Tiểu luận Giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng xã hội mới và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển. Nhưng số hộ nghèo vẫn ở mức cao. Vì vậy, vấn đề nghèo ở nếu không được nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng có thể gây nhiều bức xúc về chính trị, xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó chúng em đã chọn đề tài “Giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay”

docx23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh Tiểu Luận: Giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay Bộ môn: Kinh tế phát triển Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Thủy Thực hiện: 1,Đoàn Đức Khánh Hoàn 1154021092 2, Lưu Văn Hiền 1154050722 3, Lê Huy Thành 1154051860 4, Lê Tiến Dũng 1154051833 5, Vũ Hồng Hải 1154021087 6, Hoàng Thị Niên 1054010459 7, Hoàng Thị Kim Hoàn 1154020189 Mục Lục Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3 Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO......................4 Lý Luận Chung Về Giảm Nghèo...............................................................4 Quan niệm về vấn đề nghèo.....................................................................4 Quan niệm của một sổ tồ chức quốc tế.................................................4 Quan niệm của Việt Nam.....................................................................4 Quan niệm về chuẩn nghèo...................................................................5 Chuẩn nghèo ở Việt Nam........................................................................6 1.1.3 Các thước đo nghèo.................................................................................7 1.1.3.1 Nghèo theo thước đo thu nhập..............................................................7 1.1.3.2 Chỉ số nghèo con người..........................................................................7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 2.1 Thực Trạng Giảm Nghèo Ở Việt Nam Từ Năm 2000 Đến Nay..................8 2.2 Những Nguyên Nhân Chủ Yếu Của Tình Trạng Nghèo Ở Việt Nam........11 2.3 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Giảm Nghèo...............................................15 2.3.1 Chính sách của Nhà nước..........................................................................15 2.3.2 Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo...................16 2.4 Chính Sách Hỗ Trợ Người Nghèo Của Nhà Nước.......................................16 2.4.1 Nhóm chính sách về tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nghèo..................................................................................................................16 2.4.1.1 Chính sách cho vay tín dụng với cơ chế ưu đãi.................................16 2.4.1.2 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho nông dân nghèo tại một số vùng ít đất và không có đất sản xuất...........................................................................16 2.4.1.3 Chính sách khuyến nông, khuyến lâm- ngư.......................................17 2.4.1.4 Chính sách trợ giá, trợ cước đối với đồng bào các dân tộc miền núi, hải đảo và ngư dân.................................................................................................17 2.4.2 Nhóm chính sách hỗ trợ thông qua cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.......................................................................................................17 2.4.2.1 Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế.................................................17 2.4.2.2 Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề.....................18 2.4.2.3 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở...................................................18 Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế........................................................................19 KẾT LUẬN.......................................................................................................21 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng xã hội mới và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển. Nhưng số hộ nghèo vẫn ở mức cao. Vì vậy, vấn đề nghèo ở nếu không được nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng có thể gây nhiều bức xúc về chính trị, xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó chúng em đã chọn đề tài “Giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay” Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của luận văn là nghiên cứu đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề nghèo và giảm nghèo cùng các quan hệ kinh tế xã hội có liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam; về thời gian từ năm 2000 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, coi trọng phương pháp phân tích, tổng họp dựa trên các số liệu thống kê có sẵn và tự điều tra, kết hợp với so sánh, hệ thống hoá, nhằm rút ra các kết luận và đề xuất cần thiết. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1 Quan niệm về vấn đề nghèo 1.1.1.1 Quan niệm của một sổ tồ chức quốc tế Đến tháng 9/1993, tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức tại Băng cốc - Thái Lan, ESCAP (United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) đã đưa ra khái niệm về nghèo khổ thu nhập một cách hệ thống hơn, đó là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kỉnh tế - xã hội và phong tục tập quán của đất nước Qua khái niệm trên, có thể thấy: Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng. Quan niệm của Việt Nam Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì nói đến nghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu lại là các nhu cầu về phi lương thực thực phẩm như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Khi nghiên cứu về vấn đề nghèo theo cấp độ để xây dựng và ban hành các chính sách giảm nghèo cụ thể, người ta còn đưa ra và sử dụng các thuật ngữ như: hộ nghèo, xã nghèo. Các nhà nghiên cứu và quản lý ở nước ta hiện nay cũng thừa nhận và sử dụng khái niệm nghèo do Uỷ ban Kinh tế- xã hội khu vực châu Á- Thái bình dương (ESCAP) là: tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quản của địa phương. 1.1.1.3 Quan niệm về chuẩn nghèo Chuẩn nghèo là tiêu chí để xác định ai là người nghèo trong xã hội. Thông thường chuẩn nghèo phản ánh mức chỉ tiêu tối thiểu cần thiết của con người cho việc tham gia các hoạt động trong đời sổng kinh tế. Ngân hàng thế giới đã đưa ra nguyên lý chung để xác định chuẩn nghèo, tức là xác định mức chi tiêu tối thiểu. Theo đó, mức chi tiêu tối thiểu được chia làm hai bô phận: chi cho tiêu dùng lương thực thực phẩm (70 % tổng nhu cầu chi tiêu) và chi cho các nhu cầu vật chất khác (C2 -30%). Xác định nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho lương thực thực phẩm được xác định theo một căn cứ khoa học đó là nhu cầu hấp thụ calori trung bình một ngày đêm cho 1 người (theo WB thì con số trung bình 2100 kilocalori). Chuẩn nghèo là một thước đo tương đối, nó được thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay đổi theo thời gian, theo vùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng tăng lên theo sự phát triển kỉnh tế - xã hội. Theo mức hao phí trung bình đó, việc xác định nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho lương thực thực phẩm được tính: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cần có, hình thành danh mục rổ hàng hoá cần thiết để đáp ứng, bao gồm danh mục mặt hàng và lượng tiêu dùng cần có trong một ngày đêm và có thể tính theo đơn vị tháng. Danh mục và lượng hàng hoá tiêu dùng có thể không giống nhau đối với mỗi quốc gia tuỳ theo trình độ phát triển, nhu cầu và tập quán tiêu dùng của dân cư. Căn cứ vào mức giá cả tại thời điểm xây dựng chuẩn nghèo, tính toán được mức chi phí càn có cho từng loại mặt hàng và tổng chi phí cho toàn bộ số hàng hoá cần tiêu dùng trong 1 ngày hoặc tính cho 1 tháng. Từ đó, người ta tính ra chuẩn nghèo chung và chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm 1.1.2 Chuẩn nghèo ở Việt Nam Tại Việt Nam, chuẩn nghèo được thay đổi theo giai đoạn. Trong giai đoạn 1998- 2000, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo cho từng khu vực như sau: Nông thôn, miền núi, hải đảo: 55.000 đồng/người/tháng; Nông thôn, đồng bằng 70.000 đồng/người/tháng và thành thị là 90.000 đồng/người/tháng. + Trong giai đoạn 2001- 2005, chuẩn nghèo với từng khu vực như trên được nâng lên là:80.000,100.000 và 150.000/người/tháng. Từ 01/01/2009 chuẩn nghèo quốc gia mới như sau: Hộ nông dân có thu nhập bình quân đầu người từ 300.000 đồng một tháng trở xuống, hộ thành thị từ 390.000 đồng trở xuống sẽ được xếp vào diện hộ nghèo, được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước. + Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau: Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. + Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Chuẩn nghèo quốc gia được xem như là mức sàn để xác định chuẩn nghèo cho các địa phương khác nhau. Mỗi địa phương căn cứ vào mức sống, nhu cầu chi tiêu, sức mua của đồng tiền, mức lạm phát,... có thể có các chuẩn nghèo của riêng mình theo các giai đoạn nhất định. Các thước đo nghèo 1.1.3.1 Nghèo theo thước đo thu nhập Theo thước đo thu nhập có thê đưa ra hai khái niệm: nghèo tuyệt đối, nghèo tưưng đối. Nghèo tuyệt đối, đo lường số người có thu nhập dưới một ngưỡng nhất định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhất định. Nghèo tương đối, đo lường quy mô, theo đó hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một mức thu nhập được xác định là chuẩn nghèo của xã hội đó. 1.1.3.2 Chỉ số nghèo con người Chí số phát triển con người (HDI) được xây dựng dựa trên 3 tiêu thức cơ bản là sức khoẻ, tri thức và thu nhập. Để đo sự thiếu thốn, bần hàn hay không có khả năng đảm bảo được ba khía cạnh cơ bản của sự phát triển con người như trong HDI Liên Hiệp Quốc đưa ra chỉ số nghèo con người. Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) của Liên Hiệp Quốc là một chỉ tiêu đo lường mức sống của một nước, ngoài nhân tố thu nhập còn đưa thêm các nhân tố về mù chữ, suy dinh dưỡng của trẻ em, chết sớm, dịch vụ y tế nghèo nàn, thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 2.1 Thực Trạng Giảm Nghèo Ở Việt Nam Từ Năm 2000 Đến Nay Ở nước ta, tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã góp phàn quan trọng tới công tác giảm nghèo. Trong giai đoạn 2001 - 2005, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,5%, năm 2006 -8,23%; năm 2007- 8,48%; năm 2008 - 6,23%; tốc độ giảm nghèo là khá nhanh. Theo kết quả các đợt điều tra mức sống dân cư toàn quốc, theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn ở mức 37% và năm 2000 giảm còn 32%, thì năm 2002 còn 28,9% và năm 2004 còn 24,1%; năm 2006 - 15,5%; năm 2008- 14,2%; năm 2010 -13,5%. Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trong những năm vừa qua. Các báo cáo cuối năm thường không trung thực chỉ chạy theo thành tích nên khó khăn cho việc xác định tỷ lệ nghèo trong thực tế. Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo nước ta giai đoạn 2002 - 2011 % 2002 2004 2006 2008 2010 2011 CẢ NƯỚC Tỷ lệ nghèo chung 28,9 24,1 15,5 14,2 13,5 12,6 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 6,6 8,6 7,7 6,7 6,9 5,1 Nông thôn 35,6 21,2 18,0 16,1 17,4 15,9 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 21,5 12,7 10,0 8,6 8,3 7,1 Trung du và miền núi phía Bắc 47,9 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 35,7 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5 Tây Nguyên 51,8 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3 Đông Nam Bộ 8,2 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7 Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6 Vùng giảm nghèo đói mạnh nhất là Đông Nam Bộ, từ 8,2 % xuống 1,7 % giảm 4,8 lần và Đồng bằng sông Hồng từ 21,5% xuống còn 7,1% giảm 3 lần, vùng giảm nghèo chậm nhất là Trung du và miền núi phía Bắc từ 47,9% xuống 26,7% giảm 1,79 lần các vùng còn lại giảm tương đối đồng đều. Tình trạng nghèo về lương thực, thực phẩm đã được cải thiện rất đáng kể trong thời gian vừa qua. số liệu của các đợt điều tra mức sống dân cư cho thấy tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm đã giảm từ 35,6% (giai đoạn 1998 - 1999) xuống còn 11,9% (giai đoạn 2002 - 2003). Đây là thành tựu rất quan trọng đối với bộ phận nghèo trong xã hội hiện nay, vì chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm luôn là mốc đầu tiên nói lên ranh giới giữa đói và nghèo, chứng tỏ chúng ta đã giảm được cơ bản tình trạng đói (xóa đói). Thành tựu xóa đói giảm nghèo còn thể hiện qua sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình và tăng chỉ tiêu cho sinh hoạt của các hộ theo khu vực, vùng, nhóm. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là sự chênh lệch giữa các khu vực, nhóm và vùng: năm 2001 - 2002, chi tiêu trung bình ở thành thị cao gấp 2,2 lần so với khu vực nông thôn. Trên bình diện toàn xã hội, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uổng có xu hướng giảm, ở thành thị chiếm 52%, ở nông thôn là 60%. Nhưng đối với các hộ nghèo thì phần lớn chi tiêu vẫn tập trung cho ăn uống, đặc biệt là nhóm hộ nghèo ở nông thôn, chiếm trên 70% tổng chi tiêu gia đình. Xét theo vùng thì tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống của hai vùng Đông Nam Bộ và đồng Bằng sông Hồng là thấp nhất (tương ứng là 52,65% và 53,83%) và cao nhất là Tây Bắc (64,24%), Đông Bắc (61,19), đồng bằng sông Cửu Long (60,52), Tây Nguyên (58,59%) và Bắc Trung Bộ (58,28%). Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường... Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đòng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn... Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng. 2.2 Những Nguyên Nhân Chủ Yếu Của Tình Trạng Nghèo Ở Việt Nam Theo Liên hợp quốc, có 5 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển, bao gồm hiện tượng bế quan toả cảng; mức độ rủi ro cao trong cuộc sống; sự thiếu thốn những điều kiện cần thiết để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo; những hạn chế, bất cập trong chính sách hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế; sự tham gia không đầy đủ của người nghèo vào hoạt động hoạch định chính sách phát triển. Tình trạng nghèo và tái nghèo tại Việt Nam cũng do nhiều nguyên nhân bao gồm: Thứ nhất, nguồn lực để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế và nghèo nàn. Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 79% số hộ nghèo đói thuộc diện thiếu vốn sản xuất; 29% - thiếu đất và không có đất sản xuất. Rõ ràng là để sản xuất cần phải có các yếu tố đầu vào. Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố đầu vào thường do thị trường cung cấp, mà muốn có được chúng thì các chủ thể kinh doanh cần có vốn, vì vậy sự hạn hẹp về vốn sẽ tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập, làm cho một bộ phận dân cư phải chịu đựng cảnh nghèo. Ở nước ta, bên cạnh yếu tố vốn, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân, do đó nếu thiếu hoặc không có đất sản xuất thì hộ nông dân khó có thể thoát nghèo. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Sự hạn hẹp về vốn và đất sản xuất đồng thời cũng tác động xấu tới cơ hội tiép cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới... Mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình 135 xóa đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người nghèo, đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một mặt, do không có tài sản thế chấp, những người nghèo, phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoà
Luận văn liên quan