Triết học Ấn Độ được phát triển từ hơn ba ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất; đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như tôn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm.
Trước hết, Ấn Ðộ không là một quốc gia thuần túy; nó chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc đã lần lượt xâm chiếm nó. Ấn Độ là một tiểu lục địa mênh mông, ngày xưa bị chia thành nhiều tiểu quốc. Ngày nay, sau khi hai nước Pakistan (Tây Hồi) và Bangladesh (Tây Hồi) tách rời, diện tích còn lại là năm triệu cây số vuông - rộng gấp hơn 15 lần nước Việt Nam. Ấn Ðộ là vùng đất hòa trộn cả Ðông lẫn Tây do bởi kết quả tự nhiên của sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, giao lưu thương mại và những cuộc ngoại xâm. Theo công trình khảo cổ khai quật và các bức tranh trong hang động, nền Văn minh Thung lũng Indus có ít nhất là 5.000 năm trước Công nguyên (TCN), trước cả Babylon, Ai Cập và Hi Lạp. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo và hệ thống đẳng cấp xã hội là những nguyên nhân xung đột chính, chi phối mạnh mẽ sinh hoạt văn hóa và xã hội.
Ấn Ðộ là thiên đường của đủ loại hình tôn giáo, từ mê tín sâu sắc, với những lý thuyết trái ngược nhau và các vị thánh, khất sĩ, ẩn sĩ, hiền giả và người vô tín ngưỡng. Theo thống kê năm 2001, người Ấn theo Ấn giáo 80.5%, Hồi giáo 13.4 %, Kitô giáo 2.3%, Sikh 1.9%, các tôn giáo khác 1.8%, không xác định 0.1%.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8961 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị và hạn chế của triết học Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Giá trị & Hạn chế của triết học Ấn Độ CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Triết học Ấn Độ được phát triển từ hơn ba ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất; đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như tôn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm.
Trước hết, Ấn Ðộ không là một quốc gia thuần túy; nó chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc đã lần lượt xâm chiếm nó. Ấn Độ là một tiểu lục địa mênh mông, ngày xưa bị chia thành nhiều tiểu quốc. Ngày nay, sau khi hai nước Pakistan (Tây Hồi) và Bangladesh (Tây Hồi) tách rời, diện tích còn lại là năm triệu cây số vuông - rộng gấp hơn 15 lần nước Việt Nam. Ấn Ðộ là vùng đất hòa trộn cả Ðông lẫn Tây do bởi kết quả tự nhiên của sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, giao lưu thương mại và những cuộc ngoại xâm. Theo công trình khảo cổ khai quật và các bức tranh trong hang động, nền Văn minh Thung lũng Indus có ít nhất là 5.000 năm trước Công nguyên (TCN), trước cả Babylon, Ai Cập và Hi Lạp. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo và hệ thống đẳng cấp xã hội là những nguyên nhân xung đột chính, chi phối mạnh mẽ sinh hoạt văn hóa và xã hội.
Ấn Ðộ là thiên đường của đủ loại hình tôn giáo, từ mê tín sâu sắc, với những lý thuyết trái ngược nhau và các vị thánh, khất sĩ, ẩn sĩ, hiền giả và người vô tín ngưỡng. Theo thống kê năm 2001, người Ấn theo Ấn giáo 80.5%, Hồi giáo 13.4 %, Kitô giáo 2.3%, Sikh 1.9%, các tôn giáo khác 1.8%, không xác định 0.1%.
Ngược dòng lịch sử, khoảng năm 1.500 TCN, người Aryan nói tiếng Sanskrit, xâm lăng Ấn Ðộ từ ngã Tây Bắc, đã tìm thấy ở đó có dân chúng Dravidian bản địa, với một nền văn minh tiến bộ. Người Aryan đưa vào Ấn tiếng Sanskrit và tôn giáo theo kinh Veda, kết hợp với tín ngưỡng bản địa làm thành Ấn giáo.
Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ 6 TCN, lan rộng khắp miền bắc Ấn và được đẩy mạnh qua công lao của một trong các vị vua cổ đại vĩ đại nhất, đó là hoàng đế Asoka (k.269-232 TCN), kẻ cũng đã thống nhất hầu hết tiểu lục địa Ấn lần đầu tiên
Vì thế, việc nghiên cứu các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành trong thời cổ, trung đại của Ấn Độ, nhằm tìm ra những giá trị và hạn chế của nó là việc rất cần thiết.
1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phân tích những giá trị và hạn chế của triết học Ấn Độ cổ, trung đại là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận của cá nhân về những giá trị và hạn chế của triết học Ấn Độ cổ, trung đại có giá trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của người Việt hiện nay, nhất là trong giai đoạn xây dựng hình ảnh con người mới con người xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Vì vậy, trong giới hạn của tiểu luận, sẽ kế thừa và phát huy những công trình đi trước để nhìn nhận, phân tích và đưa ra những giá trị và hạn chế của Triết học Ấn Độ cổ, trung đại, qua đó, cá nhân có liên hệ đến thực tiễn tại Việt Nam.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích
Mục đích của tiểu luận sẽ lần lượt đi vào lịch sử triết học Ấn Độ cổ, trung đại góp nhìn nhận cá nhân, sẽ phân tích và đưa ra những giá trị và hạn chế của Triết học Ấn Độ cổ, trung đại, qua đó, cá nhân có liên hệ đến thực tiễn Việt Nam.
1.3.2 Nhiệm vụ
Nêu bật những giá trị và hạn chế nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại, qua đó, cá nhân liên hệ đến tình hình thực tế tại Việt Nam, đưa ra vài giải pháp phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại.
1.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Cơ sở lý luận
Trên quan điểm, lập trường của Triết học, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về triết học, tôn giáo cổ, trung đại Ấn Độ; Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về con người và xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương thu thập thông tin và tài liệu; phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh theo chuỗi thời gian lịch sử; kết hợp các phương pháp khái quát hóa các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đánh giá thực tiễn phổ biến.
1.5 Những đóng góp của tiểu luận
Tiểu luận góp phần nêu bật những giá trị và hạn chế của nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại một cách đầy đủ hơn. Liên hệ thực tiễn trong đời sống kinh tế xã hội, đồng thời nêu giải pháp phát huy tính tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của triết học Ấn Độ cổ, trung đại trong quá trình đổi mới của nước ta.
1.6 Kết cấu của Tiểu luận được viết thành 3 chương :
Chương 1 : Phần mở đầu : nêu lên lý do nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài; trình bày sơ bộ về phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài.
Chương 2 : Khái quát về điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại. Nội dung cơ bản của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại, các tôn giáo lớn thời kỳ này. Nêu lên những giá trị và hạn chế của nền triết học Ấn Độ cổ trung đại.
Chương 3 : Ảnh hưởng của nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại đến đời sống kinh tế xã hội nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang xây dựng hình ảnh con người mới. Đưa ra một vài giải pháp cơ bản nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam.
CHƯƠNG 2 : TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜI KỲ CỔ, TRUNG ĐẠI - NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ.
2.1 Điều kiện ra đời, hình thành và phát triển triết học Ấn Độ cổ, trung đại
2.1.1 Điều kiện ra đời
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ.
2.1.1.2 Điều kiện xã hội
Vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II tr. CN. Qua các di chỉ khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định. Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất nung. Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc trên các quả ấn.
Trước khi xảy ra cuộc xâm lăng của người Aryan, chúng ta có bằng chứng về nền văn minh bản địa trong khoảng từ năm 2.500 tới năm 1.700 TCN. Người ta khó đánh giá mức độ ảnh hưởng của Văn minh Thung lũng Indus lên sự phát triển của tư tưởng Ấn Ðộ, nhưng có những bức tượng nhỏ về các thần nam và thần nữ, trong đó có một bức giống các hình ảnh về sau của thần Shiva và một tư thế tập luyện Yoga, gợi cho thấy những người dân thượng cổ ấy đã có những đóng góp trực tiếp vào nền triết học và tôn giáo về sau.
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn đã xuất hiện chế độ đẳng cấp (varna - màu sắc, chủng tính) góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Hình thành chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân...
Các quốc gia chiếm hữu nô lệ phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều Ấn Độ như Magadha , Maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa Ấn Độ có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công. Tiền kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng. Nhiều con đường thương mại thủy bộ nối liền các thành thị với nhau và thông từ Ấn Độ qua Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung á... dần dần xuất hiện.
Với bối cảnh xã hội nêu trên, Ấn Độ đã hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ thời kỳ cổ đại.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của triết học tôn giáo
Lịch sử phát sinh và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại được chia thành hai thời kỳ: thời kỳ Véđa ( khoảng cuối thế kỷ II đến thế kỷ VII tr.CN) và thời kỳ cổ điển : Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr.CN).
2.1.2.1 Triết học thời kỳ Véđa
Kinh Véđa là những bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và của nhân loại. Đó là một bộ sách thu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những tập tục, lễ nghi...của nhiều bộ lạc người Arya.
Chữ Véđa bắt nguồn từ căn tự "vid", nghĩa đen là "tri thức", "hiểu biết". Nó cũng được dùng chung với nghĩa là "thánh kinh", là "sự sáng suốt cao nhất". Có thể nói Véđa là một tác phẩm tổng hợp, có tính hỗn hợp và có nhiều cách phân chia.
Giai đoạn từ khoảng 2000 năm tr.CN đến thế kỷ VIII tr. CN : Tập trung phản ánh ước vọng của người dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc...; đồng thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những khái quát triết học. Tuy nhiên qua các tập Véđa đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.
Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr. CN đến thế kỷ V tr. CN : Thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự.
Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad : Đây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Véđa, được biên soạn qua nhiều thế kỷ (khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ V tr.CN) bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh và địa phương khác nhau. Khái niệm Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm cùng giảng giải lý thuyết cao siêu, huyền bí với thầy. Upanishad không phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống, chặt chẽ những quan điểm của một trường phái triết học, mà được viết dưới hình thức hội thoại giữa thầy và trò. Sự xuất hiện của Upanishad được coi là "bước nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học.
2.1.2.2 . Triết học thời kỳ cổ điển (Hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo)
Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ Ấn Độ đã phát triển cao, nhưng vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Véđa. Từ đó đã hình thành cách phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường phái triết học thành hai phái chính:
+ Phái triết học chính thống (Astika) thừa nhận uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn, bao gồm 6 trường phái chính là 1)Samkhya, 2) Nyaya, 3) Vaisêsika, 4) Mimamsa, 5) Yoga và 6) Védanta.
+ Phái triết học không chính thống (Nastika) bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là: 1) Các trường phái triết học vô thần, duy vật trong phong trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông Ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc Charvaka; 2) Phật giáo và 3) Đạo Jaina.
Trừ trường phái Lokayata là trường phái triệt để duy vật, vô thần, còn tất cả các trường phái khác đều mang tính chất nhị nguyên luận hay thiếu triệt để.
2.2.1. Các trường phái triết học chính thống
2.2.1.1. Trường phái Samkhya (Số luận)
Trường phái Samkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ xưa. Lý luận về bản nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này.
Những nhà tư tưởng của phái Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ những tư tưởng có tính duy vật và ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu. Họ đưa ra học thuyết về sự tồn tại của kết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết về sự chuyển hóa thực tế của nguyên nhân trong kết quả. Họ cho rằng loại nào có nguyên nhân của loại ấy với luận điểm nổi tiếng " Trồng Sali được Sali, trồng Vrihi được Vrihi". Từ đó, trong quan niệm về sự hình thành sự vật, họ cho rằng nếu vạn vật của thế giới này là vật chất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyên nhân cũng phải là vật chất; đó là "vật chất đầu tiên"(Prakriti) - một dạng vật chất không thể dùng cảm giác mà có thể biết được. Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, vui tươi); Rajas (kích thích, động); Tamas (nặng, ỳ). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thì Prakriti ở trạng thái chưa biểu hiện - tức là trạng thái không thể trực quan được. Nhưng khi sự cân bằng bị phá vỡ thì đó là điểm khởi đầu của sự sinh thành vạn vật của vũ trụ.
Trái lại, các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh hướng nhị nguyên luận khi thừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và tinh thần (Purusa). Yếu tố tinh thần (Purusa) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyền sinh khí, năng lượng và biến hóa vào yếu tố vật chất. ở con người, khi tinh thần chiếu rọi vào Sattva thì sinh ra trí tuệ; khi tinh thần chiếu rọi vào Rajas thì sinh ra vận động; khi tinh thần chiếu rọi vào Tamas thì sinh ra hình thể.
Về bản chất con người, phái Samkhya cho rằng con người có sự ý thức về mình. Chính vì vậy mà họ nảy sinh ra những lo lắng, ham muốn và hành động để đạt đến cái "tôi". Do đó tinh thần con người không thoát ra được, luôn bị chìm đắm trong vòng luân hồi, khổ não. Muốn giải thoát, con người phải dùng phương pháp Yoga.
2.2.1.2. Trường phái Mimansa
Kinh điển của triết học Mimansa là "Mimansa - Sutra". Một đại biểu lớn của trường phái này là Sabara.
Các nhà triết học Mimansa dựa vào tư tưởng triết học - tôn giáo của Véđa, nhưng coi Véđa như các tập công thức hay thần chú về nghi lễ. Mimansa sơ kỳ không thừa nhận sự tồn tại của thần. Theo Sabara thì chúng ta thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần và cảm giác không nhận thức được thần. Nhưng cảm giác lại được coi là nguồn gốc của mọi tri thức khác. Phái Mimansa không phản đối việc coi thần linh như cái tên hay âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lễ. Nghi lễ không phải là hành động khẩn cầu, sùng bái thần linh, mà nghi lễ tự nó có sức mạnh, có thể đưa lại hiệu quả. Họ hiểu nghi lễ như một hành động ma thuật. Tuy nhiên, tinh thần duy vật và vô thần của phái Mimansa không được tiếp tục phát triển. Những nhà triết học Mimansa hậu kỳ đã thừa nhận sự tồn tại của thần.
Về nguồn gốc thế giới, phái Mimansa có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinh ra từ các nguyên tử (Anu)
Phái Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏi nỗi khổ ấy. Họ chủ trương thoát khổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ "Hiến sinh". Họ cho rằng cần phải biết kết hợp lòng tin và kiến thức để đạt đến giải thoát. Có hai con đường để tạo kiến thức là bằng giác quan và bằng suy luận.
Khi giải quyết mối quan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy tâm coi tinh thần tồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi.
2.2.1.3. Trường phái Vêđanta
Các nhà tư tưởng Vêđanta hệ thống các tư tưởng của Upanishad - tác phẩm được coi là kết thúc của Véđa (Vêđanta nghĩa là "kết thúc Véđa"). Tác phẩm Brahman - Sutra được coi là kinh điển của Vêđanta, nhưng nội dung không rõ ràng, khá mơ hồ nên có nhiều cách giải thích khác nhau.
Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là " thuyết Vêđanta nhất nguyên". Đó là triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan cho rằng chỉ có Brahman, tức ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahman lại được đồng nhất với "Cái tôi" (Atman). Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh do "Vô minh" sinh ra. Đại biểu cho thuyết này là Sankara, người viết chú giải cho Brahman - Sutra.
Các phái Vêđanta sau này lại giải thích Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần, hay duy tâm khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh hằng; còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ phận của linh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman.
2.2.1.4. Trường phái Yoga
Yoga xuất hiện rất sớm, từ nền văn minh Indus. Cuốn Yoga - Sutra được coi là của Patanjali (Thế kỷ II tr. CN).
