1.Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc có những truyền thống riêng trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước. Trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ nhưng giá trị truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; tình đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau; là những giá trị về gia đình, văn hóa, phong tục tập quán và rất nhiều những hệ giá trị quý báu mà cha ông ta đã đúc rút và truyền lại cho các thế hệ sau. Trải qua một thời gian dài như vậy, những giá trị truyền thống của dân tộc vẫn không hề bị mất đi mà ngược lại nó càng được bảo tồn và phát huy trong đời sống của nhân dân.
Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo tiền đề cho việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Khi đề cập đến việc xây dựng nền văn hóa vô sản, Lênin đã từng chỉ rõ: "Không phải là nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản mới mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hóa hiện tồn, xét theo quan điểm thế giới quan của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống và của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính vô sản"
Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và nhất là sau thời kỳ đất nước ta giành được độc lập dân tộc, những giá trị truyền thống dân tộc lại càng được khơi dậy và ăn sâu vào mỗi con người, đi vào cuộc sống của người dân như những giá trị tinh thần, trở thành sức mạnh chiến đấu để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xã hội càng phát triển thì truyền thống dân tộc càng được củng cố và phát huy. Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát huy giá trị truyền thống dân tộc, coi đây là một trong những công tác nghiên cứu và là một nhiệm vị chính trị mà Đảng và nhân dân cùng tiến hành để khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết sức mạnh, làm cho truyền thống dân tộc được củng cố vững mạnh. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc".
Hiện nay, những giá trị truyền thống dân tộc, bên cạnh sự phát triển, cũng cố và đc giữ gìn thì cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và xu thế toàn cầu về kinh tế - xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc ta đang bị đe dọa và bị làm xấu đi. Vì vậy, làm sao phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển của còn người – xã hội Việt Nam tính quy luật chung đó có những biểu hiện đặc thù tùy theo từng lĩnh vực và điều kiện lịch sử - cụ thể của từng dân tộc. Việc nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và định hướng việc kế thừa nó một cách đúng đắn là đòi hỏi tất yếu và cấp bách. Cũng như xu thế phát triển của thế giới cùng với các quốc gia trong khu vực đang là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay.
Chính vì tính cấp thiết như vậy nên chúng tôi chọn vấn đề “Giá trị của truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chính trị, triết học, xã hội học, sử học, dân tộc học trong và ngoài nước. Đã có nhiều bài viết đề cập đến nội dung này trên các báo, tạp chí thể hiện quan điểm của các tác giả về truyền thống dân tộc hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả chỉ đề cập đến những khía cạnh của truyền thống dân tộc hoặc đi sâu vào một truyền thống tự hào của dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống gia đình, truyền thống văn hóa Việt Nam chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về truyền thống dân tộc nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, cùng với những nghiên cứu có giá trị của các tác giả, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà khoa học và bám sát yêu cầu thực tiễn đối với vấn đề giá trị truyền thống theo định hướng XHCN.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ sự phát triển, hạn chế và tồn tại những giá trị truyền thống của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng đưa ra nhưng phương hướng để phát huy những giá trị truyền thống này, trở thành sức mạnh để phát triển đất nước trên con đường xây dựng CNXH của Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Đề tài không đi sâu phân tích các giá trị truyền thống mà chỉ khái quát các vấn đề của giá truyền thống dân tộc theo định hướng XHCN, tầm quan trọng của giá trị truyền thống dân tộc đối với sự phát triển xã hội.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là các nhà triết học, sử học, dân tộc học, văn hóa học. của Việt Nam có liên quan trực tiếp đến nội dung đề cập trong đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chú ý vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học. trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần vào việc nhận thức vai trò, tác dụng to lớn và lâu dài của các giá trị truyền thống trong sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Góp phần làm sáng tỏ việc định hướng quá trình hình thành các giá trị truyền thống dân tộc của con người và xã hội Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảm, đề tài còn có 3 chương với 10 mục.
Chương I: Một số vấn đề về giá trị truyền thống
Chương II:Giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa
Chương III: Phương hướng xây dựng và phát huy truyền thống dân tộc theo định hướng XHCN
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7490 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị của truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: “ Giá trị của truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN”
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc có những truyền thống riêng trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước. Trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ nhưng giá trị truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; tình đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau; là những giá trị về gia đình, văn hóa, phong tục tập quán… và rất nhiều những hệ giá trị quý báu mà cha ông ta đã đúc rút và truyền lại cho các thế hệ sau. Trải qua một thời gian dài như vậy, những giá trị truyền thống của dân tộc vẫn không hề bị mất đi mà ngược lại nó càng được bảo tồn và phát huy trong đời sống của nhân dân.
Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo tiền đề cho việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Khi đề cập đến việc xây dựng nền văn hóa vô sản, Lênin đã từng chỉ rõ: "Không phải là nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản mới mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hóa hiện tồn, xét theo quan điểm thế giới quan của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống và của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính vô sản"
Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và nhất là sau thời kỳ đất nước ta giành được độc lập dân tộc, những giá trị truyền thống dân tộc lại càng được khơi dậy và ăn sâu vào mỗi con người, đi vào cuộc sống của người dân như những giá trị tinh thần, trở thành sức mạnh chiến đấu để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xã hội càng phát triển thì truyền thống dân tộc càng được củng cố và phát huy. Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát huy giá trị truyền thống dân tộc, coi đây là một trong những công tác nghiên cứu và là một nhiệm vị chính trị mà Đảng và nhân dân cùng tiến hành để khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết sức mạnh, làm cho truyền thống dân tộc được củng cố vững mạnh. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc".
Hiện nay, những giá trị truyền thống dân tộc, bên cạnh sự phát triển, cũng cố và đc giữ gìn thì cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và xu thế toàn cầu về kinh tế - xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc ta đang bị đe dọa và bị làm xấu đi. Vì vậy, làm sao phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển của còn người – xã hội Việt Nam tính quy luật chung đó có những biểu hiện đặc thù tùy theo từng lĩnh vực và điều kiện lịch sử - cụ thể của từng dân tộc. Việc nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và định hướng việc kế thừa nó một cách đúng đắn là đòi hỏi tất yếu và cấp bách. Cũng như xu thế phát triển của thế giới cùng với các quốc gia trong khu vực đang là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay.
Chính vì tính cấp thiết như vậy nên chúng tôi chọn vấn đề “Giá trị của truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chính trị, triết học, xã hội học, sử học, dân tộc học trong và ngoài nước. Đã có nhiều bài viết đề cập đến nội dung này trên các báo, tạp chí thể hiện quan điểm của các tác giả về truyền thống dân tộc hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả chỉ đề cập đến những khía cạnh của truyền thống dân tộc hoặc đi sâu vào một truyền thống tự hào của dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống gia đình, truyền thống văn hóa Việt Nam… chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về truyền thống dân tộc nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, cùng với những nghiên cứu có giá trị của các tác giả, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà khoa học và bám sát yêu cầu thực tiễn đối với vấn đề giá trị truyền thống theo định hướng XHCN.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ sự phát triển, hạn chế và tồn tại những giá trị truyền thống của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng đưa ra nhưng phương hướng để phát huy những giá trị truyền thống này, trở thành sức mạnh để phát triển đất nước trên con đường xây dựng CNXH của Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Đề tài không đi sâu phân tích các giá trị truyền thống mà chỉ khái quát các vấn đề của giá truyền thống dân tộc theo định hướng XHCN, tầm quan trọng của giá trị truyền thống dân tộc đối với sự phát triển xã hội.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là các nhà triết học, sử học, dân tộc học, văn hóa học... của Việt Nam có liên quan trực tiếp đến nội dung đề cập trong đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chú ý vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học... trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần vào việc nhận thức vai trò, tác dụng to lớn và lâu dài của các giá trị truyền thống trong sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Góp phần làm sáng tỏ việc định hướng quá trình hình thành các giá trị truyền thống dân tộc của con người và xã hội Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảm, đề tài còn có 3 chương với 10 mục.
Chương I: Một số vấn đề về giá trị truyền thống
Chương II:Giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa
Chương III: Phương hướng xây dựng và phát huy truyền thống dân tộc theo định hướng XHCN
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THÔNG
Giá trị truyền thống là gì
Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen lối sống và cách ứng sử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài.
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt:Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chổ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tối tương lai.
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thếi giới bên ngoài vì các lý do khác nhau.
Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Mỗi dân tộc trên khắp hành tinh này, dù ở trình độ văn minh cao hay thấp, dù đã phát triển hay đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trưng của riêng mình và do đó có hệ thống giá trị truyền thống riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chích là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới. Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam có không ít những giá trị mà chúng ta có thể bắt gặp ở các dân tộc khác. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi vì trong cái dân tộc không bao giờ nằm ngoài cái nhân loại.
1.2 Cái gì có thể được coi là truyền thống
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có những gì có thể thoả mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị. Tương tự chỉ có những lý tưởng (văn hoá, tôn giáo, đạo đức) và những phương tiện (kỹ thuật, kỹ năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn những giá trị đó, mới có thể được gọi là truyền thống. Truyền thống không bao giờ có thể có nếu nó chỉ là một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo. Tóm lại, chúng ta chỉ chấp nhận những gì chúng ta nâng niu. Từ đây, cái được coi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta; chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta. Do đó, cái gì có thể được gọi, được coi hay được mệnh danh là truyền thống phải được xem xét từ ba khía cạnh của cuộc sống con người: truyền thống như là một phần của cuộc sống, truyền thống như là phương tiện để bảo tồn cuộc sống và truyền thống như là sức mạnh định hướng phát tiển cuộc sống. Nói tóm lại, truyền thống không thể được nhận thức ngoài văn cảnh cảu các giá trị bởi lẽ sự hình thành của truyền thống cũng tuân theo mô hình giống như mô hình hình thành giá trị.
