Một quốc gia không thể không có kinh tế vì nó góp phần vào việc phát triển đất nước. Đối với nước ta cũng vậy, kinh tế hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Có thể thấy rằng, đất nước muốn giàu đẹp và lớn mạnh thì kinh tế phải phát triển đồng nghĩa là chúng ta phải ra sức phát triển nền kinh tế nước nhà. Cũng như một nhà lý luận đã từng nói: “Nắm quyền về kinh tế thì có thế nắm quyền về chính trị” do đó mới thấy kinh tế quan trọng như thế nào.
Trong thời kì nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay, kinh tế đang là vấn đề nhạy cảm. Các mâu thuẩn, các xung đột xảy ra triển miên và kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân xuất phát từ kinh tế. Do đó, khi nước ta đang trên đường gia nhập nền kinh tế theo hướng thị trường thì nước ta đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gay gắt. Thị trường khó tính là những yêu cầu cấp thiết tạo cho nước ta cơ hội có những bước ngoặc đáng kể trên trường quốc tế. Chính vì thế, nhiệm vụ bây giờ là phải làm sao phát hiện được những thuận lợi và khó khăn để vừa phát huy vừa khắc phục. Có như thế thì có thể lấp những lỗ hỏng trong nền kinh tế nước ta. Một trong những đơn vị để phát triển nền kinh tế đó là ngành công nghiệp. Có thế nói, công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với không chỉ nước ta mà còn đối với các nước khác trên thế giới. Chính vì thấy được sự quan trọng và cấp thiết đó, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Công nghiệp” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
75 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5130 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Địa lí kinh tế Việt Nam - Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Một quốc gia không thể không có kinh tế vì nó góp phần vào việc phát triển đất nước. Đối với nước ta cũng vậy, kinh tế hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Có thể thấy rằng, đất nước muốn giàu đẹp và lớn mạnh thì kinh tế phải phát triển đồng nghĩa là chúng ta phải ra sức phát triển nền kinh tế nước nhà. Cũng như một nhà lý luận đã từng nói: “Nắm quyền về kinh tế thì có thế nắm quyền về chính trị” do đó mới thấy kinh tế quan trọng như thế nào.
Trong thời kì nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay, kinh tế đang là vấn đề nhạy cảm. Các mâu thuẩn, các xung đột xảy ra triển miên và kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân xuất phát từ kinh tế. Do đó, khi nước ta đang trên đường gia nhập nền kinh tế theo hướng thị trường thì nước ta đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gay gắt. Thị trường khó tính là những yêu cầu cấp thiết tạo cho nước ta cơ hội có những bước ngoặc đáng kể trên trường quốc tế. Chính vì thế, nhiệm vụ bây giờ là phải làm sao phát hiện được những thuận lợi và khó khăn để vừa phát huy vừa khắc phục. Có như thế thì có thể lấp những lỗ hỏng trong nền kinh tế nước ta. Một trong những đơn vị để phát triển nền kinh tế đó là ngành công nghiệp. Có thế nói, công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với không chỉ nước ta mà còn đối với các nước khác trên thế giới. Chính vì thấy được sự quan trọng và cấp thiết đó, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Công nghiệp” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Với đề tài như trên, để làm nổi bật tất cả các nội dung liên quan là vô cùng quan trọng. Vì vậy, mục đích của đề tài là giúp cho mọi người hiểu được về ngành công nghiệp ở nước ta như thế nào. Để từ đó giúp hình thành cách nghĩ và nhìn nhận vấn đề của mỗi người sao cho đưa ngành công nghiệp lên tầm cao mới và đầy triển vọng.
Cũng từ góc nhìn đó, nhiệm vụ cần thiết là phải nghiên cứu một cách sâu sắc và chân thật những gì chúng ta nghiên cứu được để đưa ra mặt mạnh và hạn chế của ngành. Kết hợp được như vậy, chúng ta đã bắt đầu xây dựng định hướng để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này, việc nghiên cứu từ mọi nguồn tài liệu tham khảo là rất quan trọng. Nên cần phải biết chọn lọc những nội dung, những con số phù hợp với đề tài. Vì thế việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, thống kê, đối chiếu, so sánh, … để hoàn thành nội dung đề tài này là rất cần thiết.
Đồng thời, phải kết hợp với các bộ môn khoa học khác để có thể có được nội dung phong phú và đa dạng, có được những dẫn chứng thiết thực để thuyết phục người đọc. Có được như vậy đã là thành công của đề tài này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Một đề tài mang tính thực tiễn như vậy thì phạm vi nghiên cứu phải sử dụng nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Những kiến thức hiểu biết của bản thân chưa có thể đáp ứng được những yêu cầu của đề tài. Chính vì lí do đó mà nhóm chúng em đã thu thập tài liệu từ Internet, báo chí, sách tham khảo, truyền hình, … với mong muốn làm nổi bật nội dung cần có của đề tài.
Bên cạnh đó, nhóm chúng em có sử dụng và tham khảo giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam của trường đại học Công Nghiệp. Hi vọng rằng, những tài liệu trên và kiến thức bản thân có thể làm hài lòng mọi người.
5. Lời cảm ơn:
Trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn chỉnh nội dung đề tài, nhóm chúng em cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả nhóm, chúng em mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy. Đồng thời, trên cơ sở dựa vào những kiến thức trên lớp của thầy, nhóm chúng em cũng có thêm ít kiến thức riêng mình cho bài tiểu luận này. Và bài tiểu luận đạt thành công cũng nhờ sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 và hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau đó do không có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội còn miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng thực tế cho thấy rằng việc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả của hơn 100 năm đô hộ của Thực dân Pháp và sự phá hoại của Đế quốc Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề. Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước họ, muốn tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
2. Quá trình công nghiệp hóa đất nước:
2.1 Quan điểm về công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả.
- Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
- Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng.
2.2 Mục tiêu tổng quát:
Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.
2.3 Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
3. Các ngành công nghiệp của nước ta:
Công nghiệp nước ta chia ra làm bốn ngành công nghiệp khác biệt bao gồm:
- Công nghiệp năng lượng
- Công nghiệp vật liệu
- Công nghiệp phục vụ các ngành khác
- Công nghiệp chế biến
Tất cả các ngành đều có sự hỗ trợ với nhau tao nên một nền tảng vững chắc nhằm đưa công nghiệp Việt Nam phát triển một cách toàn diện , nâng cao sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG.
Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu ( than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.
1. Công nghiệp khai thác nguyên , nhiên liệu:
1.1 Công nghiệp khai thác than:
1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Việt Nam là nước có tiềm năng về khai thác than khoáng các loại.
Than biến chất thấp ( lignit- á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỉ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than lên đến 210 tỷ tấn.
Than biến chất trung bình ( lignit) đã được phát hiện ở vùng thái nguyên, sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
Than biến chất cao ( anthracit) phân bổ chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỉ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn, đã dược khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.2 Hiện trạng
Trong những năm qua, sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 55¸60% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành. Hiện có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa với công suất từ 100¸700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác lộ vỉa với công suất dưới 100 ngàn tấn/năm.
Hiện có khoảng 30 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó có 9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, công suất từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên, như các mỏ: Mạo Khê (1,6 tr.tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 tr.tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 tr.tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 tr.tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 tr.tấn), mỏ Khe Chàm (1,01 tr.tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 tr.tấn), mỏ Lộ Trí (Thống Nhất 1,59 tr.tấn) và mỏ Mông Dương (1,5 tr.tấn). Các mỏ còn lại công suất dưới 1,0 triệu tấn/năm, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ.
Tổng sản lượng than nguyên khai được khai thác giai đoạn 2006-2009 là 177 triệu tấn Sản lượng than những năm gần đây đạt 4647 triệu tấn than nguyên khai tương đương 4344 triệu tấn than thương phẩm. Hiện than tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 50% sản lương tiêu thụ
1.1.3 Tiềm năng tài nguyên than:
Tổng tài nguyên than tính đến 1/1/2010 đạt 49,8 tỉ tấn; tài nguyên xác minh là 7,6 tỉ tấn, trong đó trữ lượng chắc chắn và tin cậy (cấp A+B+C1) chiếm 43%; tài nguyên dự tính cấp 333 (C2) 39% và cấp 334a (P) chiếm 28%.
Tài nguyên than chưa xác minh là 42,2 tỉ tấn: trong đó tài nguyên dự báo: 4,0 tỉ tấn (anthracite) ở vùng Quảng Ninh và tài nguyên suy đoán khoảng 37,8 tỉ tấn (sub-bituminous coal) trên diên tích 2000 km2 ở bể than đồng bằng sông Hồng (Hưng Yen, Thái Binh), nhưng điều kiện địa chất và khai thác rất phức tạp.
Than mỡ ở phía Bắc và than bùn chủ yếu ở đồng bằng sông Mekong.
Như vậy, tỉ lệ trữ lượng chắc chắn và tin cậy rất thấp, khối lượng thăm dò để nâng cấp trữ lượng đảm bảo độ tin cậy cho phát triển ngành than là rất lớn. Tổng khối lượng thăm dò tại những điểm có dự án đến 2017 khoảng 3,47 triệu m khoan sâu (khoảng 0,5 triệu m khoan/năm).
1.1.4 Nhu cầu than
Nhu cầu than cho điên tới 2015 được cập nhật thông tin từ Quy hoạch các dự án điện; giai đoạn 2016-2020 tăng 10,7%/năm và giai đoạn 2021-2030 tăng 7,6%. Nhu cầu còn lại chủ yếu cung cấp cho xi măng, vật liệu xây dựng, thép và dân dụng…
Việc nghiên cứu Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia là điều kiện tiên quyết để định hướng cho các quy hoạch phát triển các ngành để tránh tình trạng các quy hoạch ngành lập độc lập và không có sự liên kết. Quy hoạch phát triển ngành điện phải được cân đối trong tổng thể Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia theo các kịch bản đã được lựa chọn. Trong phát triển điện phải cân đối phát triển Thủy điện, điện chạy khí, than, điện nhập khẩu và điện nguyên tử. Riêng Quy hoạch phát triển các nhà máy nhiện điện sử dụng than nhập khẩu ở miền Trung và miền Nam cần phải được hoạch định với khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu than dài hạn từ các nước trong khu vực.
Mục tiêu định hướng chiến lược phát triển ngành than Việt nam đến năm 2025 với sản lượng than thương phẩm (không kể đồng bằng sông Hồng) khoảng 85 triệu tấn vào năm 2025.
Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 cho thấy than cấp cho các nhà máy nhiệt điện không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó trong Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đã có hàng loạt các dự án nhiệt điện ở phía Nam sử dụng than nhập khẩu. Theo cân đối cung cầu Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam khoảng từ 515 triệu tấn vào 2015, 2140 triệu tấn vào năm 2020. Nhu cầu than Quy hoạch điện VII so với Quy hoạch điện VI trễ khoảng 5 năm (hình 1), do tiến độ thực hiện các dự án điện bị chậm. Với quy mô đầu tư phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng than theo Quy hoạch, thì cân đối cung cầu than theo bất kỳ kịch bản nào đều thiếu than cho điện. Do các nhà máy nhiệt điện phía Nam đã được quy hoạch sử dụng than nhập khẩu thì bắt buộc phải có Chiến lược và Quy hoạch nhập khẩu than. Than nhập khẩu dự kiến là than Bitum nhập từ các nước Australia, Indonesia và một số nước khác… Tuy nhiên nhập khẩu than không dễ nhất là nhập theo hợp đồng dài hạn với số lượng lớn.
1.1.5 Triển vọng phát triển ngành than Việt Nam
Tổng số mỏ sẽ phải đóng cửa giai đoạn đến năm 2030: 19 mỏ với tổng công suất khoảng 11 triệu tấn/năm. Trong đó 9 mỏ lộ thiên (8,2 triệu tấn/năm) và 10 lộ vỉa (tổng công suất 2,7 triệu tấn/năm). Như vậy, trong tương lai ngành than không những phải phát triển các mỏ để bù đắp sản lượng của các mỏ phải đóng cửa mà còn phải gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Tập đoàn TKV phải giải quyết những vấn đề cấp bách sau:
Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nâng cấp và gia tăng tài nguyên, trữ lượng than được xác minh đạt mức không những bù đắp được phần trữ lượng than khai thác trong giai đoạn đến năm 2030 mà còn bổ sung để duy trì và nâng cao mức sản lượng than giai đoạn sau năm 2030. Đầu tư 560 triệu USD cho công tác thăm dò khảo sát tài nguyên với mục tiêu chính như sau: Đến năm 2017 thăm dò xác định xong phần tài nguyên, trữ lượng than nằm ở bể than Quảng Ninh; đồng thời tiến hành thăm dò tỷ mỷ một phần nơi có dự án của bể than Đồng bằng Sông Hồng.
Duy trì và nâng cao sản lượng hợp lý của các mỏ hiện có, giảm dần các mỏ lộ thiên, đồng thời xây dựng các mỏ mới ở vùng Quảng Ninh, tập trung đầu tư các mỏ xuống sâu công suất lớn. Để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế theo Quy hoạch phát triển ngành than VN giai đoạn 2015-2025 phải đầu tư bổ sung 19 mỏ mới với tổng công suất 61 triệu tấn/năm (bảng 7), bao gồm: 5 mỏ của Vinacomin (công suất 13 triệu tấn/năm); 9 mỏ tại khu vực mới Mạo Khê – Tràng Bạch, Bảo Đài và Đông Triều – Phả lại với tổng công suất tới 23,5 triệu tấn/năm và 5 mỏ ở bể than đồng bằng sông Hồng (công suất 25 triệu tấn/năm).
Để sản xuất 100 triệu tấn/than vào năm 2025 buộc phải huy động than đồng bằng sông Hồng. Đây là bể than có tiềm năng lớn, nhưng đây cũng là vựa lúa của Việt Nam. Hơn nữa điều kiện địa chất rất ở đây rất phức tạp; công nghệ khai thác có nhiều khó khăn. Trước mắt TKV đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ (công nghệ khí hoá than và công nghệ khai thác truyền thống) và chuẩn bị đầu tư khai thác than thử nghiệm một số mỏ ở bể than đồng bằng sông Hồng. Phấn đấu sau năm 2015 đưa một số mỏ than công suất mỗi mỏ 3-6 triệu tấn/năm vào hoạt động như các mỏ ở Hưng Yên, Thái Bình… Trong đó có một mỏ sẽ thử nghiệm công nghệ khí hóa than hầm lò. Ba bước trong công nghệ khí hóa than sẽ được thực hiện bao gồm: Khí hóa than + thanh lọc khí tổng hợp + sử dụng than/hóa lỏng than. Nếu dự án thử nghiệm thành công sẽ được nhân rộng cho khu vực khác.
Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mỏ tiên tiến như: Quy hoạch các nhà máy sàng tuyển tập trung với dây chuyền tuyển linh hoạt; quy hoạch đổ thải tận dụng tối đa các bãi thải trong; quy hoạch hệ thống đường vận tải, cảng than độc lập; giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động khoáng sản tới môi sinh và môi trường.
Giai đoạn đến 2015 xây dựng 6 nhà máy tuyển than với tổng công suất khoảng 40 triệu tấn/năm: Khe chàm (15,0 triệu tấn/năm); Mông dương (2,0 triệu tấn/năm); Lép mỹ (6,0 triệu tấn/năm); Hà lầm (10,0 triệu tấn/năm); Vàng danh 2 (3,5 triệu tấn/năm); Khe Thần 1 (4,0 triệu tấn/năm). Giai đoạn 2016-2025: xây dựng nhà máy tuyển Khe Thần 2 hoặc Bảo Đài (12,0 triệu tấn/năm) ở khu vực Bảo đài, nhà máy tuyển Đông Triều – Phả Lại (công suất 10,0 triệu tấn/năm) cho 4 mỏ ở khu vực Đông Triều – Phả Lại.
Đẩy nhanh việc nghiên cứu công nghệ, triển khai chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, đặc biệt là khí hoá và hoá lỏng than nhằm nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than.
1.1.6 Cơ hội và thách thức phát triển ngành than Việt Nam
Mục tiêu phát triển bền vững ngành than với sản lượng khoảng 100 triệu tấn than thương phẩm giai đoạn 2025-2030 trong đó Tập đoàn TKV vẫn giữ vai trò chủ đạo sản xuất trên 90% sản lượng than toàn quốc. Cơ hội phát triển có, nhưng thách thức phát triển gặp phải không nhỏ.
Cơ hội: Nhu cầu năng lượng ở trong nước tăng cao đặc biệt là than; Giá than trong nước sẽ theo giá thị trường hóa;
Thách thức: Công nghệ khai thác và chế biến còn lạc hậu, điều kiện hạ tầng kém, hệ thống vận chuyển, đường xá, cầu cống, bến cảng và kho bãi cần hoàn thiện nhiều. Thiếu vốn đầu tư cho khảo sát thăm dò, khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng và tuyển, khoáng, đặc biệt là ngoại tệ. Thiếu công nghệ và kỹ thuật quản lý hiện đại, kể cả khai thác và chế biến. Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá, yêu cầu bảo vệ môi trường chặt chẽ, khai thác xuống sâu, gia tăng chi phí và rủi ro trong khai thác than ở ĐBSH còn lớn.
Biện pháp: Tăng cường thăm dò địa chất, thăm dò các khu vực mỏ mới và bể than đồng băng sông Hồng
Đầu tư xây dựng các mỏ hầm lò mới, nâng công suất các mỏ than hiện có
Tăng cường cơ giới hóa các mỏ than hầm lò;
Quy hoạch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng vùng mỏ như xây dựng trung tâm tuyển khoáng với dây chuyền hiện đại, hệ thống vận chuyển và cảng tiên tiến
Lựa chọn công nghệ thích hợp như khí hóa than và phương pháp khai thác truyền thống ở bể than ĐBSH
Mở rộng hợp tác trong khu vực, quy hoạch bến cảng biển nhập khẩu than ở phía Nam; Hợp tác đầu tư với các nhà sản xuất than nước ngoài để nhập than.
Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển mỏ.
2.2 Công nghiệp khai thác dầu khí
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ Tam của Việt Nam Khoảng 4,300 tấn dầu quy đổi trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỉ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi.
2.2.2 Tình hình dầu khí Việt Nam
Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây... đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí.
Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta .Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi... đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và t