Tiểu luận Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong 01 nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu dùng luôn đi liền với nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, thị trường có một vai trò hết sức to lớn, những hạn chế trong hệ thống thị trường có thể làm cản trở những người nông dân làm ăn nhỏ không có được những cơ hội cạnh tranh thị trường tốt hơn và thu được giá cao hơn khi bán sản phẩm. Cũng như nhiều nước trên thế giới, thu nhập tiền mặt từ việc bán nông sản vẫn là nguồn thu thiết yếu với đời sống của các nông hộ, tuy nhiên, thu nhập thường không ổn định hoặc chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm trong chuỗi mắt xích thị trường. Nếu can thiệp thì phải làm như thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này trong khuôn khổ dự án: “Hỗ trợ người dân khu vực đầm phá Tam Giang” chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế”.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC * Tài liệu tham khảo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do nghiên cứu Trong 01 nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu dùng luôn đi liền với nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, thị trường có một vai trò hết sức to lớn, những hạn chế trong hệ thống thị trường có thể làm cản trở những người nông dân làm ăn nhỏ không có được những cơ hội cạnh tranh thị trường tốt hơn và thu được giá cao hơn khi bán sản phẩm. Cũng như nhiều nước trên thế giới, thu nhập tiền mặt từ việc bán nông sản vẫn là nguồn thu thiết yếu với đời sống của các nông hộ, tuy nhiên, thu nhập thường không ổn định hoặc chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm trong chuỗi mắt xích thị trường. Nếu can thiệp thì phải làm như thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này trong khuôn khổ dự án: “Hỗ trợ người dân khu vực đầm phá Tam Giang” chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng của chuỗi thị trường tôm nuôi và các sản phẩm đánh bắt tự nhiên. - Phân tích chuỗi thị trường đối với một số mặt hàng thuỷ sản phổ biến tại địa phương để tìm ra được những trở ngại đồng thời có các định hướng nhằm cải thiện thu nhập của những người nông dân thông qua việc tác động vào chuỗi thị trường. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Thị trường là một mảng lớn trong kinh doanh nông nghiệp, nó có mối liên hệ với nhiều yếu tố khác trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm trong đó địa bàn thị trường tiêu thụ là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thị trường. Ở đây, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi xã Vinh hà và các xã lân cận; tuyến nghiên cứu chủ yếu là Vinh Hà - Huế - Đông Hà (Quảng trị), và tuyến Vinh Hà – Đà Nẵng. 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ 2.1. Tình hình chung của xã Toàn xã Vinh Hà có diện tích đất tự nhiên là 6.307 ha. Trong đó có 3.007 ha là diện tích đất liền, 3.300 ha là mặt nước đầm phá. Vinh Hà là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi thuỷ sản nước lợ nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng. sản phẩm chính của vùng là tôm nuôi ở các hồ ao. Sản phẩm đánh bắt tự nhiên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm thủy sản của vùng, chủ yếu là tôm cá ở đầm. tuy nhiên do điều kiện tự nhiên nằm cách xa trung tâm thành phố, khả năng nắm bắt thông tin còn hạn chế nên việc tiêu thụ cũng như sản xuất gặp phải một số vấn đề khó khăn, đặc biệt là vấn đề về thị trường đầu vào và đầu ra. Thị trường đầu vào: là nơi cung cấp các yếu tố sản xuất như ngư lưới cụ, dụng cụ đánh bắt, nguồn thức ăn, máy móc, nhân lực,... Thị trường đầu ra: các dịch vụ, đại lý, cơ sở thu mua sản phẩm. Ngư dân ở đây vẫn còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra hoặc một số vẫn nắm bắt được nhưng do các mối quan hệ mua bán ràng buộc nên họ không chủ động trong việc lựa chọn thị trường mua bán. Do đó, các cuộc mua bán diễn ra chủ yếu trên địa bàn xã hoặc chỉ ở những nơi quen biết. Vì vậy giá cả mua bán thường xảy ra tình trạng độc quyền hoặc cao hơn so với mức giá vừa phải. 2.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi 2.2.1. Các tư liệu phục vụ sản xuất Chi phí luôn là vấn đề được nhà sản xuất quan tâm hàng đầu, nó có quyết định rất lớn tới thành công của việc kinh doanh. Để tiến hành nuôi tôm, hộ nông dân phải đầu tư rất nhiều khoản mục, trong đó tư liệu sản xuất chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Ở đây chúng tôi nêu ví dụ về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ anh Cường khi tiến hành nuôi tôm với diện tích hồ là 7.000m2. Trong các loại tư liệu cần trang bị thì máy bơm và thuyền nhôm là hai tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu. Bảng 1: Tư liệu sản xuất phục vụ nuôi tôm Error! Not a valid link. Nguồn: Số liệu điều tra 2.2.2. Thức ăn nuôi tôm Hiện ở xã Vinh Hà có 3-4 đại lý cung cấp thức ăn cho tôm và khoảng 7-8 hộ nuôi tôm có kiêm thêm việc bán thức ăn nuôi tôm. Thức ăn được lấy từ 2 nguồn chủ yếu: Đại lý ở Huế hoặc trực tiếp từ các công ty sản xuất. Việc bán thức ăn cho người nuôi tôm chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức: + Bán trực tiếp (trả tiền ngay hoặc ghi nợ đến khi thu hoạch tôm mới trả). Nếu trả sau khi tôm được thu hoạch thì người nuôi tôm phải mua với giá cao hơn trả ngay. Ví dụ: nếu trả ngay, 1 bao thức ăn 20 kg có giá 180 ngàn đồng, nếu nợ thì phải trả 186 – 190 ngàn đồng/bao. Thời gian nợ có thể kéo dài từ 3- 6 tháng, tùy từng trường hợp. + Đầu tư thức ăn và thu sản phẩm. Một số thương lái trong xã đầu tư cho các hộ nuôi tôm, cuối vụ các hộ sẽ thanh toán tiền thông qua việc bán sản phẩm cho chính người cung cấp thức ăn nuôi tôm đó. Hình thức này có ưu điểm: Nhờ có đầu tư ứng trước mà người nông dân có thể giải quyết được một phần sự thiếu hụt về vốn và các thương lái chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung sản phẩm. Tuy nhiên hình thức này có thể có những bất lợi của nó: Thứ nhất, do bắt buộc phải bán tôm cho những người cung cấp thức ăn nên có thể người sản xuất dễ rơi vào tình trạng bị ép giá, ép cấp khi bán sản phẩm. Nhưng theo một số người dân thì đây không phải là vấn đề quan trọng vì khi vay chịu thức ăn thì không có bất cứ một ràng buộc nào ngoài thoả thuận miệng nên khi chủ nợ ra giá mua tôm thịt quá thấp so với những người khác cùng thời điểm thì người nuôi hoàn toàn có thể bán sản phẩm cho thương lái mua giá cao hơn rồi lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên trường hợp này ít khi xảy ra, đa số thì giữa người đầu tư và người bán tôm sẽ tìm được một sự dàn xếp ổn thoả để hai bên cùng có lợi. Thứ hai, do việc thu nợ chỉ có thể thực hiện khi người nông dân có sản phẩm bán, vì vậy nếu người nuôi gặp rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc chủ nợ gánh chịu một khoản nợ khó đòi. Đây là thực tế xảy ra ở địa phương trong những năm gần đây khiến một số người kinh doanh thức ăn không thể tiếp tục cho vay do nợ đọng quá nhiều. 2.2.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn lại là món ăn phổ biến đối với mọi tầng lớp người dân. Tôm thương phẩm hầu như có mặt khắp mọi nơi trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá của sản phẩm này chịu tác động của rất nhiều yếu tố và thường xuyên biến đổi, có thể nói là biến đổi từng ngày, biên độ thay đổi giá rất lớn, tỷ lệ thay đổi giá theo thời gian của các loại tôm cũng không giống nhau. Sản lượng và chất lượng của tôm thu được rất không đồng đều giữa các hộ nuôi, các thời điểm trong vụ đây là một khó khăn cho chúng tôi trong quá trình đưa ra một so sánh về giá. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi chỉ nêu và so sánh giá của một số loại sản phẩm mà theo người dân là phổ biến nhất trong vụ thu hoạch năm 2005. 2.2.3.1. Hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm thịt Chuỗi thị trường tiêu thụ tôm nuôi của người dân trên địa bàn nghiên cứu thường có nhiều hơn hai mắt xích trong đó. Việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến với người tiêu dùng chủ yếu được thực hiện gián tiếp, thông qua các trung gian thương mại. Với các đối tượng tham gia vào chuỗi thị trường là: Các nhà máy chế biến thuỷ sản. Các thương lái với quy mô và hình thức đa dạng, phong phú. Các đối tượng này vừa thực hiện mua vừa thực hiện bán, mua từ người sản xuất hoặc thương lái nhỏ để bán lại cho thương lái thu gom lớn hoặc nhà máy chế biến để hưởng phần chênh lệch giá. Người tiêu thụ tại địa phương. Nhìn chung sản phẩm của bà con được tiêu thụ qua ba con đường sau: + con đường tiêu thụ thứ nhất: Các hộ nông dân sẽ trực tiếp bán lẻ sản phẩm của mình ra chợ hoặc bán cho người thu gom nhỏ để bán lại tại chợ địa phương. Kênh này không phổ biến, thường được dùng trong trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng, tôm chết do bị dịch, sản phẩm thu hoạch có số lượng ít. + Con đường thứ hai phổ biến hơn là người sản xuất sẽ bán tôm thương phẩm qua các trung gian thương mại, bao gồm: người thu gom trực tiếp - qui mô nhỏ (thương lái cấp 1), các nhà thu gom lớn (thương lái cấp 2) và một số đối tượng thu mua không thường xuyên khác như bán trực tiếp cho xe của các công ty chế biến thuỷ sản ngoại tỉnh, thương lái ngoại tỉnh mang xe tới địa phương để mua… Từ đó, tôm sẽ được phân phối qua các chợ lớn hoặc đến các nhà máy chế biến để xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước. Hiện tại đây đang là hình thức tiêu thụ rất phát triển, đa số người dân đều tiêu thụ sản phẩm của họ theo con đường này. Sở dĩ hình thức tiêu thụ này phát triển và được người sản xuất chấp nhận là do những yếu tố sau: . Thứ nhất: người sản xuất thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn qui mô để thực hiện tất cả các công việc phân phối cho sản phẩm của họ tới người tiêu dùng cuối cùng. . Thứ hai: bằng việc chuyển công việc phân phối cho các thành viên khác của chuỗi như người bán buôn và bán lẻ thì người sản xuất có thể đạt được sự tiết kiệm. Nguyên nhân là những người trung gian này phân phối sản phẩm của nhiều người sản xuất khác nhau nên chi phí cố định của việc thực hiện các chức năng phân phối mà mỗi sản phẩm phải gánh chịu sẽ nhỏ đi rất nhiều so với người sản xuất qui mô nhỏ trực tiếp đứng ra phân phối. . Thứ ba: sắp xếp và phân loại hàng hoá thuận tiện để công việc đặt hàng của khách hàng đơn giản nhất trong việc lựa chọn, đáp ứng được đa số yêu cầu của khách hàng do sản phẩm của họ đa dạng nhờ tập hợp được hàng hoá từ nhiều nguồn cung cấp, nhiều nhà sản xuất khác nhau. Bằng việc mua khối lượng lớn từ người sản xuất và phân loại, chia thành các món nhỏ, người bán buôn cung cấp khả năng cho người tiêu dùng mua được khối lượng họ cần. Ngoài ra các trung gian thương mại còn cung cấp khả năng sẵn sàng của sản phẩm cho mắt xích tiếp theo trong chuỗi cung sản phẩm. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho chuỗi cung vận hành theo hướng tích cực, tránh rơi vào tình trạng chuỗi cung cơ hội. Chẳng hạn như nhờ sự gần gũi của người bán buôn với khách hàng và nhận thức của họ về nhu cầu của khách hàng (theo kinh nghiệm giao tiếp của họ), họ có thể cung cấp một khối lượng sản phẩm sẵn sàng đúng theo đúng các yêu cầu về quy cách của người mua - điều mà đa số người sản xuất khó lòng có thể làm được trong điều kiện nuôi nhỏ lẻ như hiện nay. . Thứ tư: do ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm là tính dễ hư hỏng, tôm là sản phẩm tươi sống nên cần chuyển sản phẩm nhanh chóng từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng để tối thiểu hoá rủi ro. Mà đảm trách cho việc vận chuyển nhanh chóng và với số lượng lớn như vậy thì chỉ có các trung gian thương mại là tốt hơn cả. Hơn nữa người nuôi tôm với tư cách là người sản xuất ở đầu chuỗi nhưng không phải tất cả mọi thông tin trong chuỗi họ đều nắm nên phần nhiều họ chỉ quan tâm đến mắt xích đầu tiên quan hệ trực tiếp tới họ. + Con đường tiêu thụ thứ ba là các công ty sẽ cử nhân viên đưa xe về đậu tại một địa điểm thuận lợi để trực tiếp mua sản phẩm từ người dân. Sau khi thu hoạch, bà con sẽ chở tôm đến các xe này để tiêu thụ. Thật vậy, qua điều tra chúng tôi nhận thấy đối tượng đến mua hơn 90% là người trong thôn xã, còn chưa đến 10% thuộc các địa phương khác với số lượng không lớn. Điều này được người sản xuất giải thích là do tập quán mua bán của người dân (tình làng nghĩa xóm), mối quan hệ ràng buộc trong buôn bán (cung cấp đầu vào) hơn nữa việc mua bán sử dụng phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền liền hoặc chi trả sau ba ngày đến một tuần vì thế bà con chỉ bán tôm của mình cho những ai họ tin tưởng và có các mối quan hệ nhất định với họ. Giữa hộ sản xuất với người tiêu thụ tôm trên địa bàn xã, chúng tôi thấy tồn tại các mối quan hệ sau: Nếu hộ có qui mô sản xuất lớn, có vốn đầu tư dàn trải thì hình thức giao dịch giữa nông hộ và thương lái thường thực hiện theo quan hệ mua đứt bán đoạn trong từng vụ thu hoạch. Trong hình thức giao dịch này nông hộ thường được tự do trong mua bán, được phép lựa chọn người mua nào trả giá cao hơn và tin cậy hơn trong thanh toán. Còn đối với các hộ có qui mô nhỏ, khối lượng tôm không lớn, vốn đầu tư ít - phải vay mượn vốn bằng tiền mặt hoặc các nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc,… từ người có mua sản phẩm thì đến lúc thu hoạch họ buộc lòng phải bán tôm của mình cho các chủ nợ để trừ nợ với mức giá thấp hơn thị trường. Theo hình thức giao dịch này nông hộ dễ bị thiệt thòi do ép cấp, ép giá và không dược quyền lựa chọn người thu mua thích hợp. Chẳng hạn trong khi hộ thấy nhu cầu tôm Loại I tăng mạnh trên thị trường bán lẻ sẽ được giá hơn nên bán trực tiếp cho người cho người bán lẻ và quyết định thôi không bán cho người bán buôn nữa. Nhưng người bán buôn không chịu và phản ứng lại bằng cách buộc người sản xuất phải bán tôm loại I cho họ nếu không đáp ứng họ sẽ không mua tôm loại II của hộ khiến người sản suất phải đồng ý. Việc liên kết giữa hộ (người sản xuất) với các đối tác tiêu tôm là rất cần thiết, điều này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân (giá bán sản phẩm theo sát với giá thị trường, sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ ổn định, được sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật các thông tin về thị trường…). Còn đối với