1.3 Giá trị và giá trị truyền thống
1.3.1 Những lý do phải quan tâm đến giá trị truyền thống nhân loại nói chung và Châu Á nói riêng.
Mặc dù giá trị và giá trị truyền thống không phải là đề tài mới nhưng những điều mới mẽ được đặt ra ở đề tài này, lâu nay luôn chiếm vị trí đáng kể trong các sinh hoạt học thuật. Ở đây hầu như lúc nào cũng có những vấn đề xứng đáng được gọi là cấp bách hay là thời sự. Những vấn đề đó đương nhiên rất cần phải tranh cãi về phương diện nhận thức và đòi hỏi phải được nghiên cứu thật sâu trong các khoa học xã hội và các khoa học nhân văn.
Ngày nay, khi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đạt tới mức vượt ra ngoài sự tưởng tượng của không ít người thì cùng với điều đó, sự biến động của các xã hội cũng mạnh mẽ và nhanh chóng đến mức không có cơ may nào mà lại không đi kèm với những nguy cơ. Bên cạnh những giá trị văn minh to lớn mà con người được hưởng, những hiểm hoạ cũng rình rập một cách thường trong tất cả các xã hội, nhất là các xã hội nghèo đói chậm phát triển.
Hiện thời, mỗi khi đón nhận các thành tựu mới của nền văn minh, cái mà con người buộc phải quan tâm trước hết là những giá trị của những thành tựu đó chứ không phải là bản thân các thành tựu – những giá trị trực tiếp và những giá trị tiềm ẩn, những giá trị tích cực và những giá trị phát sinh có thể trở thành các phản giá trị, v.v… Những bài học kinh nghiệm của các xã hội công nghiệp và thị trường, thái độ thiếu xây dựng của một vài lập trường sô vanh lớn và nhỏ, những tình huống bi hài của các cộng đồng thiếu dân chủ và chậm phát triển… rõ ràng đã làm cho việc quan tâm tới các giá trị trở nên đặc biệt sâu sắc và có ý nghĩa. Trên thực tế, những tranh cãi nóng bỏng và căng thẳng về sự lựa chọn giải pháp cho chiến lượt bảo vệ môi sinh về con đường và thách thức thoát ra khỏi cơn bão tài chính Châu Á; về vai trò của Trung Quốc trong những thập kỷ tới đây; về sự đụng độ giữa các nền văn minh hay là về tính độc đáo của các truyền thống Châu Á,… hết thảy đều là do những lo lắng sâu sắc về mặt giá trị.
Nhiều nhà tư tưởng có uy tín đã khẳng định, lối thoát cho những lo lắng của con người về giá trị của sự phát triển hoá ra nằm ở truyền thống, hay nói một cách thoả đáng hơn nằm ở văn hoá mà trong đó truyền thống là một nhân tố đáng kể. Kinh nghiệm của các xã hội đã đạt tới trình độ phát triển cao cho thấy rằng bằng cách không lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị nhân bản của truyền thống, làm cho các giá trị hiện đại ăn nhập không mâu thuẩn các giá trị truyền thống…. Đó là con đường tự nhiên và tất yếu mà các xã hội dù muốn hay không dù nhận thức được hay chưa nhận thức được cũng đều phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững. Rõ ràng với tính cách là các khuôn mẫu văn hoá, giá trị truyền thống ngay cả trong điều kiện phức tạp hiện thời của quá trình phát triển. Xã hội càng phức tạp thì lại càng làm cho truyền thống lộ rõ khả năng tác động tích cực của nó.
1.3.2 Giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là cơ hội lớn để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình. Song người Việt Nam cũng lo toan khôn xiết trước các thách thức to lớn của toàn cầu hoá đối với các giá trị truyền thống Việt Nam. Việt Nam nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị mới của nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc. Nhưng mở cửa là để hội nhập, để phát triển chứ không phải trở thành cái bóng mờ của nền văn hoá khác. Cho nên vấn đề đặt ra cho nước ta trong xu thế toàn cấu hoá là phải giữ được độc lập dân tộc, giữ được cơ cấu sinh thành nội tại của các giá trị truyền thống mà ta đã có.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua làn sóng xuất khẩu có khả năng làm năng động hoá các giá trị Việt Nam xưa nay vẫn xem nặng về nghĩa, nhẹ về lợi, tạo nên sự cạnh tranh mới trong hệ thống giá trị dĩ hoà vi quý. Nền văn hoá của người Việt không trọng thị sự buôn bán, cho nên chưa xát lập được các tri thức về thị trường hiện đại nên khi tham gia hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu nó có thể được các quyền lực toàn cầu dạy cho các bài học mới và cũng có thể bị các quyền lực thị trường ấy lấn lướt các giá trị mà cả ngàn năm nhân dân ta mới tạo dựng được.
Toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẽ hơn, một tiện nghi phong phú hơn. Song sự tràn ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha hoá các nhân cách, làm phá sản các quan hệ lao động, làm rối loạn mhiều giá trị xã hội. Trên thực tế làn sóng xuất khẩu dồn dập đã tạo ra các tệ nạn làn hàng giả, làn rối, làm ẩu mà hệ thống giá trị truyền thống nghiêm cấm. Có thể nói rằng trước làn sóng xuất khẩu dồn dập, hệ thống giá trị của nền văn hoá truyền thống chưa chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa lạ sẽ xảy ra tình trạng gia tăng giá trị thì ít, các giá trị truyền thống bị phá vỡ, bị vượt bỏ thì nhiều, nguy cơ cổ vật bị đánh cắp, nhân phẩm bị tha hoá, các phản giá trị gia tăng là không thể tránh khỏi.
1.3.3 Một số quan điểm có tính phương pháp luận trong việc kế thừa phát huy truyền thống.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chắc
chắn, không thể theo quy luật giống như các nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử ở nước ta. Một triết lý phát triển đảm bảo thành công ở nước ta không thể không dựa trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Triết lý phát triển chỉ có thể có được trong quá trình kế thừa, đồng thời làm bộc lộ những biến đổi về chất, làm cho cái mới nảy sinh từ cái cũ. Rõ ràng, phát triển tất yếu phải có kế thừa và kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển bền vững.
Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa như thế nào để có phát triển bền vững? Kinh nghiệm của nhiều nước, nhất là những nước có hoàn cảnh gần giống nước ta, đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước ta có thể gợi mở nhiều vấn đề rất đáng được coi trọng. Ở các nước Đông Á đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo… hay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Malaixia, Trung Quốc… chúng ta đều thấy nước nào cũng
đề ra một triết lý phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hóa xã hội của đất nước mình. Tuy cách diễn đạt mỗi nước có khác nhau, nhưng nói chung, bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hướng về quốc gia dân tộc, đề cao tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể coi Nhật Bản là một điển hình thành công của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ kinh nghiệm của chính mình, người Nhật Bản đã đi đến khẳng định: “Không một nước nào có thể tiến triển được mà lại xem thường quá khứ của mình. Quá khứ áp đặt tiến trình phát triển tiếp theo của một đất nước… Các chính sách kinh tế thiếu sự nhìn nhận lịch sử chẳng khác gì những trò cực kỳ phiêu lưu. Một chính sách tỏ ra là thành công đối với Nhật Bản lại có thể bộc lộ là vô dụng ở Anh, và ngược lại, bởi vì giữa các nước có những sự khác biệt về tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại”.
Quá khứ và cả hiện tại của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải
qua giai đoạn phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chúng ta đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đương nhiên mang những sự khác biệt về tính cách lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại. Chúng ta không thể bắt chước bất cứ một mô hình phát triển có sẵn nào đó, cho dù mô hình đó thật sự hay đối với một nước nào đó. Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình với những cách tiếp cận và quan điểm đúng đắn.
Xưa nay, nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống, người ta thường xuất phát từ nhiều cơ sở khác nhau. Phải xác định đúng chỗ đứng trong hiện tại, tức là phải xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại để nhìn nhận truyền thống và lựa chọn truyền thống. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến truyền thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Hơn nữa, quá trình kế thừa và phát huy truyền thống nói chung cần phải được tiến hành theo những phương pháp tiếp thu một cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Vậy những phương pháp đó là gì?
Một là, phải xuất phát từ một xã hội hiện đại thì mới thấy rõ được bộ mặt truyền
thống, từ kết cấu sự vận động đến khả năng mà nó có thể đạt được trong các điều kiện lịch sử xác định. Chẳng hạn, nếu xem xã hội Việt Nam hiện đại là sự phát triển lên từ xã hội truyền thống thì hiểu được xã hội Việt Nam ngày nay là điều kiện để thấy rõ truyền thống của mình.
Hai là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên si văn
hoá truyền thống mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vượt qua những hạn chế lịch sử của văn hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý của nó để làm phong phú thêm nền văn hoá đương đại và phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển.
Ba là, phải nâng cao những gì đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang tầm thời
đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng mới, thổi thêm sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.
Bốn là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát triển
sáng tạo trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạ