Trong thời đại hiện nay, với các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và
không ngừng được hoàn thiện, ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và
tiềm ẩn rủi ro cao của cac hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng là một tổ chức dễ bị
“tổn thương”, chấn động, gây nguy cơ đổ vỡ hàng hoạt cho hệ thống, ảnh
hưởng đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên những cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự suy yếu của ngân hàng
chính là tình trạng nợ xấu tồn đọng quá cao, lại trong một thời gian dài, mà
không được xử lý, khiến tình hình tài chính của ngân hàng rơi vào khó khăn,
nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và đi đến chỗ phá sản. Vì v ậy, vấn đề
nợ đọng đang được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là những nước có tỷ lệ nợ
đọng quá cao so với mức giới hạn an toàn. Trong số các biện pháp xử lý nợ
đọng, thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được coi là cách hiệu
quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất, thời gian xử lý lại ngắn nhất
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI
CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN
AMC
GVHD: PGS.TS: BÙI KIM YẾN
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 – Nhóm 3
DSN: Cao Nữ Nguyệt Anh
Mai Thúy Hằng
Huỳnh Ngọc Hà My
Lê Thị Phương Thảo 0937 768 307
Võ Thị Bích Trâm
Mai Nguyễn Huyền Trang
Đặng Thị Cẩm Uyên
Tháng 10 năm 2013
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI
SẢN ................................................................................................................................ 5
1.1. Khái niệm về công ty AMC ............................................................................ 5
1.2. Đặc điểm của công ty AMC ............................................................................ 5
1.2.1. Mục tiêu hoạt động ......................................................................................... 5
1.2.2. Chức năng của công ty AMC: ........................................................................ 5
1.2.3. Vai trò của công ty AMC ................................................................................ 6
1.2.4. Các mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. ................................... 6
1.2.4.1. Ưu nhược điểm của Công ty do nhà nước góp vốn: ........................................ 6
1.2.4.2. Ưu nhược điểm của Công ty tư nhân góp vốn: ................................................ 7
1.2.5. Cơ chế hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. ..................... 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ
VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (AMC) HIỆN NAY. ....................................................... 10
2.1. Thực trạng AMC trên thế giới: .................................................................... 10
2.2. Tình hình các công ty quản lý nợ AMC trên thế giới: ................................. 10
2.3. Thực trạng về Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Việt Nam: ............. 15
2.3.1. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM: ............................ 15
2.3.2. Công ty mua bán tài sản quốc gia ở Việt Nam (VAMC): ............................ 20
2.4. Hiệu quả của các công ty quản lý tài sản ..................................................... 22
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH AMC TẠI
VIỆT NAM. ................................................................................................................. 23
3.1. Định hướng: .................................................................................................. 23
3.2. Giải pháp: ...................................................................................................... 24
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 27
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, với các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và
không ngừng được hoàn thiện, ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và
tiềm ẩn rủi ro cao của cac hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng là một tổ chức dễ bị
“tổn thương”, chấn động, gây nguy cơ đổ vỡ hàng hoạt cho hệ thống, ảnh
hưởng đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên những cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự suy yếu của ngân hàng
chính là tình trạng nợ xấu tồn đọng quá cao, lại trong một thời gian dài, mà
không được xử lý, khiến tình hình tài chính của ngân hàng rơi vào khó khăn,
nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và đi đến chỗ phá sản. Vì vậy, vấn đề
nợ đọng đang được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là những nước có tỷ lệ nợ
đọng quá cao so với mức giới hạn an toàn. Trong số các biện pháp xử lý nợ
đọng, thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được coi là cách hiệu
quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất, thời gian xử lý lại ngắn nhất
Ở nước ta, trước yêu cầu cơ cấu lại ngân hàng, lành mạnh hoá tình hình tài
chính nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, công tác
xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại đang được gấp rút triển khai.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng đang là một trong những lựa chọn
của Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Để có thể phát huy được tối đa các ưu
điểm của phương thức này, công tác nghiên cứu, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về
mô hình tổ chức cũng như những hoạt động nghiệp vụ của công ty, từ đó xây
dựng, đưa ra một mô hình phù hợp và có thể phát huy hiệu quả hoạt động cao
nhất trong điều kiện nước ta hiện nay là điều vô cùng cấp thiết, cần làm ngay.
Trước yêu cầu đó của thực tế, đề tài mong muốn được đóng góp một phần
nhỏ vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
nói chung, đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hơn nữa mô hình công
ty quản lý nợ và khai thác tài sản đang được sử dụng ở các ngân hàng thương
mại. Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương:
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
4
Chương I: Giới thiệu về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
Chương II: Thực trạng hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản hiện nay
Chương III: Định hướng và giải pháp cho mô hình AMC tại Việt Nam
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI
THÁC TÀI SẢN
1.1. Khái niệm về công ty AMC
Loại hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được sử dụng ở nhiều nước.
Tại mỗi nước, tuỳ theo điều kiện kinh tế và chính sách phát triển từng nước mà
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản lại có những tên gọi, đặc trưng, quyền
và nghĩa vụ riêng. Nhưng chung nhất, có thể coi Công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản là một định chế có mục tiêu đặc biệt, có trách nhiệm và quyền
lực đặc biệt trong việc thực hiện chức năng mua, quản lý các khoản nợ khó
đòi từ hệ thống ngân hàng và xử lý các khoản nợ đó một cách tối ưu.
1.2. Đặc điểm của công ty AMC
1.2.1. Mục tiêu hoạt động
Phục hồi sức mạnh cho hệ thống ngân hàng. Một khi tỷ lệ các khoản nợ quá
hạn khó đòi trên tổng dư nợ cao, thì có nghĩa sự lành mạnh cũng như năng lực
tài chính của ngân hàng đang bị suy giảm, ngân hàng đang đứng trước các nguy
cơ rủi ro lớn. Khi đó, để củng cố lại hệ thống ngân hàng, các công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản sẽ mua, tiếp quản các khoản nợ khó đòi đó và tìm cách
xử lý chúng một cách “thông minh” và hiệu quả nhất.
Hoạt động của công ty này sẽ luôn hướng tới việc làm sao để tối đa hoá được
giá trị của các khoản nợ tồn đọng được giao và giảm thiểu chi phí cho quá trình
cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Hơn nữa, đối tượng mua bán của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là các
khoản nợ khó đòi tồn đọng với ít tài sản đảm bảo có giá trị, thậm chí có giá trị
bằng 0 hoặc tài sản không đủ giấy tờ, không còn đối tượng để thu nợ... nên hầu
như công ty cũng không thể tạo ra lợi nhuận được.
1.2.2. Chức năng của công ty AMC:
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
6
Hai chức năng cơ bản nhất của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là mua
lại nợ tồn đọng khó đòi và tối đa hoá khả năng thu hồi các khoản nợ đó.
1.2.3. Vai trò của công ty AMC
1.2.3.1. Vai trò của công ty AMC với ngân hàng
Việc thành lập công ty quản lý tài sản là một tất yếu khách quan đối với các
nước kinh tế thị trường có tỷ lệ nợ quá hạn trên 5% hoặc gặp các vấn đề
nghiêm trọng về nợ tồn đọng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đóng một vai trò quan trọng trong việc
cơ cấu lại ngân hàng.
Ngăn chặn khủng hoảng bằng cách cung cấp một cơ chế cho các ngân hàng yếu
kém bán tài sản có vấn đề để lấy tiền hay giấy nhận nợ.
1.2.3.2. Đối với nền kinh tế.
Mua bán nợ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn và hàng hoá trong nền kinh tế,
giúp ổn định và lành mạnh hoá hệ thống tài chính – ngân hàng, giúp tăng
cường uy tín, vị thế của quốc gia nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói
riêng trong cộng đồng tài chính quốc tế, tham gia hội nhập vào thị trường vốn,
công nghệ ngân hàng với các nước trong khu vực và thế giới.
1.2.4. Các mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
Tại các quốc gia trên thế giới, có nhiều loại mô hình công ty mua bán nợ:
+ Công ty do nhà nước góp vốn
+ Công ty do tư nhân góp vốn : một số thì hoạt động độc lập, một số khác là
công ty con của các ngân hàng hoặc đơn vị hoạt động trực thuộc ngân hàng.
1.2.4.1. Ưu nhược điểm của Công ty do nhà nước góp vốn:
+ Ưu điểm:
Hoạt động khá hiệu quả khi vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp
lý đối với việc xử lý nợ vẫn còn yếu.
Có những lúc trên thị trường, các khoản nợ xấu không có người mua thì công
ty xử lý nợ của Nhà nước có thể giúp rút ngắn được quy trình xử lý nợ.
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
7
Tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngân hàng tái cấu
trúc lại vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình.
+ Nhược điểm:
Đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư với số lượng vốn lớn. Điều này khiến nhiều
quốc gia có khủng hoảng nợ xấu miễn cưỡng thiết lập các tổ chức xử lý nợ tập
trung này.
Nếu các công ty xử lý nợ tập trung hoạt động kém hiệu quả, thì chúng phát sinh
chi phí hoạt động rất lớn cũng như làm tiêu hao tài sản chưa được thanh lý và
chưa được cơ cấu lại qua thời gian.
Thiếu nguồn nhân lực.
1.2.4.2. Ưu nhược điểm của Công ty tư nhân góp vốn:
+ Ưu điểm:
Ít chịu sự chi phối trong quá trình ra quyết định, các công ty xử lý nợ tư nhân
thường linh hoạt trong quản lý hơn.
Cơ cấu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều, do các đơn vị này đã có sẵn hồ sơ có liên
quan đến các khoản nợ và các con nợ.
Nếu các công ty xử lý nợ tư nhân này có đủ nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh
nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ xấu, thì họ có thể làm gia tăng giá trị
của các khoản nợ này. Kết quả là, họ sẽ bán ở mức cao hơn.
+ Nhược điểm:
Nếu môi trường pháp lý có khuynh hướng ủng hộ các con nợ, thì các công ty
xử lý nợ tư nhân có thể phải gặp rắc rối trong các cuộc thương thảo về cơ cấu
nợ. Việc này sẽ làm phát sinh chi phí hoạt động.
Các ngân hàng mẹ có thể sử dụng công ty xử lý nợ trực thuộc mình để che đậy
các vấn đề về nợ xấu bằng cách chuyển hết nợ sang công ty xử lý nợ của mình
ở các mức giá giả tạo cao hơn. Hậu quả là, do giá chuyển đổi cao sẽ ít hoặc
không phản ánh các khoản thua lỗ của ngân hàng.
1.2.5. Cơ chế hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
1.2.5.1. Hoạt động huy động vốn.
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
8
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là hình thức công ty được thành lập nên
chủ yếu nhằm mục tiêu xử lý nợ tồn đọng khó đòi chứ không hoạt động vì mục
tiêu lợi nhuận, nên để có thể hoạt động được thì công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản cần có một lượng vốn lớn.
Nhìn chung, nguồn vốn hoạt động ban đầu của công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản thường là do Chính phủ cấp qua Bộ Tài chính hoặc qua việc mua cổ
phần của công ty.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sảnphụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên
ngoài thì sự chủ động và hiệu quả trong hoạt động của công ty sẽ bị giảm sút,
nhất là khi đó lại là nguồn vốn do Chính phủ cấp, nơi mà những quyết định
mang nhiều tính chủ quan hơn là tính thị trường, kèm theo sự chậm trễ đáng kể
trong việc thực thi do bộ máy cơ chế cồng kềnh.
1.2.5.2. Hoạt động xử lý nợ của công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản.
+ Mua, tiếp nhận các khoản nợ tồn đọng
Ngân hàng có thể uỷ thác cho công ty; ngân hàng mua trái phiếu của công ty,
công ty dùng số tiền đó để mua lại nợ tồn đọng của chính ngân hàng; nhưng
phổ biến nhất có lẽ là công ty trực tiếp mua lại các khoản nợ cần xử lý của
ngân hàng.
Giá cả là yếu tố quan trọng cần được xem xét trong việc mua bán các khoản
nợ. Đối với ngân hàng bán, khoản chênh lệch giữa giá bán với giá vốn của
khoản cho vay được quan tâm nhiều vì nó thể hiện mức độ bù đắp tổn thất của
khoản vay kém hiệu quả từ tiền bán. Còn đối với công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản, khoản chênh lệch giữa giá mua với giá trị lại được quan tâm hơn.
Trong hoạt động của mình, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản luôn hướng
tới việc làm sao thu hồi được tối đa giá trị của khoản vay, bù đắp được chi phí
đã bỏ ra. Tuy nhiên, phải khẳng định lại một điều, do đây là những khoản nợ có
vấn đề nên việc thu hồi giá trị, bù đắp chi phí là điều không dễ dàng.
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
9
+ Xử lý nợ và tài sản bảo đảm.
Sau khi tiếp nhận các khoản nợ tồn đọng khó đòi, trong hầu hết các trường hợp,
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không thể ngay lập tức bán chúng đi
được mà phải tiến hành một loạt các nghiệp vụ xử lý tuỳ theo điều kiện và tình
trạng của các món nợ đọng.
Trước tiên, công ty sẽ tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ theo nhiều
tiêu thức khác nhau để đánh giá tình trạng của món nợ, con nợ và tài sản bảo
đảm nếu có.
Đối với những khoản nợ mà công ty nhận thấy còn khả năng thu hồi từ con nợ,
công ty sẽ tiến hành phân tích kỹ càng tình hình tài chính hiện tại của con nợ và
đề ra những biện pháp cơ cấu lại khoản nợ theo hướng hợp lý, phù hợp với tình
hình, tạo điều kiện giúp con nợ vực dậy hoạt động kinh doanh, có khả năng trả
được nợ trong thời gian tới. Các biện pháp cơ cấu lại nợ mà công ty sử dụng có
thể là: miễn, giảm lãi suất hoàn toàn hay chỉ trong một thời gian nhất định; giãn
nợ (kéo dài thời hạn trả nợ); cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm...
Các khoản nợ có thể được bán ra trên thị trường theo mức giá thoả thuận giữa
bên mua và bên bán (công ty quản lý tài sản). Bên mua thường là những đơn vị
có mối quan hệ, hoặc quan tâm đặc biệt tới doanh nghiệp nợ, nhìn thấy ở khoản
nợ này một cơ hội kinh doanh có thể tận dụng được.
Còn một phương thức xử lý khác cũng hay được các công ty quản lý tài sản sử
dụng, đó là chuyển nợ thành cổ phần của doanh nghiệp. Đây là một trong
những cách được các nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá cao, vì khi công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản có cổ phần trong doanh nghiệp, công ty sẽ có quyền
can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp đó, buộc doanh nghiệp phải thực
hiện những biện pháp cần thiết để khôi phục tình hình tài chính cho doanh
nghiệp. Và như vậy, quá trình cơ cấu lại ngân hàng sẽ được gắn liền với quá
trình cơ cấu lại các doanh nghiệp.
Đối với các tài sản cầm cố, thế chấp, công ty cũng có thể xử lý bằng nhiều cách
khác nhau. Công ty có thể tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản để tăng tính khả
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
10
mại cũng như giá trị của tài sản khi đem bán ra thị trường. Công ty còn có thể
đưa tài sản vào hoạt động kinh doanh của bản thân công ty, hay đem tài sản
góp vốn, liên doanh...
Tóm lại, để thu hồi giá trị tối đa của khoản nợ, hoạt động xử lý tài sản của
công ty là hết sức linh hoạt và đa dạng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (AMC) HIỆN NAY.
2.1. Thực trạng AMC trên thế giới:
Không chỉ các nước trong khu vực châu Á thành lập các công ty quản lý tài sản
mà ngay cả nước phát triển như Mỹ và các nước Mỹ La tinh cũng có các công
ty chuyên về xử lý nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, liệu sự có mặt của các
công ty quản lý tài sản có cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng
hay không? Để trả lời câu hỏi trên hãy cùng nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ
của các nước ASEAN thông qua các mô hình công ty quản lý tài sản.
Qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới, mỗi nước đều có cách
làm riêng để xử lý các tài sản rủi ro và nợ xấu, nhằm lưu thông dòng vốn trong
nền kinh tế.
2.2. Tình hình các công ty quản lý nợ AMC trên thế giới:
Thái Lan:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 gây ra
những tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một loạt các nước trong khu
vực. Trong số đó Thái Lan là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất: sự mất ổn định
của đồng tiền và của các thị trường tiền tệ trong nước, sự giảm sút các luồng
vốn nước ngoài đổ vào, nợ tồn đọng trong nước, nợ nước ngoài tăng mạnh, tỷ
lệ tăng trưởng âm…
Thêm vào đó, Thái Lan tuyên bố phá giá tiền tệ làm tăng các chi phí dịch vụ nợ
và chất thêm gánh nợ lên vai các công ty và con nợ, làm tăng tình trạng mất
khả năng thanh toán dẫn đến phá sản công ty này. Trên bảng cân đối của các
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
11
ngân hàng và tổ chức tín dụng số lượng các khoản vay không hoạt động liên
tục tăng, vào cuối năm 1998 tăng lên đến 2675 tỷ Baht chiếm 45,02% tổng số
tiền va, và đến tháng 5/1999 tăng lên con số đỉnh điểm là 2729 tỷ Baht tương
đương 47,7% tổng trị giá các khoản vay. Tệ hại hơn là các khoản vay không
hoạt động này lại chủ yếu ở trên bảng cân đối của các tổ chức tín dụng thuộc sở
hữu nhà nước và tập trung vào các ngành kinh tế chủ chốt như ngành công
nghiệp và thương mại dịch vụ, và một số ngành liên quan đến bất động sản.
Trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đã khần trương ban hành một nghị
định khẩn cấp thành lập công ty quản lý tài sản, một cơ quan nhà nước chịu
trách nhiệm thực hiện xử lý các khoản nợ tồn đọng theo thông lệ quốc tế. Đây
cũng là một phần cơ cấu lại khu vực tài chính của Thái Lan.
+ Ủy ban cơ cấu tài chính Thái Lan (FRA): được chính phủ thành lập ngày
22/10/1997 để xử lý 58 định chế tài chính bị đổ vỡ dưới sự giám sát của Bộ Tài
chính. Công ty FRA có quyền nhận được số tiền từ việc bán 1% giá trị tài sản
từ công ty tài chính nó tiếp quản. FRA tiếp nhận tài sản và thực hiện bán buôn
chứ không được quyền bán lẻ các tài sản này mà phải chuyển cho các công ty
quản lý tài sản.
+ Công ty quản lý tài sản Thái Lan: được thành lập ngày 22/10/1997 là một
pháp nhân và hoạt động tuân theo trình tự : Tiếp nhận tài sản, quản lý tài sản và
xử lý tài sản. Công ty chỉ chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ nhỏ dưới 5triệu
Baht và các bất động sản nhỏ.
Trong năm 1999, công ty quản lý tài sản đã mua tổng giá trị tài sản có cơ bản là
197.047 tỷ Baht với giá đấu thầu là 33.853 tỷ Baht được trả bằng cách phát
hành trái phiếu với tổng giá trị 33.958 tỷ Baht. Các trái phiếu được phát hành
có thời hạn 3-5 năm với mức lãi suất từ 7-11% trả 6 tháng 1 lần.
Công ty sẽ không bán lại các khoản đã mua trực tiếp từ Ủy ban cơ cấu tài FRA
mà tiến hành cơ cấu nợ theo phương thức tối đa hóa giá trị và điều kiện của
khoản vay trước khi bán đứt hoặc công ty sẽ chuyển các khoản vay đó thành tài
sản và thông qua các phương tiện khác để tối đa hóa lợi nhuận của nó cũng như
làm tăng tính thanh khoản của các tài sản này.
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN Nhóm 3 – Lớp NH Đêm1 –K22
12
+ Các công ty quản lý tài sản được thành lập tại các ngân hàng: Chính phủ đã
có những chính sách khuyến khích về thuế và các qui định để tạo điều kiện
thuận lợi thành lập công ty quản lý tài sản, mua các tài sản tồn đọng từ các tổ
chức tín dụng. Ví dụ công ty SAM (Sukhumvit Asset Management Co. Ltd)
được thành lập 4/4/2000 mục tiêu xử lý nợ tồn đọng của Krung Thai Bank
(Ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ) vì 40% tổng số nợ khó đòi của nước
này phát sinh từ Krung Thai Bank.
+ Công ty TAMC (Thai Asset Management Corp.) : được chính phủ thành lập
để xử lý nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại. Công ty bắt đầu hoạt
động từ tháng 6/2001.
Trung Quốc:
Không như các nước Châu Á khác, khi thành lập công ty quản lý tài sản tìn