Thời cổ đại
9 ỞTrung Quốc cổ đại
- Theo Khổng Tử:chủtrương bảo vệquyền lực cho tầng lớp quý tộc và
phân chia xã hội gồm: quân tửvà tiểu nhân.
+ Quân tửlà người có nhân cách cao, có quyền lực lớn.
+ Tiểu nhân là người có địa vịvà nhân cách thấp, phải phục tùng quyền
lực của người quân tử.
- Theo Lão Tử:chủtrương bảo vệlợi ích cho tầng lớp nông nô.
- Theo Mặc Tử:chủtrương đòi bình đẳng cho các tầng lớp và phân chia xã
hội gồm: Sỹ, Nông, Công, Thương.
9 Ở Ấn Độcổ đại
- Theo Upanisat:phân biệt vềchủng tộc, dòng dõi, nghềnghiệp, tôn giáo và
phân chia đẳng cấp gồm: Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tựdo và Tiện nô.
9 ỞHy Lạp cổ đại
- Theo Platông:do bất bình đẳng tài sản dẫn đến xung đột xã hội và phân
chia xã hội gồm: Triết gia, Chiến binh, Bình dân.
+ Triết gia: là các nhà triết học thông thái có địa vịcao nhất, thực hiện
nhiệm vụlãnh đạo xã hội.
+ Chiến binh: là các chiến binh dũng cảm có địa vịthấp hơn, thực hiện
nhiệm vụbảo vệxã hội.
+ Bình dân: là những người nông dân và thợthủcông có địa vịthấp nhất,
thực hiện nhiệm vụlao động sản xuất, tạo ra của cải nuôi sống xã hội
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời
đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2
CHƯƠNG 1: GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1. Khái quát các quan điểm ngoài Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
1.1. Quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp
Thời cổ đại
9 Ở Trung Quốc cổ đại
- Theo Khổng Tử: chủ trương bảo vệ quyền lực cho tầng lớp quý tộc và
phân chia xã hội gồm: quân tử và tiểu nhân.
+ Quân tử là người có nhân cách cao, có quyền lực lớn.
+ Tiểu nhân là người có địa vị và nhân cách thấp, phải phục tùng quyền
lực của người quân tử.
- Theo Lão Tử: chủ trương bảo vệ lợi ích cho tầng lớp nông nô.
- Theo Mặc Tử: chủ trương đòi bình đẳng cho các tầng lớp và phân chia xã
hội gồm: Sỹ, Nông, Công, Thương.
9 Ở Ấn Độ cổ đại
- Theo Upanisat: phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo và
phân chia đẳng cấp gồm: Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tự do và Tiện nô.
9 Ở Hy Lạp cổ đại
- Theo Platông: do bất bình đẳng tài sản dẫn đến xung đột xã hội và phân
chia xã hội gồm: Triết gia, Chiến binh, Bình dân.
+ Triết gia: là các nhà triết học thông thái có địa vị cao nhất, thực hiện
nhiệm vụ lãnh đạo xã hội.
+ Chiến binh: là các chiến binh dũng cảm có địa vị thấp hơn, thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ xã hội.
+ Bình dân: là những người nông dân và thợ thủ công có địa vị thấp nhất,
thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, tạo ra của cải nuôi sống xã hội.
- Theo Arixtốt: phân chia xã hội gồm: Cầm quyền thống trị, Bị trị, Nô lệ.
Thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều xuất hiện những tư tưởng phản
ánh sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên những tư
tưởng này rất đơn giản và chất phát, chưa phải là một định nghĩa khoa học về giai
cấp mà chỉ thừa nhận giai cấp là những người có quyền lực, có địa vị và chức năng
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3
khác nhau trong xã hội. Đồng thời theo người cổ đại, sự phân chia xã hội thành
những hạng người khác nhau là do tự nhiên (Trời) hay do Thượng đế, thần thánh
và chưa thấy được giai cấp có nguồn gốc từ đời sống kinh tế - xã hội cũng như
chưa thấy được tính lịch sử của giai cấp.
