Tiểu luận Dòng vốn nước ngoài cho các thị trường mới nổi 2010

Khả năng tiếp cận được các dòng vốn tài chính từ bên ngoài của các nước đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước này. Các dòng vốn tư nhân chảy vào các nước có nền kinh tế mới nổi đã giảm đi gần một nửa từ mức 720 tỷ đô la vào năm 2008 xuống mức 372 tỷ đô la ước tính năm 2009 và chỉ bằng ¼ so với mức đỉnh điểm 1,524 tỷ đô la năm 2007( Biểu đồ 1). Năm 2009, lượng vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất với lượng đầu tư ròng đạt 430 tỷ đô la, con số này cho thấy một sự sụt giảm so với mức 728 tỷ đô la năm 2008. Dòng vốn FDI dường như sẽ khôi phục lại trong những năm sắp đến do sự phát triển kinh tế bền vững ở nhiều thị trường mới nổi đã tạo ra thêm nhiều các cơ hội đầu tư. Năm 2009, 57 tỷ đô la ròng tiền cho vay nợ của các tổ chức ngân hàng quốc tế chảy ra khỏi quốc gia do có sự chênh lệch giữa khoản thanh toán nợ vay và khoản vay mới. Trong khi đó, năm 2008 chỉ có khoảng 72 tỷ đô la tiền vay chảy vào. Sự sa sút trong hoạt động tài chính ngành ngân hàng là nguyên nhân cho những hạn chế trong hoạt động tín dụng và các ngân hàng thực hiện rút vốn từ các thị trường nước ngoài về, bao gồm các nước đang phát triển cũng như các các nước có nền kinh tế mới nổi. Việc rút vốn cho các nước có nền kinh tế mới nổi của các ngân hàng xảy ra vào quý 4 năm 2008 và quý 2 năm 2009, lượng vốn cho các nước này vay đã giảm khoảng 300 tỷ đô la. Các dòng vốn cho vay đã hồi phục trở lại vào quý 4 năm 2009

pdf7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dòng vốn nước ngoài cho các thị trường mới nổi 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 1 Tiểu luận DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 2 TỔNG QUAN Khả năng tiếp cận được các dòng vốn tài chính từ bên ngoài của các nước đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước này. Các dòng vốn tư nhân chảy vào các nước có nền kinh tế mới nổi đã giảm đi gần một nửa từ mức 720 tỷ đô la vào năm 2008 xuống mức 372 tỷ đô la ước tính năm 2009 và chỉ bằng ¼ so với mức đỉnh điểm 1,524 tỷ đô la năm 2007( Biểu đồ 1). Năm 2009, lượng vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất với lượng đầu tư ròng đạt 430 tỷ đô la, con số này cho thấy một sự sụt giảm so với mức 728 tỷ đô la năm 2008. Dòng vốn FDI dường như sẽ khôi phục lại trong những năm sắp đến do sự phát triển kinh tế bền vững ở nhiều thị trường mới nổi đã tạo ra thêm nhiều các cơ hội đầu tư. Năm 2009, 57 tỷ đô la ròng tiền cho vay nợ của các tổ chức ngân hàng quốc tế chảy ra khỏi quốc gia do có sự chênh lệch giữa khoản thanh toán nợ vay và khoản vay mới. Trong khi đó, năm 2008 chỉ có khoảng 72 tỷ đô la tiền vay chảy vào. Sự sa sút trong hoạt động tài chính ngành ngân hàng là nguyên nhân cho những hạn chế trong hoạt động tín dụng và các ngân hàng thực hiện rút vốn từ các thị trường nước ngoài về, bao gồm các nước đang phát triển cũng như các các nước có nền kinh tế mới nổi. Việc rút vốn cho các nước có nền kinh tế mới nổi của các ngân hàng xảy ra vào quý 4 năm 2008 và quý 2 năm 2009, lượng vốn cho các nước này vay đã giảm khoảng 300 tỷ đô la. Các dòng vốn cho vay đã hồi phục trở lại vào quý 4 năm 2009. Năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện thoái vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đô la, chủ yếu là ở Nga, Malaysia và Ấn độ, mặc dù ở các nước khác như Trung Quốc, Mexico, và Chile, dòng vốn đầu tư đi vào có sự gia tăng đều tuy ở mức thấp hơn so với các năm trước. Các khoản tiền đầu tư chứng khoán đã gia tăng trong vài năm cho đến năm 2008.. Sự hồi phục của thị trường cổ phiếu và triển vọng tăng trưởng kinh tế đã tạo đà cho khoản đầu tư chảy vào nền kinh tế mới nổi khoảng 50 tỷ đô la vào năm 2009. Năm 2008, chứng kiến các dòng vốn tài chính chảy ồ ạt vào các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 3 Nga, Ấn độ, Brazil và Hungary. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thu hút được 124 tỷ đô la, tiếp đến là Hungary với 68 tỷ đô la, Brazil 42 tỷ đô la, và Ấn độ là 36 tỷ đô la (Bảng 1). Dòng vốn FDI chiếm chủ yếu, các khoản vay nước ngoài và khoản tiền đầu tư chứng khoán. Mỹ là nước đầu tư nhiều nhất vào thị trường các nước có nền kinh tế mới nổi, chiếm 31% tổng lượng đầu tư của toàn thế giới., tiếp đó là Anh với 11% và Luxembourg là 9%. Các kinh tế mới nổi đã vay chủ yếu từ các ngân hàng của Anh, chiếm khoảng 16%. DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI : BÁO CÁO VÀ PHÂN LOẠI Báo cáo của IFSL cho thấy phạm vi của các dòng vốn nước ngoài bắt nguồn từ các hoạt động thương mại, bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư vào thị trường chứng khoán , niêm yết trên thị trường chứng khoán và tín dụng ngân hàng (không bao gồm các luồng vốn chính thức). Số liệu trong báo cáo năm nay không bao gồm năm quốc gia: Hong Kong, Isarel, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – năm nước này trước đây được xem là các nước đang phát triển đã được IMF phân loại lại là các nền kinh tế vượt trội (nền kinh tế tiên tiến). Các điều chỉnh này sẽ được thể hiện trong các bài báo của IMF hoặc báo cáo thống kê của BIS (NH thanh toán quốc tế). Theo quy ước trên bảng cán cân thanh toán, mỗi cổ đông nắm giữ tỷ lệ thấp hơn hoặc bằng 10% vốn của một doanh nghiệp được xem là đầu tư chứng khoán (đầu tư gián tiếp - FPI), trên 10% là đầu tư trực tiếp. CÁC DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI Phần này bao gồm việc phân tích các các dòng vốn nước ngoài chủ yếu và mức độ tiếp cận các dòng vốn này của các quốc gia thuộc các vùng đia lý khác nhau. Cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư vào thị trường chứng khoán và tín dụng ngân hàng, các thị trường mới nổi có thể tiếp cận với thị trường vốn toàn cầu thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài, đặc biệt là Sở giao dịch chứng khoán London và Newyork. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Dòng vốn FDI có liên quan đến vấn đề sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia do bị ảnh hưởng lớn của các dòng vốn ra vào trên thị trường chứng khoán. Số liệu của IMF cho thấy lượng vốn FDI chảy vào các thị trường mới nổi đã tăng 6% lên 728 tỷ $ vào năm 2008 trong khi UNCTAD ước tính giảm 35% xuống 430 tỷ $ vào năm 2009 (biểu đồ 2). Như đã trình bày trong phần tổng quan, lượng vốn FDI có thể sẽ phục hồi trong những năm tới do IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 4 sự phát triển kinh tế bền vững ở nhiều thị trường mới nổi đã tạo ra thêm nhiều các cơ hội đầu tư. Thị phần vốn FDI của các thị trường mới nổi so với thế giới chiếm khoảng 40% trong năm 2008 và 2009, tăng khoảng 28% so với năm 2005 và 2007. Luồng vốn FDI vào Châu Á đạt 241 tỷ $ vào năm 2008, tương ứng với Trung và Đông Âu (CEE) (biểu đồ 3). Nga, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan chiếm gần 2/3 lần so với toàn bộ CEE . Trung Quốc chiếm chủ yếu lượng vốn FDI ở Châu Á, với khoảng 148 tỷ đô la chiếm khoảng 61% tổng số vốn FDI của Châu Á vào năm 2008. Trung Quốc là quốc gia thu hút nhiều nhất dòng vốn FDI không chỉ ở Châu Á mà còn ở hầu hết các thị trường mới nổi kể từ năm 2001. Ấn Độ đã có một bước nhảy vọt về thu hút vốn FDI trong những năm gần đây : từ 41 tỷ đô vào năm 2008, trên 20 tỷ đô năm 2006 và 2007, còn những năm trước đó vốn FDI không vượt quá 8 tỷ $. Kazakhstan là thị trường lớn thứ hai ở Châu Á. Lượng vốn FDI ở Châu Mỹ La Tinh đã tăng 127 tỷ đô, trong đó hơn một nửa số vốn chảy vào Brazil và Mexico. Lượng vốn FDI chảy vào Trung Đông và Châu Phi tương ứng xấp xĩ 78 tỷ đô và 41 tỷ đô. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: Dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán : Năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện thoái vốn đầu tư, rút ra 80 tỷ đô ròng. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán và triển vọng kinh tế đã làm cho lưu lương vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán hồi phục trở lại, ước đạt khoảng 50 tỷ ròng trong năm 2009, thấp hơn mức 170 tỷ đô vào năm 2006 và 225 tỷ đô năm 2007 (biểu đồ 1). Một vài nước thu hút lượng vốn ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2008 : Trung Quốc thu hút dòng vốn lớn nhất đạt 10 tỷ đô, kế đến là Mexico và Chile. Lượng vốn đầu tư giảm đáng kể ở Nga và Malaysia, trên 20 tỷ đô , và Ấn Độ là 15 tỷ đô. Trái với sự thoái vốn 80 tỷ đô từ các nền kinh tế mới nổi, thì vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán toàn cầu vào tất cả các nước đạt 1.342 tỷ đô, giảm gần hai phần ba so với mức 3.614 tỷ đô năm 2007. So với tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán vào các nền kinh tế mới nổi đã tăng từ 1% năm 2002 lên 6% năm 2007 nhưng lại giảm xuống -6% năm 2008 (biểu đồ 2). IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 5 Nhà đầu tư chứng khoán: Cuộc Khảo sát hàng năm về đầu tư chứng khoán (CPIS) của IMF đã được khởi xướng kể từ năm 2001, với 74 quốc gia tham gia trong những cuộc khảo sát gần đây. Cuộc khảo sát mới đây nhất cho thấy rằng vốn đầu tư các nhà đầu tư chứng khoán không cư trú ở 20 thị trường mới nổi lớn nhất đã giảm hơn một nữa từ 2.440 tỷ $ còn 1.022 tỷ $ vào cuối năm 2007. Giá trị của cổ phiếu này ở Trung Quốc vẫn đạt ở mức cao hơn bất kỳ thị trường mới nổi nào vào cuối năm 2008, nhưng đã giảm gần một nửa từ 407 tỷ $ năm 2007 còn 225 tỷ $ (biểu đồ 4) .Kế tiếp là Brazil và Ấn Độ, các nước BRIC vẫn độc chiếm vị trí cũ ngoại trừ Nga bị Mexico vượt mặt để đứng ở vị trí thứ tư. Do sự tấn công của cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ số ở thị trường trái phiếu mới nổi (EMBI) bước đầu đã có sự tăng vọt từ 308 điểm cơ bản (bp) vào giữa năm 2008 lên 724 bp vào cuối năm, trước khi giảm dần đến 294 pb vào cuối năm 2009. (biểu đồ 5) Các nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán : Nguồn vốn đầu tư lớn nhất vào thị trường chứng khoán các nước có nền kinh tế mới nổi bắt nguồn từ các nhà đầu tư của Mỹ, Anh và Luxembourg, , trong đó nắm giữ tỷ lệ vốn tương ứng là 30%, 11%, 9%. Giá trị tài sản của các nhà đầu tư Mỹ trên 20 thị trường mới nổi chủ yếu đạt tổng 411 tỷ $ vào cuối năm 2008, trong khi giá trị đầu tư của Anh là 145 tỷ $ (Bảng 2), lớn kế tiếp là Luxembourg, theo sau là Hong Kong và Singapore. Brazil và Mexico là những nước quan trọng nhất cho các nhà đầu tư Mỹ đầu tư, phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và các nước Châu Mỹ La Tinh, mặc dù Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn nhất tại Nga và Ấn Độ. Hong Kong là nhà đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc, chiếm khoảng 90% các khoản đầu tư của Hong Kong. Đầu tư từ Luxembourg và Anh thì đồng đều hơn trên thế gới,mặc dù Anh đứng sau Mỹ khi đầu tư cho Ấn Độ. Đức là nhà đầu tư lớn nhất tại Phần Lan, Hungary và Cộng Hòa Czech phản ánh mạnh mẽ quan hệ gắn bó của mình với CEE. Niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài : Các công ty lớn hơn có thể dễ dàng tiếp cận thị trường vốn thông qua việc tham gia các giao dịch trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước . Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 6 London (LSE) là nơi niêm yết nhiều nhất cổ phiếu của thị trường mối nổi với 182 cổ phiếu trên NYSE và 144 trên LSE (bảng 3). Các nước Châu Mỹ La Tinh có xu hướng niêm yết ở New York, trong khi Châu Phi và các nước trung tâm Châu Âu niêm yết ở London. Các công ty Châu Á niêm yết chia đều cho hai bên. Các con số của LSE về Thị trường đầu tư chuyển nhượng (AIM) cho thấy 250 công ty niêm yết đại diện cho hoạt động kinh tế của các nước như là một thị trường mới nổi bao gồm 48 công ty của Trung Quốc. VỐN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Lưu lượng vốn cho vay xuyên quốc gia sang những thị trường mới nổi có sự biến động từ năm này qua năm khác so với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay đầu tư vào thị trường chứng khoán. Lượng vốn cho vay chảy vào những thị trường mới nổi đạt đỉnh điểm 612 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2007, trước khi giảm mạnh xuống đến 72 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2008 và ghi nhận dòng tiền chảy ra 57 tỷ đô- la Mỹ ròng vào năm 2009. Lượng vốn ngân hàng cho vay đối với những thị trường mới nổi tăng đến 271 tỷ đô-la Mỹ trong nửa đầu năm 2008 trước khi đứng yên trong Quý 3 , tiếp đó là sự đảo ngược dòng vốn với 312 tỷ đô-la Mỹ ròng được các ngân hàng rút ra trong Qúy 4 năm 2008 và Qúy 1 năm 2009. Lượng vốn ròng chảy ra đã được ngăn lại bởi các dòng vốn cho vay chảy vào 52 tỷ đô-la Mỹ ròng trong quý thứ tư của năm 2009. Giữa Qúy 3 2008 và Qúy 4 2009, nước Nga đã giảm 32% dư nợ vay các ngân hàng nước ngoài ( biểu đồ 6 ). Lượng vốn cho vay chảy vào Trung Quốc cũng giảm xuống 15% trong khoảng thời gian này, nhưng dòng vốn này đã bắt đầu khôi phục trong Qúy 4 2009, không như nước Nga với dòng vốn tiếp tục chảy ra khỏi quốc gia. Nguồn các khoản vay nước ngoài : Dữ liệu tập hợp của BIS cho các ngân hàng qua báo cáo của 30 quốc gia cho thấy dư nợ phải thanh toán nước ngoài của các thị trường mới nổi vào tháng 9 năm 2009 đạt tổng cộng 3,949 tỷ đô- la Mỹ. Những con số này bao gồm các khoản thanh toán trong nước cho các chi nhánh nước ngoài vốn không có trong dữ liệu việc cho vay của ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng Anh đã đỗ vốn vay vào thị trường mới nổi nhiều nhất thế giới với dư nợ cần thanh toán có tổng trị giá 622 tỷ đô-la Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2009, tương đương với 16% của tổng lượng vốn cho vay chảy vào thị trường IFSL DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2010 GVHD: TS. Hồ Viết Tiến 7 mới nổi trên toàn thế giới (Biểu đồ 7). Tiếp theo Anh là Mỹ với tỷ lệ 14%, Đức 10% và Pháp 9%. Ngoài ra, Tập hợp các báo cáo ngân hàng BIS cũng thu thập các số liệu thống kê về thực trạng khác của các ngân hàng trong 24 báo cáo của các quốc gia trên cơ sở tập hợp các rủi ro cuối cùng chứ không phải trên cơ sở không tập hợp các rủi ro sử dụng làm dữ liệu cho vay. Mặc dù không trực tiếp so sánh với các số liệu về các khoản cho vay chưa thanh toán, chúng đã góp phần vào bức tranh hiện thực về các nguồn vốn nước ngoài. Các báo cáo thực tế khác cho thấy dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi là 1,362 tỷ đô-la Mỹ trong tháng 9 năm 2009. Hai thành phần chính là khoản tiền bảo lãnh đến 665 tỷ đô-la Mỹ và cam kết tín dụng 546 tỷ đô-la Mỹ, với các hợp đồng phái sinh chiếm phần còn lại trị giá 152 tỷ đô-la Mỹ.