Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể được coi là sự phản biện hung hồn nhất đối với lý thuyết “vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói”- một lý thuyết khẳng định rằng các nước nghèo sẽ không thể cải thiện được tình hình của mình do tiết kiệm và đầu tư luôn ở mức thấp. Đầu nước trực tiếp ngoài chính là nguồn bổ sung cho mức đầu tư thấp ở các nước nghèo, giúp các nước này đạt mức tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó mà dần cải thiện được tích lũy và đầu tư của mình.
Tuy nhiên, có một lượng vốn chỉ là điều kiện cần, mặc dù không thể thiếu cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Lượng vốn này cần phải được sử dụng hiệu quả và vấn đề này lại liên quan đến thể chế và mức độ bình đẳng trong việc đối xử với các nhà đầu tư. Lượng vốn này cũng cần phải được kiểm soát để không phá vỡ các cân đối vĩ mô, không gây ra những tác động xấu về mặt xã hội. Đây mới chính là điều kiện đủ để đảm bảo cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Là một nước với nền kinh tế đang chuyển đổi, với mục tiêu công nghiệp hóa thành công, tiến dần mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ phía nguồn vốn FDI và cần hơn nữa là phải biết cách tận dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu nắm vững những lý thuyết cơ bản nhất về FDI, thực trạng FDI tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực này trong những năm gần đây là vấn đề rất có ý nghĩa và bổ ích đối với mỗi học viên chuyên ngành quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay.
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ FDI
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4252 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) trong thập niên đầu thế kỷ 21, những vấn đề đặt ra và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể được coi là sự phản biện hung hồn nhất đối với lý thuyết “vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói”- một lý thuyết khẳng định rằng các nước nghèo sẽ không thể cải thiện được tình hình của mình do tiết kiệm và đầu tư luôn ở mức thấp. Đầu nước trực tiếp ngoài chính là nguồn bổ sung cho mức đầu tư thấp ở các nước nghèo, giúp các nước này đạt mức tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó mà dần cải thiện được tích lũy và đầu tư của mình.
Tuy nhiên, có một lượng vốn chỉ là điều kiện cần, mặc dù không thể thiếu cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Lượng vốn này cần phải được sử dụng hiệu quả và vấn đề này lại liên quan đến thể chế và mức độ bình đẳng trong việc đối xử với các nhà đầu tư. Lượng vốn này cũng cần phải được kiểm soát để không phá vỡ các cân đối vĩ mô, không gây ra những tác động xấu về mặt xã hội. Đây mới chính là điều kiện đủ để đảm bảo cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Là một nước với nền kinh tế đang chuyển đổi, với mục tiêu công nghiệp hóa thành công, tiến dần mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ phía nguồn vốn FDI và cần hơn nữa là phải biết cách tận dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu nắm vững những lý thuyết cơ bản nhất về FDI, thực trạng FDI tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực này trong những năm gần đây là vấn đề rất có ý nghĩa và bổ ích đối với mỗi học viên chuyên ngành quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay.
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ FDI
1. Khái niệm
Với ý nghĩa cốt lõi nhất, FDI hay đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Theo IMF: FDI là hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm có được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp cư trú tại một nên kinh tế khác. Lợi ích lâu có nghĩa là tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và một mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp. [nguồn: IMF 1993]
Theo OECD: FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế (“nhà đầu tư trực tiếp”) muốn có được lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (“doanh nghiệp đầu tư trực tiếp”). Lợi ích lâu dài ngụ ý một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và một mức độ ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp đó. [nguồn: OECD 1996]
Có thể thấy FDI được đặc trưng bởi mục đích tìm kiếm lợi ích lâu dài và một mức độ ảnh hưởng đáng kể của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy từng thái độ và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn riêng về mức sở hữu tối thiểu và các yếu tố của mối quan hệ đầu tư trực tiếp (như đại diện trong ban giám đốc, tham gia vào quá trình ra quyết định, các giao dịch vật chất bên ngoài công ty, việc trao đổi nhân sự quản lý, cung cấp các thông tin kĩ thuật, cung cấp tín dụng dài hạn với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường). Tựu chung lại, có thể thấy sự khác biệt cơ bản của FDI so với các hình thức đầu tư quốc tế khác như sau:
Thứ nhất, mọi hình thức đầu tư quốc tế đều được tiến hành ở bên ngoài nước của công ty đầu tư, nhưng FDI, khác với các hình thức khác, được tiến hành bên trong công ty đầu tư: quyền kiểm soát đối với việc sử dụng những nguồn lực được di chuyển vẫn nằm trong tay nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư đưa ra quyết định sản xuất và đầu tư.
Thứ hai, trong khi mọi hình thức đầu tư liên quan đến việc di chuyển của nguồn lực tài chính ra khỏi biên giới, FDI còn liên quan đến việc di chuyển những tài sản và nguồn lực khác, ví dụ như công nghệ, kĩ năng quản lý và những kĩ năng khác, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực kinh doanh….Vì vậy, có thể nói, FDI không chỉ bao gồm dòng chảy của các nguồn lực tài chính vào nước chủ nhà mà đây là một gói các nguồn lực và tài sản cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của nước chủ nhà. FDI cũng liên quan đến quyền kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động sản xuất tại nước chủ nhà.
2. Phân loại FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay có các hình thức chủ yếu sau:
- Đầu tư vào thành lập tổ chức kinh tế: có thể là thành lập tổ chức 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp liên doanh. Theo hình thức này nhà đầu tư sẽ thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức được các TNCs thường lựa chọn ở những nước có môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Hình thức doanh nghiệp liên doanh là hình thức khá phát triển ở các nước đang phát triển. Hình thức này có sự gắn bó trách nhiệm và quyền hạn chặt chẽ giữa các bên liên doanh, sử dụng được ưu thế của cả hai bên. Hình thức liên doanh lại có nhiều nhược điểm về cơ chế quản trị, về sự đóng góp của từng bên vào hoạt động liên doanh, về phân phối kết quả kinh doanh… Do đó, hình thức này chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút vốn FDI, thích hợp với những lĩnh vực đầu tư bắt buộc cần phải có sự tham gia liên doanh của chủ nhà: đó các dự án lớn ở các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, các dự án nông – lâm nghiệp, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên.
- Đầu tư theo hợp đồng bao gồm: hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT).
+ Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới, hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một ban điều hành. Đây là hình thức đơn giản, dễ thực hiện thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên nước ngoài thường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư, tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên trong nước thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này dễ gây tranh chấp do trách nhiệm thường không rõ ràng và không có pháp nhân quản lý. Khi môi trường đầu tư đã ổn định hình thức này ít được áp dụng.
+ Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT là hình thức đầu tư phải có chính quyền chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó phải thành lập một pháp nhân để điều hành, quản lý dự án, hoạt động của dự án này sẽ theo một chu trình mẫu tùy vào từng loại hợp đồng. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Những lĩnh vực thích hợp cho hình thức này là các công trình kết cấu hạ tầng có khả năng khai thác như đường giao thông, cảng, sân bay, cầu…
- Đầu tư phát triển kinh doanh: là mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động của một doanh nghiệp đang tồn tại.
- Đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh.
- Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and Acquisition): là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại, sáp nhập với một doanh nghiệp nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
3. Tác động của FDI
Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Nhà nước nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án là khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Vì vậy FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư.
- Đối với nước chủ đầu tư :
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
- Đối với nước nhận đầu tư:
FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát… Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học - kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế.
Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó sẽ là những hoạt động Marketing được mở rộng không ngừng.
Bên cạnh những tác động tích cực, FDI còn có những tác động tiêu cực đối với cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư:
- Với nước chủ đầu tư: vốn đầu tư chảy ra nước ngoài có khả năng làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm của quốc gia; khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất những mặt hàng cùng loại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với chính doanh nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu tư.
- Với nước nhận đầu tư: nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài; FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan bảo hộ, làm mất tác dụng của công cụ thuế quan; tạo cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước; FDI, nhất là của các TNCs, có thể gây nên những vấn đề phức tạp mới về chuyển giao các công nghệ quá hiện đại mà không phù hợp; lợi nhuận thu được có xu hướng chuyển ra nước ngoài, làm giảm tiềm lực phát triển kinh tế lâu dài; các nước phát triển có xu hướng chuyển giao các công nghệ lạc hậu sang các nước nhận đầu tư; góp phần làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới như phân hóa đội ngũ cán bộ, “chảy máu chất xam”, tham nhũng, hối lộ…
II. THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ 21
Tổng quan về FDI tại Việt Nam trong thập kỷ đầu thế kỷ 21
Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 và việc kí kết Hiệp Định thương mại Việt Mỹ đã có tác động lớn đến thái độ của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2003 vẫn không có nhiều biến chuyển so với giai đoạn trước đó. Lý do là cùng thời điểm đó, Việt Nam lại thực hiện mở cửa thị trường chứng khoán khiến cho dòng vốn chảy vào kênh khác hơn là FDI. Từ sau năm 2003, FDI bắt đầu tăng nhanh và đạt mức kỉ lục vào năm 2008 với số vốn đăng kí lên đến 71726 triệu USD, gấp 3,34 lần tổng vốn đăng kí năm 2007 (21347,8 triệu USD). Trong năm 2009 và 2010, FDI vào Việt Nam đã giảm đi so với năm 2008 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù vậy, lượng vốn đăng kí vẫn ở mức cao. Trong năm 2009, Việt Nam vẫn thu hút được 1.054 dự án với tổng vốn đăng kí là gần 21.500 triệu USD. Năm 2010 Việt Nam thu hút được 1155 dự án, tổng vốn đăng kí là 18595 triệu USD. [nguồn: theo số liệu từ Tổng cục thống kê và Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài].
Để thấy được bức tranh tổng quan về tình hình FDI vào Việt Nam trước và sau năm 2000, ta có thể tham khảo biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ FDI được cấp phép tại Việt Nam thời kỳ 1988 – 2010
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê và Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài.
Theo biểu đồ trên, có thể thấy có một khoảng cách lớn và ngày càng tăng giữa FDI công bố và FDI thực hiện. Mặc dù lượng vốn FDI đăng ký được công bố là lớn, nhưng thực tế cho thấy sự chênh lệch giữa con số đăng ký và con số thực hiện ngày càng gia tăng. Tỷ lệ giải ngân đạt mức cao nhất trong giai đoạn 1997 – 2004 (73,5%), nhưng đã giảm mạnh xuống còn 30,4% trong giai đoạn 2006-2008. Một phần của nguyên nhân của tình trạng này là do xu hướng đua nhau thu hút FDI và có tình trạng khai quá lượng FDI thu hút được tại các địa phương. Phần khác là do việc thực hiện các dự án FDI gặp khó khăn so với dự kiến ban đầu hoặc do tình trạng nhiều nhà đầu tư đăng ký dự án chỉ để giữ chỗ hoặc lấy đất và sau đó bán lại dự án để thu lời.
2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam
a. Theo lĩnh vực đầu tư
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Trong giai đoạn trước năm 2000, chủ trương thu hút FDI của chính phủ là ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Đến giai đoạn 2000 – 2010, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các ưu đãi đó. Trong giai đoạn này, định hướng FDI vào các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo… (các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh về nhân công). Đây cũng chính là những dự án mà Việt Nam có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và có lợi thế so sánh. Vì vậy, cho đến nay các dự án thuộc các lĩnh vực nêu trên, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò quan trọng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định.
Biểu đồ FDI trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Đơn vị: Triệu USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
1
Công nghiệp khai mỏ
130
10980.4
2
Công nghiệp chế biến, chế tạo
7475
88579.5
3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
72
2231.4
4
Xây dựng
521
7964.4
Tổng số
8198
109755.7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
- Lĩnh vực dịch vụ: Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành luật đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuât, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng; các hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tính dụng tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động. Cùng với việc thực hiện lộ trình thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất xuất khẩu. Trong khu vực dịch vụ, FDI tập trung chủ yếu vào các hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn bao gồm xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng KCN (54,42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch vụ), nhà hàng, khách sạn (24,48); giao thông vận tải-liên lạc (10,64%).
