Tiểu luận Điều khiển hoạt động của hệ thống thang máy

Ngày nay, kỷ thuật phần cứng ngày càng phát triển, các máy tính mỗi ngày một mạnh hơn nên người sử dụng mong đợi ở chúng ngày một nhiều hơn. Do đó xu hướng phát triển phần mềm ngày càng lớn và càng phức tạp. Một mặt ta muốn có nhiều phần mềm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của mình nhưng chính điều đó lại làm cho phần mềm trở nên phức tạp hơn. Mặt khác yêu cầu thời gian sản xuất phần mềm ngày càng ngắn. Vì vậy cần phải có một công nghệ mới để đáp ứng mục đích phát triển phần mềm phức tạp ngày nay. Tổ chức sản xuất phần mềm đã có một cách làm việc được quản lý, đó là một quá trình mà tích hợp nhiều mặt của phát triển phần mềm, một quá trình mà cung cấp hướng dẫn về trật tự họat động của một đội làm phần mềm; chỉ đạo những nhiệm vụ của mỗi người phát triển và nhóm trong một thể thống nhất; chỉ ra các chế tác cần được phát triển; đề xuất các tiêu chuẩn cho việc giám sát và đo lờng sản phẩm cũng như các hoạt động của dự án. Theo giải pháp này, mô hình để phát triển phần mềm dựa theo mô hình vòng đời (lặp và tăng dần), mỗi vòng đời có 4 giai đoạn: Sơ bộ, chi tiết, xây dựng và chuyển giao. Công cụ cơ bản để phát triển phần mềm là sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa để đặc tả, xây dựng và làm tài liêu các vật phẩm trong quá trình xây dựng hệ thống phần mềm. Trong đó UML là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Để tiếp cận với giải pháp này, chúng tôi minh họa thông qua bài toán “Điều khiển hoạt động của hệ thống thang máy” Nội dung tiểu luận gồm có 2 chương: Chương 1: Tổng quan về UML. Chương 2: Phân tích và thiết kế bài toán điều khiển hoạt động của thang máy. Chương này đi sâu giải quyết vấn đề đối với thang máy có số tầng 1<=m<=10. Sau đó phát triển bài toán cho trường hợp thang máy có số tầng 1<=m<=100 bằng cách kết hợp nhiều loại thang máy có bước di chuyển khác nhau.

docChia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều khiển hoạt động của hệ thống thang máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên