Tiểu luận Đảng cộng sản Việt Nam và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch hồ chí minh; dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách và những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử cũng như thời đại, từ thắng lợi của cách mạn tháng tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tới chiến thắng Điện biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động đại cầu, tới chiên thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta. Ngày nay, khi dân tộc ta đang từng bước tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước một cách toàn diện, vai trò của Đảng càng trở nên quan trọng hơn; điều đó đã được minh chứng qua nhứng biến đổi kì diệu của đất nước ta trong 20 năm đổi mới vừa qua. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước ta bước ra khỏi thời kì lạc hậu kém phát triển, đưa nước ta bước vào một thời kì phát triển mới, tiến những bước dài trong thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đảng cộng sản Việt Nam và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch hồ chí minh; dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách và những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử cũng như thời đại, từ thắng lợi của cách mạn tháng tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tới chiến thắng Điện biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động đại cầu, tới chiên thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta. Ngày nay, khi dân tộc ta đang từng bước tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước một cách toàn diện, vai trò của Đảng càng trở nên quan trọng hơn; điều đó đã được minh chứng qua nhứng biến đổi kì diệu của đất nước ta trong 20 năm đổi mới vừa qua. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước ta bước ra khỏi thời kì lạc hậu kém phát triển, đưa nước ta bước vào một thời kì phát triển mới, tiến những bước dài trong thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Đó chính là điều mà chúng em sẽ trình bày qua bài tiểu luận này. Từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tính tới năm 1986, bước chuyển biến mang tính lịch sử ấy đã diễn ra được một thập kỷ, bên canh những thành tựu to lớn cũng đã để lại rất nhiều những khó khăn cần phải giải quyết; bên cạnh đó là những biến động hết sức to lớn của lịch sử, ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam. Vượt qua những khó khăn của thời kì đầu mới giành được độc lập, trong thời kì này nhân dân ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn là: Đã nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, đẫ thiết lập được một hệ thống chế độ mới trong cả nước và đã áp dụng thành công một loạt những chính sách nhằm thúc đẩy quá trình phát triển về mọi mặt của nhà nước, tạo nên cuộc sống hòa hợp dân tộc làm cho lực lượng cách mạng nước ta lớn hơn bao giờ hết, phất huy có hiệu quả trong công cuộc hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đã anh dũng chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đồng thời cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, góp phần tích cực bảo vệ độc lập và hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Trên mặt trận kinh tế cũng như văn hóa, đã đạt được một số thành tựu, đáng chú ý là đã cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu ổn định sản xuất và đời sống. Tuy nhiên bên cạnh nhữn thành tựu đó, còn tồn tại rất nhiều những vấn đề to lớn, đặc biệt là các vấn đề kinh tế xã hội. Những thành tựu kinh tế mà chúng ta đạt được còn thấp so với yêu cầu đề ra, với công sức chúng ta bỏ ra, thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội, chưa tạo được tích lũy bên trong. Các mật hàng tiêu dùng thường nhật, thiết yếu như lương thực, vải mặc đều thiếu. TÌnh hình cung ứng năng lượng, giao thông vận tải, vật tư cơ bản đều rất căng thẳng. Tình hình lạm phát ngày càng nghiêm trọng; hiện tượng mất cân đối trong vấn đề tiền lương, hiện tượng giá cả không ổn định mất cân đối xảy ra một cách trầm trọng. Những hiện tượng tiêu cực của xã hội còn kéo dài trên một số mặt. Tất cả nhưng tồn tại ấy đã làm lộ ra những khiếm khuyết trong mô hinh Xã hội Chủ nghĩa nghĩa rập khuôn theo Liên Xô, quan liêu bao cấp. Nguyên nhân khãch quan của những khó khăn đó đã được chỉ ra trong văn kiên Đại hội lần thứ V của Đảng; đó là: Nền kinh tế của nước ta nhìn chung vẫn là một nền kinh tế nhỏ lẻ, kém tập trung. Lao động chủ yếu là trong ngành nông nghiệp, tuy nhiên nền nông nghiệp lại là một nền nông nghiệp lạc hậu, kém hiệu quả. Bên cạnh đó còn phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài và của sự bóc lột của thực dân, đế quốc. Thêm vào đó là thiên tai lớn dồn dập xảy ra, kẻ địch lại không ngừng phá hoại nước ta về nhiều mặt. Nền kinh tế bị đè nặng bơi những yêu cầu vừa cơ bản lại hết sức cấp bách. Song, nguyên nhân chính lại là những nguyên nhân chủ quan, chúng đến từ sự lãnh đạo của Đảng, bởi sự lãnh đạo của Đảng có tác động vô cùng quan trọng và có tính chất quyết định đối với thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đảng và nhà nước đã tự kiểm điểm và nghiêm khắc tự phê bình và những sai lầm và khuyết điểm đã phạm, biểu hiện trên các mặt sau đây: Còn chủ quan trong việc đánh giá tình hình nước ta sau chiến tranh, thiên về những thuận lợi còn bỏ qua những khó khăn. đề ra những chủ trương, chỉ tiêu quá cao không phù hợp với tình hình thực tế. Chậm sửa đổi gỡ bỏ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mô hình kinh tế thời chiến. Chủ quan nóng vội muốn bỏ qua những bước đi mang tính thiết yếu trong quá trình phát triển.. Buông lỏng pháp luật, buông lỏng công cụ cuyên chính với những kẻ vi phạm pháp luật nhà nước, những kẻ phá hoại và chống đối cách mạng. Chính vì vậy, đổi mới trở thành một yêu cầu bức thiết đổi với Đảng và nhà nước cũng như toàn thể dân tộc ta để có thể vững bươc tiến lên trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chương I: NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (1986) Trước những khó khăn, sai lầm đã nêu trên, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khai mạc tại thủ đô Hà Nội từ ngày 15 tới ngày 18/12/1986. Tham gia đại hội có 1129 đại biểu đại diện cho gần 1,9 triệu Đảng viên trong cả nước và có 32 đoàn đại biểu quốc tế tham dự. Đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội V; báo cáo chính trị tại đại hội đã nêu rõ: “thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Cùng với việc đánh giá những thành tích đã đạt được, ở đại hội này chúng ta chú trọng kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích sâu săc những sai lầm và khuyết điểm, vạch rõ nguyên nhân và nêu ra biện pháp khắc phục, xác định nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật, Đại hội đã nhận định 5 năm vừa qua là một chặng đường đầy thử thách với Đảng và nhân dân ta. Chúng ta đã đạt được không ít thành tựu nhưng bên cạnh đó lại nảy sinh rất nhiều những khó khăn phức tạp. Trong những năm từ 1981-1985, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đã chăn được đà giảm sút (giai đoạn 1979-1980) và từ năm 1981 đã đạt được chuyển biến đáng kể; nông nghiệp tăng bình quân 4,9% một năm (giai đoạn 1976-1980 là 1,9%), sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 17 triệu tấn, sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5%một năm (giai đoạn 1976-1980 là 0,6%), thu nhập bình quân tăng hàng năm là 6,4 % (giai đoạn 1976-1980 là 0,4%). Về xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật Xã hội Chủ nghĩa, trong giai đoạn này, hàng trăm công trình lớn, hàng ngàn công trình vừa và nhỏ đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Công cuộc cải tạo Xã hội Chủ nghĩa đã tiến thêm một bước. Cuộc sống của nhân dân trong thời kì kinh tế còn yếu kém đã được Đảng chú trọng chăm lo hơn; cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng đảm bảo an ninh chính trị và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Đại hội đã khẳng định những thành tựu đã đạt được đồng thời cũng không hề phủ nhận mà thẳng thắn chỉ ra tình hình kinh tế xã hội đất nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập, khó khăn. Sản xuất tăng chậm không phù hợp với thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra, chưa đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng ổn đinh đời sống của nhân dân. Nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm (1981-1985) không đạt đã ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân…Tóm lại, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu mà đại hội 5 đã vạch ra, dó là ổn định vè cơ bản tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Về nguyên nhân của những vấn đề trên, Đại hội đã nhấn mạnh: “Chúng ta không đánh giá thấp những khó khăn khách quan, những khó khăn đó là rất lớn. Song việc quan trọng hơn là phân tích sâu săc những nguyên nhân chủ quan, nêu ra những sai lầm khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và nhà nước. Trong nhiều năm qua, Đảng đã mắc sai lầm về “xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo Xã hội Chủ nghĩa và quản lý kinh tế.” Từ thực tiến cách mạng, Đảng đã nêu ra những bài học kinh nghiêm quan trọng: Một là trong toàn bộ các hoạt động của minh, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hai là đang phải xuất phát từ thực tế; phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan; năng lực nhận thức và hành động theo các quy luật khách quan chính là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đăn của Đảng. Ba là phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là: Phải xây dựng cơ cấu Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị là một Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Nhận thức được những bài học kinh nghiêm trên, Đảng đã mạnh dạn vạch ra một đường lối đổi mới một cách toàn diện, mà bắt đầu là đổi mới cơ cấu kinh tế. Những đinh hướng đổi mới cơ cấu kinh tế Trong đại hội VI, Đảng ta chỉ rõ: “muốn đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng rối ren mất cân đối, cần phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế và các loại sản xuất có quy mô và trình độ khác nhau cần phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm cho nền kinh tế ổn định.” Trong cơ cấu sản xuất ngành trước hết là các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp có ý nghĩa dặc biêt quan trọng, có khả năng chi phối những mối quan hệ cân đối khác trong tổng thể nền kinh tế. Đây là hai ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, do vậy mà cần bố trí sao cho giữa công nghiệp và nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu trở thành một cơ cấu thống nhất. Cơ cấu đó phải đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối và tăng trưởng ổn định. Ở mỗi giai đoạn, mối chặng đường khác nhau thì vị trí của công nghiệp va nông nghiệp cũng khác nhau, vì vậy mà trong giai đoạn hiện nay, Đảng chủ trương tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước tiến lên nền sản xuất lớn Xã hội Chủ nghĩa. Yêu cầu đặt ra là: “tăng nhanh về khối lượng và tỉ suất hàng nông sản kết hợp chuyên môn hóa với phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp” Đối với các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, báo cáo chính trị tại đại hội cũng chỉ rõ nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là phải đáp ứng được nhu cầu của người dân về những loại hàng cần thiết để đảm bảo yêu cầu chế biến nông lâm thủy sản và tăng nhanh việc làm hàng gia công xuất khẩu. Đối với công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng là phải “phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên; rồi dựa trên những kinh nghiêm thực tế chuẩn bị tiền đề cho sự phát triến kinh tế trong chặng đường tiếp theo”; cũng trên cơ sở định hướng đó, đại hội cũng khẳng định đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng như dầu khí, điện đồng thời cũng phải chú trọng cải tạo màng lưới giao thông vận tải: “ưu tiên giao thông vận tải đường thủy, tăng tỷ trọng vận tải đường săt, sắp xếp hợp lý vận tải đường bộ, phát triển đường không”, bên cạnh đó cũng cần chú trọng việc phát triển màng lưới giao thông nông thôn thông qua việc kết hợp giữa người dân, nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể khác. Đồng thời trong báo cáo; đại hội cũng chỉ ra tầm quan trọng của các ngành kinh tế dịch vụ. Bởi trong nền kinh tế không thể thiếu đi các ngành kinh tế này. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước ta chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đại hội đã nêu ra cần phải đẩy mạnh việc phát triển các ngành như sản xuất hàng tiêu dùng; buôn bán nhỏ và vừa, phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tựu chung lại, sự đổi mới của cơ cấu kinh tế là nhằm hướng tới thực hiện tốt kế hoạch 5 năm trong tương lai gần và ba mục tiêu – ba chương trình trọng điểm về: Lương thực thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng Đẩy mạnh xuất khẩu Những định hướng trong việc đổi mới cơ chế quản lý Bên cạnh công tác đổi mới cơ cấu kinh tế; Đại hội còn đưa ra quyết định mới về cải tạo Xã hội Chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa nhất thiết phải tuân theo những quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định những bước đi và hình thức thích hợp; từ đó đại hội khẳng định “ đẩy mạnh cải tạo Xã hội Chủ nghĩa là thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội…” Ngoài việc phát huy nội lực từ kinh tế trong nước Đảng ta còn chủ trương đẩy mạnh, mở rộng hiệu quả của kinh tế đối ngoại. Nhiệm vụ ổn định và phát triển của kinh tế trong chặng đường đầu tiên của con đường đổi mới toàn diện này nhanh hay chậm phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác kinh tế đối ngoại. Đại hội VI nêu rõ sự cần thiết “ công bố chính sách khuyến khích đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức nhất là đối với các ngành, cơ sơ đòi hòi trình độ kĩ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư mới cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và việt kiều vào nước ta để kinh doanh.” Để thiết lập cơ chế quản lý mới cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước. Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính-kinh tế với quản lý theo đại phương và vùng lãnh thổ. Đại hội VI của Đảng cho rằng để tăng cường sức chiến đấu của Đảng cũng như năng lực tổ chức thực tiễn, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy mà đặc biệt là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phương cách lãnh đạo và công tác. Tuy nhiên, đổi mới nhưng phải nắm chắc áp dụng hợp lý chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu một cách có hệ thống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, khắc phục những quan điểm sai lầm, lỗi thời. Đổi mới tư duy không đồng nghĩa với việc phủ nhận sạch trơn những quan điểm tư duy lý luận sẵn có mà nó là sự phủ nhận mang tính kế thừa; phát huy những mặt đúng đắn trong tư duy đã có đồng thời khắc phục những mặt còn sai lầm hoặc lệch lạc. Đó chính là nhiệm vụ lớn lao của công tác tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới. Đồng thời với việc đổi mới đội ngũ cán bộ, phong cách làm việc, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng cũng có yêu cầu tất yếu là cần đổi mới , nâng cao hiệu quả của công tác sinh hoạt tư tưởng trong việc thống nhất tư tưởng tăng cường đoàn kết trong Đảng. Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đỏi mới một cách toàn diện và sâu sắc, triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng toàn dân, thể hiện cho tinh thần trách nhiệm cao của Đảng với dân tộc, với đât nước. Và trên tinh thần của đại hội VI; công cuộc đổi mới đã được triển khai một cách mạnh mẽ. Tuy vậy tình hình đát nước cũng như thế giới trong giai đoạn 1987-1988 có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn tới đất nước ta. Trong nước, lạm phát vẫn chưa thaoát khỏi tình trạng “ba con số”: 1986-774,7%;1987 398,3%. Đời sống nhân dân khó khăn, tiền lương, trợ cấp xã hội giảm sút mạnh. Công thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp không cung ứng đủ nhu cầu trong nước, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Quốc tế, sự sụp đỏ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô gây nên những ảnh hưởng không tốt tới tình hình cách mạng đất nước ta. Trước tình hình muôn ngàn khó khăn chồng chất như vậy, Đảng và nhá nước cùng với toàn thể nhân dân càng tỏ rõ bản lĩnh vững vàng; một mặt phân tích rõ những nguyên nhân của các khó khăn nhưchậm tổn kết thực tiễn để đưa ra những quyết sách hợp lý; nhà nước chậm cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiến…đồng thời giữ vững lập trường chính trị; khắc phục khó khăn, từng bước đưa nghị quyết đại hội VI vào thực tiễn. Những thành tựu ban đầu Các hội nghị trung ương khóa VI đã tập trung bàn và quyết định những bước đi quan trọng của sự nghiệp đổi mới. Hội nghị lần 2 ban chấp hành trung ương (4-1987) bàn về vấn đề lưu thông phân phối; các hội nghị tiếp theo cho tới hội nghị 6 (3-1989)đã quyết định những chủ trương chính sách lớn nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới, đặc biệt là về vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế. Nhờ có những quyết sách hợp lý của Đảng mà nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực; mức lạm phát giảm xuống nhanh chóng chỉ còn ở mức “hai con số” (67,4%-1990). Công thương nghiệp khởi sắ trở lại; ba chương trình kinh tế trọng điểm đạt được những tiến bộ rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội được cải thiện và phát huy; quốc phòng an ninh được giữ vững; hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi thị trường bị bao vây cô lập; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều tiến bộ. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội có tiến bộ đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 là 439 triệu rúp và 387 triệu USD nhưng tới năm 1990 đã tăng đáng kể lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD. Đã có hai mặt hàng xuất khẩu là gạo và dầu thô. Mức tăng trưởng hàng năm
Luận văn liên quan