Tiểu luận Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam. Cùng say mê và quan tâm đến vấn đề này cả nhóm đã quyết định chọn đề tài làm tiểu luận để có thể có một cái nhìn tổng thể, toàn diện và rõ ràng sâu sắc hơn về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19211 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: “ Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” Mở đầu ( lý do chọn đề tài ). Việt Nam là  một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam. Cùng say mê và quan tâm đến vấn đề này cả nhóm đã quyết định chọn đề tài làm tiểu luận để có thể có một cái nhìn tổng thể, toàn diện và rõ ràng sâu sắc hơn về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nội dung 1.Thời kỳ trước đổi mới trước năm 1986 Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.Nền kinh tế nước ta bắt đầu được xây dựng với những công tác đầu tiên là công cuộc công nghiệp hóa đất nước đẩy mạnh kinh tế. a. Bối cảnh Thời kỳ trước đổi mới , nước ta đã có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa qua 2 giai đoạn : từ năm 1960 đến 1975 triển khai ở miền Bắc và từ năm 1975 đến 1985 thực hiện trên phạm vi cả nước. + Từ năm 1960 – 1975, miền Bắc đi lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu mà không qua giai đoạn phát triển Tư Bản Chủ Nghĩa. Miền Bắc vừa xây dựng bảo vệ đất nước vừa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Trong thời gian này, đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ đại hội 3 của Đảng (9/1960). Đại hội khẳng định : muốn cải biến tình trạng nền kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa XHCN. Khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dừng CNXH ở nước ta. + Từ năm 1975 – 1985: sau đại thắng mùa xuân năm 1975 cả nước được độc lập, thống nhất và quá độ đi lên CNXH và kế hoạch đặt ra là xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. b. Nội dung: Đại hội 3 đã chỉ rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa XHCN là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đỗi và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH. Đây là mục tiêu cơ bản, lâu dài và phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa III) nêu ra phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với phát triển ưu tiên công nghiệp nặng. Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp địa phương. Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, đại hội IV của Đảng (12/1976) đề ra đường lối công nghiệp hóa XHCN tương tự như đại hội III. Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây là sự điều chỉnh đúng đắn bước đi của công nghiệp hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta lại không làm đúng sự điều chỉnh chiến lược quan trọng này. Có thể thấy trước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới, giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn đầu tư…. Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chât và pháp lý đối với các quyết định của mình. Vì nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “ cấp phát - giao nộp” nên quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, phong cách cửa quyền. quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Nhà nước bao cấp từ giá cả ( định giá trị vật tư, thiết bị), bao cấp qua tem phiếu bằng cách quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức; bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách. Ở thời kỳ đó thì cơ thế này nó cho phép tận dụng tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể nhưng đồng thời nó lại thủ tiêu, cạnh tranh kìm hãm sự tiến bộ của khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Do thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa hận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. 2. Chủ trương xây dựng a. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế –xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với tế nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ba điểm rất cơ bản là: lấy chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân; kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội; Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. b. Vậy tại sao phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? - Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển. - Mô hình chủ  nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ  chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư  bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công. - Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam . Mặt khác “cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”1. Chính vì vậy mà việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. c. Chủ trương xây dựng Trước tình hình đó Đảng ta đã bắt đầu đề cập đến sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tại đại hội VI. Đại hội đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về các văn kiện như :báo cáo chính trị; phương hướng; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm năm 1986-1990; báo cáo về bổ sung điều lệ Đảng.Đại hội đã đánh giá những thành tựu những khó khăn của Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra. Những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhũng sai lầm đó, đặc biệt sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan là khuynh hướng trong buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Đồng thời Đảng cũng đề ra những mục tiêu cần đạt được cho những năm tiếp đó bằng cách đổi mới. Đổi mới về kinh tế là xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần .Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế: Sản xuất lương thực, thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất hàng xuất khẩu Có thể nói: Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI  là bước đột phá đầu tiên về  đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và, trình độ của nền kinh tế. Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng (12-1986) khởi xướng đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Trong quá trình đổi mới, trước hết và chủ yếu là đổi mới kinh tế (gắn với từng bước đổi mới chính trị), Đảng ta rất quan tâm tới vấn đề xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Mục tiêu đổi mới cơ cấu kinh tế cuối cùng cũng là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, tiến tới hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm vững chắc nền an ninh quốc phòng, sử dụng và phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước vào mục tiêu phát triển.      Cơ cấu kinh tế  là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ  giữa các yếu tố, bộ phận hợp thành của nền kinh tế, trong đó các yếu tố, các bộ phận vừa tác  động qua lại lẫn nhau, vừa làm điều kiện cho nhau tồn tại trong một chỉnh thể. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh tại, mà nó biến đổi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một cơ cấu kinh tế phù hợp là cơ cấu được hình thành dựa trên cơ sở những tiền đề hiện thực, tuân thủ các qui luật kinh tế khách quan, chứ không phải là sự áp đặt của ý muốn chủ quan. Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn, sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế lại thông qua sự tác động của nhân tố chủ quan, của chủ thể lãnh đạo, quản lý nền kinh tế quốc dân.    Đại hội VI là bước phát triển về chất, là quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xác lập đường lối phát triển kinh tế, là sự tổng kết thực tiễn. Ngay từ Đại hội IV (1976), Đảng ta đã xác định: Phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp với nông nghiệp trên phạm vi cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với việc xác lập và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Tiếp đó, đến Đại hội V (1982),  Đảng ta tiếp tục xác định: phải xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, chú trọng xây dựng hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt củng cố nền kinh tế quốc dân.   Trong những năm 1976-1986, trên cơ sở cơ cấu kinh tế đã được xác định, trong chỉ đạo thực hiện, đã thiên về tập trung phát triển công nghiệp nặng qui mô  lớn, mà không chú ý phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, không tính tới những điều kiện và khả năng thực tế đất nước; “Chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội và bảo thủ, thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo XHCN và cơ chế quản lý kinh tế”. Do vậy, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX ở nước ta có nguyên nhân từ bố trí  cơ cấu kinh tế và cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ những nhận thức chưa đầy đủ về thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường, nên trong chỉ đạo thực hiện đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết. Tuy nhiên, đánh giá  một cách khách quan, mặc dù còn không ít những khiếm khuyết, nhưng từ 1976 đến trước Đại hội VI (tháng 12 - 1986) Đảng ta đã tìm tòi, thể nghiệm và chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cần thiết để đi tới xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp.   Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách khách quan, Đại hội VI chỉ rõ phải nhận thức cho đúng về CNXH, về bố trí cơ cấu kinh tế, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử mới của đất nước và xu thế phát triển để đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về cơ cấu kinh tế. Và Đại hội cũng đã xác định rõ nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại trong chặng đường đầu tiên là phải tập trung “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”. Từ nhiệm vụ bao trùm đó, Đảng ta nhấn mạnh phải: “Dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất có qui mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định”. Như vậy, so với trước năm 1986, trong bố trí cơ cấu kinh tế, vấn đề mới được Đại hội VI đặc biệt chú ý là tính “phù hợp điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định”. Điều này khác hẳn  với tư tưởng chủ quan, nóng vội, thoát ly thực tế khách quan trong thời kỳ trước năm 1986 khi bố trí cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng, chú trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất qui mô lớn mà chưa chú ý đúng mức đến phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, vì vậy đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp...    Từ cách đặt vấn đề như vậy, Đại hội VI đã nêu một số  quan điểm về xác lập cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới:    Thứ  nhất, phải nhận thức đầy đủ, toàn diện về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên CNXH, “thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn... độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội...”. Đối với nước ta, nhiệm vụ xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có thời gian dài hơn, vì xuất phát điểm kinh tế - xã hội của nước ta rất thấp, lại bị tổn thất nặng nề sau mấy chục năm chiến tranh và vẫn tiếp tục phải đối phó với những âm mưu xâm lược, phá hoại của kẻ thù. Việc khẳng định thời kỳ quá độ ở nước ta là lâu dài và rất khó khăn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn trong xác định bố trí cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ.   Thứ  hai, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ: phải phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ tới một mức nhất định mới có đủ điều kiện phát triển công nghiệp nặng. Mức nhất định ở đây là giải quyết về cơ bản các nhu cầu của đời sống xã hội và tạo ra được nguồn tích lũy cần thiết để xây dựng công nghiệp nặng.   Căn cứ vào những quan điểm nêu trên, Đại hội VI đã đề ra mục tiêu phải thực hiện trong 5 năm (1986-1990): “Về lương thực, thực phẩm: Bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ. Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động; Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu; Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”.   Để thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn, phải tạo ra cơ cấu hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa 2 ngành kinh tế này nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối với nhịp độ tăng trưởng ổn định. Nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp, công nghiệp có khác nhau. Trong chặng đường hiện nay, xuất phát từ “yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp”.   Đối với công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, Đại hội cũng chỉ rõ: “đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hàng hóa thông thường, bảo đảm yêu cầu chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh việc làm hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác, đồng thời mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng”. Với công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng, quan điểm của Đại hội VI rất rõ ràng: “phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế... sản phẩm nào mà công nghiệp nặng nhất thiết phải tạo ra trong nước để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ thì cố gắng làm với quy mô và kỹ thuật thích hợp... không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả để phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”.   Như vậy, nếu so sánh với thời kỳ 1976-1986, qua các kỳ Đại hội IV, V, quan điểm của Đảng tại Đại hội VI về bố trí cơ cấu kinh tế đã có sự đổi mới để phù hợp hơn với thực tiễn khách quan. Đã thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đặt đúng tầm và xác định đúng vị trí của nó và tập trung sức để thực hiện 3 chương trình kinh tế, coi đó như một hướng đi để dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.  Về cơ cấu  đầu tư, Đại hội chỉ rõ: “Theo phương hướng bố trí lại cơ cấu kinh tế
Luận văn liên quan