can thiệp
vào công việc nội bộ quốc gia khác.5
Mặt khác, trong một số trường hợp, HĐBA không thể can thiệp vào một số
hoạt động có thể gây ra bất ổn định an ninh. Điều 51 Hiến chương LHQ cho
phép quyền tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể chính đáng, điều này đã ngầm hợp
thức hóa những hiệp định và những tổ chức phòng vệ được lập ra vì mục đích
phòng vệ và tự vệ. Cụ thể nhất là trường hợp của NATO, việc sử dụng quyền
tự vệ tập thể chính đáng không cần có sự cho phép của HĐBA.
Điều 51 được sử dụng để bảo vệ quyền cố hữu của nhà nước trong việc bảo
vệ chính mình, nhưng nó không có ý định xác định ranh giới giữa tự vệ và trả
đũa . Thêm vào đó, ý nghĩa và phạm vi của thuật ngữ “tập thể” ngụ ý rằng việc
tấn công vào một thành viên của Liên hiệp quốc là có thể bị chống lại bằng các
lực lượng ngoài chính lực lượng của quốc gia bị tấn công.
Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, các quyết định của HĐBA đều mang
tính chất ràng buộc, tất cả các thành viên Liên hiệp quốc đều có trách nhiệm
phải tôn trọng và thi hành. Về vấn đề này, không phải lúc nào HĐBA cũng có
thái độ công bằng với tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc. Một trong
những lý do Mỹ tấn công Iraq là vì cho rằng Iraq không chấp hành những nghị
quyết từ sau chiến tranh vùng vịnh 1991. Trong khi đó từ cuộc chiến Ả rập-
Israel từ năm 1967, Israel- một đồng minh thân cận của Mỹ không tuân thủ biết
bao nghị quyết của HĐBA mà không bị trừng trị, đặc biệt là hai nghị quyết 242
và 338 đòi Israel phải rút khỏi lãnh thổ Ả rập và Palestine bị Israel chiếm đóng.
5 Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội
11
Số lượng thành viên HĐBA dù tăng lên từ 11 lên 1