Biểu đồ FDI trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Đơn vị: Triệu USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
1
Khách sạn và nhà hàng
379
19402.8
2
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
554
8435.3
3
Tài chính, tín dụng
69
1103.7
4
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
1867
45505.7
5
Giáo dục và đào tạo
128
275.8
6
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
73
1033.3
7
HĐ văn hóa và thể thao
129
2838.0
8
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
118
658.3
Tổng số
3317
79252.9
Nguồn: Tổng cục thống kê.
- Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Đến hết năm 2009, lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp có 738 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí là 4379, 1 triệu USD. Trong số này, các dự án về nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn là 87,64% tổng vốn đăng kí ngành. Các dự án thủy sản chỉ chiếm 12,36%.
Biểu đồ FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp giai đoạn 1988-2009
Đơn vị: Triệu USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
1
Nông nghiệp và lâm nghiệp
575
3837.7
2
Thủy sản
163
541.4
Tổng số
738
4379.1
Nguồn: Tổng cục thông kê.
Cơ cấu FDI theo lĩnh vực tại Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tính đến hết năm 2009, so với cơ cấu FDI của thế giới, có thể thấy cơ cấu FDI của Việt Nam đã có sự chuyển dịch cùng chiều theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành dịch vụ. Cơ cấu này đã có sự thay đổi rất nhiều so với năm 2007, khi FDI vào dịch vụ mới chỉ chiếm 25% tổng số vốn đăng kí. Nguyên nhân của hiện tượng này là đến năm 2009, rất nhiều các hạn chế thâm nhập của Việt Nam về dịch vụ đã được dỡ bỏ theo cam kết gia nhập WTO trong đó có các hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, phân phối, giáo dục.
b. Cơ cấu FDI theo nước chủ đầu tư
Cho đến nay, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó 69, 1% vốn đăng kí đến từ các nhà đầu tư Châu Á, 16,2% từ EU và 11,8% từ các nhà đầu tư Mĩ.
Các nhà đầu tư sớm nhất đến thị trường Việt Nam là các nhà đầu tư từ Úc và EU bao gồm cả Unilever, British Petroleum và Shell. Các công ty Châu Á tham gia vào thị trường Việt Nam chậm hơn khi Việt Nam trở thành một địa điểm đầu tư tự nhiên đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mở rộng sản xuất đối với dây chuyền may mặc. Các công ty Mĩ tham gia thị trường Việt Nam muộn nhất do bị hạn chế bởi lệnh cấm của Mĩ cho đến năm 1994.
Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là các quốc gia trong khu vực Châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản,Thái Lan. Việt Nam vẫn chưa nhận được nhiều FDI từ EU và nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Cơ cấu FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn 1988-2009, FDI đến từ 5 quốc gia Châu Á đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam đã chiếm đến 41,6% tổng vốn đăng kí. Điều này chứng tỏ là các doanh nghiệp EU chưa tham gia một cách tích cực vào thị trường Việt Nam mặc dù hộ có những lợi thế nhất định về qui mô. Tuy không phải là quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại Việt Nam nhất, nhưng Hoa Kỳ vẫn thể hiện xu thế là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam (năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD). Nhiều tập đoàn tên tuối lớn của Hoa Kỳ như Chevron, General Elctric, ConccoPhillips, AEC, AIG, Ceaterpillar, CitiGroup, ExxonMobil, Ford... đã có mặt tại Việt Nam và dự báo trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, dòng FDI từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam là khá lớn và trong năm 2010, Trung Quốc đã đứng hàng thứ 11, sau Top 10 có vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, cho thấy xu các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang chuyển sự chú ý đáng kể đến Việt Nam.
c.Cơ cấu FDI theo địa bàn
Trên thực tế, cho đến năm 2010, tất cả 64 tỉnh thành trong ở Việt Nam đã thu hút được những lượng FDI nhất định. Tuy nhiên sự phân bổ của FDI theo tỉnh thành là không đồng đều; FDI chủ yếu tập trung ở các khu vực trọng điểm kinh tế, đặc biệt là tại các tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển nhất và có sẵn lao động có kĩ năng.
Cơ cấu FDI tại