Tư tưởng cốt lõi của trường phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể. Trường phái Yoga kết hợp tư tưởng triết học của phái Samkhya với sự thừa nhận sự tồn tại của thần (Yoga = Sakhya + Thượng đế). Nhưng sự thừa nhận Thượng đế của phái Yoga không có ý nghĩa nhiều lắm về phương diện triết học. Tư tưởng về Thượng đế không ăn nhập với hệ thống Yoga. Thượng đế hay thần chỉ là một loại linh hồn không khác gì mấy với linh hồn cá thể. Vì vậy, bằng phương pháp luyện tập và tu luyện nhất định, con người có thể điều khiển và tự làm chủ được bản thân mình, tiến đến làm chủ được vạn vật và cao hơn nữa là đạt tới sự "giải thoát", "tự do tuyệt đối".
Yoga còn là phương pháp dưỡng sinh được xây dựng trên cơ sở nhận thức về thế giới và con người. Nó cho rằng cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh, không có thực và luôn thay đổi. Hình thể con người được coi là cái vỏ và không tồn tại vĩnh hằng. Nó sẽ bị mất đi và chỉ còn lại linh hồn (Atman) là tồn tại. Linh hồn con người là một bộ phận của Brahman nên nó phải thoát ra khỏi cái vỏ của mình (tức hình thể) để nhập với Brahman, làm cho con người siêu thoát.
2.2.1.5. Trường phái Nyaya - Vaisesika
Đây là hai trường phái khác nhau nhưng có những quan điểm triết học tương đồng, nhất là vào giai đoạn hậu kỳ. Đại biểu cho phái Nyaya là Gantana, tác giả của "Nyaya - Sutra". Đại biểu cho phái Vaisesika là Kananda, tác giả của "Vaisesika - Sutra". Tư tưởng triết học cơ bản của hai phái này là học thuyết nguyên tử, lý luận nhận thức và logic học.
Thuyết nguyên tử : Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của nguyên tử, phái này còn cho rằng có sự tồn tại của những linh hồn ở những trạng thái phụ thuộc hoặc ở ngoài những nguyên tử vật chất, gọi là Ya mà đặc tính của nó được thể hiện ra như ước vọng, ý chí, vui, buồn, giận hờn...Để thấu triệt nguyên lý thống nhất của những cái hiện hữu, hai phái này đã tìm đến lực lượng thứ ba mang tính chất siêu nhiên, giữ vai trò phối hợp, điều phối sự tác động của các linh hồn giải thoát ra khỏi các nguyên tử.
Hai phái này đã có những tư tưởng duy vật và đã có những đóng góp vào lý luận nhận thức như : thừa nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng nhận thức; đề cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức v.v... Nhận thức là đúng đắn khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng và ngược lại. Họ cho rằng thực tiễn là thước đo duy nhất để kiểm tra nhận thức.
Thuyết biện luận của phái Nyaya có đóng góp quan trọng về lôgic hình thức. Họ đưa ra hình thức biện luận gọi là "Ngũ đoạn luận" gồm năm mệnh đề:
1. Luận đề: Đồi có lửa cháy
2. Nguyên nhân: Vì đồi bốc khói
3. Thí dụ: Có khói thì có lửa, giống như ở trong bếp lò.
4. Suy đoán: Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy
5. Kết luận: Do đó đồi có lửa cháy.
Các phái này ban đầu có tư tưởng vô thần và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm triết học. Song ở giai đoạn cuối, họ lại thừa nhận có thần và cho rằng thần đã dùng nguyên tử để tạo nên thế giới.
2.2.2. Các trường phái triết học không chính thống
2.2.2.1. Trường phái triết học Lokayata và phong trào tư do tư tưởng ở Đông Ấn
Đây là trường phái tư tưởng triết học mà họ cố gắng giải thích thế giới bằng các sự vật, hiện tượng của tự nhiên như nước, lửa, không khí, đất..., phủ nhận linh hồn bất tử và đưa r