các tổ chức tiêu thụ thuỷ sản thì cũng tương tự các hộ nuôi - họ nhận được các lợi ích nhất định từ sự hợp tác này: chất lượng đầu vào cao hơn, đồng bộ, dễ đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nên chất lượng đầu ra sẽ đảm bảo và ôn định, giảm được chi phí thu mua và hao hụt, giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hình thức này rất ít xảy ra và thường thì chỉ có nhưng hộ có diện tích nuôi trồng lớn (các trang trại) mới làm được việc này. 2.2.3.2. Giá và thay đổi giá Giá bán sản phẩm là yếu tố quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, nó ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập và dễ làm thay đổi hành vi của các thành viên tham gia trong chuỗi thị trường. Người sản xuất phản ứng rất nhạy trước tín hiệu của thị trường, đặc biệt là tín hiệu về giá, điều này thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn người mua hàng khi họ bán sản phẩm. Ở đây chúng tôi tiến hành phân tích biến động thu nhập của người sản xuất khi giá bán sản phẩm tôm thịt thay đổi. Thứ nhất, sự thay đổi giá bán khi phẩm cấp sản phẩm thay đổi: loại từ 100 con/kg trở lên, nếu số lượng con tăng lên 10 con/kg thì giá bán sẽ giảm 1000đồng/kg. Với loại tôm 60-80 con/kg, cứ lệch 5 con thì giá sẽ thay đổi 1000đồng. Với loại tôm 30-40 con/kg thì cứ lệch 1 con giá sẽ thay đổi 1000 đồng. Sự thay đổi giá bán đã làm doanh thu thay đổi, mức độ thay đổi của doanh thu ở các cấp sản phẩm là không giống nhau khi cùng một lượng thay đổi giá. Điều này được thể hiện trên số liệu ở bảng 1. Bảng 1: THAY ĐỔI DOANH THU KHI GIÁ THAY ĐỔI 1000 ĐỒNG ĐẦU TIÊN STT Loại tôm (con/kg) -1- Giá (đồng/kg) -2- Tăng số con/kg(con) -3- % thay đổi doanh thu nếu cùng cấp -4- Thay đổi giá (đồng) -5- % thay đổi doanh thu do giá -6- 1. 30 80000 1 3.33 1000 1.25 2. 60 50000 5 10.00 1000 2.00 3. Trên 100 40000 10 10.00 1000 2.50 Nguồn: Số liệu điều tra Qua số liệu ở bảng trên chúng ta thấy, cứ mỗi 1 kg sản phẩm loại 30 con/kg nếu tăng 1 con cùng phẩm cấp thì doanh thu của người bán sẽ tăng thêm 3,33%; ngược lại nếu tăng 1 con để sản phẩm phải chuyển sang loại 31 con/kg thì giá bán sẽ giảm còn 79000 đồng điều này làm cho doanh thu giảm 1.25%. Điều đáng nói ở đây là tốc độ thay đổi doanh thu khi giá biến đổi 1000 đồng do thay đổi phẩm cấp sản phẩm: với tôm phẩm cấp thấp thì tốc độ thay đổi doanh do giá sẽ lớn hơn tôm có phẩm cấp cao (2.5% so với 1.25%). Thứ hai, giá tôm bán ở các thời điểm khác nhau cũng có sự chênh lệch, thông thường đầu vụ thu hoạch giá cao hơn giữa vụ 10000-25000 đồng/ kg tuỳ từng loại tôm. Bảng 2: CHÊNH LỆCH GIÁ BÁN ĐẦU VỤ VÀ GIỮA VỤ THU HOẠCH STT Loại tôm (con/kg) Giá bán (đồng) Chênh lệch Đầu vụ Giữa vụ Giá trị (đồng) % 1. 30 105000 80000 25000 31.25 2. 60 65000 50000 15000 30.00 3. Trên 100 50000 40000 10000 25.00 Nguồn: Số liệu điều tra Như vậy, cùng một loại tôm nhưng nếu bán ở những thời điểm khác nhau thì có thể tạo ra một khoản chênh lệch thu nhập lên tới 31.5%. Đây là một tỷ lệ lớn nếu đem so sánh trong hoạt động nuôi tôm thịt. Một vấn đề nữa trong việc lựa chọn thời điểm bán đó là khả năng chấp nhận các loại tôm, vào thời điểm đầu vụ việc bán sản phẩm loại trên 100 con/kg dễ dàng hơn thời điểm giữa vụ. Do các hạn chế trong khi nghiên cứu vấn đề này nên trong báo cáo này chúng tôi chỉ tập trung xem xét ở ba mắt xích là người sản xuất, thương lái cấp 1 và thương lái cấp 2. Ở phần trên chúng ta đã xem xét hành vi ứng xử của người sản xuất, tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày hoạt động của thương lái trong chuỗi cung. Về sản lượng thu mua, các thương lái cấp 1 mua được khoảng dưới 4 tấn tôm thịt mỗi ngày, thương lái cấp 2 mua được khoảng 2 – 6 tấn. Đối tượng cung cấp sản phẩm cho thương lái cấp 2 chủ yếu là những thương lái cấp 1 và một số lượng ít từ người nuôi (khoảng 10%). Về giá tôm thì người dân sẽ không có được sự chênh lệch giá nếu cùng một phương thức bán nhưng bán cho hai đối tượng là thương lái nhỏ và thương lái lớn. Với thương lái nhỏ, mỗi kilogam tôm nếu không qua xử mà bán lại ngay cho thương lái lớn thì họ sẽ được hưởng một khoản chênh lệch giá khoảng 2000 đồng. Số liệu ở bảng 3 sẽ minh hoạ cho trường hợp này. Bảng 3: CHÊNH LỆCH GIÁ Ở CÁC MẮT XÍCH STT Loại tôm (con/kg) Giá thương lái C1 mua của người dân (đ) Giá thương lái C1 bán cho thương lái C2 (đ) Chênh lệch (đ) 1 30-40 80000 83000 3000 2 50-70 50000 52000 2000 3 100 40000 41000 1000 Nguồn: Số liệu điều tra Nếu thương lái C2 mua tôm đã qua phân loại, xử lý của thương lái C1 thì giá có thể thấp hơn so với giá họ mua trực tiếp từ người dân từ 2000 – 5000 đồng/kg. Khi được hỏi lý do thì một số thương lái nói rằng do trong quá trình phân loại, các thương lái C1 đã sử dụng các biện pháp làm tăng cân cho tôm so với để tự nhiên. Như vậy, dù mua trực tiếp từ người sản xuất hay mua lại của người thu gom nhỏ thì các thương lái lớn vẫn đảm bảo có được một khoản thu từ chênh lệch giá mua và giá bán là không đổi. 2.2.3.3. Khó khăn mà chuỗi cung đang đối mặt Ngoài những thuận lợi đang ở dạng tiềm năng như thị trường đang được khai thông ở nhiều nước trên thế giới, nhu cầu về sản phẩm thủy sản đang tăng mạnh… thì hiện nay chuỗi thị trường nêu trên đang gặp những khó khăn lớn như: Người nông dân chưa nghĩ tới việc tối ưu hoá các nguồn lực trong sản xuất và họ sản xuất không dựa trên tín hiệu thị trường nên sản phẩm làm ra chưa phải là phù hợp. Thiếu thông tin liên lạc giữa các thành viên trong kênh phân phối nên sản phẩm làm ra gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ thuỷ sản chưa ổn định, công tác tiếp thị còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư thoả đáng vào công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng con giống kém, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung còn lạc hậu nên lượng sản phẩm chế biến ít, chất lượng chế biến không cao, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hệ thống giao thông kém và thiếu phương tiện vận chuyển nên việc tiêu thụ sản phẩm của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí vận chuyển một chuyến hàng từ Huế vào Đà Nẵng là khoảng 1 triệu đồng, bao gồm thuê ô tô 700 ngàn và 300 ngàn nhiên liệu. Thuỷ sản là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn. Do đó là sản phẩm hữu cơ nên chịu ảnh hưởng của tính chất về mặt sinh học, thời gian ổn định chất lượng thường rất ngắn mà để bảo quản thuỷ sản cần chi phí rất lớn. Với khả năng tài chính hạn hẹp, người nông dân khó làm được việc này hơn nữa thu nhập từ việc bán thuỷ sản là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân. Sau thu hoạch nông dân buộc phải bán ngay sản phẩm để đảm bảo vốn cho tái sản xuất kỳ tiếp theo và cho sinh hoạt. Vì việc cất trữ để chờ giá cao là không thực hiện được. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất xử lý tình thế nên công tác quản lý vĩ mô luôn bị động trước những biến đổi của thị trường dẫn tới hiệu quả các giải pháp không cao. Vấn đề sản xuất và tiêu thụ không đồng hành. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ trong lĩnh vực sản xuất và cả trong lĩnh vực lưu thông. Nguyên nhân bao trùm nhất là do trình độ sản xu