Thời phục hưng và cận đại
- Theo Tômát Morơ (Anh), Tômađô Campanenela (Italia) và Rútxô (Pháp)
cùng tư tưởng cho rằng:
+ Giai cấp: là những tầng lớp có quyền lực và địa vị khác nhau trong xã hội.
+ Đấu tranh giai cấp, bất công trong xã hội xuất phát từ sự phát triển kinh
tế, trong hình thức sở hữu.
Tuy nhiên, các nhà tư tưởng thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng tư tưởng cơ
đốc giáo hoặc đứng trên quan điểm tự nhiên thần luận về lịch sử để giải thích vấn
đề giai cấp nên chưa thấy được cơ sở kinh tế của giai cấp.
- Theo Xanh Ximông cho rằng:
+ Quyền sở hữu: là tiêu chuẩn phân biệt xã hội và là cơ sở của thượng tầng
kiến trúc của xã hội.
+ Xã hội được chia thành 3 giai cấp: các nhà khoa học, các chủ sở hữu và
những người không có sở hữu.
+ Đấu tranh giai cấp: là đặc trưng của bất kỳ xã hội nào có áp bức bóc lột,
là cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc, đấu tranh giữa những người hữu sản với
những người vô sản (không có tài sản).
- Theo Phrăngxoa Ghiđô, Ôgúyxtanh Chiêry và Phrăngxoa Minhê cho rằng:
+ Sự thay đổi quan hệ sở hữu về tài sản, chủ yếu là thay đổi quan hệ sở hữu về
ruộng đất đã dẫn đến sự thay đổi về quan hệ giai cấp và thay đổi về chế độ chính trị.
+ Xã hội có nhiều giai cấp.
+ Sự hình thành giai cấp dựa vào con đường bạo lực và nô dịch. Đấu tranh
giai cấp tạo nên nội dung chủ yếu của lịch sử.
Các nhà tư tưởng trước Mác đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị về vấn đề
giai cấp và đấu tranh giai cấp. Những tư tưởng đó là tiền đề cho sự ra đời lý luận
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 4
của chủ nghĩa Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do đó, “thuyết đấu tranh
giai cấp không phải do Mác, mà do các giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra”.
1.2. Quan điểm tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Một số học giả tư sản phủ nhận hoàn toàn học thuyết giai cấp và đấu tranh
giai cấp vì cho rằng:
+ Các Mác đã quá nhấn mạnh đến sự đối lập giữa tư sản và vô sản khi xây
dựng học thuyết về giai cấp. Quy luật đấu tranh giai cấp không phải là quy luật
phổ biến, quy luật chung cho mọi xã hội. Do đó, lý luận giai cấp là sai lầm.
+ Điển hình như tại Mỹ, quan hệ sở hữu đã thay đổi, không còn giai cấp vô
sản nữa. Do đó đấu tranh giai cấp là vô nghĩa.
- Thừa nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, bác bỏ cơ sở kinh tế của giai
cấp đi tìm cơ sở sinh học hay tâm lý của giai cấp vì giải thích nguồn gốc giai cấp
từ cơ sở sinh học (những tố chất cấu tạo nên cơ thể, cấu trúc hoàn thiện hoặc
không hoàn thiện của cơ thể…) hoặc giải thích dựa vào trạng thái, khả năng trí
tuệ, nghề nghiệp… làm cơ sở để phân chia giai cấp. Phần lớn các nhà kinh tế căn
cứ vào thu nhập để phân biệt giai cấp.
- Trong phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế xuất hiện hai quan niệm
sai lầm về đấu tranh giai cấp
+ Quan điểm hữu khuynh (tiêu biểu là Bécxtanh - Đức) thừa nhận cơ sở kinh
tế của giai cấp và dùng phương pháp cải lương để giải quyết mâu thuẫn giai cấp,
nhấn mạnh biện pháp đấu tranh kinh tế và mục tiêu kinh tế mà không chú ý đúng
mức đến mục tiêu chính trị, lảng tránh trách nhiệm xã hội. Nhìn chung theo quan
điểm này là coi thường, buông lỏng, xem nhẹ vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.
+ Quan điểm tả khuynh đưa các khẩu hiệu cách mạng cực đoan để lợi dụng tình
cảm của quần chúng nhân dân, che giấu bản chất chủ nghĩa cơ hội của mình. Họ đánh
giá các sự kiện lịch sử, các hiện tượng xã hội một cách chủ quan và bỏ qua các bước
quá độ đẩy phong trào đến chỗ phiêu lưu, mạo hiểm (chủ quan, duy ý chí). Theo quan
điểm này đề cao quá mức tầm quan trọng của vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp rất phức tạp, các nhà tư tưởng tư sản
luôn xuyên tạc hay che đậy nó.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 5
2. Quan niệm Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.1. Giai cấp
Quan niệm: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn, những tập đoàn
này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được
pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của
họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng
thụ về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn
người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt có địa vị khác nhau trong một chế
độ kinh tế - xã hội nhất định”. (V.I.Lênin).
Theo định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin thì giai cấp gắn liền với một hệ thống
sản xuất nhất định và có địa vị khác nhau trong hệ thống sản xuất đó. Địa vị này do
các quan hệ sản xuất quyết định. Vì vậy, các giai cấp khác nhau thì:
+ Quan hệ khác nhau đối với sở hữu tư liệu sản xuất. Những giai cấp như chủ
nô (trong chế độ nô lệ), địa chủ (trong chế độ phong kiến), tư sản (trong chế độ tư
bản) là những tập đoàn người giữ địa vị thống trị trong hệ thống kinh tế - xã hội mà
họ là đại biểu vì họ nắm được phương tiện, điều kiện vật chất quan trọng nhất
(chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội) để chi phối lao động của tập đoàn người không
có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Những tập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất như
nô lệ (trong chế độ nô lệ), nông nô (trong chế độ phong kiến), vô sản (trong chế độ
tư bản) buộc phải phụ thuộc về kinh tế vào các tập đoàn thống trị.
+ Vai trò khác nhau trong tổ chức, quản lý lao động xã hội. Tập đoàn nào
chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạt động
sản xuất và lưu thông trên qui mô toàn xã hội cũng như từng đơn vị kinh tế.
+ Phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội khác nhau. Là người
chiếm hữu tư liệu sản xuất và tổ chức lãnh đạo sản xuất, tập đoàn thống trị đủ
điều kiện thực hiện mục đích của mình trong sản xuất là chiếm đoạt sản phẩm
thặng dư do các giai cấp lao động tạo ra. Địa vị khác nhau của giai cấp là cơ sở
của quan hệ bóc lột giai cấp, thực chất quan hệ giai cấp trong xã hội đối kháng là
quan hệ bóc lột.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 6
Nguồn gốc: Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến có sự phân công lao động,
mang lại năng suất lao động cao hơn, từ đó dẫn đến sản phẩm thặng dư tương đối.
Trong xã hội sẽ xuất hiện chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự hình thành giai cấp. Như
vậy, nguồn gốc cơ bản ra đời giai cấp là nguồn gốc kinh tế - đó là chế độ tư hữu.
Kết cấu: Trong kết cấu giai cấp của xã hội bao gồm các giai cấp cơ bản đối
lập nhau, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.
+ Các giai cấp cơ bản đối lập nhau: là các giai cấp do phương thức sản xuất
của xã hội sinh ra. Đó là giai cấp chủ nô và nô lệ (phương thức sản xuất chiếm hữu
nô lệ), giai cấp địa chủ và nông nô (phương thức sản xuất phong kiến), giai cấp tư
sản và vô sản (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa). Quan hệ giữa các giai cấp
này là quan hệ bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bị trị. Cuộc đấu tranh giữa các giai
cấp cơ bản quyết định xu hướng tính chất của sự vận động xã hội.
+ Các giai cấp không cơ bản: là các giai cấp tàn dư của phương thức sản
xuất cũ để lại như giai cấp chủ nô và nô lệ (trong giai đoạn đầu của phương thức
sản xuất chiếm hữu nô lệ) hay các giai cấp mầm mống của phương thức sản xuất
tương lai như giai cấp công nhân (trong giai đoạn cuối của phương thức sản xuất
phong kiến - thời kỳ công trường thủ công).
+ Các tầng lớp trung gian: là sản phẩm của chính phương thức sản xuất
đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ra như
tầng lớp bình dân (phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ), tiểu tư sản (phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa), tầng lớp trí thức tồn tại trong bất kỳ xã hội có
giai cấp nào. Tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh
tế, xã hội, chính trị, văn hóa …
Tóm lại, sự xung đột của các giai cấp cơ bản sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp.
2.2. Đấu tranh giai cấp
Quan niệm: Đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết
quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và
bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những
người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. (V.I.Lênin).
Nguyên nhân: Sự xung đột lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 7
Nguồn gốc: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ
(phương thức sản xuất). Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn
giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho lực lượng sản xuất mới
đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới thích hợp, với một bên là giai cấp thống trị bóc
lột, bảo thủ, đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Khi mâu thuẫn này
lan rộng khắp các lĩnh vực đời sống xã hội và ngày càng gay gắt hơn, lôi kéo các
giai tầng trong xã hội đứng về phía bên này hay bên kia thì cuộc đấu tranh giai
cấp trong xã hội sẽ xuất hiện đầy đủ và rõ nét.
Các hình thức cơ bản: Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, vào các giai cấp
tham gia đấu tranh, vào giai đoạn phát triển cuộc đấu tranh mà đấu tranh giai cấp
diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên có 3 hình thức đấu tranh cơ
bản là: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng. Trong thời đại
ngày nay, cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang ở thời kỳ thoái trào, giai
cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) đang đứng trước vấn đề cấp
bách là tìm những hình thức mới của đấu tranh giai cấp để chống lại những thủ
đoạn mới của giai cấp thống trị, của những tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc
gia bảo vệ những lợi ích giai cấp trước mắt và lâu dài của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động.
Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng:
Trong tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Mac – Ăngen: “Lịch sử xã hội loài
người từ khi có giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Đấu tranh giai
cấp là một trong những động lực quan trọng của các xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Lĩnh vực kinh tế:
- Thời bình lực lượng sản xuất phát triển.
- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) quan hệ sản xuất phát triển dẫn
đến lực lượng sản xuất phát triển.
+ Lĩnh vực chính trị:
- Thời bình đời sống chính trị phát triển.
- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) kiến trúc thượng tầng phát triển
dẫn đến cơ sở hạ tầng phát triển.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 8
+ Lĩnh vực tư tưởng:
- Thời bình đời sống tư tưởng văn hóa phát triển.
- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) hệ tư tưởng phát triển dẫn đến tồn
tại xã hội phát triển.
Đấu tranh giai cấp dẫn đến chuyên chính vô sản - công cụ xóa bỏ chế độ tư
hữu và giai cấp, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Điều kiện tiên quyết là phải tạo ra
được lực lượng sản xuất phát triển rất cao cùng với sự trưởng thành vượt bậc của
con người tạo ra một năng suất lao động xã hội rất cao.
2.3. Đấu tranh của giai cấp vô sản trong điều kiện mới hiện nay
Điều kiện mới
+ Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, so sánh lực
lượng thay đổi tạm thời có lợi cho các lực lượng phản cách mạng và bất lợi cho
lực lượng cách mạng. Lực lượng cách mạng chia rẽ, mất đoàn kết, suy yếu. Lực
lượng phản cách mạng có lợi tuyên truyền xuyên tạc lý luận giai cấp và đấu tranh
giai cấp.
+ CNTB có những điều chỉnh, thay đổi để thích nghi tiếp tục phát triển,
mâu thuẫn giai cấp (tư sản và vô sản) tạm thời được xoa dịu.
+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ làm cho
lực lượng sản xuất tăng nhanh. Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin ra đời làm
phân hóa giai - tầng trong xã hội. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất
xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất vẫn dựa trên trên chế độ sở hữu tư nhân
TBCN về tư liệu sản xuất có nhiều biểu hiện mới gay gắt, phức tạp, không dễ
nhận thức như trước đây, những kết luận vội vàng: không còn giai cấp vô sản,
đấu tranh giai cấp lỗi thời …
+ Thực tế cho thấy, xung đột giữa tư bản lao động, phân cực giàu nghèo,
phân hóa thu nhập, xung đột dân tộc, khu vực, cộng đồng … đã tạo nên sự bất ổn
trong xã hội.
Nội dung mới:
+ Đấu tranh giữa lao động và tư bản (ở các nước TBCN phát triển).
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9
+ Đấu tranh của nhân dân lao động (các nước đang phát triển và các nước
XHCN) chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, vì độc lập
dân tộc và CNXH và vì lợi ích chân chính của mình.
+ Trọng tâm của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới là đấu
tranh vì độc lập dân tộc và CNXH chống các thế lực phản động, đế quốc chủ
nghĩa đang ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình (lật đổ chế độ XHCN mà không
cần chiến tranh).
Hình thức mới: Vẫn tồn tại 3 hình thức cơ bản: đấu tranh kinh tế, đấu tranh
chính trị và đấu tranh tư tưởng. Nhưng vận dụng uyển chuyển, lồng ghép vào các
hình thức đấu tranh khác, không được cường điệu hóa dẫn đến cục bộ, không
đoàn kết được các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ. Đồng thời cũng không
được chủ quan, thỏa hiệp, mất cảnh giác làm cho lực lượng cách mạng rơi vào
thế bị động, phân liệt.
3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Điều kiện mới
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam vẫn tồn tại lâu dài các giai cấp,
tầng lớp khác nhau. Đấu tranh giai cấp là một thực tế khách quan. Vấn đề không
phải là lảng tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà cơ bản là nhận thức đúng tính
chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp để từ đó xây dựng các
phương pháp xử lý tốt các quan hệ xã hội - giai cấp.
Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới: cơ cấu giai cấp,
vị trí giai cấp thay đổi dẫn đến quan hệ giữa các giai cấp cũng có sự thay đổi.
Nội dung mới
Mục tiêu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra với nhiều hình thức nhưng nổi bật lên là đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động, các
lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất do Đảng
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10
cộng sản lãnh đạo với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc
lập dân tộc và CNXH. Các thế lực phản động trong nước cấu kết với các thế lực
phản động quốc tế sử dụng “Âm mưu diễn biến hoà bình” hòng thủ tiêu sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản đối với xã hội đi đến chỗ lật đổ chế độ xã hội. Cuộc đấu
tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời kỳ đấu tranh giải phóng dân
tộc mà nó ẩn giấu đằng sau qua các cuộc đấu tranh về kinh tế, văn hoá, tư tưởng.
Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không chỉ là đấu tranh bảo vệ chính quyền mà
còn định hướng đi lên CNXH.
Hình thức mới
Đấu tranh giai cấp ở nước ta còn thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai con
đường XHCN và TBCN. Đó là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất
nước đi theo con đường XHCN chống lại các nhân tố thúc đẩy đất nước chuyển
dịch theo hướng TBCN.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20
Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN
LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc
Khái niệm dân tộc
Theo nghĩa khoa học (hiện đại), dân tộc là khái niệm dùng để chỉ hình thức
cộng đồng người ổn định, bền vững, được hình thành trong lịch sử lâu dài, trên cơ
sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế và về văn hóa, tâm lý, tính cách.
Dân tộc là một cộng đồng người có những đặc điểm chung thống nhất sau đây:
- Một là, cộng đồng về ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp chung thống
nhất của các thành viên trong cộng đồng dân tộc.
- Thứ hai, cộng đồng về lãnh thổ - đó là vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải
đảo… thuộc chủ quyền quốc gia dân tộc
- Ba là, cộng đồng về kinh tế - một thị trường thống nhất để thực hiện các
hoạt động kinh tế, các hoạt động này được cũng cố bằng thể chế chính trị là nhà
nước tập quyền. Đây là đặc trưng quan trọng nhất phân biệt với bộ lạc, bộ tộc.
Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ về kinh tế thì cộng đồng dân tộc không thể hình
thành được.
- Bốn là, cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách. Đây là nhân tố quan trọng
của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân tộc được