Sau hơn 20 năm đổi mới,Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thực sự chuyển mình và đang bước vào một kỉ nguyên mới “hội nhập và phát triển” hướng tới mục tiêu Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước.
Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản X, Đảng ta xác định Công nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại (trích văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản khóa X).
Như vậy, để có lực lượng sản xuất tiên tiến, phát triển ở trình độ cao thì phải có sự đồng thuận, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà Trường-Nhà Nước- Nhà Tuyển Dụng (doanh nghiệp) và phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho việc hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa của đất nước. Mà nguồn lao động có chất lượng bắt nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại Học.Cao Đẳng, Trung Cấp và trường nghề chuyên nghiệp. Chính vì thế mà các sinh viên cần phải được trang bị tốt những kíên thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng theo nhu cầu của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ các Doanh Nghiệp còn đòi hỏi ở các nhân viên của mình các các kĩ năng không kém phần quan trọng như khả năng tiếp thu tốt, khả năng học và tự học, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, thông minh, hoạt bát, tự tin, giao tiếp tốt và những kĩ năng sống khác.
Những kỹ năng này không thể chỉ rèn luyện trong nhà trường mà phải rèn luyện, tích lũy liên tục trong đời sống xã hội, ở bên ngoài giảng đường. Vì thế mà rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng đã tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ để tăng thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện những kỹ năng sống và khả năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số ý kiến trái chiều thể tính hai mặt của hiện tượng đi làm thêm của sinh viên. Có ý kiến cho rằng, khi bước vào nền kinh tế thị trường Nhà Nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp, học bổng chỉ cấp cho các sinh viên có học lực khá ,giỏi và một số đối tượng thuộc phạm vi chính sách xã hội, vì thế phần lớn sinh viên phải tự túc kinh phí học tập. Mặt khác, sinh viên theo học tại các trường Đại Học mà chủ yếu các trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn, do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày một cao (chi phí tiền thuê nhà trọ, chi phí ăn uống, đi lại ).Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên là con em của các gia đình ở nông thôn vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên viêc chu cấp cho con em còn hạn chế. Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà áp lực công việc làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian để học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.Lúc này, thì đi làm thêm đã có sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức .Mặt khác, trong quá trình làm thêm sinh viên còn bị những tác động xấu từ xã hội.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 36757 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều tra khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
((((((((
Trường :Đại học Tây Nguyên
Lớp :Kế toán K09
Môn :Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên :Ts. Lê Đức Niêm
Nhóm 8 :Gồm
Lê Văn Thắng
Trần Long Anh
Trịnh Văn NGuyên
Phạm Cao Phong
Hoàng Mạnh Đạt
Ngọc Đào Quang Dũng
Tuot Chemal
05/2011
Đặt vấn đề
Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới,Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thực sự chuyển mình và đang bước vào một kỉ nguyên mới “hội nhập và phát triển” hướng tới mục tiêu Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước.
Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản X, Đảng ta xác định Công nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại (trích văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản khóa X).
Như vậy, để có lực lượng sản xuất tiên tiến, phát triển ở trình độ cao thì phải có sự đồng thuận, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà Trường-Nhà Nước- Nhà Tuyển Dụng (doanh nghiệp) và phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho việc hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa của đất nước. Mà nguồn lao động có chất lượng bắt nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại Học.Cao Đẳng, Trung Cấp và trường nghề chuyên nghiệp. Chính vì thế mà các sinh viên cần phải được trang bị tốt những kíên thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng theo nhu cầu của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ các Doanh Nghiệp còn đòi hỏi ở các nhân viên của mình các các kĩ năng không kém phần quan trọng như khả năng tiếp thu tốt, khả năng học và tự học, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, thông minh, hoạt bát, tự tin, giao tiếp tốt và những kĩ năng sống khác.
Những kỹ năng này không thể chỉ rèn luyện trong nhà trường mà phải rèn luyện, tích lũy liên tục trong đời sống xã hội, ở bên ngoài giảng đường. Vì thế mà rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng… đã tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ để tăng thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện những kỹ năng sống và khả năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số ý kiến trái chiều thể tính hai mặt của hiện tượng đi làm thêm của sinh viên. Có ý kiến cho rằng, khi bước vào nền kinh tế thị trường Nhà Nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp, học bổng chỉ cấp cho các sinh viên có học lực khá ,giỏi và một số đối tượng thuộc phạm vi chính sách xã hội, vì thế phần lớn sinh viên phải tự túc kinh phí học tập. Mặt khác, sinh viên theo học tại các trường Đại Học mà chủ yếu các trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn, do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày một cao (chi phí tiền thuê nhà trọ, chi phí ăn uống, đi lại…).Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên là con em của các gia đình ở nông thôn vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên viêc chu cấp cho con em còn hạn chế. Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà áp lực công việc làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian để học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.Lúc này, thì đi làm thêm đã có sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức .Mặt khác, trong quá trình làm thêm sinh viên còn bị những tác động xấu từ xã hội.
Cuối năm 2004, một nhóm sinh viên Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã thưc hiện một cuộc điều tra về tình hình làm thêm của sinh viên trên địa bàn. Số mẫu điều tra là 200.
Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được hơn 700.000 đồng/tháng từ gia đình (khoảng 32.5%).Như vậy sẽ có khoảng 67.5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi phí nếu chỉ nhận dược trợ cấp từ gia đình và đa số những dạng sinh viên thuôc dạng này phải đi làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế (theo tuổi trẻ online).
Trên thực tế, hiện tượng làm thêm đã trở nên phổ biến trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp và đã có những tác động trái chiều kể cả tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả học tập cũng như đời sống của sinh viên. Sinh viên phải đối mặt với rât nhiều rủi ro trong việc đi làm thêm cũng như những tác động xâú của xã hội bên ngoài giảng đường
Vì vậy cần phải có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và cả xã hội đến hiện tượng làm thêm của sinh viên để có cái nhìn chân thật về hiện tượng này cũng như tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện bản thân, trau dồi các kỹ năng và hạn chế những tác động tiêu cực của xã hội tới sinh viên.
Từ những vấn đề nêu trên nhóm chúng em mạnh dạn chọn đề tài “ khảo sát tình trạng làm thêm của sinh viên trương Đại Học Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho môn học phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã có gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn đề tài của bọn em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô giáo thông cảm. Sự chỉ bảo và hóp ý của các thầy cô là nguồn động viên lớn giúp chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa em xin thành cảm ơn
Mục tiêu nghiên cứu:
Lấy được số liệu cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xã
Tổng hợp và phân tích số liệu
Đưa ra nhận xét và một số biện pháp, kiến nghị
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát: Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xá
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của trường Đại Học Tây Nguyên hiện đang ở trọ hay ở kí túc xá.
Phạm vi nghiên cứu: phường Etam cụ thể là các khu vực gần trường đại học Tây Nguyên như Nguyễn An Ninh, Ewang, Săm Đrăm,khu vực nga ba EaKao, kí túc xá trường .
Phạm vi thời gian: ngày 03 tháng 05 năm 2011
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Bằng cách quan sát và nhận định chủ quan nhóm chúng em cho rằng việc làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên còn chưa phổ biến, diễn ra lẻ tẻ và tự phát. Việc đi làm thêm phụ thuộc vào nhận thức sinh viên về tác động, ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập cũng như đời sống của sinh viên. Ngoài ra còn, việc đi làm thêm còn phụ thuộc vào sở thích cũng như thu nhập của sinh viên.
Có rất nhiều lý do để sinh viên đi làm thêm nhưng chủ yếu là để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống hoặc để rèn lyện các kỹ năng sống, khả năng giao tiếp hay cả hai
Sinh viên có thể tìm kiếm việc làm thêm thông qua những kênh chủ yếu như từ bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng, qua nhà trường cụ thể là hội sinh viên và qua các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư.
Đi làm thêm có nhưng tác động kể cả tích cực và tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên.
Chính từ những nhận định trên, nhóm chúng em đã xây dựng nên mẫu bảng hỏi sau để phục vụ cho quá trình điều tra, khảo sát:
Mẫu điều tra:”Thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên”
Chú ý: Bạn không nhất thiết phải làm hết những câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi phù hợp với bản thân và bạn có thể đánh nhiều đáp án tùy câu hỏi
Câu 1: Bạn đang học ở lớp nào? ………………………..
Câu 2: Bạn đã từng đi làm thêm chưa?
Chưa bao giờ
Làm bán thời gian
Lame thời vụ
Cả B và C
Câu 3:Bạn có nhu cầu đi làm thêm?
Gia sư
Phát tờ rơi
Công việc khác
Không có nhu cầu
Câu 4: Vì sao bạn không đi làm thêm?
Tập trung cho việc học
Không tìm được việc làm
Không thích
Câu 5:Vì sao bạn đi làm thêm hoặc có nhu cầu đi làm thêm?
Tăng thêm thu nhập
Rèn luyện bản than
Cả A và B
Câu 6: Hiện tại bạn đang làm công việc gì?
Gia sư
Phát tờ rơi
Công việc khác
Không làm gì
Câu 7: Bạn tìm kiếm việc làm thêm như thế nào? ( áp dụng đối với những bạn đã từng đi làm thêm)
Trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư
Qua bạn bè
Qua nhà trường (hội sinh viên,…)
Phương tiện thông tin đại chúng
Câu 8: theo bạn việc làm thêm liệu có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?
Có
Không
Câu 9: bạn có gặp vấn đề gì trong quá trình đi làm thêm không? ( vd: không nhận được lương,…)
……………………………………………………………………………………..
Trong quá trình nghiên cứu điều tra, nhóm chúng em đã gặp phải một số những khó khăn, thiếu sót có tác động động nhất định đến độ chính xác của kết quả điều tra, đó không chỉ do sự hạn chế về nhận thức, cũng như kinh nghiệm và khả năng phỏng vấn, xây dựng bản hỏi cũng như quá trình tổng hợp phân tích của cả nhóm mà còn phụ thuộc rất lớn vào tính trung thực của các bạn sinh viên được phỏng vấn. Tuy nhiên nhóm em vẫn hi vọng đề tài nghiên cứu của nhóm mình có thể cho thấy tình hình thực tế của hiện tượng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên cũng như có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này của những sinh viên khác.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Phường EATAM là khu vực khá rộng lớn, nhưng nhóm chúng em chỉ điều tra, nghiên cứu ở khu vực gần trường đại học Tây Nguyên, là nơi tập trung nhiều sinh viên đại học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xá. Nhóm chúng em đã chủ động phân chia địa bàn và lựa chọn những khu vực điều tra dựa vào quy mô, cũng như mật độ sinh viên tập trung cao.
Cụ thể là những khu vực sau:
Khu vực đường Nguyễn An Ninh
Khu vực ngã 3 Ekao
Khu vực đường Săm Brăm
Khu vực đường EWang
Khu vực ký túc xá
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phi thực nghiệm ( phỏng vấn kết hợp với sử dụng mẫu hỏi). Lựa chọn ngẫu nhiên những sinh viên tham gia vào phỏng vấn
Phương pháp xử lý thông tin.
Phần mềm Excell ( cụ thể công cụ vẽ biểu đồ)
Phương pháp so sánh, tính tỉ trọng
Sử dụng các phép tính toán học cơ bản
Phương pháp phân tích: Mô tả và so sánh
Hệ thống chỉ tiêu dung nghiên cứu đề tài.
Tỷ trọng sinh viên từng đi làm thêm
Tỷ trọng giữa các mục đích làm thêm
Tỷ trọng nhu cầu làm thêm
Tỷ trọng ý kiến cho rằng làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập
Kết quả nghiên cứu
Phân tích thực trạng tình hình
Thực hiện điều tra và khảo sát với 50 mẫu hỏi phân chia đều cho 5 khi vực điều tra. Mỗi khu vực 10 mẫu hỏi.
Sau một khoảng thời gian khá dài phỏng vấn điều tra từng sinh viên ở trọ xung quanh trường đại học tây nguyên, nhóm chúng em đã thu thập được những số liệu cụ thể sau:
Tình trạng đã từng làm thêm
Đối tượng
Tổng SV: 50
Từng làm thêm
24
Chưa từng làm thêm
26
Bảng điều tra
Qua biểu đồ, ta thấy tỉ lệ sinh viên ở trọ và ký túc xá đã từng đi làm thêm chiếm 48%, còn chưa hề đi làm thêm chiếm 52%. Qua đó ta thấy việc đi làm thêm đã trở nên phổ biến ở trường đại học Tây Nguyên
Nhu cầu làm thêm
Đối tượng
Tổng SV: 50
Đang làm
15
Không tìm được việc
14
Có nhu cầu trong tương lai
5
Không có
16
Tỉ lệ sinh viên có nhu cầu làm thêm là khá cao chiếm 68%, tuy nhiên chỉ có 30 % hiện đang có việc, 10% có nhu cầu làm thêm trong tương lai nhưng hiện tại không muốn đi làm thêm vì muốn tập trung cho việc học, cho kỳ thi sắp tới( đây là các đối tượng có nhu cầu làm thêm trong hè), 28% có nhu cầu làm thêm nhưng không tìm thấy việc làm.
Tổng sv:29 (có nhu cầu hiện tại)
Đang làm
15
Chưa có việc
14
Nhu cầu việc làm của sinh viên là khá cao nhưng hiện tại mới chỉ đáp ứng được 51,72 % việc làm cho sinh viên. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sinh viên trường đại học Tây Nguyên còn thiếu năng động, tự tin và thiếu chủ động trong việc tìm kiếm việc làm cho bản thân.
Mục đích làm thêm của sinh viên
Mục đích làm thêm
Tổng SV: 37
Kiếm tiền
4
Rèn luyện bản thân
4
Cả 2
29
Có 2 mục đích chính để sinh viên làm thêm, đó là để kiếm tiền và tự rèn luyện bản thân. Theo điều tra của nhóm chúng em, số sinh viên muốn làm thêm để kiếm tiền chiếm 10,8%, số sinh viên muốn tự rèn luyện bản thân trong môi trường xã hội chiếm 10,8%. Còn lại là 78,4% số sinh viên muốn làm thêm để vừa kiếm tiền để trang trải cuộc sống, vừa muốn tự rèn luyên, thách thức chính bản thân mình.
Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có đi làm thêm hay không của sinh viên, giúp chúng ta có thể giải thích được vì sao sinh viên đi hay không đi làm thêm
ảnh hưởng đến kết quả học tập
Tổng sv: 50
có
23
không
27
Nhóm SV
ảnh hưởng tới kết quả học tập
Tổng sv: 50
Không có nhu cầu
có
10
không
2
Từng đi làm
Có
7
không
17
Có nhu cầu nhưng chưa đi làm
có
6
không
13
Theo kết quả điều tra, có đến 46% sinh viên cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập và 54% cho rằng không hề ảnh hưởng, họ có thể sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo kết quả học tập trên trường vừa làm thêm để tawngthu nhập và tích lũy kinh nghiệm. rèn luyện bản thân.
Nhưng khi chúng ta đi sâu vào phân tích cụ thể từng nhóm sinh viên thì chứng ta có thể thấy:
Nhóm sinh viên không có nhu cầu làm thêm thì đa phần 83% cho rằng việc làm thêm ảnh hưởng tới kết quả học tập điều đó giải thích vì sao nhóm sinh viên này không muốn đi làm thêm, họ muốn tập trung vào học tập
Nhóm sinh viên có nhu cầu đi làm thêm ( đã từng đi làm và chưa đi làm) thì đa phần cho rằng họ có thể sắp xếp được thời gian để không ảnh hưởng đến kết quả học tập điều đó cũng giúp chúng ta giải thích quyết định của họ
Nhưng trong nhóm sinh viên đã đi từng đi làm thêm có 29.2%, nhóm có nhu cầu làm thêm, chưa có việc làm có đến 31.6% cho rằng ảnh hưởng đến kết quả học tập nhưng vẫn muốn đi làm thêm. Chứng tỏ có sự đánh đổi giữa việc kiếm tiền, và các kỹ năng sống với kết quả học tập trên trường. Đây chính là ảnh hưởng xấu của việc đi làm thêm vì vậy cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ, tư vấn của nhà trường và xã hội với nhóm sinh viên này để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc học tập, không để việc đi làm thêm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập.
Nghành được ưa chuộng trong sinh viên
Gia sư là việc được ưa chuộng nhất trong sinh viên chiếm 47%( 16/34 nhu cầu việc làm).
Các kênh tìm kiếm việc làm thêm
Kênh tìm việc
Tổng SV:25
Bạn bè
11
Nhà trường
2
Các trung tâm việc làm, gia sư
5
Thông tin đại chúng
5
Đa số sinh viên tìm việc thông qua
Sinh viên tìm việc chủ yếu thông qua sự giới thiệu của bạn bè ( chiếm 44%), thông qua nhà trường là khá ít chỉ chiếm 8%. Cho thấy sự hạn chế của nhà trường trong công tác hõ trợ việc làm thêm cho sinh viên.
Những vấn đề trục trong quá trình làm thêm
Đa số sinh viên trường đại học Tây Nguyên không gặp những vấn đề lừa đảo, không nhận được lương….. chỉ có 8.3 %( 2/24 sv đã từng đi làm) trả lời rằng khó nhận được lượng và chịu những tác động xấu khác từ xã hội.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Hiện tượng sinh viên đại học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xá đi làm thêm đã trở nên phổ biến nhưng vẫn còn ít so với các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…..
Nhu cầu làm thêm của sinh viên là rất lớn nhưng nhu cầu hiện tại được đáp ứng là khá ít (mới đáp ứng được 51,72 % nhu cầu làm thêm). Sinh viên chủ yếu tìm việc thông qua bạn bè, sau đó là qua các trung tâm việc làm, gia sư và thông tin đại chúng. Sinh viên tìm kiếm việc làm qua sự giới thiệu của nhà trường là rất ít cho thấy vai trò hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên của nhà trường còn hạn chế.
Tất cả các sinh viên đều cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập không là phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đó phân nửa cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập, tập trung chủ yếu ở những sinh viên không có nhu cầu làm thêm. Tuy nhiên cũng có không ít những sinh viên sẵn sàng đánh đổi kết quả học tập để kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và rèn luyện các kỹ năng sống.
Kiến nghị
Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống, giảm bớt ghánh nặng tài chính cho gia đình mà còn giúp sinh viên trưởng thành hơn trong xã hội, tích lũy được những những kinh nghiệm sống, tự tin hơn, năng động,…. Và mở rộng những quan hệ xã hội. Tuy nhiên công việc bên ngoài xã hội không hề đơn giản, mất nhiều thời gian nên các sinh viên cần biết phân bổ sắp xếp thời gian, công việc để việc làm thêm không ảnh hưởng tới kết quả học tập, bởi vì cái mục đích chính của sinh viên đó chính là tích lũy những kỹ năng chuyên môn, những kiến thức trên giảng đường.
Bên cạnh đó nhà trường cần phải tăng cường công tác định hướng cho sinh viên trong việc làm thêm, tăng cường hỗ trợ, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho sinh viên có thể rèn luyện, học tập ở môi trường bên ngoài giảng đường, đồng thời cũng phải tăng cường công tác giám sát hoạt động làm thêm của sinh viên để hạn chế những tác động tiêu cực của của việc làm thêm đến việc học tập cũng như đời sống của sinh viên.
Tài liệu tham khảo
T.Chinh, Q.hương, T.Hằng và H.Ngọc, Sinh viên và nhu cầu làm thêm,
Mục lục
1 Đặt vấn đề - 1 -
1.1. Tính cấp thiết của đề tài - 1 -
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - 2 -
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - 2 -
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - 3 -
3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: - 4 -
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - 4 -
3.2. Phương pháp nghiên cứu. - 5 -
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu: - 5 -
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin. - 5 -
3.2.3. Phương pháp phân tích: Mô tả và so sánh - 5 -
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dung nghiên cứu đề tài. - 5 -
4 Kết quả nghiên cứu - 5 -
4.1. Phân tích thực trạng tình hình - 5 -
4.2. Tình trạng đã từng làm thêm - 5 -
4.3. Nhu cầu làm thêm - 6 -
4.4. Mục đích làm thêm của sinh viên - 6 -
4.5. Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập - 7 -
4.6. Nghành được ưa chuộng trong sinh viên - 8 -
4.7. Các kênh tìm kiếm việc làm thêm - 8 -
4.8. Những vấn đề trục trong quá trình làm thêm - 8 -
5 Kết luận và kiến nghị - 9 -
5.1. Kết luận - 9 -
5.2. Kiến nghị - 9 -