Tiểu luận Công cụ lao động và vai trò của nó

Việc nghiên cứu vai trò của công cụ lao động qua các thời kỳ là việc rất quan trọng nó giúp cho chúng ta hiểu được rõ hơn về công cụ lao động và vai trò của nó đồng thời nó giúp chúng ta có một cái nhìn xuyên suốt lịch sử từ thời kỳ đồ đá đến nay về sự phát triển của công cụ lao động của con người. Trong bài viết này chắc chắn không thể không mắc những khuyến khuyết, hạn chế cũng như chưa thể hiện được tính khoa học và logic trong việc trình bày bởi đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận về Kinh tế chính trị, vận dụng những tri thức kinh tế chính trị tham khảo từ các sách báo tạp chí đặc biệt là những kiến thức hoàn toàn mới mẻ nhưng vô cùng bổ ích mà các thầy cô giáo bộ môn kinh tế chính trị đã chuyền đạt cho em cộng với kiến thức về kinh tế xã hội vào bài viết này.

doc8 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công cụ lao động và vai trò của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việc nghiên cứu vai trò của công cụ lao động qua các thời kỳ là việc rất quan trọng nó giúp cho chúng ta hiểu được rõ hơn về công cụ lao động và vai trò của nó đồng thời nó giúp chúng ta có một cái nhìn xuyên suốt lịch sử từ thời kỳ đồ đá đến nay về sự phát triển của công cụ lao động của con người. Trong bài viết này chắc chắn không thể không mắc những khuyến khuyết, hạn chế cũng như chưa thể hiện được tính khoa học và logic trong việc trình bày bởi đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận về Kinh tế chính trị, vận dụng những tri thức kinh tế chính trị tham khảo từ các sách báo tạp chí đặc biệt là những kiến thức hoàn toàn mới mẻ nhưng vô cùng bổ ích mà các thầy cô giáo bộ môn kinh tế chính trị đã chuyền đạt cho em cộng với kiến thức về kinh tế xã hội vào bài viết này. Bởi vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, sửa chữa và bổ sung ý kiến của các thầy cô đặc biệt là thầy giáo bộ môn triết học của em. Em xin chân thành cảm ơn! I. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG. 1. Định nghĩa: Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động nó tác dụng trực tiếp vào đối tượng lao động, quy định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. 2. Vai trò của công cụ lao động. Lịch sử xã hội loài người cho đến nay là lịch sử phát triển của năm phương thức sản xuất: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển của loài người từ công xã nguyên thuỷ đến các chế độ khác là sự chuyển đổi vô cùng to lớn trong đó công cụ lao động đóng vai trò không thể thiếu được. Theo Ăngghen lao động là yếu tố quyết định sự chuyển hoá biến vượn thành người chứ không phải sự thay đổi của môi trường hoàn cảnh. Mà trong lao động thì công cụ lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Qua hàng triệu năm mỗi khi xã hội có sự chuyển mình, chuyển từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác thì lại là một lần có sự xuất hiện của công cụ lao động mà công cụ lao động sau thường tạo nền những cuộc cách mạng trong sản xuất. Để có một nền kinh tế phát triển như ngày nay với máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho lao động thì công cụ lao động đã phải trải qua biết bao thời kỳ và càng chứng minh tầm quan trọng không thể thiếu được trong lao động của nó. II. VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ. Trong xã hội nguyên thuỷ lực lượng sản xuất và năng suất lao động hết sức thấp kém, người nguyên thuỷ bất lực trướoc sức mạnh của tự nhiên, phải chiến đấu vô cùng khó khăn để tồn tại. Trải qua quá trình lao động hàng vạn năm, người nguyên thuỷ dần dần tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất đặc biệt là công cụ lao động và phương pháp sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. kết quả là họ ngày càng tiết kiệm được sức lao động và thu được sản phẩm nhiều hơn. Trước hết, từ những hòn đá tự nhiên, người nguyên thuỷ chế tạo thành những công cụ đơn giản, hết sức thô kệch, với những hình thù nhất định như ghè, đẽo một mặt, một đầu cho sắc, nhọn, có thể cầm tay để chặt, cắt, đập, đâm,.. như rìu, chùng, lao... những công cụ thô sơ đầu tiên này được dùng vào rất nhiều việc, kể cả làm việc và sửa chữa công cụ, tự vệ chống thú dữ. khoa học gọi thời này là thời đồ đá cũ. Qua một thời gian dài, nhờ sống tập thể, kinh nghiệm sản xuất tăng lên, người nguyên thuỷ dần cải tiến và chuyên môn hoá các loại công cụ. Một loạt công cụ mới xã hội thích ứng với nhu cầu từng công việc nhất định. Có cái dùng để lao, có cái dùng để đập, có cái dùng để cắt xén, đào, nạo... Từ thời đồ đã cũ, loài người dần dần bước sang thời đại đồ đã mới, đặc điểm của thời đại này là công cụ chế tạo có kỹ thuật hơn, tinh vi hơn... còn người đã áp dụng rộng rãi kỹ thuật mài nhẵn đá, nhiều loại công cụ mới sắc bén ra đời như việc phát minh ra cung tên, mũi tên bằng đá nhọn có thể được bắn ra xa và xuyên qua được con vật lớn, cung tên ra đời thúc đẩy nghề săn bắn phát triển. Bên cạnh đó nghề nông nguyên thuỷ cũng phát triển lúc đầu con người chỉ biết vứt hạt ở quanh nhà dùng gậy nhọn ở xỉa đất để gieo trồng về sau họ chế tạo là rìu để phát cỏ, chặt cây rừng, chế tạo ra quốc để vỡ đất, cho nước vào ruộng để trồng trọt dùng súc vật nuôi để kéo cày. Khi nghề chăn nuôi thay thế nghề săn bắn và nghề nông dần dần thay thế việc hái lượn, thì người nguyên thuỷ có điều kiện định cư. Do cuộc sống định cư cho nên người nguyên thuỷ có được sự tư duy sáng tạo, phục vụ cho lợi ích của bản thân. Cuối thời nguyên thuỷ, con người đã biết luyện đồng và đồng thau. Thời đại kim thuộc bắt đầu tiếp theo con người còn biết luyện cả sắt. Những công cụ được chế tạo bằng những thứ kim loại đó đã tạo ra sự tăng lên vượt bậc của năng suất lao động, kinh tế sản xuất thay thế săn bắt hái lượm và chiếm vị trí chủ đạo. Với chiếc cày có lưỡi bằng sắt do súc vật kéo, con người có thể trồng trọt bên một quy mô lớn có thể khai hoang, mở rộng diện tích do đó làm cho tư liệu sinh hoạt không ngừng tăng lên. ở thời kỳ này người nguyên thuỷ đã có bễ thổi lò, cối giã gạo, bàn quay làm đồ gốm. Như vậy trải qua hàng chục vạn năm tuy phát triển chậm chạp song công cụ lao động đã đặt cơ sở cho toàn bộ sự phát triển sau này của loài người. III. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Ngành kinh tế trong xã hội chiếm hữu nô lệ có ba ngành sản xuất chính: Trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. * Trồng trọt: công cụ chủ yếu là bằng đá và gỗ năng suất lao động thấp. * Chăn nuôi: Ngoài việc cung cấp sức kéo cho nông nghiệp còn cung cấp thực phẩm cho con người. * Thủ công nghiệp: Phát triển đáng kể với các công cụ lao động tương đối hoàn thiện ngay từ thời ấy đã xuất hiện những xưởng thủ công và những công trường khai thác quặng, mỏ lớn. Công cụ lao động trong thời đại chiếm hữu nô lệ được hoàn thiện dần, người ta bắt đầu chế tạo và sử dụng những công cụ bằng kim loại, đầu tiên là công cụ bằng đồng đỏ, đồng thau, rồi đến bằng sắt. ngoài những công cụ thông thường như cày, liềm, rìu, xẻng, cào.... Mặc dù công cụ lao động trên còn thô sơ và nặng nề nhưng đã tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động hơn so với khi còn sử dụng những công cụ bằng đá trước kia. Việc phát hiện ra đồng rồi đến sắt và việc chế tạo ra các công cụ lao động bằng đồng và bằng sắt đã tạo ra môt bước ngoặt to lớn trong sản xuất ra của cải vật chất, nó đã góp phần đưa con người bước một bước tiến dài trong lịch sử từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự chuyển rời từ thời kỳ này sang thời kỳ khác là sự văn minh của con người ngày càng cao giúp cho xã hội ngày càng phát triển đi lên. IV. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN. Dưới chế độ phong kiến ngành kinh tế có vai trò quyết định nhất là nông nghiệp. Trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến công cụ còn rất thô sơ dần dần về sau mới áp dụng phổ biến các công cụ bằng sắt. do nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm nông nghiệp thời bấy giờ một số ngành nông nghiệp mới ra đời như trồng nho, rau, chăn nuôi ngựa cừu dần đến yêu cầu phải cải tiến công cụ sản xuất nông nghiệp và nó cũng làm cho một số ngành nghề thủ công phát triển. Trước hết phương pháp nấu gang và chế biến sắt được cải tiến một bước quan trọng. Thế kỷ 14 con người đã biết dùng luồng xe nước để thổi bễ rèn, giã quặng, thông gió trong lò, sử dụng cối xay chạy bằng sức gió, sức nước.... Trong thời kỳ này với việc cải tiến công cụ lao động đã giúp cho xã hội có những bước tiến quan trọng trong sản xuất làm nền tảng cho các thời kỳ tiếp theo. V. VAI TRÒ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN đặc điểm của thời kỳ này là công cụ lao động vô cùng phát triển do trong thời kỳ này con người có nhiều thành quả trong phát triển khoa học, kỹ thuật việc chế tạo ra máy móc đã tạo khả năng to lớn cho việc rút ngắn thời gian lao động và giảm nhẹ lao động tăng thêm của cải cho người sản xuất cho sự thắng lợi của con người đối với lực lượng tự nhiên. Nhưng không có vấn đề nào không có mặt trái của nó, khi máy móc nằm trong tay giai cấp tư sản, máy móc lại được sử dụng làm phương tiện tăng cường bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối. Biến người sản xuất thành vật phụ thuộc vào máy móc làm cho người bị các lực lượng tự nhiên lô dịch. Mặc dù vậy cần nhấn mạnh rằng máy móc và đại công nghiệp có tác dụng chủ yếu làm cho năng suất lao động tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản xuất ngày càng cao dẫn đến mở rộng thị trường, thúc đẩy sự ra đời của trung tâm công nghiệp và những thành thị lớn, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật và xã hội cho một hình thái xã hội mới cao hơn. Công cụ lao động của chủ nghĩa tư bản hay máy móc còn có những tác động tích cực khác đối với sự tiến bộ xã hội ngày trong điều kiện chủ nghĩa tư bản như: * Phá vỡ các quan hệ gia đình kiểu cũ: khi máy móc đã cuốn trẻ em và phụ nữ vào buồng máy sản xuất thì cơ sở quyền lực gia trưởng của đàn ông và của cha mẹ cũng bị mất đi đó là mầm mống cho việc giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi quan hệ gia đình kiểu cũ. * Yêu cầu nền Giáo dục Bách khoa: do việc sản xuất với máy móc đòi hỏi phải có trình độ văn hoá, khoa học nhất định. * Tách công nghiệp khỏi nông nghiệp tạo tiền đề cho mối liên hệ mới giữa hai ngành đó. Trong chủ nghĩa tư bản công cụ lao động có vai trò rất quan trọng tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội làm cho xã hội phát triển nảy vọt đem lại nhiều thành quả và tạo ra nhiều sự thay đổi mang tính chiến lược. VI. TỔNG KẾT Trải qua nhiều thời kỳ công cụ lao động đã chứng minh được tầm quan trọng không thể thiếu của nó. Công cụ lao động đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bằng việc tự hoàn thiện và hiện đại dần khi chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác và ở mỗi thời kỳ nó đều thể hiện một cách rõ rệt tầm quan trọng không thể thiếu được.
Luận văn liên quan